Acarbose

Tên chung quốc tế: Acarbose. 

Mã ATC: A10BF01. 

Loại thuốc: Thuốc điều trị đái tháo đường (ức chế alpha glucosidase). 

Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén: 25 mg, 50 mg, 100 mg. 

Dược lực học 

Acarbose có tác dụng ức chế cạnh tranh, thuận nghịch enzym Alpha-amylase (được tiết ra ở tụy) và các enzym alpha-glucosidase ở diềm bàn chải trên tế bào biểu mô niêm mạc ruột non. Alpha- Amylase là enzym thủy phân tinh bột thành oligosaccharid trong khi alpha-glucosidase là enzym thủy phân tinh bột và saccharose thành glucose, là dạng carbohydrat cơ thể hấp thu được. Thuốc ức chế các enzym này làm giảm tốc độ tiêu hóa tinh bột, do đó làm giảm hấp thu và giảm đường huyết sau ăn. Thuốc không có tác dụng ức chế lactase, do đó không gây hiện tượng không dung nạp Lactose. Thuốc không ảnh hưởng đến chức năng bài tiết Insulin của cơ thể và không gây hạ đường huyết khi dùng đơn độc lúc đói. Thuốc được dùng đơn độc hoặc dùng kết hợp với các thuốc điều trị đái tháo đường khác. Trong phác đồ đơn độc, các thử nghiệm lâm sàng cho thấy acarbose có tác dụng làm giảm HbA1c và đường huyết sau ăn hiệu quả hơn thay đổi chế độ ăn, thuốc làm giảm HbA1c khoảng 0,4 - 0,77%. Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy hiệu quả của acarbose tương tự với sulfonylurê trong kiểm soát tăng đường huyết sau ăn mức độ nhẹ và trung bình ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Acarbose có thể được sử dụng phối hợp với các thuốc điều trị đái tháo đường khác như sulfonylurê, Metformin do khác cơ chế tác dụng. Trong phác đồ phối hợp, acarbose có thể làm giảm HbA1c khoảng 0,5 - 0,65% và giảm đường huyết sau ăn 1 giờ khoảng 34 mg/dl. 

Dược động học 

Sau khi uống, thuốc chủ yếu lưu lại trong ống tiêu hóa. Thuốc được chuyển hóa ở Đường tiêu hóa nhờ các enzym đường ruột và hệ vi khuẩn chí, tạo thành các sản phẩm chuyển hóa khác nhau. Chỉ có 1 - 2% thuốc được hấp thu ở dạng không biến đổi và khoảng 35% được hấp thu ở dạng đã chuyển hóa rồi đào thải qua nước tiểu. Nửa đời thải trừ ở pha phân bố của thuốc khoảng 2 giờ. Thuốc và các chất chuyển hóa được thải trừ qua phân và nước tiểu. 

Ở bệnh nhân suy thận, nồng độ đỉnh và Diện tích dưới đường cong của thuốc có thể tăng lên từ 5 - 6 lần so với bệnh nhân không suy thận. Hiện tượng này chưa có cơ chế rõ ràng. 

Chỉ định 

Đái tháo đường không phụ thuộc insulin không kiểm soát được khi thay đổi chế độ ăn hoặc khi thay đổi chế độ ăn kết hợp với sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường đường uống khác. 

Chống chỉ định 

Mẫn cảm với thuốc. 

Viêm ruột, loét đại tràng, tắc ruột một phần hoặc có nguy cơ dẫn đến tắc ruột. 

Bệnh đường tiêu hóa mạn tính có rối loạn tiêu hóa và hấp thu. 

Các tình trạng bệnh lý có thể diễn biến xấu hơn khi đường tiêu hóa tăng sinh hơi (ví dụ thoát vị). 

Bệnh nhân suy gan nặng, xơ gan. 

Bệnh nhân đái tháo đường có nhiễm toan ceton. 

Bệnh nhân suy thận có Clcr< 25 ml/phút. 

Thận trọng 

Khi được dùng đơn độc, thuốc không gây hạ đường huyết. Tuy nhiên, thuốc có nguy cơ làm tăng tác dụng hạ đường huyết của các thuốc điều trị đái tháo đường khác như insulin, metformin và các thuốc nhóm sulfonylurê. Trong trường hợp có hạ đường huyết quá mức, sử dụng Glucose để bổ sung cho bệnh nhân và không nên sử dụng saccharose do acarbose làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu của các disaccharid. 

Thuốc có thể làm tăng enzym gan, cần giám sát trị số enzym gan của bệnh nhân vào 6 - 12 tháng đầu sau khi khởi đầu điều trị hoặc khi dùng liều cao. Nếu xuất hiện tăng enzym gan có thể xem xét giảm liều hoặc ngừng điều trị. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được theo dõi hàng tuần cho tới khi các trị số enzym gan trở về mức bình thường. 

Thời kỳ mang thai 

Không nên dùng cho phụ nữ mang thai do chưa có thông tin nghiên cứu lâm sàng trên đối tượng này. 

Thời kỳ cho con bú 

Không nên dùng cho phụ nữ cho con bú do chưa có nghiên cứu về mức độ an toàn. 

Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Thường gặp 

Đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy. 

Ít gặp 

Buồn nôn, nôn, khó tiêu. 

Hiếm gặp 

Phù, vàng da. 

Bên cạnh đó, còn ghi nhận một số ADR chưa xác định được tần suất: giảm tiểu cầu, phản ứng quá mẫn, phát ban, ban đỏ, nổi mày đay, tắc ruột, trướng bụng, viêm gan, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Các tình trạng đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy thường sẽ được cải thiện và giảm dần theo thời gian điều trị. Các triệu chứng trên đường tiêu hóa thường liên quan đến cơ chế tác dụng của thuốc mà chủ yếu là do carbohydrat không được tiêu hóa tích tụ tại phần dưới đường tiêu hóa. Cân nhắc chế độ ăn hợp lý. Trong trường hợp triệu chứng không được cải thiện, có thể cân nhắc giảm liều. 

Các trường hợp tăng enzym gan, vàng da thường hồi phục khi giảm liều hoặc ngừng thuốc. 

Liều lượng và cách dùng 

Cách dùng 

Uống acarbose vào đầu bữa ăn để hạ glucose huyết sau ăn. Do sự khác biệt rất lớn về hoạt tính của glucosidase giữa các bệnh nhân nên hiệu quả và dung nạp thay đổi tùy từng người bệnh. Cần điều chỉnh liều dùng cho phù hợp từng trường hợp. Nên nhai thuốc cùng với miếng đầu tiên của bữa ăn hoặc uống cùng với một ít chất lỏng trước bữa ăn. Trong giai đoạn dò liều, nên định lượng glucose 1 giờ sau ăn nhằm đánh giá đáp ứng điều trị. Sau đó, xét nghiệm HbA1c khoảng 3 tháng một lần để theo dõi việc kiểm soát glucose huyết dài hạn. 

Liều dùng 

Liều ban đầu 

Liều thường dùng là 25 mg/lần × 3 lần/ngày dùng cùng với bữa ăn chính. Để giảm ADR đường tiêu hóa, có thể bắt đầu 25 mg × 1 lần/ngày, rồi tăng dần liều cho tới 25 mg/lần × 3 lần/ngày theo khả năng dung nạp. 

Liều duy trì 

Khi đã đạt được liều 25 mg/lần × 3 lần/ngày, tiến hành chỉnh liều sau mỗi 4 - 8 tuần dựa vào đường huyết sau ăn 1 giờ và khả năng dung nạp thuốc. Liều thường dùng dao động từ 50 - 100 mg/lần, 3 lần/ngày. Chỉ nên chỉnh liều lên trên 50 mg/lần, 3 lần/ngày, ở các bệnh nhân có cân nặng trên 60 kg vì nguy cơ tăng enzym gan ở các bệnh nhân nhẹ cân. 

Nếu tăng liều lên 100 mg/lần × 3 lần/ngày mà đường huyết sau ăn hoặc HbA1c không giảm thêm nữa thì nên xem xét giảm liều. Khi xác định được liều dùng có hiệu quả với khả năng dung nạp tốt, cần duy trì mức liều này. Trong một vài trường hợp có thể cân nhắc dùng đến liều tối đa 200 mg/lần x 3 lần/ngày. 

Thuốc có thể phát huy tác dụng chỉ vài ngày sau chỉnh liều nhưng có thể phải mất tới 2 tuần để đạt tác dụng tối đa. 

Liều dùng khi phối hợp với các thuốc điều trị đái tháo đường khác Sử dụng acarbose với insulin và các thuốc nhóm sulfonylurê có thể gây hạ đường huyết quá mức. Nếu hạ đường huyết quá mức, cần điều chỉnh liều của thuốc cho phù hợp. 

Liều dùng cho bệnh nhân suy thận 

Nếu ClCr ≥ 25 ml/phút: Không cần thiết phải hiệu chỉnh liều. 

Nếu ClCr < 25 ml/phút: Không khuyến cáo sử dụng thuốc do chưa có nghiên cứu về liều dùng trên đối tượng bệnh nhân này. 

Trường hợp trẻ em 

Chưa xác định tính an toàn và hiệu quả của thuốc trên bệnh nhân trẻ em nên không dùng thuốc cho bệnh nhân dưới 18 tuổi.

Tương tác thuốc 

Các thuốc điều trị đái tháo đường khác 

Khi dùng đơn độc, thuốc không gây hạ đường huyết. Tuy nhiên, thuốc có nguy cơ làm tăng tác dụng hạ đường huyết của các thuốc điều trị đái tháo đường khác như insulin, metformin hay các thuốc nhóm sulfonylurê. Có thể sốc nặng do hạ đường huyết quá mức với các triệu chứng như thay đổi nhận thức, lẫn lộn và co giật. Khi phối hợp với acarbose, cân nhắc giảm liều các thuốc một cách phù hợp. Trong trường hợp có hạ đường huyết quá mức, có thể cho bệnh nhân sử dụng glucose nhưng không sử dụng saccharose do hấp thu glucose không bị ức chế bởi acarbose. 

Các thuốc gây tăng đường huyết 

Khi dùng cùng các thuốc gây tăng đường huyết như thuốc lợi tiểu, corticosteroid, phenothiazin, hormon tuyến giáp, estrogen, thuốc tránh thai đường uống, Phenytoin, acid nicotinic, thuốc kích thích giao cảm, thuốc chẹn kênh calci và Isoniazid có thể gây mất kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân. Do đó, cần giám sát chặt đường huyết nếu phối hợp thuốc. 

Các thuốc hấp phụ ở ruột và enzym thủy phân carbohydrat

Các thuốc hấp phụ ở ruột (như than hoạt) và các chế phẩm chứa enzym thủy phân carbohydrat (như amylase, pancreatin) có thể làm giảm tác dụng của acarbose, do đó không nên dùng đồng thời.

Neomycin: Dùng đồng thời với Neomycin có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết sau ăn, đồng thời làm tăng tần suất và mức độ nặng của các ADR trên đường tiêu hóa. 

Cholestyramin: Cholestyramin có thể làm tăng tác dụng của thuốc, đặc biệt là trên đường huyết sau ăn. Do đó không nên phối hợp hai thuốc này. 

Digoxin: Trong một số trường hợp, thuốc có thể ảnh hưởng đến Sinh khả dụng của Digoxin dẫn tới cần phải chỉnh liều digoxin. Nên xem xét giám sát nồng độ digoxin trong máu. 

Saccharose: Saccharose và thực phẩm chứa saccharose thường gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy trong quá trình dùng thuốc, do hiện tượng tăng lên men carbohydrat ở đại tràng. 

Quá liều và xử trí 

Không giống như sulfonylurê hoặc insulin, quá liều acarbose không gây hạ glucose huyết. Quá liều acarbose có thể gây tăng chướng bụng, tiêu chảy, đau bụng, nhưng các triệu chứng thường hết nhanh chóng. Trong trường hợp quá liều, không nên cho người bệnh dùng đồ uống hoặc thức ăn chứa nhiều carbohydrat (polysaccharid, oligosaccharid và disaccharid) trong 4 - 6 giờ. 

Aceclofenac

Tên chung quốc tế: Aceclofenac. 

Mã ATC:  

  • M01AB16 (Nhóm thuốc: Dẫn dẫn xuất của Acid acetic và các chất liên quan);
  • M02AA25 (Nhóm thuốc: Thuốc chống viêm, không steroid dùng tại chỗ).

Dạng thuốc và hàm lượng

Aceclofenac được bào chế dưới dạng viên nén, viên nén bao phim với hàm lượng 100mg, 20mmg.

Aceclofenac là thuốc gì, thuộc nhóm nào?

Aceclofenac là thuốc kháng viêm không steroid (nhóm NSAID). Thuốc có tác dụng kháng viêm và giảm đau trong viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp… 

Dược lực học

Aceclofenac là một thuốc NSAID có tính kháng viêm và giảm đau nhờ ức chế cả hai dạng đồng phân của enzyme COX, một enzyme chính tham gia vào chuỗi phản ứng viêm. 

Enzyme COX-1 là một enzyme cấu thành tham gia vào quá trình sản xuất prostacyclin và chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày trong khi COX-2 là một enzyme có thể cảm ứng tham gia vào quá trình sản xuất các chất trung gian gây viêm để đáp ứng với các kích thích viêm. Aceclofenac thể hiện tính chọn lọc cao hơn đối với COX-2 so với COX-1, điều này thúc đẩy khả năng dung nạp của dạ dày so với các NSAID khác.

Dược động học

Hấp thu:

  • Aceclofenac được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn từ Đường tiêu hóa và lưu thông chủ yếu dưới dạng thuốc không đổi sau khi uống.
  • Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 1,25 đến 3 giờ sau khi uống.

Phân bố:

  • Thể tích phân phối khoảng 25 L.
  • Tỷ lệ liên kết với protein >99%.

Chuyển hoá:

Chuyển hoá tại gan.

Thải trừ

  • Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu (70-80%), khoảng 20-30% bài tiết qua phân.
  • Thời gian bán thải trung bình của thuốc là khoảng 4 giờ.

Cơ chế hoạt động

Thông qua ức chế COX-2, Aceclofenac điều chỉnh giảm quá trình sản xuất các chất trung gian gây viêm khác nhau bao gồm prostaglandin E2 ( PGE2 ), IL-1β và TNF từ con đường axit arachidonic (AA). Sự ức chế IL-6 được cho là do Diclofenac chuyển hóa từ Aceclofenac qua trung gian. Hành động ức chế của các cytokine gây viêm làm giảm việc sản xuất các loại oxy phản ứng. Aceclofenac được chứng minh là giảm sản xuất oxit nitơ trong tế bào sụn khớp của con người. Ngoài ra, Aceclofenac can thiệp vào sự kết dính của bạch cầu trung tính với nội mô bằng cách giảm biểu hiện của L-selectin (CD62L), là một phân tử kết dính tế bào biểu hiện trên tế bào lympho. Aceclofenac được đề xuất để kích thích quá trình tổng hợp glycosaminoglycan trong sụn xương khớp của con người, chất này có thể được trung gian thông qua tác dụng ức chế hoạt động và sản xuất IL-1. Các hiệu ứng bảo vệ thời gian được tạo ra bởi 4'-hydroxy aceclofenac ngăn chặn quá trình sản xuất promatrix metalloproteinase-1 và metalloproteinase-3 qua trung gian IL-1 và cản trở việc giải phóng proteoglycan từ tế bào chondrocytes.

Chỉ định

Aceclofenac được chỉ định dùng để điều trị các bệnh viêm đau xương khớp như:

  • Thoái hóa khớp
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Vêm cột sống dính khớp

Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng Aceclofenac cho những đối tượng sau:

  • Người có tiền sử quá mẫn cảm hay dị ứng với Aceclofenac.
  • Người có tiền sử xuất huyết hoặc loét đường tiêu hóa tái phát.
  • Người có tiền sử xuất huyết hoặc thủng đường tiêu hóa, liên quan đến việc điều trị bằng thuốc NSAID.
  • Người từng có phản ứng quá mẫn với Ibuprofen, Aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác.
  • Bị bệnh suy gan, suy thận nặng.
  • Bị bệnh tim và/hoặc bị bệnh mạch máu não
  • Chảy máu tiến triển hoặc rối loạn đông máu.
  • Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối của thai kỳ.

Liều dùng và cách dùng

Liều dùng

Liều lượng sử dụng Aceclofenac thích hợp là từ 100 mg/lần x 2 lần/ngày.

Đối với người lớn tuổi và suy thận: Không cần điều chỉnh liều.

Bệnh nhân bị suy gan: 100mg/ngày.

Cách dùng

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén nên sẽ sử dụng bằng đường uống.

Thời điểm uống thích hợp nhất là uống vào buổi sáng và buổi tối.

Tác dụng không mong muốn

Tần suất

Tác dụng phụ

Thường gặp

Chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, tăng men gan.

Ít gặp

Đầy hơi, viêm dạ dày, táo bón, nôn mửa, loét miệng, ngứa, phát ban, viêm da, mày đay, tăng ure máu, tăng creatinin máu.

Hiếm gặp

Thiếu máu, phản ứng phản vệ (bao gồm cả sốc), quá mẫn cảm, rối loạn thị giác, suy tim, tăng huyết áp, khó thở, phân đen, xuất huyết đường tiêu hóa, loét đường tiêu hóa, phù mạch.

Tương tác thuốc

Thuốc Aceclofenac 100 có thể tương tác với các thuốc khác như: 

  • Làm tăng nguy cơ các tác dụng phụ nếu sử dụng đồng thời hai hoặc nhiều loại thuốc kháng viêm không steroid.
  • Giảm tác dụng của thuốc điều trị tăng huyết áp.
  • Tăng nguy cơ độc tính thận đối với thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế miễn dịch.
  • Làm bệnh suy tim trở nên nghiêm trọng hơn, giảm tốc độ lọc cầu thận khi dùng thuốc điều trị suy tim sung huyết.
  • Giảm thải trừ lithi.
  • Tăng nồng độ Methotrexate.
  • Giảm tác dụng Mifepristone.
  • Tăng nguy cơ loét, xuất huyết tiêu hóa khi dùng thuốc corticosteroids.
  • Tăng tác dụng của thuốc chống đông.
  • Tăng nguy cơ co giật nếu dùng chung thuốc Aceclofenac 100 với thuốc kháng sinh nhóm quinolon.
  • Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa đối với thuốc kháng tiểu cầu và ức chế chọn lọc thu hồi serotonin.
  • Tăng độc tính máu với zidovudin.
  • Tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ và dẫn đến xuất huyết tiêu hóa nếu dùng chung với thuốc kháng viêm không steroid khác.

Thận trọng 

Thận trọng khi sử dụng thuốc Aceclofenac đối với bệnh nhân quá mẫn cảm hay dị ứng với thuốc.

Đối tượng có tiền sử hay nghi ngờ bị loét tiêu hóa, xuất huyết hệ tiêu hóa và đối tượng bị suy thận nặng và vừa.

Đối tượng bị suy gan cần phải theo dõi chặt chẽ nếu sử dụng thuốc  Aceclofena.

Người bị suy thận nhẹ, suy tim, người cao tuổi khi dùng thuốc Aceclofenac cần được theo dõi, giám sát cẩn thận vì thuốc có thể gây suy thận, nên dùng thuốc với liều thấp nhất và chức năng thận phải được theo dõi thường xuyên.

Người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin ở gan dùng thuốc Aceclofenac có thể làm kích hoạt bệnh.

Thuốc có thể gây buồn ngủ, rối loạn thị giác, mệt mỏi, choáng váng nên cần thận trọng khi sử dụng cho người đang lái xe hay vận hành máy móc.

Thuốc có thể gây co thắt phế quản nên cần thận trọng khi sử dụng đối với người bị hen phế quản hoặc có tiền sử bị.

Thời kỳ mang thai và cho con bú

Phụ nữ đang mang thai hoặc đang có ý định có thai không được dùng thuốc Aceclofenac vì làm giảm khả năng sinh sản. Phụ nữ đang điều trị hiếm muộn, khó thụ thai cần ngưng dùng thuốc.

Bà mẹ đang cho con bú: Cần cân nhắc việc sử dụng thuốc Aceclofenac vì thuốc có thể bài tiết vào sữa mẹ (nồng độ thấp).

Xử lý quá liều

Triệu chứng quá liều có thể gặp như: buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hoá, hôn mê...

Nếu gặp phải các triệu chứng bất thường nên ngừng dùng thuốc và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý.

Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C và tránh ánh sáng mặt trời

Acenocoumarol

Tên chung quốc tế: Acenocoumarol. 

Mã ATC: B01AA07. 

Loại thuốc: Thuốc uống chống đông máu. Thuốc kháng vitamin K.

Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nán: 1 mg; 4 mg. 

Dược lực học 

Acenocoumarol là một dẫn chất coumarin kháng vitamin K. Những thuốc này ức chế enzym vitamin K epoxid reductase dẫn tới ngăn cản quá trình chuyển acid glutamic thành acid gamma- carboxyglutamic của các protein tiền thân của các yếu tố đông máu II, VII, IX, X. 

Như vậy, các dẫn chất coumarin kháng vitamin K có tác dụng chống đông máu gián tiếp bằng cách ngăn cản sự tổng hợp các dạng hoạt động của các yếu tố đông máu trên (II, VII, IX, X). Sau khi uống acenocoumarol, tác dụng kéo dài thời gian prothrombin thường đạt tối đa trong vòng từ 24 - 48 giờ, tùy thuộc liều dùng. Sau khi ngừng thuốc 48 giờ, thời gian prothrombin trở về mức trước khi dùng thuốc. 

Sau khi uống, nói chung các dẫn chất coumarin kháng vitamin K gây hạ prothrombin máu trong vòng 36 - 72 giờ. Cân bằng điều trị bằng thuốc kháng vitamin K đòi hỏi nhiều ngày. Sau khi ngừng thuốc, tác dụng chống đông máu còn có thể kéo dài thêm 2 - 3 ngày. Thuốc có thể hạn chế được sự phát triển của các cục huyết khối đã có trước và ngăn ngừa được các triệu chứng huyết khối tắc mạch thứ phát, tuy không có tác dụng tiêu huyết khối trực tiếp vì không đảo ngược được thương tổn của mô bị thiếu máu cục bộ. So với warfarin và phenprocoumon, acenocoumarol có ưu điểm là thời gian tác dụng ngắn hơn. 

Dược động học 

Hấp thu

Acenocoumarol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Sinh khả dụng đường uống đạt 60%. Nồng độ đỉnh đạt được trong vòng khoảng 1 - 3 giờ sau khi uống một liều 10 mg. Một phần đáng kể đồng phân S(-) acenocoumarol qua chuyển hóa bước đầu tại gan, trong khi sinh khả dụng của đồng phân R(+) acenocoumarol là 100%. 

Phân bố

Thuốc gắn mạnh với protein huyết tương (99%). Thể tích phân bố 0,16 - 0,34 lit/kg. Acenocoumarol qua nhau thai và một phần nhỏ được phát hiện trong sữa mẹ. 

Chuyển hóa

Acenocoumarol bị chuyển hóa ở gan bởi hệ enzym cytochrom P450 (isoenzym CYP2C9 chuyển hóa đồng phân S, đồng phân R bị chuyển hóa bởi một số isoenzym khác) thành các chất chuyển hóa amin và acetamid không có hoạt tính. Một vài chất chuyển hóa khác như diastercoisometric alcohol và chất chuyển hóa hydroxyl có thể có hoạt tính. Các nhà lâm sàng cần biết khả năng một số người bệnh nhạy cảm cao với acenocoumarol do tính đa hình của ty lạp thể ở gan, và có thể phải giảm liều ở người bệnh đó. 

Thải trừ

Nửa đời thải trừ của acenocoumarol khoảng 8 - 11 giờ. Thuốc đào thải chủ yếu qua nước tiểu (60% trong khoảng 1 tuần) ở dưới dạng chuyển hóa và một phần qua phân (29% trong khoảng 1 tuần), đào thải qua thận ở dạng không đổi dưới 0,2%. 

Chỉ định 

Điều trị và dự phòng các bệnh thuyên tắc huyết khối (như huyết khối tĩnh mạch, thuyên tắc phổi). 

Dự phòng thuyên tắc trong bệnh rung nhĩ và bệnh thấp tim. 

Dự phòng sau khi đặt van tim nhân tạo. 

Cơn thiếu máu não thoáng qua. 

Chống chỉ định 

Mẫn cảm đã biết với các dẫn chất coumarin. 

Phụ nữ mang thai. 

Viêm màng ngoài tim, tràn dịch màng ngoài tim, viêm màng trong tim do vi khuån. 

Loạn sản máu hoặc bất kỳ rối loạn máu nào làm tăng nguy cơ xuất huyết. 

Tăng huyết áp nặng. 

Nguy cơ xuất huyết trước hoặc mới can thiệp ngoại khoa về thần kinh và mắt hay khả năng phải mổ lại. 

Xuất huyết não, xuất huyết Đường tiêu hóa, đường tiểu hoặc đường hô hấp. 

Suy thận nặng. 

Suy gan nặng, đặc biệt khi thời gian prothrombin đã bị kéo dài. Loét dạ dày - tá tràng đang tiến triển. 

Không dùng acenocoumarol trong vòng 48 giờ sau khi sinh. 

Thận trọng 

Lưu ý đến khả năng nhận thức của người bệnh trong quá trình điều trị (nguy cơ uống thuốc nhầm). Hướng dẫn cẩn thận để họ tuân thủ chỉ định chính xác, hiểu rõ nguy cơ và thái độ xử lý, nhất là với người cao tuổi. 

Chú ý: Uống thuốc đều hàng ngày vào cùng một thời điểm. Xét nghiệm kiểm tra thời gian prothrombin (PT)/tỷ số chuẩn hóa quốc tế (INR) định kỳ và tại cùng một nơi. 

Trường hợp can thiệp ngoại khoa, phải xem xét từng trường hợp để điều chỉnh hoặc tạm ngừng dùng thuốc chống đông máu, căn cứ vào nguy cơ huyết khối của người bệnh và nguy cơ chảy máu liên quan đến từng loại phẫu thuật. 

Theo dõi cẩn thận và điều chỉnh liều cho phù hợp ở người suy thận vừa và nhẹ hoặc hạ protein máu. 

Ở bệnh nhân suy tim nặng, cần chỉnh liều một cách thận trọng vì tình trạng sung huyết gan có thể làm giảm hoạt hóa gamma- carboxyl hóa các yếu tố đông máu. Khi tình trạng hồi phục, có thể cần tăng liều trở lại. 

Tai biến xuất huyết dễ xảy ra trong những tháng đầu điều trị, nên cần theo dõi chặt chẽ, đặc biệt khi người bệnh ra viện trở về nhà. Không nên dừng thuốc đột ngột. 

Thời kỳ mang thai 

Đã có thống kê khoảng 4% dị dạng thai nhi khi người mẹ dùng thuốc này trong quý đầu thai kỳ. Vào các quý sau, vẫn thấy có nguy cơ (cả sảy thai). Vì vậy tránh dùng cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. 

Thời kỳ cho con bú 

Tránh cho con bú. Nếu phải cho bú thì nên bù vitamin K cho trẻ. 

Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Các biểu hiện chảy máu là biến chứng hay gặp nhất, có thể xảy ra trên khắp cơ thể: Hệ TKTW, các chi, các phủ tạng, trong ổ bụng, trong nhãn cầu….

Đôi khi xảy ra tiêu chảy (có thể kèm theo phân nhiễm mỡ), đau khớp riêng lẻ. 

Hiếm khi xảy ra: rụng tóc; hoại tử da khu trú, có thể do di truyền thiếu protein C hay đồng yếu tố là protein S; mẩn da dị ứng; giảm cảm giác thèm ăn, buồn nôn, nôn. 

Rất hiếm thấy bị viêm mạch máu, tổn thương gan. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Xem mục Quá liều và xử trí. 

Liều lượng và cách dùng 

Cách dùng 

Uống thuốc đúng giờ mỗi ngày. Uống nguyên viên hoặc một phần viên với một ly nước. 

Liều dùng 

Người lớn

Liều lượng phải được điều chỉnh nhằm đạt mục đích ngăn cản cơ chế đông máu tới mức không xảy ra huyết khối nhưng tránh được chảy máu tự phát. Liều dùng tùy thuộc vào đáp ứng điều trị của từng người. 

Liều khởi đầu: Liều khởi đầu thông thường từ 2 - 4 mg/ngày dùng trong 2 ngày, không có liều nạp. Hoặc khởi đầu với liều nạp, thưởng là 6 mg vào ngày đầu tiên và 4 mg vào ngày thứ 2. 

Liều duy trì và theo dõi đông máu: Liều duy trì thay đổi tùy theo bệnh nhân dựa theo kết quả của thời gian prothrombin (PT) và chỉ số bình thường hóa quốc tế (INR). PT/INR nên được đánh giá định kỳ, ví dụ mỗi tháng. Liều thường dùng từ 1 - 8 mg/ngày, tùy thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân, bệnh nền, chỉ định lâm sàng và mục tiêu chống đông. 

Nhìn chung, INR từ 2 - 3 được khuyến cáo để phòng hoặc điều trị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, bao gồm thuyên tắc phổi, rung nhĩ, van sinh học. INR từ 2 - 3,5 được khuyến cáo ở người bệnh van tim cơ học, hoặc hội chứng kháng Phospholipid. 

Không cần giảm liều từ từ trước khi ngưng thuốc. Tuy nhiên, có thể cần thực hiện ở một số bệnh nhân có nguy cơ cao như người bệnh sau nhồi máu cơ tim. 

Nếu quên uống, liều quên phải uống ngay trong cùng ngày, càng sớm càng tốt. Không được uống hai liều vào ngày hôm sau để bù cho liều quên. 

Điều trị nối tiếp liệu pháp heparin: Do các thuốc kháng vitamin K cho tác dụng chống đông máu chậm, Heparin phải được duy trì cùng lúc với liều không đổi cho tới khi INR nằm trong trị số mong muốn 2 ngày liên tiếp. 

Điều trị trong thời gian phẫu thuật và điều trị nha khoa: Trong một số trường hợp như vị trí phẫu thuật giới hạn, tiểu phẫu răng miệng, thuốc chống đông vẫn có thể tiếp tục dùng. Tuy nhiên với các phẫu thuật lớn và xâm lấn, cần theo dõi chặt chẽ tình trạng đông máu và quyết định ngưng thuốc dựa trên lợi ích và nguy cơ cho bệnh nhân. Khi ngưng acenocoumarol trước phẫu thuật, việc dùng thêm các thuốc chống đông khác như heparin để hỗ trợ cần được đánh giá cẩn thận dựa trên nguy cơ thuyên tắc huyết khối và xuất huyết. Liều cho một số đối tượng đặc biệt: 

Các đối tượng đặc biệt khác

Người cao tuổi: Có thể sử dụng liều thấp hơn. Nên thận trọng và theo dõi PT/INR thường xuyên hơn. 

Trẻ em: Chưa có nhiều dữ liệu. 

Người suy thận, suy gan: Chống chỉ định ở người suy thận, suy gan nặng do tăng nguy cơ xuất huyết. Thận trọng ở người suy thận hoặc trung bình. suy gan từ nhẹ đến trung bình.

Tương tác thuốc 

Rất nhiều thuốc có thể tương tác với thuốc kháng vitamin K theo cơ chế ảnh hưởng đến sự hấp thu, cảm ứng hoặc ức chế enzym (chủ yếu là CYP2C9) và giảm Vitamin K1. Vì vậy, khi bắt đầu dùng thêm hoặc bớt thuốc phối hợp với acenocoumarol, cần theo dõi và thực hiện các xét nghiệm đông máu (ví dụ mỗi 2 tuần). 

Tránh phối hợp: Heparin và các heparin trọng lượng phân tử thấp, trừ các trường hợp cần cho tác dụng kháng đông nhanh. Các thuốc chống kết tập tiểu cầu như dipyridamol, Clopidogrel, Acid salicylic và dẫn chất (như acid acetylsalicyclic, para-amino salicylic, diflunisal). 

Miconazol: Xuất huyết bất ngờ có thể nặng do tăng dạng tự do trong máu và ức chế chuyển hóa thuốc kháng vitamin K. 

Thuốc chống viêm không steroid (kể cả loại ức chế chọn lọc COX-2), phenybutazon và dẫn chất pyrazolon khác: Tăng nguy cơ chảy máu do ức chế tiểu cầu và kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa. 

Thận trọng khi phối hợp: Có thể làm tăng tác dụng chống đông của acenocoumarol: Alopurinol, amiodaron, androgen, thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, Cephalosporin, cimetidin, cisaprid, cyclin, 5-fluorouracil, Tramadol, fibrat, fluoroquinolon, Cloramphenicol, heparin, nội tiết tố tuyến giáp, statin, macrolid (trừ spiramycin), neviparin, efavirenz, nhóm kháng nấm imidazol, Orlistat, pentoxifylin, một số sulfamid (sulfamethoxazol, sulfafurazol, sulfamethizol), thuốc trị ung thư (tamoxifen, raloxifen), tibolon... 

Có thể làm giảm tác dụng chống đông của acenocoumarol: carbamazepin, Phenobarbital, cholestyramin, thuốc gây cảm ứng enzym, corticoid (prednison, methylprednisolon), Griseofulvin, thuốc uống tránh thai, Rifampicin, Sucralfat, lợi tiểu thiazid, Vitamin E. 

Ảnh hưởng không dự đoán được trên tác dụng chống đông của acenocoumarol: thuốc ức chế Protease (ritonavir, indinavir, saquinavir, nelfinavir). 

Ảnh hưởng của acenocoumarol trên các thuốc khác: Có thể làm tăng nồng độ Phenytoin, làm tăng tác dụng hạ đường huyết của các sulfonylurê (glyburid, glimepirid). 

Quá liều và xử trí 

Triệu chứng

Chủ yếu là các dấu hiệu xuất huyết trong vòng 1 đến 5 ngày sau khi dùng thuốc. Có thể xảy ra chảy máu mũi, nôn ra máu, ho ra máu, xuất huyết tiêu hóa, âm đạo, tiểu ra máu, xuất huyết dưới da, chảy máu răng miệng, ổ tụ máu... Ngoài ra, các triệu chứng khác bao gồm tim nhanh, hạ huyết áp, rối loạn tuần hoàn ngoại biên do mất máu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau bụng. 

Xử trí

Trường hợp cấp cứu do xuất huyết nặng đe dọa tính mạng, có thể cho bệnh nhân sử dụng: khối hồng cầu hoặc máu toàn phần tùy theo lượng huyết sắc tố của bệnh nhân; huyết tương tươi đông lạnh liều 15 - 20 ml/kg; yếu tố VIIa tái tổ hợp; phức hợp prothrombin cô đặc (yếu tố II, VII, IX, X); vitamin K1

Thuốc giải độc: Vitamin K1 (phytomenadion) có thể đối kháng tác dụng của acenocoumarol trên việc gamma carboxylat hóa các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K trong vòng 3 đến 5 giờ. Nếu không xuất huyết nhiều trên lâm sàng, ví dụ chảy máu mũi ít hoặc u máu nhỏ, có thể tạm giảm liều hoặc bỏ một liều acenocoumarol. Nếu xuất huyết từ trung bình đến nặng, cho bệnh nhân uống vitamin K1

Liều vitamin K1 hơn 5 mg có thể gây kháng các liệu pháp chống đông sau đó trong vài ngày. Nếu cần tác dụng chống đông, có thể tạm thời sử dụng heparin, cùng lúc đó dùng lại liệu pháp chống đông và ngưng heparin khi INR đạt mục tiêu điều trị. 

Acetazolamid

Tên chung quốc tế: Acetazolamide. 

Mã ATC: S01EC01. 

Loại thuốc: Thuốc chống glôcôm/Thuốc chống động kinh/Thuốc lợi tiểu

Dạng thuốc và hàm lượng 

Bột pha tiêm (dạng muối natri): 500 mg. 

Viên nén: 125 mg, 250 mg. 

Viên nang giải phóng kéo dài: 250 mg, 500 mg. 

Dược lực học 

Acetazolamid là chất ức chế không cạnh tranh, có phục hồi enzym carbonic anhydrase. Đồng thời có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Acetazolamid được sử dụng chính trong điều trị glôcôm. Do tác dụng ức chế enzym carbonic anhydrase trong mắt, acetazolamid làm giảm sự tạo thành thủy dịch và do đó làm hạ nhãn áp. Acetazolamid được sử dụng trước khi phẫu thuật glôcôm góc đóng húc điều trị hỗ trợ glôcôm góc mở. Acetazolamid có tác dụng tốt trên lâm sàng làm giảm phù võng mạc, hoàng điểm trong các bệnh lý như bệnh võng mạc biểu mô sắc tố, mắt không còn thể thủy tinh và hình thành màng trước võng mạc trung tâm. 

Ngoài ra, acetazolamid còn được dùng trong bệnh động kinh và chứng say núi (say độ cao). Acetazolamid được sử dụng một mình hoặc phối hợp với thuốc chống động kinh khác để điều trị nhiều thể động kinh. 

Acetazolamid làm tăng sự bài tiết bicarbonat và cation chủ yếu là Na+ và K*, bằng cách ức chế phản ứng xúc tác của enzym carbonic anhydrase trong ống thận và vì thế thúc đẩy kiềm hóa nước tiểu gây lợi tiểu. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc liên tục, hiệu lực bị giảm dần do nhiễm toan chuyển hóa nên phần lớn đã được thay thế bằng các thuốc khác như thiazid hoặc furosemid. 

Dược động học 

Hấp thu

Acetazolamid được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua Đường tiêu hóa, đạt nồng độ đỉnh 12 - 27 microgam/ml trong máu trong 1 - 3 giờ, sau khi uống liều 500 mg dạng viên nén. Nồng độ thấp xuất hiện trong huyết tương 24 giờ sau khi uống thuốc.

Phân bố

Thuốc liên kết mạnh với enzym carbonic anhydrase và đạt nồng độ cao ở mô có chứa enzym này, đặc biệt trong hồng cầu, huyết tương và thận. Nồng độ thấp hơn trong gan, cơ, mắt và hệ TKTW. Acetazolamid không tích lũy ở các mô. Thuốc qua được nhau thai, nhưng chưa biết hàm lượng. Liên kết với protein huyết tương cao, khoảng 95%. Thuốc được tìm thấy trong thủy dịch của mắt và trong sữa mẹ. 

Thải trừ

Thuốc đào thải qua thận dưới dạng không đổi. Sau khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch, 70 - 100% (trung bình 90%) liều dùng được thải trừ qua nước tiểu trong vòng 24 giờ; sau khi uống viên nang giải phóng kéo dài, 47% liều thải trừ trong vòng 24 giờ. Thời gian bắt đầu có tác dụng, thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương và thời gian tác dụng làm giảm nhãn áp sau khi sử dụng liều đơn acetazolamid như sau: 

Dạng thuốc 

Thời gian bắt đầu có tác dụng (giờ) 

Thời gian đạt đỉnh (giờ) 

Thời gian tác dụng (giờ) 

Viên nén 

1-4 

8-12 

Viên nang tác dụng kéo dài 

3-6 

18-24

Tiêm bắp 

Chưa biết 

Chưa biết 

Chưa biết 

Tiêm tĩnh mạch 

2 phút 

0,25 

4-5 

Chỉ định 

Giảm nhãn áp trong điều trị glôcôm bao gồm: glôcôm góc mở (không sung huyết, đơn thuần mạn tính); glôcôm thứ phát; điều trị ngắn ngày cùng các thuốc co đồng tử trước khi phẫu thuật trong glôcôm góc đóng cấp (góc hẹp, tắc). 

Điều trị phù do suy tim sung huyết hoặc do dùng thuốc. 

Động kinh. 

Phòng và làm thuyên giảm các triệu chứng say núi (say độ cao): đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, buồn nôn, lơ mơ. 

Chống chỉ định 

Quá mẫn với acetazolamid hoặc các sulfonamid. 

Nhiễm toan do thận; tăng clor huyết vô căn; bệnh Addison. 

Suy gan, suy thận, xơ gan. 

Hạ Kali huyết, hạ natri huyết, mất cân bằng điện giải khác. 

Điều trị dài ngày glôcôm góc đóng mạn tính hoặc sung huyết (vì acetazolamid có thể che lấp hiện tượng dính góc do giảm nhãn áp). 

Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 

Thận trọng 

Bệnh phổi tắc nghẽn, giãn phế nang. 

Người bệnh dễ bị nhiễm toan chuyển hóa, hoặc đái tháo đường; người cao tuổi. 

Các công việc cần tỉnh táo về thần kinh như vận hành máy móc, tàu xe có thể bị ảnh hưởng. 

Bệnh nhân cần được khuyến cáo phải thông báo ngay cho bác sĩ khi có bất kỳ hiện tượng phát ban nào trên da khi đang dùng thuốc. 

Theo dõi công thức máu và cân bằng điện giải khi dùng thuốc trong thời gian dài. 

Thời kỳ mang thai 

Acetazolamid có thể đi qua hàng rào nhau thai, gây rối loạn điện giải đối với thai nhi. Một vài trường hợp gây giảm tiểu cầu sơ sinh. Vì vậy, không được sử dụng acetazolamid cho người mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 

Thời kỳ cho con bú 

Vi acetazolamid bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây phản ứng có hại cho trẻ, nên cân nhắc ngừng cho con bú trong thời gian mẹ dùng acetazolamid hoặc không dùng thuốc này trong thời gian cho con bú, tùy theo tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ. 

Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Tiêm bắp gây đau do pH kiềm của Dung dịch tiêm, có thể gây thoát mạch, dẫn đến loét nặng phải xử lý bằng phẫu thuật để tránh khuyết tật da. 

Thường gặp 

Toàn thân: mệt mỏi, hoa mắt, chán ăn. 

Tiêu hóa: thay đổi vị giác. 

Chuyển hóa: nhiễm toan chuyển hóa. 

Ít gặp 

Toàn thân: sốt, ngứa. 

Thần kinh: dị cảm, trầm cảm. 

Tiêu hóa: buồn nôn, nôn. 

Chuyển hóa: bài tiết acid uric trong nước tiểu giảm, bệnh gút có thể nặng lên; hạ kali huyết tạm thời. 

Tiết niệu - sinh dục: đái ra tinh thể, sỏi thận, giảm tình dục. 

Hiếm gặp 

Máu: thiếu máu không tải tạo, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, loạn tạo máu. 

Da: ngoại ban, hoại tử biểu bì, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, rậm lông. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Hầu hết các ADR đều liên quan đến liều dùng và có thể giảm bằng cách giảm liều hoặc ngừng thuốc. ADR hiếm gặp nhưng nguy hiểm, có thể gây chết do loạn tạo máu, đặc biệt là suy tủy thiếu máu không tái tạo. Khi điều trị dài ngày cần kiểm tra công thức máu. Nhiễm toan chuyển hóa nặng thường gặp ở người già, người suy thận, người bị bệnh phổi tắc nghẽn hoặc giãn phế nang. Cần kiểm tra cân bằng điện giải trước và trong điều trị. Điều trị nhiễm toan chuyển hóa bằng natri carbonat, kali bicarbonat hoặc kali carbonat. 

Khi tiêm bắp xảy ra thoát mạch, tiêm 1 - 2 ml dung dịch natri citrat 3.8% dưới da gần vùng bị thoát mạch để trung hòa tính kiềm. 

Liều lượng và cách dùng 

Cách dùng

Uống thuốc cùng thức ăn để giảm các kích ứng đường tiêu hóa, viên nén có thể được bẻ hoặc nghiền trong sirô sôcôla hoặc dầu để che dấu vị đắng của thuốc 

Bột pha tiêm được pha với ít nhất 5 ml nước cất pha tiêm để được dung dịch có nồng độ tối đa 100 mg/ml, tốc độ tiêm truyền tối đa 500 mg/phút. Chủ yếu tiêm tĩnh mạch vì tiêm bắp gây đau do pH kiềm. 

Liều dùng

Glôcôm góc mở 

Người lớn: Liều uống 250 mg/lần, 1 - 4 lần/ngày. Viên nang giải phóng kéo dài 500 mg, 2 lần ngày, sáng và tối. Liều trên 1 g/ngày không cho hiệu quả cao hơn. Khi không uống được, dùng thuốc tiêm tương đương với liều uống được khuyến cáo. 

Trẻ em: Uống 8 - 30 mg kg/ngày hoặc 300 - 900 mg/m2/ngày, chia 3 lần. Trong trường hợp glôcôm cấp, tiêm tĩnh mạch 5 - 10 mg/kg, mỗi 6 giờ. 

Glôcôm thứ phát và trước phẫu thuật glôcôm góc đóng cấp ở người lớn

Uống hoặc tiêm tĩnh mạch: 250 mg/lần, 4 giờ/lần. Một số người bệnh đáp ứng với liều 250 mg/lần, 2 lần/ngày. Một số trường hợp glôcôm cấp, uống hoặc tiêm tĩnh mạch liều đơn khởi đầu 500 mg, sau đó duy trì bằng liều 125 - 250 mg/lần, 4 giờ/lần. 

Co giật (động kinh) 

Dùng bổ trợ cho các thuốc chống co giật khác để kiểm soát các cơn co giật: 

Người lớn: Uống hoặc tiêm tĩnh mạch 8 - 30 mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần, có thể tới 4 lần/ngày, liều tối ưu từ 375 - 1 000 mg/ngày, có thể thấp hơn ở một số bệnh nhân. Khi acetazolamid dùng cùng lúc với các thuốc chống động kinh khác, liều ban đầu 250 mg/ngày, sau đó tăng dần. 

Trẻ em: Giống liều người lớn. Tổng liều không vượt quá 750 mg. Chú ý: Việc dùng thêm loại thuốc nào hoặc ngừng thuốc hoặc thay thế thuốc chống động kinh này bằng thuốc chống động kinh khác phải được thực hiện từ từ. 

Phù do suy tim sung huyết hoặc do thuốc 

Người lớn: Liều khởi đầu thông thường: Uống hoặc tiêm tĩnh mạch 250 - 375 mg/ngày (5 mg/kg) vào buổi sáng. 

Trẻ em: Uống hoặc tiêm tĩnh mạch 5 mg/kg/ngày hoặc 150 mg/m2 vào buổi sáng. 

Chú ý: Tăng liều không làm tăng tác dụng lợi tiểu mà làm tăng ADR như mệt mỏi hoặc dị cảm. 

Nếu ban đầu có đáp ứng giảm phù nhưng sau đó mất đáp ứng, cần ngừng thuốc 1 ngày để thận phục hồi. Nên dùng thuốc cách quãng (cách nhật hoặc dùng thuốc 2 ngày, nghỉ 1 ngày). 

Chứng say độ cao

Uống 500 - 1 000 mg/ngày, chia nhiều liều nhỏ, 24 - 48 giờ trước và trong quá trình leo núi. Khi đã đạt đến độ cao, sau 48 giờ, tiếp tục uống thuốc, có thể uống duy trì khi ở độ cao để kiểm soát triệu chứng. Uống 125 mg trước khi đi ngủ để phòng rối loạn giấc ngủ do độ cao. 

Tương tác thuốc 

Sử dụng đồng thời acetazolamid với các thuốc lợi tiểu, corticosteroid (glucocorticoid, mineralocorticoid), corticotrophin và amphotericin B làm tăng thải trừ kali, từ đó có thể gây hạ kali huyết nặng. 

Acetazolamid làm tăng lên hoặc kéo dài tác dụng điều trị và hoặc ADR của amphetamin, chất kháng tiết acetylcholin, mecamylamin, quinidin, thuốc chống trầm cảm ba vòng khi sử dụng đồng thời, do acetazolamid gây kiềm hóa nước tiểu làm giảm thải trừ các thuốc trên. 

Acetazolamid làm giảm hiệu quả của các thuốc: Phenobarbital, salicylat, methenamin và các hợp chất như methenamin hippurat và mandelat. 

Acetazolamid làm tăng thải trừ lithi nên cần theo dõi đáp ứng khi sử dụng phối hợp. 

Insulin và các thuốc chống đái tháo đường dùng đường uống: Đáp ứng hạ Glucose huyết có thể bị giảm khi sử dụng đồng thời acetazolamid 

Các kháng acid (antacid): Natri bicarbonat dùng đồng thời với acctazolamid làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. 

Thuốc chống động kinh: Các barbiturat, carbamazepin, Phenytoin, primidon dùng cùng với acetazolamid có thể gây nhuyễn xương. 

Methotrexat: Acetazolamid làm kiềm hóa nước tiểu gây tăng hòa tan methotrexat trong nước tiểu và cũng tăng đào thải methotrexat làm giảm độc tính trên thận của methotrexat. 

Procain: Dùng cùng acetazolamid kéo dài nửa đời Procain trong huyết tương. 

Salicylat: Toan chuyển hóa gây ra tăng tính thấm vào mô từ đó tăng độc tính salicylat còn salicylat lại làm giảm bài tiết acetazolamid nên độc tính quan sát được trên các bệnh nhân có thể từ acetazolamid hoặc tử salicylat hoặc cả hai. Nhiễm toan chuyển hóa nặng đã được báo cáo ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường khi dùng acetazolamid cùng với salicylat. Nên tránh sử dụng cùng nhau, đặc biệt là đang tổn thương chức năng thận. Nếu sử dụng cùng, bệnh nhân nên được kiểm soát chặt chẽ các triệu chứng của nhiễm độc TKTW như ngủ lịm, lú lẫn, buồn ngủ, ù tai, chán ăn. 

Glycosid digitalis: Làm tăng độc tính của digitalis do hạ kali huyết, có thể gây tử vong do loạn nhịp tim. 

Quá liều và xử trí 

Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Cần theo dõi và bù dịch để cân bằng nước và điện giải. 

Acetazolamide

Mã ATC: S01EC01. 

Loại thuốc: Thuốc chống glôcôm/Thuốc chống động kinh/Thuốc lợi tiểu

Dạng thuốc và hàm lượng 

Bột pha tiêm (dạng muối natri): 500 mg. 

Viên nén: 125 mg, 250 mg. 

Viên nang giải phóng kéo dài: 250 mg, 500 mg. 

Dược lực học 

Acetazolamid là chất ức chế không cạnh tranh, có phục hồi enzym carbonic anhydrase. Đồng thời có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Acetazolamid được sử dụng chính trong điều trị glôcôm. Do tác dụng ức chế enzym carbonic anhydrase trong mắt, acetazolamid làm giảm sự tạo thành thủy dịch và do đó làm hạ nhãn áp. Acetazolamid được sử dụng trước khi phẫu thuật glôcôm góc đóng húc điều trị hỗ trợ glôcôm góc mở. Acetazolamid có tác dụng tốt trên lâm sàng làm giảm phù võng mạc, hoàng điểm trong các bệnh lý như bệnh võng mạc biểu mô sắc tố, mắt không còn thể thủy tinh và hình thành màng trước võng mạc trung tâm. 

Ngoài ra, acetazolamid còn được dùng trong bệnh động kinh và chứng say núi (say độ cao). Acetazolamid được sử dụng một mình hoặc phối hợp với thuốc chống động kinh khác để điều trị nhiều thể động kinh. 

Acetazolamid làm tăng sự bài tiết bicarbonat và cation chủ yếu là Na+ và K*, bằng cách ức chế phản ứng xúc tác của enzym carbonic anhydrase trong ống thận và vì thế thúc đẩy kiềm hóa nước tiểu gây lợi tiểu. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc liên tục, hiệu lực bị giảm dần do nhiễm toan chuyển hóa nên phần lớn đã được thay thế bằng các thuốc khác như thiazid hoặc furosemid. 

Dược động học 

Hấp thu

Acetazolamid được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua Đường tiêu hóa, đạt nồng độ đỉnh 12 - 27 microgam/ml trong máu trong 1 - 3 giờ, sau khi uống liều 500 mg dạng viên nén. Nồng độ thấp xuất hiện trong huyết tương 24 giờ sau khi uống thuốc.

Phân bố

Thuốc liên kết mạnh với enzym carbonic anhydrase và đạt nồng độ cao ở mô có chứa enzym này, đặc biệt trong hồng cầu, huyết tương và thận. Nồng độ thấp hơn trong gan, cơ, mắt và hệ TKTW. Acetazolamid không tích lũy ở các mô. Thuốc qua được nhau thai, nhưng chưa biết hàm lượng. Liên kết với protein huyết tương cao, khoảng 95%. Thuốc được tìm thấy trong thủy dịch của mắt và trong sữa mẹ. 

Thải trừ

Thuốc đào thải qua thận dưới dạng không đổi. Sau khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch, 70 - 100% (trung bình 90%) liều dùng được thải trừ qua nước tiểu trong vòng 24 giờ; sau khi uống viên nang giải phóng kéo dài, 47% liều thải trừ trong vòng 24 giờ. Thời gian bắt đầu có tác dụng, thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương và thời gian tác dụng làm giảm nhãn áp sau khi sử dụng liều đơn acetazolamid như sau: 

Dạng thuốc 

Thời gian bắt đầu có tác dụng (giờ) 

Thời gian đạt đỉnh (giờ) 

Thời gian tác dụng (giờ) 

Viên nén 

1-4 

8-12 

Viên nang tác dụng kéo dài 

3-6 

18-24

Tiêm bắp 

Chưa biết 

Chưa biết 

Chưa biết 

Tiêm tĩnh mạch 

2 phút 

0,25 

4-5 

Chỉ định 

Giảm nhãn áp trong điều trị glôcôm bao gồm: glôcôm góc mở (không sung huyết, đơn thuần mạn tính); glôcôm thứ phát; điều trị ngắn ngày cùng các thuốc co đồng tử trước khi phẫu thuật trong glôcôm góc đóng cấp (góc hẹp, tắc). 

Điều trị phù do suy tim sung huyết hoặc do dùng thuốc. 

Động kinh. 

Phòng và làm thuyên giảm các triệu chứng say núi (say độ cao): đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, buồn nôn, lơ mơ. 

Chống chỉ định 

Quá mẫn với acetazolamid hoặc các sulfonamid. 

Nhiễm toan do thận; tăng clor huyết vô căn; bệnh Addison. 

Suy gan, suy thận, xơ gan. 

Hạ Kali huyết, hạ natri huyết, mất cân bằng điện giải khác. 

Điều trị dài ngày glôcôm góc đóng mạn tính hoặc sung huyết (vì acetazolamid có thể che lấp hiện tượng dính góc do giảm nhãn áp). 

Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 

Thận trọng 

Bệnh phổi tắc nghẽn, giãn phế nang. 

Người bệnh dễ bị nhiễm toan chuyển hóa, hoặc đái tháo đường; người cao tuổi. 

Các công việc cần tỉnh táo về thần kinh như vận hành máy móc, tàu xe có thể bị ảnh hưởng. 

Bệnh nhân cần được khuyến cáo phải thông báo ngay cho bác sĩ khi có bất kỳ hiện tượng phát ban nào trên da khi đang dùng thuốc. 

Theo dõi công thức máu và cân bằng điện giải khi dùng thuốc trong thời gian dài. 

Thời kỳ mang thai 

Acetazolamid có thể đi qua hàng rào nhau thai, gây rối loạn điện giải đối với thai nhi. Một vài trường hợp gây giảm tiểu cầu sơ sinh. Vì vậy, không được sử dụng acetazolamid cho người mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 

Thời kỳ cho con bú 

Vi acetazolamid bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây phản ứng có hại cho trẻ, nên cân nhắc ngừng cho con bú trong thời gian mẹ dùng acetazolamid hoặc không dùng thuốc này trong thời gian cho con bú, tùy theo tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ. 

Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Tiêm bắp gây đau do pH kiềm của Dung dịch tiêm, có thể gây thoát mạch, dẫn đến loét nặng phải xử lý bằng phẫu thuật để tránh khuyết tật da. 

Thường gặp 

Toàn thân: mệt mỏi, hoa mắt, chán ăn. 

Tiêu hóa: thay đổi vị giác. 

Chuyển hóa: nhiễm toan chuyển hóa. 

Ít gặp 

Toàn thân: sốt, ngứa. 

Thần kinh: dị cảm, trầm cảm. 

Tiêu hóa: buồn nôn, nôn. 

Chuyển hóa: bài tiết acid uric trong nước tiểu giảm, bệnh gút có thể nặng lên; hạ kali huyết tạm thời. 

Tiết niệu - sinh dục: đái ra tinh thể, sỏi thận, giảm tình dục. 

Hiếm gặp 

Máu: thiếu máu không tải tạo, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, loạn tạo máu. 

Da: ngoại ban, hoại tử biểu bì, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, rậm lông. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Hầu hết các ADR đều liên quan đến liều dùng và có thể giảm bằng cách giảm liều hoặc ngừng thuốc. ADR hiếm gặp nhưng nguy hiểm, có thể gây chết do loạn tạo máu, đặc biệt là suy tủy thiếu máu không tái tạo. Khi điều trị dài ngày cần kiểm tra công thức máu. Nhiễm toan chuyển hóa nặng thường gặp ở người già, người suy thận, người bị bệnh phổi tắc nghẽn hoặc giãn phế nang. Cần kiểm tra cân bằng điện giải trước và trong điều trị. Điều trị nhiễm toan chuyển hóa bằng natri carbonat, kali bicarbonat hoặc kali carbonat. 

Khi tiêm bắp xảy ra thoát mạch, tiêm 1 - 2 ml dung dịch natri citrat 3.8% dưới da gần vùng bị thoát mạch để trung hòa tính kiềm. 

Liều lượng và cách dùng 

Cách dùng

Uống thuốc cùng thức ăn để giảm các kích ứng đường tiêu hóa, viên nén có thể được bẻ hoặc nghiền trong sirô sôcôla hoặc dầu để che dấu vị đắng của thuốc 

Bột pha tiêm được pha với ít nhất 5 ml nước cất pha tiêm để được dung dịch có nồng độ tối đa 100 mg/ml, tốc độ tiêm truyền tối đa 500 mg/phút. Chủ yếu tiêm tĩnh mạch vì tiêm bắp gây đau do pH kiềm. 

10.2 Liều dùng

Glôcôm góc mở 

Người lớn: Liều uống 250 mg/lần, 1 - 4 lần/ngày. Viên nang giải phóng kéo dài 500 mg, 2 lần ngày, sáng và tối. Liều trên 1 g/ngày không cho hiệu quả cao hơn. Khi không uống được, dùng thuốc tiêm tương đương với liều uống được khuyến cáo. 

Trẻ em: Uống 8 - 30 mg kg/ngày hoặc 300 - 900 mg/m2/ngày, chia 3 lần. Trong trường hợp glôcôm cấp, tiêm tĩnh mạch 5 - 10 mg/kg, mỗi 6 giờ. 

Glôcôm thứ phát và trước phẫu thuật glôcôm góc đóng cấp ở người lớn

Uống hoặc tiêm tĩnh mạch: 250 mg/lần, 4 giờ/lần. Một số người bệnh đáp ứng với liều 250 mg/lần, 2 lần/ngày. Một số trường hợp glôcôm cấp, uống hoặc tiêm tĩnh mạch liều đơn khởi đầu 500 mg, sau đó duy trì bằng liều 125 - 250 mg/lần, 4 giờ/lần. 

Co giật (động kinh) 

Dùng bổ trợ cho các thuốc chống co giật khác để kiểm soát các cơn co giật: 

Người lớn: Uống hoặc tiêm tĩnh mạch 8 - 30 mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần, có thể tới 4 lần/ngày, liều tối ưu từ 375 - 1 000 mg/ngày, có thể thấp hơn ở một số bệnh nhân. Khi acetazolamid dùng cùng lúc với các thuốc chống động kinh khác, liều ban đầu 250 mg/ngày, sau đó tăng dần. 

Trẻ em: Giống liều người lớn. Tổng liều không vượt quá 750 mg. Chú ý: Việc dùng thêm loại thuốc nào hoặc ngừng thuốc hoặc thay thế thuốc chống động kinh này bằng thuốc chống động kinh khác phải được thực hiện từ từ. 

Phù do suy tim sung huyết hoặc do thuốc 

Người lớn: Liều khởi đầu thông thường: Uống hoặc tiêm tĩnh mạch 250 - 375 mg/ngày (5 mg/kg) vào buổi sáng. 

Trẻ em: Uống hoặc tiêm tĩnh mạch 5 mg/kg/ngày hoặc 150 mg/m2 vào buổi sáng. 

Chú ý: Tăng liều không làm tăng tác dụng lợi tiểu mà làm tăng ADR như mệt mỏi hoặc dị cảm. 

Nếu ban đầu có đáp ứng giảm phù nhưng sau đó mất đáp ứng, cần ngừng thuốc 1 ngày để thận phục hồi. Nên dùng thuốc cách quãng (cách nhật hoặc dùng thuốc 2 ngày, nghỉ 1 ngày). 

Chứng say độ cao

Uống 500 - 1 000 mg/ngày, chia nhiều liều nhỏ, 24 - 48 giờ trước và trong quá trình leo núi. Khi đã đạt đến độ cao, sau 48 giờ, tiếp tục uống thuốc, có thể uống duy trì khi ở độ cao để kiểm soát triệu chứng. Uống 125 mg trước khi đi ngủ để phòng rối loạn giấc ngủ do độ cao. 

Tương tác thuốc 

Sử dụng đồng thời acetazolamid với các thuốc lợi tiểu, corticosteroid (glucocorticoid, mineralocorticoid), corticotrophin và amphotericin B làm tăng thải trừ kali, từ đó có thể gây hạ kali huyết nặng. 

Acetazolamid làm tăng lên hoặc kéo dài tác dụng điều trị và hoặc ADR của amphetamin, chất kháng tiết acetylcholin, mecamylamin, quinidin, thuốc chống trầm cảm ba vòng khi sử dụng đồng thời, do acetazolamid gây kiềm hóa nước tiểu làm giảm thải trừ các thuốc trên. 

Acetazolamid làm giảm hiệu quả của các thuốc: Phenobarbital, salicylat, methenamin và các hợp chất như methenamin hippurat và mandelat. 

Acetazolamid làm tăng thải trừ lithi nên cần theo dõi đáp ứng khi sử dụng phối hợp. 

Insulin và các thuốc chống đái tháo đường dùng đường uống: Đáp ứng hạ Glucose huyết có thể bị giảm khi sử dụng đồng thời acetazolamid 

Các kháng acid (antacid): Natri bicarbonat dùng đồng thời với acctazolamid làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. 

Thuốc chống động kinh: Các barbiturat, carbamazepin, Phenytoin, primidon dùng cùng với acetazolamid có thể gây nhuyễn xương. 

Methotrexat: Acetazolamid làm kiềm hóa nước tiểu gây tăng hòa tan methotrexat trong nước tiểu và cũng tăng đào thải methotrexat làm giảm độc tính trên thận của methotrexat. 

Procain: Dùng cùng acetazolamid kéo dài nửa đời Procain trong huyết tương. 

Salicylat: Toan chuyển hóa gây ra tăng tính thấm vào mô từ đó tăng độc tính salicylat còn salicylat lại làm giảm bài tiết acetazolamid nên độc tính quan sát được trên các bệnh nhân có thể từ acetazolamid hoặc tử salicylat hoặc cả hai. Nhiễm toan chuyển hóa nặng đã được báo cáo ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường khi dùng acetazolamid cùng với salicylat. Nên tránh sử dụng cùng nhau, đặc biệt là đang tổn thương chức năng thận. Nếu sử dụng cùng, bệnh nhân nên được kiểm soát chặt chẽ các triệu chứng của nhiễm độc TKTW như ngủ lịm, lú lẫn, buồn ngủ, ù tai, chán ăn. 

Glycosid digitalis: Làm tăng độc tính của digitalis do hạ kali huyết, có thể gây tử vong do loạn nhịp tim. 

Quá liều và xử trí 

Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Cần theo dõi và bù dịch để cân bằng nước và điện giải. 

Dược thư quốc gia Việt Nam

Acetyl leucin

Tên chung quốc tế: Acetylleucine

Biệt dược thường gặp: Tanganil, Vintanil

Mã ATC: N07CA04

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 500mg Acetyl-DL-Leucine; Dung dịch tiêm 500mg/5ml Acetyl-DL-Leucine. 

Acetyl-DL-Leucine là gì?

Acetyl-DL-Leucine là thuốc hướng tâm thần. Acetyl-DL-Leucine là một dẫn xuất của leucine và một axit N-acetyl-amino. Được sử dụng để điều trị mất cân bằng liên quan đến tiền đình và chóng mặt.

Acetyl-DL-Leucine cơ chế tác dụng

Dược lực học 

Chưa có thông tin rõ ràng liên quan đến cơ chế dược lực học của thuốc.

Thuốc trị chóng mặt Acetyl-DL-Leucine chưa rõ cơ chế hoạt động.

Dược động học 

Sau khi uống vào cơ thể, Acetyl-DL-Leucine sẽ đạt một nồng độ tối đa trong huyết tương sau khoảng thời gian là 2 tiếng.

Đường tiêm: Sau khi tiêm 1g qua đường tĩnh mạch, chúng ta quan sát thấy động học hai pha với một giai đoạn phân phổi rất nhanh (thời gian bán hủy trung bình 0.11 giờ) và một kỳ đào thải nhanh (thời gian bán hủy trung bình 1.08 giờ).

Acetyl-dl-leucine có tác dụng gì? Chỉ định

Acetyl-DL-Leucine có tác dụng điều trị chứng chóng mặt, được chỉ định để điều trị trong các trường hợp như:

  • Các trường hợp bị chóng mặt với những dấu hiệu như: mất cân bằng, đi đứng khó khăn bị loạng choạng không được vững, hoa mắt, ù tai có kèm theo cả buồn nôn, nôn,...
  • Tình trạng chóng mặt ở bất cứ trạng thái nào, chóng mặt do kích thích, do tăng huyết áp xơ vữa động mạch, do ngộ độc, do thuốc,....

Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng Acetyl-DL-Leucine cho những đối tượng sau:

  • Bệnh nhân bị dị ứng hay quá mẫn với thành phần Acetyl-DL-Leucine.
  • Phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.

Liều dùng và cách dùng

Cách dùng

Dùng bằng đường uống, nên dùng vào những bữa ăn hoặc đường tiêm.

Liều dùng 

Dạng viên nén 500mg (người lớn): Uống 1,5 - 2g/ ngày (3 - 4 viên/ngày), chia làm 2 - 3 lần/ngày. Thời gian sử dụng để điều trị từ 10 ngày tới 5 - 6 tuần. Nếu cần có thể tăng lên đến 3 - 4g/ ngày (6 - 8 viên/ngày), chia làm 2 - 3 lần/ngày.

Thuốc dạng tiêm (500mg/5ml): Tiêm tĩnh mạch 2 ống/ngày, có thể lên đến 4 ống/ngày nếu cần, thời gian điều trị tùy theo diễn biến lâm sàng.

Tác dụng không mong muốn

Thuốc Acetyl-DL-Leucine có thể gây ra khó chịu ở một số người.

Phản ứng da như phát ban (đôi khi kết hợp với ngứa), nổi mề đay nhưng rất hiếm khi quan sát thấy.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Tương tác thuốc

Để tránh các tương tác thuốc có thể xảy ra với nhiều loại thuốc, cần phải thông báo cho bác sĩ biết thuốc đang điều trị.

Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C. Không để thuốc ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.

Thận trọng khi sử dụng

Thận trọng khi sử dụng thuốc Acetyl-DL-Leucine đối với bệnh nhân quá mẫn cảm hay dị ứng với thuốc.

Không được sử dụng quá liều đã được chỉ định.

Chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc được thực hiện. Tuy nhiên, thận trọng được khuyên liên quan đến bệnh được điều trị (cơn chóng mặt).

Thời kỳ mang thai và cho con bú

Phụ nữ đang mang thai: Do thiếu dữ liệu lâm sàng trên người và động vật, thận trọng không dùng Acetyl-DL-Leucine cho phụ nữ có thai.

Bà mẹ đang cho con bú: Do thiếu dữ liệu lâm sàng trên người và động vật, thận trọng không dùng Acetyl-DL-Leucine ở phụ nữ đang cho con bú.

Quá liều và cách xử trí

Quá liều: Hiếm khi xảy ra trường hợp quá liều.

Cách xử lý: Điều trị hỗ trợ triệu chứng khi xảy ra quá liều. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Quên liều và cách xử trí

Nếu quên uống một liều thuốc, hãy uống ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến thời điểm uống liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều quên uống và uống liều tiếp theo như lịch bình thường. Không uống gấp đôi liều để bù cho liều đã quên. Nếu có bất kỳ lo lắng nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Acetylcystein

Mã ATC: R05CB01, S01XA08, V03AB23. 

Loại thuốc: Thuốc tiêu chất nhày; nước mắt nhân tạo; thuốc giải độc (quá liều paracetamol). 

Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén: 200 mg, 600 mg. 

Viên sủi: 200 mg, 600 mg, 500 mg, 2,5 g. 

Gói thuốc bột pha dung dịch uống: 100 mg, 200 mg. 

Dung dịch thuốc phun mù qua miệng hoặc nhỏ vào khí quản: 100 mg/ml (10%), 200 mg/ml (20%). 

Dung dịch tiêm đậm đặc: 200 mg/ml. 

Thuốc nhỏ mắt: 5%. 

Dược lực học 

Cơ chế tác dụng: Acetylcystein là dẫn chất acetyl của cystein, một acid amin tự nhiên. Acetylcystein có tác dụng làm giảm độ quánh của đờm (đờm có mủ hoặc không có mủ), tạo thuận lợi để tống đờm ra ngoài bằng phản xạ ho, dẫn lưu hoặc phương pháp cơ học. Tác dụng này của acetylcystein phụ thuộc vào nhóm sulfhydryl tự do, dạy cho là có tác dụng làm giảm liên kết disulfid của mucoprotein thông qua phản ứng trao đổi, tạo thành disulfid hỗn hợp và nhóm sulfhydryl tự do. Tác dụng này mạnh nhất ở pH 7 - 9 

Tác dụng làm loãng chất nhày của acetylcystein cũng có lợi cho những bệnh nhân bị bất thường tiết dịch nhầy ở mắt, kết hợp với tác dụng làm dịu của hypromellose tạo tác dụng bôi trơn cho mắt và làm dịu hội chứng khô mắt. 

Acetyleystein có tác dụng bảo vệ gan trong trường hợp quá liều paracetamol, cơ chế chính xác của tác dụng này chưa được biết đầy đủ. Nghiên cứu in vitro và trên động vật cho thấy rằng một lượng Paracetamol bị chuyển hóa bởi enzym cytochrom P450 tạo thành chất chuyển hóa trung gian có độc tính (N-acetyl-p- benzoquinoneimin, N-acetylimidoquinon, NAPQI) gây hoại tử tế bảo gan, các chất này được tiếp tục chuyển hóa bằng liên hợp với glutathion để được thải trừ qua nước tiểu. Khi quá liều paracetamol có thể gây ra thiếu hụt glutathion và vì vậy giảm sự bất hoạt chất chuyển hóa trung gian có độc tính này, đồng thời con đường chuyển hóa bằng liên hợp acid glucuronic và acid sulfuric trở nên bão hòa, dẫn đến làm tăng chuyển hóa paracetamol theo con đường khác. Acetylcystein có tác dụng bảo vệ gan bởi đã duy trì hoặc khôi phục nồng độ glutathion của gan, là chất cần thiết để làm bất hoạt chất chuyển hóa trung gian của paracetamol gây độc cho gan, hoặc như một chất nền đối với sự liên hợp của các chất chuyển hóa trung gian có độc tính. Acetylcystein có tác dụng giải độc tốt nhất nếu dùng trong vòng 8 giờ sau khi bị quá liều paracetamol và có thể có tác dụng sau 24 giờ. 

Dược động học 

Hấp thu

Sau khi hút qua miệng hoặc nhỏ thuốc vào khí quản, phần lớn acetylcystein tham gia vào phản ứng sulfhydryl-disulfid, số còn lại được hấp thu qua biểu mô phổi. Acetylcystein đạt nồng độ đỉnh tối đa 1 - 2 giờ sau khi hít qua mặt nạ khí dung. 

Sau khi uống, acetylcystein được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên, Sinh khả dụng đường uống thấp (khoảng 10%) do acetylcystein được chuyển hóa bước đầu qua gan. Acetylcystein đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khi uống 1 - 3 giờ. 

Sau khi truyền tĩnh mạch liều 150 mg/kg trong 15 phút, nồng độ đỉnh của acetylcystein trong huyết thanh là khoảng 554 mg/lít.

Phân bố

Khi vào cơ thể, tỷ lệ acetylcystein gắn với protein huyết tương là khoảng 66 - 87%. Sau khi uống liều 100 mg, khoảng 48% lượng thuốc vào được mô phổi. Sau khi truyền tĩnh mạch, Thể tích phân bố của acetylcystein ở trạng thái ổn định là 0,47 lit/kg. Không rõ acetylcystein có qua hàng rào máu - não và được bài tiết vào sữa mẹ hay không. 

Chuyển hóa

Acetylcystein được chuyển hóa nhanh và chủ yếu qua gan, tạo thành các chất chuyển hóa là cystein và hợp chất disulfid (N-diacetylcystein và N-acetylcystein). Cystein sau đó được chuyển hóa thành glutathion và các chất chuyển hóa khác. 

Thải trừ

Acetylcystein được thải trừ gần như hoàn toàn qua thận dưới dạng các chất chuyển hóa. Độ thanh thải của acetylcystein qua thận có thể chiếm 30% độ thanh thải toàn thân. Trên bệnh nhân xơ gan, độ thanh thải trung bình của acetylcystein giảm khoảng 30%. Độ thanh thải của acetylcystein giảm trên bệnh nhân suy thận, có thể tới 90% trên bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.

Nửa đời thải trừ của acetylcystein ở trẻ sơ sinh là khoảng 11 giờ. Ở người lớn, nửa đời thải trừ của acetylcystein sau khi tiêm tĩnh mạch là 5,6 giờ và sau khi uống viên sủi hòa tan là 11,8 giờ. Nửa đời thải trừ lăng trung bình khoảng 80% ở người bị suy gan nặng. Acetylcystein bị thải loại qua thẩm tách máu (51%) và lọc máu (14%). 

Chỉ định 

Acetylcystein được chỉ định trong các trường hợp:

Giải độc quá liều paracetamol. 

Là liệu pháp làm loãng đờm, hỗ trợ điều trị trong các trường hợp tăng tiết đờm nhày quanh ở đường hô hấp, bao gồm các trường hợp: bệnh phế quản phổi mạn tính (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn tính, hơn mạn tính, lao phổi, giãn phế quản, amyloidosis phổi nguyên phát), bệnh phế quản phổi cấp tính (viêm phổi, viêm phế quản), biến chứng phổi của bệnh xơ nang; làm sạch thường quy trong mở khí quản; biến chứng phổi liên quan đến phẫu thuật; trong quá trình gây mê; chấn thương vùng ngực; xẹp phổi do tắc nghẽn chất nhảy; một số xét nghiệm, thủ thuật chẩn đoán bệnh đường hô hấp (chụp phế quản, do thông khí phổi, sinh thiết phế quản). 

Dùng tại chỗ điều trị hội chứng khô mắt do giảm tiết nước mắt, bất thường tiết chất nhày. 

Chống chỉ định 

Quá mẫn với acetylcystein. 

Thận trọng 

Các phản ứng quá mẫn: Đã ghi nhận các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng, bao gồm phát ban, hạ huyết áp, khò khè và hoặc khó thở trên bệnh nhân dùng acetylcystein truyền tĩnh mạch trong điều trị quá liều paracetamol, phản ứng có thể xuất hiện ngay sau khi bắt đầu truyền. Trường hợp xuất hiện phản ứng quá mẫn nghiêm trọng, ngừng acetylcystcin và xử trí cấp cứu. 

Đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân có tiền sử hen phế quản bị co thắt phế quản và tử vong sau khi truyền tĩnh mạch acetylcystein. Phải giảm sát chặt chẽ khi dùng acetylcystein cho bệnh nhân có tiền sử hen phế quản hoặc co thắt phế quản. 

Đỏ bừng da cấp tính có thể xuất hiện khi bệnh nhân truyền acetylcystein. Phản ứng có thể xuất hiện 30 - 60 phút sau khi bắt đầu truyền và thưởng tự mất đi ngay cả khi đang truyền. Nếu phản ứng trở nên nghiêm trọng hơn, cần xử trí như phản ứng quá mẫn. Việc xử trí các phản ứng quá mẫn phụ thuộc vào mức độ nặng của phản ứng, ngừng tạm thời việc truyền thuốc và dùng kháng histamin nếu cần. Có thể truyền lại acetylcystein sau khi đã bắt đầu điều trị quá mẫn, tuy nhiên, nếu phản ứng quay trở lại ngay sau đó hoặc tăng mức độ nặng thì cần ngừng acetylcystein và dùng liệu pháp khác thay thế. 

Nguy cơ quá tải dịch: Phải hết sức chú ý điều chỉnh lượng dịch truyền khi điều trị quá liều paracetamol để tránh truyền dịch quá tải gây ra triệu chứng hạ natri huyết, co giật, tử vong. Kiểm soát chặt chẽ hơn đối với trẻ em, người bệnh có thể trọng dưới 40 kg. Điều trị tăng tiết đờm nhày: Khi điều trị với acetylcystein, bệnh nhân có thể xuất hiện nhiều đờm loãng ở phế quản. Nếu bệnh nhân giảm khả năng ho và khạc đờm, cần phải hút đờm. 

Nguy cơ xuất huyết Đường tiêu hóa trên: Bệnh nhân ngộ độc paracetamol đôi khi xuất hiện nôn nặng và dai dẳng. Điều trị ngộ độc paracetamol bằng viên sủi hòa tan acetylcystein có thể làm nặng thêm tình trạng nôn và tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa trên ở bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết (như giãn tĩnh mạch thực quản, loét dạ dày). Cân nhắc lợi ích/nguy cơ khi lựa chọn viên sủi hòa tan acetylcystein để điều trị quá liều paracetamol cho bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết. 

Phản ứng nghiêm trọng trên da: Hội chứng Stevens-Johnson và Lyell liên quan đến acetylcystein đã được ghi nhận, tuy nhiên hiếm gặp. Nếu xuất hiện thay đổi trên da và niêm mạc, cần ngừng acetylcystein và đến ngay cơ sở y tế. 

Chỉ định làm loãng đờm ở trẻ em: Thuốc làm loãng đờm có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp ở trẻ dưới 2 tuổi, do ở tuổi này trẻ ít khả năng khạc đờm. Hiệu quả và an toàn của dạng thuốc uống để làm loãng đờm chưa được khẳng định ở trẻ dưới 12 tuổi. 

Thời kỳ mang thai 

Acetylcystein có thể qua được nhau thai người khi dùng đường uống và tĩnh mạch. Dữ liệu hạn chế trên người không đủ để kết luận về nguy cơ của thuốc trong thai kỳ. Các nghiên cứu trên chuột và thỏ sử dụng acetylstein đường uống liều cao không phát hiện ảnh hưởng bất lợi nào đến thai. Nghiên cứu trên thỏ sử dụng acetylatein và isoproterenol phun mù trong thời kỳ mang thai không phát hiện độc tính nào trên thai. Việc trì hoãn điều trị quá liều paracetamol bằng acetylcystein ở người mang thai có thể gây nguy cơ tần tật và tử vong ở cả mẹ và con. Có thể cân nhắc sử dụng: acetyleystein uống, phun mù và nhỏ mắt trong thai kỳ. 

Thời kỳ cho con bú 

Không có dữ liệu về bài tiết acetylcystein vào sữa mẹ, về ảnh hưởng của thuốc lên trẻ bú mẹ hay lên quá trình bài tiết sữa, nên chưa thể loại trừ ảnh hưởng của thuốc này lên trẻ bú mẹ. Không nên cho con bú trong thời gian dùng acetylcystein. Theo dữ liệu về dược động học, acetylcystein thải trừ hoàn toàn sau khi dùng, 30 giờ. Người mẹ có thể cân nhắc vắt bỏ sữa trong vòng 30 giờ sau khi dùng thuốc. 

Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Dùng đường uống 

Thường gặp 

Buồn nôn, nôn, đau bụng và ban da, kèm hoặc không kèm sốt. 

Ít gặp 

Phản ứng quá mẫn (co thắt phế quản, khó thở, ngứa, mày đay, phát ban, phù mạch và nhịp tim nhanh, hạ huyết áp), đau đầu, ù tai. 

Rất hiếm gặp 

Sốc phản vệ, phản ứng giống phản vệ, xuất huyết. 

Dùng đường truyền tĩnh mạch 

Thường gặp 

Buồn nôn, nôn, đỏ bừng da và ban da. 

Hiếm gặp 

Phù mạch, co thắt phế quản, suy hô hấp, tăng hạ huyết áp, nhịp tim nhanh. 

Các phản ứng khác 

Phản ứng tại chỗ tiêm: ngứa, ho, đau tức ngực, sưng mí mắt, đổ mồ hôi, khó chịu, tăng thân nhiệt, giãn mạch, nhìn mờ, nhịp tim chậm, đau mắt, ngất, nhiễm toan, giảm tiểu cầu, ngừng tim hoặc ngừng hô hấp, choáng váng, lo âu, thoát mạch, bệnh khớp, đau khớp giảm chức năng gan, co giật toàn thể, tím tái, giảm urê huyết. 

Dùng dạng phun mù hoặc nhỏ vào phế quản 

ADR có thể gặp bao gồm đầy hơi, buồn nôn, nôn, chóng mặt, sổ mũi, sốt. 

Dùng dạng nhỏ mắt 

ADR có thể gặp là ngứa, đỏ và kích ứng ở mắt. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Đối với dạng uống, pha loãng dung dịch acetylcystein có thể giúp làm giảm phản ứng gây nôn. 

Trường hợp xuất hiện hoặc nghi ngờ phản ứng phản vệ: Ngừng thuốc và điều trị cấp cứu phản vệ. 

Liều lượng và cách dùng 

Cách dùng

Để làm tiêu chất nhày đường hô hấp, acetylcystein được dùng đường phun mù hoặc nhỏ vào khí quản (dung dịch acetylcystein 10 - 20%), hoặc đường uống (viên nén, bột pha dung dịch uống, viên sủi hòa tan). Để điều trị quá liều paracetamol, acetylcystein được dùng bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. Chuẩn bị dung dịch truyền tĩnh mạch: Pha loãng dung dịch tiêm đậm đặc acetylcystein 200 mg/ml bằng dung dịch tiêm truyền Glucose 5%, hoặc Natri clorid 0,9% (trong trường hợp không dùng được dung dịch tiêm truyền glucose 5%). 

Chuẩn bị dung dịch uống để giải độc quá liều paracetamol: Hòa tan số mg thuốc tương ứng dụng viên sủi vào lượng nước tùy theo cần nặng bệnh nhân 

Cân nặng > 60 kg: Hòa tan lần lượt liều nạp và mỗi liều duy trì vào 300 ml nước. 

Cân nặng 20 – 59 kg: Hòa tan lần lượt liều nạp và mỗi liều duy trì vào 150 ml nước. 

Cân nặng 1 - 19 kg: Hoà 2 viên sủi 2,5 g vào 100 ml để tạo dung dịch có nồng độ 50 mg/ml, sau đó lấy tương ứng liều nạp và liều duy trì theo thể tích dung dịch đã pha. 

Nên dùng dung dịch uống trong vòng 2 giờ sau khi pha. Nếu bệnh nhân bị nôn trong vòng 1 giờ sau khi uống thì phải uống lại liều vừa dùng. Nếu bệnh nhân bị nôn liên tục, có thể đưa thuốc qua ống thông mũi - tá tràng, hoặc chuyển sang dùng đường tĩnh mạch. Pha dung dịch uống từ gói bột hoặc viên sủi hòa tan để làm loãng đờm: Hòa lượng bột thuốc trong 1 gói vào cốc chứa sẵn một ít nước và khuấy đều cho tan hết, hoặc hòa 1 viên sủi với nửa cốc nước. Uống ngay sau khi pha. 

Liều dùng 

Giải độc quá liều paracetamol 

Truyền tĩnh mạch: Tổng liều trên người lớn và trẻ em là 300 mg/kg, chia thành 3 liều, truyền tĩnh mạch trong 21 giờ: Liều thứ nhất 150 mg/kg truyền trong 1 giờ; liều thứ hai 50 mg /kg bắt đầu sau khi kết thúc liều thứ nhất và truyền trong 4 giờ; liều thứ ba 100 mg/kg bắt đầu sau khi kết thúc liều thứ hai và truyền trong 16 giờ. Thể tích dịch truyền tĩnh mạch glucose 5% hoặc natri clorid 0,9% dùng để pha loãng dung dịch tiêm acetylcystein đậm đặc 200 mg/ml được khuyến cáo theo đối tượng và cân nặng của bệnh nhân như sau: 

Đối tượng bệnh nhân và cân nặngThể tích dung dịch truyền tĩnh mạch glucose 5% hoặc natri clorid 0,9% dùng pha loãng dung dịch tiêm acetylcystein đậm đặc 

Liều thứ nhất 

150 mg/kg truyền trong 1 giờ 

Liều thứ 2 

50 mg/kg truyền trong 4 giờ 

Liều thứ 3

100 mg/kg truyền trong 16 giờ  

Người lớn và trẻ em > 40 kg200 ml 500 ml 1000 ml 
Trẻ em 20 - 40 kg 100 ml 250 ml 500 ml 
Trẻ em < 20 kg 3 ml/kg 7 ml/kg 14 ml/kg 
Trẻ sơ sinh 3 ml/kg 7 ml/kg 14 ml/kg 

Uống: Sử dụng dung dịch pha tử viên sủi acetylcystein (500 mg và 2,5 g). Liều dùng cho cả người lớn và trẻ em: uống liều nạp 140 mg/kg và tiếp theo uống liều duy trì đầu tiên 70 mg/kg sau 4 giờ, rồi lặp lại liều duy trì 70 mg/kg sau mỗi 4 giờ, tổng cộng 17 liều duy trì. 

Làm loãng đờm nhày quanh đường hô hấp 

Phun mù hoặc nhỏ trực tiếp vào khí quản: Sử dụng dung dịch thuốc phun mù hoặc nhỏ vào phế quản, liều dùng cho cả người lớn và trẻ em như sau: 

Phun mù (qua mặt nạ, ống ngậm, hoặc ống mở khí quản) 3 - 5 ml dung dịch 20% hoặc 6 - 10 ml dung dịch 10% qua một mặt nạ hoặc đầu vòi phun, 3 - 4 lần/ngày. Nếu cần, có thể phun mù 1 - 10 ml dung dịch 20% hoặc 2 - 20 ml dung dịch 10%, cách 2 đến 6 giờ 1 lần Hoặc nhỏ trực tiếp vào khí quản 1 - 2 ml dung dịch 10 - 20%, mỗi giờ 1 lần. 

Có thể đưa acetylcystein vào nhánh phế quản nhờ một ống thông (khi gây tê) bằng cách nhỏ 2 - 5 ml dung dịch 20% qua xilanh vào ống thông. Cũng có thể đưa thuốc qua ống nội khí quản bằng cách nhỏ 1 - 2 ml dung dịch 20% hoặc 2 – 4 ml dung dịch 10%, mỗi 1 - 4 giờ 1 lần, qua xilanh vào ống thông. 

Trong thực hiện các xét nghiệm, thủ thuật chẩn đoán ở phế quản, có thể phun mù hoặc nhỏ vào phế quản 1 - 2 ml dung dịch 20% hoặc 2 - 4 ml dung dịch 10%, 2 - 3 lần trước khi thực hiện xét nghiệm hoặc thủ thuật. 

Uống: Sử dụng viên nén, viên sủi hoặc bột pha dung dịch uống. Liều dùng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên như sau: Uống một liều đơn 600 mg/ngày (dạng viên nén, viên sủi hòa tan) hoặc uống 200 mg/lần × 3 lần/ngày (dạng thuốc bột pha dung dịch uống). Thời gian điều trị phụ thuộc vào khởi phát và mức độ nặng của bệnh. Uống nhiều nước để hỗ trợ tác dụng tiêu chất nhầy của acetylcystein. 

Điều trị hội chứng khô mắt 

Người lớn và trẻ em: Sử dụng dung dịch acetylcystein 5% cùng với hypromellose, nhỏ 1 - 2 giọt/lần, mỗi ngày 3 - 4 lần. 

Tương tác thuốc 

Kháng sinh: Tác dụng gây khử hoạt tính kháng sinh của acetylcystein chỉ được ghi nhận in vitro khi trộn chung các thuốc với nhau. Tuy nhiên nhà sản xuất vẫn khuyến cáo nên uống kháng sinh 2 giờ trước hoặc sau khi uống acetylcystein. 

Thuốc giảm ho: Không được dùng đồng thời các thuốc giảm họ trong thời gian điều trị bằng acetylcystein, do giảm phản xạ ho có thể dẫn đến tích tụ dịch tiết phế quản. 

Nitroglycerin: Acetylcystein có thể tăng cường tác dụng giãn mạch của Nitroglycerin. Cần thận trọng khi dùng đồng thời 2 thuốc. Than hoạt: Than hoạt có thể làm giảm tác dụng của acetylcystein do làm giảm hấp thu. 

Một số xét nghiệm: Acetylcystein có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm salicylat bằng phân tích so màu. 

Tương kỵ 

Acetylcystein có thể phản ứng với một số kim loại (đặc biệt là Sắt, niken, đồng) và cao su. Cần tránh để thuốc tiếp xúc với các chất này. Sử dụng acetylcystein cùng với các thiết bị (phun mù, tiêm truyền) có chứa thành phần thủy tinh, nhựa, nhôm anod hóa, kim loại mạ crôm, tantalum (Ta), hợp kim bạc sterling hoặc thép không gỉ. Việc chuyển màu dung dịch tiêm sang màu tím nhạt đã được ghi nhận và không được cho là giảm đáng kể hiệu quả và an toàn của thuốc.

Quá liều và xử trí 

Triệu chứng

Quá liều acetylcystein truyền tĩnh mạch có thể xảy ra khi tiềm truyền quá nhanh và với liều quá cao. Triệu chứng quá liều tương tự như triệu chứng của phản vệ, nhưng nặng hơn nhiều. Quá liều acetylcystein dạng uống có thể gây ra các triệu chứng đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn và tiêu chảy. 

Xử trí

Không có thuốc giải độc đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Xử trí các phản ứng giống phản vệ bằng kháng histamin và corticoid. 

Dược thư quốc gia Việt Nam

Acetylsalicylic acid (DL-lysin-acetylsalicylat)

Tên chung quốc tế: Acetylsalicylic acid. 

Mă ATC: A01AD05, B01AC06, N02BA01. 

Loại thuốc: Thuốc chống viêm không steroid; thuốc ức chế kết tập tiểu cầu; thuốc giảm đau salicylat; thuốc hạ sốt. 

Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén: 75 mg, 81 mg, 300 mg, 325 mg, 500 mg, 650 mg. 

Viên nhai: 81 mg. 

Viên nén giải phóng chậm (bao tan trong ruột): 81 mg, 100 mg, 

162 mg, 325 mg, 500 mg, 650 mg, 975 mg. 

Viên nén giải phóng kéo dài: 800 mg.

Viên nén (có đệm): 81 mg, 325 mg, 500 mg. 

Viên nén bao phim: 81 mg, 325 mg, 500 mg. 

Viên nén phân tán (pha thành dung dịch): 75 mg, 300 mg, 325 mg, 500 mg. 

Viên nang giải phóng kéo dài: 162,5 mg. 

Viên đạn: 60 mg, 120 mg, 200 mg, 300 mg, 600 mg. 

Bột pha Dung dịch uống: 100 mg. 

Dược lực học 

Aspirin (acid acetylsalicylic) có tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt. Nói chung, cơ chế tác dụng của aspirin cũng tương tự như các thuốc chống viêm không steroid khác. Thuốc ức chế enzym cyclooxygenase (COX), dẫn đến ức chế tổng hợp prostaglandin, thromboxan và các sản phẩm khác như prostacyclin của cyclooxygenase. Cơ chế ức chế enzym COX của aspirin khác biệt hẳn so với các thuốc chống viêm không steroid khác. Aspirin gắn cộng trị với cả hai loại COX dẫn đến ức chế không đảo ngược hoạt tính của enzym này, do đó thời gian tác dụng của aspirin liên quan đến tốc độ vòng chuyển hóa của cyclooxygenase. Còn với các thuốc chống viêm không steroid khác, do chỉ ức chế cạnh tranh tại vị trí tác dụng của COX, thời gian tác dụng sẽ liên quan trực tiếp đến thời gian thuốc tồn tại trong cơ thể. 

Aspirin còn có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu. Cơ chế do ức chế COX của tiểu cầu dẫn đến ức chế tổng hợp thromboxan A, là chất gây kết tập tiểu cầu. Tiểu cầu là tế bào không có nhân, không có khả năng tổng hợp COX mới, do đó không giống như các thuốc chống viêm không steroid khác, aspirin ức chế không thuận nghịch kết tập tiểu cầu, tác dụng này kéo dài suốt đời sống của tiểu cầu (8 - 11 ngày). Tác dụng ức chế thromboxan A2 xảy ra nhanh và không liên quan đến nồng độ aspirin trong huyết thanh có thể vì COX trong tiểu cầu đã bị bất hoạt trước khi vào tuần hoàn toàn thân. Tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu có tính chất tích lũy khi sử dụng các liều lặp lại. Liều aspirin 20 - 50 mg/ngày ức chế gần như hoàn toàn sự tổng hợp thromboxan của tiểu cầu trong vài ngày. Liều cao 150 - 300 mg có thể cho tác dụng ức chế tối đa gần như ngay tức thì. 

Aspirin còn ức chế sản sinh prostaglandin ở thận. Sự sản sinh prostaglandin ở thận ít quan trọng về mặt sinh lý với người bệnh có thận bình thường, nhưng có vai trò rất quan trọng trong duy trì lưu thông máu qua thận ở người suy thận mạn tính, suy tim, suy gan, hoặc có rối loạn về thể tích huyết tương. Ở những người bệnh này, tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin ở thận của aspirin có thể dẫn đến suy thận cấp tính, giữ nước và suy tim cấp tính. 

Dược động học 

Khi uống, aspirin được hấp thu nhanh từ đường tiêu hóa. Một phần aspirin được thủy phân thành salicylat trong thành ruột. Sau khi vào tuần hoàn, phần aspirin còn lại cũng nhanh chóng chuyển thành salicylat, tuy nhiên trong 20 phút đầu sau khi uống, aspirin vẫn giữ nguyên dạng trong huyết tương. Cả aspirin và salicylat đều có hoạt tính nhưng chỉ aspirin có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu. Aspirin gắn protein huyết tương với tỷ lệ từ 80 - 90% và được phân bố rộng, với Thể tích phân bố ở người lớn là 170 ml/kg. Khi nồng độ thuốc trong huyết tương tăng, có hiện tượng bão hòa vị trí gắn protein huyết tương và tăng thể tích phân bố. Salicylat cũng gắn nhiều với protein huyết tương và phân bố rộng trong cơ thể, vào được trong sữa mẹ và qua được hàng rào nhau thai. 

Salicylat được thanh thải chủ yếu ở gan, với các chất chuyển hóa là acid salicyluric, salicyl phenolic glucuronid, salicylic acyl glucuronid, acid gentisuric. Các chất chuyển hóa chính là acid salicyluric và salicyl phenolic glucuronid dễ bị bão hòa và dược động theo phương trình Michaelis Menten, các chất chuyển hóa còn lại theo động học bậc 1, dẫn đến kết quả tại trạng thái cân bằng, nồng độ salicylat trong huyết tương tăng không tuyến tính với liều. Sau liều 325 mg aspirin, thải trừ tuân theo động học bậc 1 và nửa đời của salicylat trong huyết tương là khoảng 2 - 3 giờ; với liều cao aspirin, nửa đời có thể tăng đến 15 - 30 giờ. Salicylat cũng được thải trừ dưới dạng không thay đổi qua nước tiểu, lượng thải trừ tăng theo liều dùng và phụ thuộc pH nước tiểu; khoảng 30% liều dùng thải trừ qua nước tiểu kiềm hóa so với chỉ 2% thải trừ qua nước tiểu acid hóa. Thải trừ qua thận liên quan đến các quá trình lọc cầu thận, thải trừ tích cực qua ống thận và tái hấp thu thụ động qua ống thận. Salicylat có thể được thải qua thẩm tách máu. 

Chỉ định 

Nhờ tác dụng chống kết tập tiểu cầu, aspirin được sử dụng trong một số bệnh lý tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và dự phòng biến chứng tim mạch ở các bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao. Thuốc cũng được sử dụng trong điều trị và dự phòng một số bệnh lý mạch não như đột quỵ. 

Giảm đau nhẹ và vừa, giảm sốt. Vì có tỷ lệ cao về ADR ở đường tiêu hóa, nên aspirin hay được thay thế bằng Paracetamol, dung nạp tốt hơn. 

Điều trị hội chứng Kawasaki vì có tác dụng chống viêm, hạ sốt và chống huyết khối. 

Chống viêm cấp và mạn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, thoái hóa khớp và viêm cột sống dính khớp.

Chống chỉ định 

Do nguy cơ dị ứng chéo, không dùng aspirin cho người đã có triệu chứng hen, viêm mũi, phù mạch hoặc mày đay khi dùng aspirin hoặc NSAID khác trước đây. 

Trẻ em và thiếu niên nhiễm virus có hoặc không có kèm sốt. Người có bệnh ưa chảy máu hoặc rối loạn chảy máu, giảm tiểu cầu, loét dạ dày hoặc tá tràng đang hoạt động, suy tim vừa và nặng, suy gan nặng, suy thận nặng (tốc độ lọc cầu thận dưới 10 ml/phút) và xơ gan. 

Người bị bệnh gút (liều thấp cũng làm tăng nồng độ urat). 

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ. 

Thận trọng 

Aspirin nên sử dụng rất thận trọng với người hay có triệu chứng đầy bụng hoặc có tiền sử loét niêm mạc dạ dày. 

Người có tiền sử bệnh hen hoặc rối loạn dị ứng. 

Người bệnh suy gan, suy thận, người bệnh mất nước hoặc tăng huyết áp chưa kiểm soát được. 

Liều cao có thể gây thiếu máu tan huyết cấp tính ở bệnh nhân thiếu hụt G6PD. 

Aspirin có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát Insulin và glucagon trong đái tháo đường. 

Ở trẻ em, khi dùng aspirin đã gây ra một số trường hợp hội chứng Reye, vì vậy cần hạn chế hoàn toàn chỉ định aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt như bệnh Kawasaki, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, bệnh Still. 

Nên tránh sử dụng aspirin kéo dài ở người cao tuổi bởi có nguy cơ gây chảy máu dạ dày. 

Nên ngừng sử dụng aspirin vài ngày trước khi tiến hành phẫu thuật. Aspirin và các salicylat có thể ảnh hưởng đến các test chức năng tuyến giáp. 

Thời kỳ mang thai 

Aspirin ức chế cyclooxygenase và sự sản sinh prostaglandin, điều này quan trọng với sự đóng ống động mạch. Aspirin còn ức chế co bóp tử cung, do đó gây trì hoãn chuyển dạ. Tác dụng ức chế sản sinh prostaglandin có thể dẫn đến đóng sớm ống động mạch trong tử cung, với nguy cơ nghiêm trọng tăng huyết áp động mạch phổi và suy hô hấp sơ sinh. Nguy cơ chảy máu tăng lên ở cả mẹ và thai nhi, vì aspirin ức chế kết tập tiểu cầu ở mẹ và thai nhi. Do đó, không được dùng aspirin trong 3 tháng cuối cùng của thời kỳ mang thai. 

Thời kỳ cho con bú 

Một lượng nhỏ aspirin có thể được phân bố vào trong sữa mẹ. Tỷ lệ nồng độ thuốc trong sữa so với huyết tương khoảng từ 0,03 - 0,3 đã được báo cáo. Nồng độ đỉnh trong sữa mẹ đã được báo cáo đạt được sau 9 giờ khi uống 1 liều. Nhiễm toan chuyển hóa đã được báo cáo ở một trẻ nhỏ sau khi người mẹ dùng aspirin liều 3,9 g/ ngày. Tổ chức Y tế thế giới đã cân nhắc liều dùng ngắt quãng của aspirin cho người mẹ đang cho con bú, nhưng tránh điều trị dài ngày và phải kiểm soát ADR ở trẻ nhỏ. Theo BNF và một số tài liệu khác, tránh dùng aspirin cho phụ nữ đang cho con bú do nguy cơ gây ra hội chứng Reye. Người mẹ sử dụng liều cao thường xuyên có thể làm giảm chức năng tiểu cầu và gây giảm prothrombin huyết ở trẻ nhỏ bú mẹ nếu dự trữ vitamin K ở trẻ thấp. 

Tác dụng không mong muốn (ADR) 

ADR phổ biến nhất liên quan đến hệ tiêu hóa, thần kinh và chảy máu. 

Tần số ADR phụ thuộc vào liều. Có tới 5% tổng số người được điều trị có ADR. Thường gặp nhất là triệu chứng tiêu hóa (4%) và ở liều cao (trên 3 g/ngày), tỷ lệ người có ADR là trên 50% tổng số người được điều trị. 

Thường gặp 

Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày - ruột. 

Da: ban, mày đay. 

Huyết học: thiếu máu tan huyết. 

Thần kinh - cơ - xương: yếu cơ, mệt mỏi.

Hô hấp: khó thở. 

Khác: sốc phản vệ. 

Ít gặp 

TKTW: mất ngủ, bồn chồn, cáu gắt. 

Nội tiết và chuyển hóa: thiếu Sắt. 

Huyết học: chảy máu ẩn, thời gian chảy máu kéo dài, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu. 

Gan: độc hại gan. 

Thận: suy thận. 

Hô hấp: co thắt phế quản. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR 

ADR trên hệ TKTW có thể hồi phục hoàn toàn trong vòng 2 - 3 ngày sau khi ngừng thuốc. Nếu có các triệu chứng chóng mặt, ù tai, giảm thính lực hoặc thương tổn gan, phải ngừng thuốc. Ở người cao tuổi, nên điều trị với liều aspirin thấp nhất có hiệu lực và trong thời gian ngắn nhất có thể được. Điều trị sốc phản vệ do aspirin với liệu pháp giống như khi điều trị các phản ứng phản vệ cấp tính. Adrenalin là thuốc chọn lọc và thường kiểm soát dễ dàng chứng phù mạch và mày đay. 

Liều lượng và cách dùng 

Cách dùng

Aspirin thường dùng đường uống, kích ứng Đường tiêu hóa có thể giảm nếu uống sau bữa ăn. Trong một số trường hợp có thể dùng viên đạn đặt trực tràng. 

Liều lượng 

Người lớn 

Ức chế kết tập tiểu cầu: Trong trường hợp dự phòng dài hạn biến chứng tim mạch trên bệnh nhân nguy cơ cao, dùng liều 75 - 150 mg/ngày. Trong trường hợp cấp tính, như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, cơn đau thắt ngực không ổn định, cần sử dụng ngay trong phác đồ trị liệu ban đầu, dùng liều nạp 150 - 300 mg. Giảm đau/giảm sốt: Uống 300 - 900 mg, lặp lại sau mỗi 4 - 6 giờ nếu cần, tối đa là 4 g/ngày. Thuốc đạn: 450 - 900 mg, lặp lại sau mỗi 4 giờ nếu cần, tối đa 3,6 g/ngày. 

Chống viêm (viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp): Trong trường hợp viêm cấp có thể dùng liều 4 - 8 g/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ. Nồng độ salicylat trong huyết tương tối ưu để chống viêm là 150 - 300 microgam/ml, tuy nhiên ngay từ mức nồng độ này, đã có bệnh nhân gặp biểu hiện của độc tính như ù tai. Trong trường hợp mạn tính, liều đến 5,4 g/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ, cần thiết có thể sử dụng liều cao hơn. Liều dùng nên được hiệu chỉnh theo đáp ứng, sự dung nạp của bệnh nhân và nồng độ salicylat huyết thanh. 

Trẻ em 

Chỉ định rất hạn chế vì nguy cơ hội chứng Reye. 

Bệnh Kawasaki

Trong thực tế dùng phác đồ chống viêm đến khi hết sốt, sau đó thay bằng phác đồ chống huyết khối. 

Trong giai đoạn đầu có sốt: Theo phác đồ của Anh, liều ban đầu 30 - 50 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần đối với trẻ trên 1 tháng, và 32 mg kg/ngày, chia làm 4 lần đối với trẻ sơ sinh, điều trị trong 14 ngày hoặc cho tới khi hết sốt. Theo phác đồ của Mỹ liều cao hơn, uống liều 80 - 100 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần, trong 14 ngày hoặc sau khi hết sốt 48 giờ. 

Trong giai đoạn điều trị duy trì: Uống 2 - 5 mg/kg/ngày, uống 1 lần (trẻ sơ sinh: 5 mg/kg/ngày). Nếu không có bất thường ở động mạch vành thì thường phải tiếp tục điều trị tối thiểu 6 - 8 tuần. Nếu có bất thường tại động mạch vành, phải tiếp tục điều trị ít nhất 1 năm, kể cả khi bất thường đó đã thoái lui. Nếu bất thường tồn tại dai dẳng, thì phải điều trị lâu hơn nữa. 

Chống viêm khớp dạng thấp thiếu niên: Trẻ cân nặng dưới 25 kg uống liều ban đầu 60 - 130 mg/kg/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ (5 - 6 lần); trẻ nặng hơn có thể bắt đầu bằng liều 2,4 - 3,6 g/ngày. Liều duy trì thường dùng là 80 - 100 mg/kg/ngày, một số trẻ có thể cần đến liều 130 mg/kg/ngày. Tuy nhiên, do nguy cơ độc tính, trẻ cân nặng trên 25 kg không nên dùng liều quả 100 mg/kg/ngày. Liều dùng dựa trên Diện tích bề mặt cơ thể nhìn chung không nên vượt quá 3 g/m2. Liều dùng nên được hiệu chỉnh theo đáp ứng, sự dung nạp của bệnh nhân và nồng độ salicylat huyết thanh. 

Tương tác thuốc 

Tránh dùng đồng thời với 1 trong các thuốc: Dexketoprofen, floctafenin, vắc xin cúm (sống bất hoạt), ketorolac (xịt mũi), ketorolac (dùng toàn thân), omacetaxin, sulfinpyrazon, urokinase. Nói chung nồng độ salicylat trong huyết tương ít bị ảnh hưởng bởi các thuốc khác, nhưng việc dùng đồng thời với aspirin làm giảm nồng độ của Indomethacin, naproxen và fenoprofen.

Tương tác của aspirin với warfarin làm tăng nguy cơ chảy máu, với methotrexat, thuốc hạ Glucose huyết sulphonylurê, Phenytoin, acid valproic làm tăng nồng độ thuốc này trong huyết thanh và tăng độc tính.

Tương tác khác của aspirin gồm sự đối kháng với natri niệu do spironolacton và sự phong bế vận chuyển tích cực của penicilin từ dịch não - tủy vào máu.

Aspirin làm giảm tác dụng các thuốc ảnh hưởng đến acid uric niệu như probenecid. 

Tương kỵ 

Trong dung dịch nước hoặc nước - Ethanol, aspirin thủy phân thành Acid salicylic và acetic, tốc độ thủy phân tăng lên ở nhiệt độ cao và phụ thuộc vào pH. 

Quá liều và xử trí 

Triệu chứng

Ù tai, điếc, giãn mạch, đổ mồ hôi. Trường hợp nhiễm độc nặng có thể hôn mê (ít xảy ra). 

Xử trí

Cần phải điều trị tại bệnh viện, nơi có thể đo được nồng độ salicylat, pH và điện giải trong huyết thanh. 

Làm sạch dạ dày bằng cách gây nôn (chú ý cẩn thận để không hít vào) hoặc rửa dạ dày, cho uống than hoạt. Theo dõi và nâng đỡ các chức năng cần thiết cho sự sống. Điều trị sốt cao; truyền dịch, chất điện giải, hiệu chỉnh mất cân bằng acid - base; điều trị chứng tích ceton; giữ nồng độ glucose huyết thích hợp. 

Theo dõi nồng độ salicylat huyết thanh cho tới khi thấy rõ nồng độ đang giảm tới mức không độc. Khi đã uống một liều lớn dạng thuốc giải phóng nhanh, nồng độ salicylat 500 mg/lít, 2 giờ sau khi uống cho thấy ngộ độc nghiêm trọng, nồng độ salicylat trên 800 mg/lít, 2 giờ sau khi uống cho thấy có thể gây chết. Ngoài ra, cần theo dõi trong thời gian dài nếu uống quá liều mức độ lớn, vì sự hấp thu có thể kéo dài; nếu xét nghiệm thực hiện từ khi uống đến trước 6 giờ không cho thấy nồng độ độc salicylat, cần làm xét nghiệm nhắc lại. 

Gây bài niệu bằng kiềm hóa nước tiểu để tăng thải trừ salicylat. Tuy vậy, không nên dùng bicarbonat uống, vì có thể làm tăng hấp thu salicylat. Có thể cho truyền natri carbonat (nhưng phải điều chỉnh nồng độ Kali huyết thanh về khoảng thích hợp trước khi truyền natri carbonat). Nếu dùng acetazolamid, cần xem xét kỹ tăng nguy cơ nhiễm acid chuyển hóa nghiêm trọng và ngộ độc salicylat (gây nên do tăng thâm nhập salicylat vào não vì nhiễm acid chuyển hóa). pH nước tiểu tối ưu là 7,5 - 8,5. 

Thực hiện truyền thay máu, thẩm tách máu, thẩm tách màng bụng, nếu cần khi quá liều nghiêm trọng (cân nhắc khi nồng độ salicylat huyết thanh trên 700 mg/lít hoặc xuất hiện nhiễm acid chuyển hóa nặng). 

Theo dõi phù phổi và co giật và thực hiện liệu pháp thích hợp nếu cần. Truyền máu hoặc dùng vitamin K nếu cần để điều trị chảy máu.

Aciclovir

Tên chung quốc tế: Aciclovir (Acyclovir). 

Mã ATC: D06BB03, J05AB01, S01AD03. 

Loại thuốc: thuốc kháng virus. 

Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén: 200 mg, 400 mg, 800 mg. 

Nang: 200 mg. 

Bột pha tiêm: 1 g, 500 mg, 250 mg (dưới dạng muối natri). 

Hỗn dịch uống: Lọ 200 mg/5 ml, 5 g/125 ml, 4 g/50 ml.

Thuốc mỡ tra mắt: 3% (tuýp 4,5 g). 

Thuốc mỡ dùng ngoài: 5% (tuýp 3 g, 15 g); kem dùng ngoài: 5%, tuýp 2 g, 10 g 

Dược lực học 

Aciclovir (acycloguanosin) là một purin nucleosid tổng hợp. Để có tác dụng, aciclovir phải được phosphoryl hóa thành dạng có hoạt tính là aciclovir triphosphat. Đầu tiên, aciclovir được chuyển thành aciclovir monophosphat nhờ enzym của virus là thymidin kinase, sau đó chuyển tiếp thành aciclovir diphosphat và aciclovir triphosphat bởi một số enzym của tế bào. Aciclovir triphosphat ức chế tổng hợp ADN và sự nhân lên của virus bằng cách cạnh tranh vị trí gắn với deoxyguanosin triphosphat trên ADN polymerase, dẫn đến tích hợp aciclovir vào chuỗi ADN đang tổng hợp và gây gián đoạn quá trình tổng hợp ADN của virus. Ngoài ra, dạng triphosphat của aciclovir cũng tác dụng như một chất ức chế ưu tiên đối với ADN polymerase của virus. Trên các tế bào không bị nhiễm virus, aciclovir chỉ thể hiện hoạt tính yếu do khả năng xâm nhập nội bào kém, hiệu suất phosphoryl hóa thấp và ái lực gắn yếu của dạng triphosphat với a-ADN polymerase. 

Phổ tác dụng

Aciclovir thể hiện hoạt tính in vitro và in vivo chống lại các chủng virus Herpes simplex (HSV), bao gồm HSV typ I, HSV typ 2 và Varicella zoster. Ngoài ra, aciclovir cũng có tác dụng ức chế một số chủng Herpes khác nhưng với mức độ yếu hơn, bao gồm virus Epstein-Barr (EBV), Herpesvirus simiae, cytomegalovirus (CMV). 

Xu hướng đề kháng

Sử dụng aciclovir kéo dài hoặc lặp lại có thể dẫn đến chọn lọc các chủng virus giảm nhạy cảm và gây mất hiệu quả điều trị, thường gặp trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Hầu hết các chủng đề kháng phân lập được trên lâm sàng có sự thiếu hụt enzym thymidin kinase, tuy nhiên cũng đã ghi nhận các chủng đề kháng bằng cách đột biến thay đổi cấu trúc thymidin kinase hoặc ADN polymerase. 

Dược động học 

Hấp thụ

Aciclovir chỉ được hấp thu một phần tại đường tiêu hóa. Sinh khả dụng đường uống dao động từ 10 - 20% và giảm dần khi tăng liều. Nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương đạt được trong khoảng 1,5 - 2,5 giờ sau khi uống. Thức ăn không làm ảnh hưởng đến hấp thụ thuốc. Lượng thuốc được hấp thụ từ các dạng bào chế dùng tại chỗ (kem, thuốc mỡ) vào tuần hoàn chung rất nhỏ và thường nằm dưới ngưỡng phát hiện. 

Phân bố

Thể tích phân bố của aciclovir khoảng 0,8 lít/kg. Thuốc có khả năng phân bố rộng trong các mô và dịch cơ thể, bao gồm não, thận, tuyến nước bọt, phổi, gan, cơ, lách, tử cung, niêm mạc và dịch tiết âm đạo, tinh dịch, dịch não tủy, dịch mụn herpes. Nồng độ thuốc đạt được trong dịch não tủy tương đương khoảng 50% nồng độ trong huyết tương. Tỷ lệ liên kết của thuốc với protein huyết tương là 9 - 33%. 

Thải trừ

Aciclovir được chuyển hóa một phần nhỏ tại gan tạo thành các chất chuyển hóa không có hoạt tính. Thuốc được bài tiết chủ yếu qua thận thông qua lọc ở cầu thận và bài tiết tại ống thận. Trên người có chức năng thận bình thường, khoảng 62 - 91% liều tiêm truyền tĩnh mạch được bài tiết qua thận dưới dạng không biến đổi. Nồng độ aciclovir trong huyết tương giảm theo kiểu hai pha với nửa đời pha đầu là 0,34 giờ và nửa đời thải trừ pha cuối là 2,1 - 3,5 giờ. Trên bệnh nhân suy thận, nửa đời thải trừ của thuốc phụ thuộc vào thanh thải creatinin và có thể lên tới 19,5 giờ, 

Chỉ định 

Điều trị nhiễm virus Herpes simplex (typ 1 và typ 2) ở da và niêm mạc, bao gồm herpes sinh dục lần đầu và tái phát. 

Dự phòng nhiễm virus Herpes simplex trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch. 

Dự phòng tái phát trên các bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bình thường bị tái nhiễm virus Herpes simple nhiều lần (≥ 6 lần mỗi năm). 

Điều trị viêm màng não do Herpes simplex. 

Điều trị nhiễm Herpes simplex sơ sinh (trẻ từ 0 - 3 tháng tuổi). 

Điều trị nhiễm virus Varicella zoster (bệnh thủy đậu) và Herpes zoster (bệnh Zona). 

Chống chỉ định 

Mẫn cảm với aciclovir hoặc valaciclovir 

Thận trọng 

Do aciclovir được thải trừ qua thận, cần hiệu chỉnh liều trên các bệnh nhân suy giảm chức năng thận hoặc đang thẩm tách máu để ngăn ngừa tích lũy thuốc, giảm nguy cơ độc tính và duy trì nồng độ thuốc thích hợp trong huyết tương. 

Cần thận trọng khi sử dụng aciclovir đồng thời với các thuốc có độc tính trên thận do làm tăng nguy cơ độc tính trên thận và/hoặc TKTW 

Nguy cơ suy thận do aciclovir tăng lên khi truyền tĩnh mạch nhanh, do đó aciclovir phải được truyền tĩnh mạch chậm trong thời gian tối thiểu 1 giờ. 

Cần duy trì lượng dịch đưa vào thích hợp để tránh hiện tượng lắng đọng các tỉnh thể thuốc tại ống thận khi sử dụng aciclovir, đặc biệt trong trường hợp dùng liều cao. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân mắc viêm não Herpes, cần lưu ý nguy cơ phù não nếu bệnh nhân được bổ sung dịch quá mức. 

Những thay đổi bất thường liên quan đến hệ thần kinh (ngủ lịm, run, lú lẫn, ảo giác, kích động, co giật, hôn mê) đã được ghi nhận trên các bệnh nhân điều trị bằng aciclovir. Do đó, thuốc cần được sử dụng thận trọng trên các bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, có tình trạng thiếu oxy, suy thận, suy gan nặng hoặc rối loạn điện giải. Thuốc cũng cần được sử dụng thận trọng trên các bệnh nhân có tiền sử gặp ADR trên thần kinh khi sử dụng các hóa chất gây độc tế bào hoặc đang điều trị bằng methotrexat hoặc interferon tiêm nội tủy. 

Khi sử dụng dài hạn aciclovir để dự phòng tái phát Herpes, cần tạm ngừng sử dụng thuốc sau 1 năm điều trị để tái đánh giá sự cần thiết của việc tiếp tục điều trị dựa trên tần suất và mức độ nặng của bệnh. Sử dụng thuốc kéo dài hoặc lặp lại nhiều lần trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch có thể gây chọn lọc các chủng virus giảm nhạy cảm, dẫn đến mất đáp ứng điều trị với aciclovir. 

Thời kỳ mang thai 

Thuốc đã được sử dụng trên số lượng hạn chế phụ nữ mang thai và không ghi nhận sự tăng tần suất dị tật cũng như những ảnh hưởng bất lợi trực tiếp hoặc gián tiếp khác đối với thai nhi. Có thể sử dụng aciclovir đường uống để điều trị Herpes sinh dục nguyên phát trong thời kỳ mang thai. Những trường hợp nặng cũng có thể được điều trị với aciclovir truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, do chưa có đủ dữ liệu từ những nghiên cứu, chỉ nên sử dụng aciclovir khi lợi ích với người mẹ vượt trội so với nguy cơ tiềm tàng đối với thai nhi. 

Thời kỳ cho con bú 

Aciclovir có thể khuếch tán vào sữa mẹ, tuy nhiên lượng thuốc bài tiết vào sữa được xem là ít có ý nghĩa lâm sàng, một phần do sinh khả dụng đường uống của thuốc tương đối thấp. Chưa ghi nhận ADR cho trẻ đang bú khi người mẹ dùng aciclovir. Do đó, có thể sử dụng aciclovir trong thời kỳ cho con bú khi có chỉ định. 

Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Thường gặp 

Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. 

Gan: tăng enzym gan có hồi phục. 

Da: ngứa, mày đay, phát ban (do tăng nhạy cảm với ánh sáng). 

Thận: tăng urê và creatinin máu. 

Toàn thân: mệt mỏi, sốt. 

Tại chỗ: viêm và kích ứng tại chỗ, bệnh giác mạc chấm nông (đối với dạng tra mắt), viêm tĩnh mạch (tại nơi tiêm). 

Hiếm gặp 

Huyết học: giảm các tế bào máu (thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu), giảm bạch cầu trung tính. 

TKTW: đau đầu, chóng mặt, kích động, lú lẫn, run, mất điều hòa, rối loạn vận ngôn, ảo giác, rối loạn tâm thần, co giật, ngủ gà, bệnh não, hôn mê. 

Hô hấp: khó thở. 

Gan: tăng bilirubin, vàng da, viêm gan. 

Thận: suy giảm chức năng thận, suy thận cấp, đau (có thể do tinh thể niệu). 

Khác: phù mạch, phản ứng phản vệ. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Các ADR trên thần kinh thường tự hồi phục sau khi ngừng thuốc. Nếu xuất hiện các triệu chứng nặng (lú lẫn, hôn mê ở người suy thận), phải ngừng thuốc ngay. Các triệu chứng thường tiến triển tốt sau khi ngừng thuốc và ít khi phải thẩm phân máu. 

Triệu chứng buồn nôn và nôn có thể được điều trị với thuốc chống nôn. 

Nếu xuất hiện phát ban trong quá trình điều trị, cần áp dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ, cân nhắc sử dụng các thuốc kháng histamin hoặc corticosteroid. 

Liều lượng và cách dùng 

Cách dùng 

Aciclovir có thể được sử dụng theo đường uống, bôi ngoài da hoặc tra mắt; dạng muối natri được dùng theo đường truyền tĩnh mạch chậm. Khi dùng đường uống, thời điểm sử dụng thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn. 

Bột pha tiêm aciclovir natri cần được hòa tan trong nước cất pha tiêm hoặc dung dịch tiêm truyền Natri clorid 0,9% để được dung dịch có nồng độ 25 hoặc 50 mg/ml. Pha loãng thêm với một dung dịch tương hợp để được dịch truyền có nồng độ cuối không vượt quá 5 mg/ml (0,5%). Sử dụng dịch truyền với nồng độ cao hơn có thể gây viêm tĩnh mạch hoặc viêm tại vị trí tiêm kèm thoát mạch. Dung dịch aciclovir sau khi pha loãng thích hợp cần được truyền tĩnh mạch chậm với tốc độ hằng định trong thời gian 1 giờ.

Liều dùng 

Điều trị nhiễm Herpes simplex nguyên phát hoặc tái phát

Cần bắt đầu điều trị sớm nhất có thể, tốt nhất là trong vòng 1 ngày sau khi xuất hiện dấu hiệu tổn thương đầu tiên hoặc khi có các triệu chứng báo trước (đối với trường hợp tái phát). 

Đường uống

Người lớn: Uống 200 mg/lần, 5 lần/ngày (cách 4 giờ/lần, trừ thời gian ngủ vào ban đêm). Liều dùng có thể tăng gấp đôi (400 mg/lần, 5 lần/ngày) trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc hấp thu thuốc kém. Thời gian điều trị thông thường là 5 - 10 ngày nhưng có thể kéo dài hơn trong những trường hợp nặng hoặc tổn thương chưa lành. 

Trẻ em từ 1 tháng đến < 2 tuổi: Dùng liều bằng một nửa so với liều tương ứng trên người lớn; trẻ em từ 2 tuổi trở lên dùng liều như người lớn. 

Truyền tĩnh mạch

Người lớn và trẻ em 2-12 tuổi: 5 mg/kg, mỗi 8 giờ, trong 5 ngày.

Trẻ em 3 tháng - 11 tuổi: 250 mg/m² Diện tích bề mặt cơ thể, mỗi 8 giờ, trong 5 ngày. 

Trẻ sơ sinh và trẻ em 1 - 2 tháng tuổi: 20 mg/kg, mỗi 8 giờ, trong 14 ngày. 

Dự phòng tài phát trên các bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bình thường bị tái nhiễm Herpes nhiều lần 

Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi: Uống 200 mg/lần, 4 lần/ngày (cách 6 giờ/lần) hoặc 400 mg lần, 2 lần/ngày (cách 12 giờ/lần). Liều có thể tăng lên tới 400 mg lần, 3 lần/ngày; việc tăng liều được cân nhắc khi vẫn xuất hiện các đợt tái phát với chế độ liều dự phòng khuyến cáo hoặc để dự phòng Herpes sinh dục trong giai đoạn cuối của thai kỳ (bắt đầu từ tuần thứ 36). Cần tạm ngưng điều trị sau mỗi 6 - 12 tháng để đánh giá lại tần suất tái phát; cân nhắc tái sử dụng phác đồ dự phòng nếu có từ 2 đợt tái phát trở lên. 

Dự phòng nhiễm Herpes trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch
Đường uống

Người lớn và trẻ em ≥ 2 tuổi: Uống 200 - 400 mg/lần, 4 lần/ngày.

Trẻ em từ 1 tháng đến < 2 tuổi: Uống 100 - 200 mg/lần, 4 lần/ngày.

Truyền tĩnh mạch

Người lớn: 5 mg/kg, mỗi 8 giờ. 

Điều trị nhiễm Varicella zoster (thủy đậu) và Herpes zoster (bệnh Zona)
Đường uống

Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi: Uống 800 mg/lần, 5 lần/ngày, trong 7 ngày. 

Trẻ em 6 - 11 tuổi: 800 mg/lần, 4 lần/ngày, trong 5 ngày. 

Trẻ em 2 - 5 tuổi: 400 mg/lần, 4 lần/ngày, trong 5 ngày. 

Trẻ em 1 tháng đến < 2 tuổi: 200 mg/lần, 4 lần/ngày, trong 5 ngày. Cần bắt đầu sử dụng thuốc trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu có dấu hiệu phát ban. 

Truyền tĩnh mạch

Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi: 5 mg/kg, mỗi 8 giờ, trong 5 ngày; đối với bệnh nhân suy giảm miễn dịch, cần tăng liều lên tới 10 mg/kg, mỗi 8 giờ, trong 5 ngày. 

Trẻ em 3 tháng - 11 tuổi: 250 mg/m², mỗi 8 giờ, trong 5 ngày hoặc 500 mg/m, mỗi 8 giờ, trong 5 ngày trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch. 

Trẻ sơ sinh và trẻ em 1 - 2 tháng tuổi: 10 - 20 mg/kg, mỗi 8 giờ, trong ít nhất 7 ngày. 

Viêm não do Herpes

Truyền tĩnh mạch

Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi: 10 mg/kg, mỗi 8 giờ, trong 10 - 14 ngày. 

Trẻ em 3 tháng - 11 tuổi: 500 mg/m², mỗi 8 giờ, trong 10 - 14 ngày. 

Trẻ sơ sinh và trẻ em 1 - 2 tháng tuổi: 10 - 20 mg/kg, mỗi 8 giờ, trong 10 - 14 ngày. 

Thời gian điều trị cần dài hơn (ít nhất 21 ngày) trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch có virus tác động đến hệ TKTW - dừng điều trị khi khẳng định dịch não tủy âm tính. 

Dạng thuốc mỡ (dùng tại chỗ để điều trị nhiễm Herpes)

Tra mắt: Dùng 5 lần/ngày, trong 7 - 10 ngày (hoặc ít nhất 3 ngày sau khi tổn thương đã lành). 

Bôi ngoài da: Dùng 5 lần/ngày, trong 5 - 10 ngày, bắt đầu ngay khi có dấu hiệu tổn thương đầu tiên. 

Hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân suy thận

Đường uống: 

Liều dùng đường uống trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận như sau: 

Chế độ liều với chức năng thận bình thường 

Độ thanh thải creatinin (mL/phút) 

Liều hiệu chỉnh 

200 mg, mỗi 4 giờ, 5 lần/ngày 

> 10 

0-10 

Không cần hiệu chỉnh

200 mg, mỗi 12 giờ  

400 mg, mỗi 12 giờ 

> 10 

0-10 

Không cần hiệu chỉnh 

200 mg, mỗi 12 giờ 

800 mg, mỗi 4 giờ, 5 lần/ngày 

> 25 

10-25 

0-10 

Không cần hiệu chỉnh 

800 mg, mỗi 8 giờ

  800 mg, mỗi 12 giờ 

Liều dùng đường uống với bệnh nhân suy thận kèm nhiễm HIV như sau: 

Độ thanh thải creatinin (ml/phút) 

Liều hiệu chỉnh

> 80 

Không hiệu chỉnh

50-80 

200 - 800 mg, mỗi 6 - 8 giờ

25-50 

200 - 800 mg, mỗi 8 - 12 giờ 

10 25 

200 - 800 mg, mỗi 12 - 24 giờ 

<10 

200 - 400 mg, mỗi 24 giờ 

Trên các bệnh nhân thẩm tách máu, cần bổ sung thêm một liều ngay sau khi thẩm tách. Không cần bổ sung thêm liều trong trường hợp thẩm phân phúc mạc. 

Truyền tĩnh mạch: 

Liều tiêm truyền tĩnh mạch trên bệnh nhân suy thận như sau: 

Độ thanh thải creatinin (ml/phút) 

Tỷ lệ % so với liều khuyến cáo

Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc (giờ)

> 50

100% 

8

25-50

100% 

12

10-25

100% 

24

< 10

50%

24

Liều tiêm truyền tĩnh mạch trên bệnh nhân suy thận kèm nhiễm HIV như sau: 

Độ thanh thải creatinin (ml/phút) 

Liều hiệu chỉnh 

> 50 

Không cần hiệu chỉnh 

10-50

5 mg/kg, cách nhau 12 - 24 giờ 

<10 

2,5 mg/kg, cách nhau 24 giờ

Trên các bệnh nhân thẩm tách máu, cần bổ sung thêm một liều ngay sau khi thẩm tách. Không cần bổ sung thêm liều trong trường hợp thẩm phân phúc mạc. 

Tương tác thuốc 

Probenecid và cimetidin làm tăng nửa đời trong huyết tương và AUC của aciclovir, có thể do các thuốc này ức chế cạnh tranh quá trình bài tiết qua ống thận, dẫn đến làm giảm độ thanh thải qua thận của aciclovir. Tuy nhiên, không có khuyến cáo hiệu chỉnh liều khi sử dụng đồng thời aciclovir với probenecid hoặc cimetidin.

Dùng đồng thời zidovudin và aciclovir có thể làm tăng độc tính trên thần kinh (ngủ lịm và lơ mơ). Cần giảm sát chặt chẽ bệnh nhân khi dùng đồng thời hai thuốc này. 

Interferon làm tăng tác dụng chống virus HSV-1 in vitro của aciclovir. Tuy nhiên, chưa xác định được ý nghĩa lâm sàng của tương tác này. 

Aciclovir có thể làm tăng AUC của theophylin. Cần theo dõi nồng độ theophylin trong huyết tương khi sử dụng đồng thời thuốc này với aciclovir. 

Cần thận trọng khi dùng đồng thời aciclovir và methotrexat do có thể gây tăng nguy cơ độc tính trên thận. 

Tương kỵ 

Tương kỵ với các chế phẩm máu và dung dịch chứa protein.

Aciclovir tương kỵ với các dung dịch amifostin, amsacrin, aztreonam, Diltiazem hydroclorid, dobutamin hydroclorid, dopamin hydroclorid, fludarabin phosphat, foscarnet natri, idarubicin hydroclorid, Meropenem, Morphin sulphat, Ondansetron hydroclorid, pethidin hydroclorid, piperacilin natri Tazobactam natri, sargramostim và vinorelbin tartrat. 

Quá liều và xử trí 

Triệu chứng

Aciclovir chỉ được hấp thu một phần qua đường tiêu hóa. Đã ghi nhận những trường hợp bệnh nhân uống aciclovir liều đơn lên tới 20 g nhưng không xuất hiện độc tính. Sử dụng quá liều aciclovir đường uống, lặp lại trong một vài ngày có thể gây ra các tác dụng bất lợi trên Đường tiêu hóa (như buồn nôn, nôn) và thần kinh (đau đầu, lú lẫn).

Quá liều

Aciclovir đường tĩnh mạch đã được ghi nhận sau khi tiêm tĩnh mạch nhanh hoặc sử dụng liều cao trên các bệnh nhân có rối loạn cân bằng nước và điện giải, dẫn đến tăng nồng độ urê huyết thanh, creatinin huyết thanh và có thể tiến triển suy thận cấp sau đó. Những tác dụng bất lợi khác cũng được ghi nhận trong các trường hợp quá liều aciclovir bao gồm kích động, lơ mơ, hôn mê, co giật. Với nồng độ vượt quá 2,5 mg/ml, các tinh thể aciclovir có thể lắng đọng tại ống thận, gây rối loạn chức năng thận, suy thận và vô niệu 

Xử trí: Trong trường hợp suy thận cấp hoặc vô niệu, cần cân nhắc tiến hành thẩm tách máu cho đến khi chức năng thận hồi phục. 

Acid folic (vitamin B9)

Tên chung quốc tế: Folic acid. 

Mã ATC: B03BB01. 

Loại thuốc: Vitamin nhóm B. 

Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén: 0,4 mg, 0,8 mg, 1 mg, 5 mg. 

Viên nang: 0,8 mg, 5 mg, 20 mg. 

Dung dịch uống: 500 microgam/ml, 1 mg/ml. 

Dung dịch tiêm: 5 mg/ml (dưới dạng muối natri folat). 

Dược lực học 

Acid Folic là một vitamin hòa tan trong nước thuộc nhóm B. Đối với người, acid folic trong thức ăn cần thiết để tổng hợp nucleoprotein và duy trì tạo hồng cầu bình thường. Trong cơ thể, acid folic bị khử thành tetrahydrofolat hoạt động như một coenzym trong nhiều quá trình chuyển hóa, bao gồm tổng hợp purin và thymidylat của acid nucleic. Tổn hại đến tổng hợp thymidylat ở người thiếu hụt acid folic tác động xấu đến tổng hợp DNA, dẫn đến hình thành nguyên hồng cầu khổng lồ, gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ và hồng cầu to. Acid folic cũng tham gia vào hoán chuyển các acid amin (dị hóa histidin thành acid glutamic, hoán chuyển giữa serin và glycin, chuyển homocystein thành methionin) và sản sinh format. Acid folic làm tăng đào thải acid formic, một chất chuyển hóa trong nhiễm độc methanol. 

Đối với đa số trường hợp, không cần thiết phải bổ sung dự phòng acid folic, trừ trường hợp tăng nhu cầu như: mang thai, nuôi con bú hoặc thiếu máu huyết tán mạn tính. Dự trữ folat trong cơ thể người khỏe mạnh khoảng 5 - 10 mg, có thể cao hơn. Ở Mỹ, khẩu phần ăn được khuyến cáo cho nam và nữ là là 400 microgam DFE/ngày (DFE: Dietary folate equivalent), phụ nữ mang thai là 600 microgam DFE/ngày, phụ nữ cho con bú là 500 microgam DFE/ ngày, trẻ em 1 - 3 tuổi là 150 microgam DFE/ngày, trẻ em 4 - 8 tuổi là 200 microgam DFE/ngày, trẻ em 9 - 13 tuổi là 300 microgam DFE/ngày. Folat có nhiều trong rau xanh, đặc biệt có trong gan, thận. Vitamin này dễ bị oxy hóa và dễ bị phá hủy khi đun nấu. 1 microgam DFE tương đương với 1 microgam folat trong thức ăn tự nhiên, với 0,5 microgam acid folic khi uống lúc đói, hoặc với 0,6 microgam acid folic khi uống cùng thức ăn. 

Dược động học 

Hấp thu

Acid folic được hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa, chủ yếu ở đoạn đầu (tá tràng, hỗng tràng). Polyglutamat folat trong thiên nhiên được thủy phân do enzym ở Đường tiêu hóa thành các dạng monoglutamat của acid folic, trước khi được hấp thu. Sau khi uống, hoạt tính cao nhất của thuốc đạt được trong vòng 30 - 60 phút. Acid folic tổng hợp có sinh khả dụng là 100% khi uống lúc đói, còn sinh khả dụng của folat có trong thiên nhiên ở thức ăn chỉ bằng khoảng 50%. Sinh khả dụng acid folic tổng hợp khi uống cùng với bữa ăn dao động từ 85 – 100%. 

Nồng độ bình thường folat trong huyết thanh dao động từ 0,005 - 0,015 microgam/ml. Thông thường, nồng độ folat huyết thanh dưới 0,005 microgam/ml được coi là thiếu hụt acid folic và nồng độ dưới 0,002 microgam/ml thưởng gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ. 

Phân bố

Acid tetrahydrofolic và các dẫn chất được phân bố vào tất cả các mô cơ thể. Gan chứa khoảng 50% dự trữ folat của toàn cơ thể. Folat được tập trung một cách chủ động ở dịch não tủy và nồng độ bình thường ở dịch não tủy khoảng 0,016 - 0,021 microgam/ml. Nồng độ bình thường trong hồng cầu dao động từ 0,175 - 0,316 microgam/ml. Acid folic phân bố vào sữa. 

Chuyển hóa và thải trừ

Sau khi uống khoảng 1 mg, acid folic bị khử và methyl hóa nhiều ở gan thành acid N5-methyltetrahydrofolic, chất này là dạng vận chuyển chính của folat trong cơ thể. Liều cao acid folic có thể thoát khỏi chuyển hóa ở gan và xuất hiện trong máu chủ yếu dưới dạng acid folic. Ở người khỏe, sau khi uống một liều duy nhất từ 0,1 - 0,2 mg acid folic, chỉ có vết acid folic xuất hiện trong nước tiểu. Nếu dùng liều cao, tái hấp thu tối đa của ống thận bị vượt quả, và folat còn dư bài tiết dưới dạng không đổi vào nước tiểu. Sau liều khoảng 2,5 - 5 mg, khoảng 50% liều bài tiết vào nước tiểu. Sau liều 15 mg, tới 90% liều có thể thấy trong nước tiểu. Sau khi uống acid folic đã thấy một lượng nhỏ trong phân. Khoảng 0,05 mg/ngày của dự trữ bình thường folat trong cơ thể bị mất đi do bài tiết vào nước tiểu và phân và phân tử thuốc bị phân cắt do oxy hóa. 

Chỉ định 

Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ và hồng cầu to do thiếu folat. 

Người mang thai: Dự phòng dị dạng ống thần kinh ở bào thai 4 tuần trước khi mang thai và tiếp tục 8 tuần sau khi mang thai. 

Trạng thái thiếu acid folic: Do dinh dưỡng (suy dinh dưỡng), nuôi dưỡng đường tĩnh mạch, kém hấp thu (bệnh sprue nhiệt đới), tăng nhu cầu (mang thai, thiếu máu huyết tán mạn tính), tăng mất (thẩm phân máu) hoặc dùng các thuốc đối kháng folat. 

Chống chỉ định 

Mẫn cảm với thuốc. 

Không được dùng acid folic riêng biệt hay dùng phối hợp với vitamin B12 với liều không đủ để điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ chưa chẩn đoán được chắc chắn. 

Thận trọng 

Phải rất thận trọng khi dùng acid folic để điều trị thiếu máu chưa rõ nguyên nhân vì acid folic có thể làm giảm các biểu hiện thiếu máu do thiếu vitamin B12 nhưng không ngăn chặn được các triệu chứng thần kinh, dẫn đến tổn thương thần kinh rất nặng. 

Không nên sử dụng acid folic hàng ngày ở bệnh nhân đặt stent mạch vành. 

Một số trường hợp có thể ít đáp ứng với acid folic: người nghiện rượu, thiếu hụt một số vitamin khác; người giảm khả năng sinh máu từ tủy xương. 

Một số chế phẩm viên nén có thể chứa Lactose hoặc sucrose, không nên sử dụng chế phẩm này cho bệnh nhân không dung nạp galactose hoặc Fructose, thiếu hụt Lapp lactase, thiếu hụt sucrose - isomaltase hoặc kém hấp thu Glucose - galactose. 

Thận trọng khi dùng dạng tiêm có chứa chất bảo quản benzyl alcohol 1,5% cho trẻ sơ sinh thiếu tháng vì có thể gây toan chuyển hóa, rối loạn hô hấp (hội chứng Gasping). 

Một số chế phẩm có chứa nhôm khi dùng liều cao kéo dài cho người suy giảm chức năng thận hoặc trẻ sơ sinh thiếu tháng có thể gây độc tính trên TKTW hoặc xương. 

Thời kỳ mang thai 

Nhu cầu acid folic tăng cao khi mang thai. Thiếu acid folic có thể gây tổn hại cho thai nhi. Nên bổ sung acid folic cho người mang thai 1 tháng trước và 2 - 3 tháng đầu mang thai để dự phòng dị dạng ống thần kinh cho thai nhi, nhất là những người đang được điều trị động kinh hay sốt rét, vì các thuốc điều trị các bệnh này có thể gây thiếu hụt acid folic. 

Thời kỳ cho con bú 

Acid folic bài tiết nhiều vào sữa mẹ. Mẹ cho con bú dùng được acid folic và dùng suốt trong thời gian cho con bú. 

Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Hiếm gặp 

Ngứa, nổi ban, mày đay. Có thể có rối loạn tiêu hóa, đắng miệng, đầy bụng, buồn nôn. Giảm nồng độ vitamin B12 khi sử dụng trong thời gian dài. 

TKTW: mệt mỏi, khó chịu. 

Tim mạch: nóng đột ngột phần trên cơ thể (mức độ nhẹ). 

Hô hấp: co thắt khí phế quản. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Các ADR rất hiếm và thường nhẹ, không cần phải xử trí, tự hết khi ngừng thuốc. 

Liều lượng và cách dùng 

Cách dùng 

Thường dùng đường uống. Khi kém hấp thu có thể tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Liều lượng khi tiêm (natri folat) được tính theo acid folic. 

Người bệnh thiếu acid folic thường đáp ứng nhanh với điều trị. Trong vòng 24 giờ đầu điều trị, người bệnh cảm thấy dễ chịu, sảng khoái và trong vòng 48 giờ, tủy xương đã bắt đầu sản xuất nguyên hồng cầu. Tăng hồng cầu lưới bắt đầu trong vòng 2 - 5 ngày sau khi điều trị. 

Liều dùng 

Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu folat

Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi: Acid folic uống 5 mg/ngày, trong 4 tháng, có thể tới 15 mg/ngày, trong trường hợp kém hấp thu. 

Trẻ em 1 - 11 tháng: Uống 500 microgam/kg/ngày, trong 4 tháng, có thể tới 10 mg/ngày, trong trường hợp kém hấp thu. 

Dự phòng cho phụ nữ ở tuổi mang thai có nguy cơ dị dạng ống thần kinh cho thai nhi khi mang thai

Phụ nữ có nguy cơ thấp có dị dạng ống thần kinh cho thai nhi khi mang thai: uống 400 microgam/ngày, trước khi mang thai và tiếp tục suốt 12 tuần đầu thai kỳ. 

Phụ nữ có nguy cơ cao có dị dạng ống thần kinh cho thai nhi khi mang thai: uống 5 mg/ngày, trước khi mang thai 4 tuần và tiếp tục suốt 3 tháng đầu thai kỳ. 

Phụ nữ bị bệnh hồng cầu liềm: uống 5 mg/ngày, trước khi mang thai và tiếp tục suốt thời kỳ mang thai. 

Thiếu máu huyết tán mạn tinh (bệnh thalassemia, thiếu máu hồng cầu liềm)

Uống liên tục acid folic 5 mg, cách 1 hoặc 7 ngày/lần, tùy theo chế độ ăn và tốc độ huyết tán. 

Dự phòng thiếu folat cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Trẻ em 1 tháng - 11 tuổi: 250 microgam/kg/lần/ngày, tối đa 10 mg/ngày; trẻ em 12 - 17 tuổi: 5 - 10 mg/ngày; người lớn: 5 mg, cách 1 hoặc 7 ngày/lần. 

Dự phòng thiếu folat cho bệnh nhân nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa

Truyền tĩnh mạch 15 mg cùng với dung dịch nuôi dưỡng, 1 - 2 lần/tuần. 

Tương tác thuốc 

Tránh sử dụng acid folic với 

Raltitrexed: Folat làm mất tác dụng của raltitrexed. 

Acid folic có thể làm giảm tác dụng của 

Các thuốc chống co giật. Nếu dùng acid folic để nhằm bổ sung thiếu folat có thể do thuốc chống co giật gây ra thì nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh (ví dụ fosphenytoin, Phenobarbital, Phenytoin, primidon) có thể bị giảm. 

Kẽm: Acid folic có thể làm giảm hấp thu Kẽm. Đặc biệt chú ý ở phụ nữ mang thai. 

Các thuốc sau có thể làm giảm tác dụng của acid folic

Sulfasalazin: Hấp thu folat có thể bị giảm. 

Thuốc tránh thai uống: Các thuốc tránh thai uống làm giảm chuyển hóa của folat và gây giảm folat và vitamin B12 ở một mức độ nhất định. 

Cotrimoxazol và các sulfonamid: Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của acid folic. 

Acid folic và methotrexat, pyrimethamin: Methotrexat và Pyrimethamin ức chế dihydrofolat reductase, làm giảm acid folic. Do đó có thể dùng acid folic để dự phòng một số tác dụng bất lợi do methotrexat, pyrimethamin. 

Trà xanh: Sử dụng acid folic đồng thời với Trà Xanh có thể làm giảm nồng độ acid folic trong máu. 

Cholestyramin: Cholestyramin có thể giảm hấp thu acid folic, do đó nếu dùng cholestyramin lâu ngày thì nên bổ sung acid folic. 

Các thuốc kháng acid: Các thuốc kháng acid có chứa nhôm hoặc magnesi có thể làm giảm hấp thu acid folic. Nên dùng thuốc kháng acid sau khi dùng acid folic ít nhất 2 giờ. 

Acid folic làm tăng độc tính của các thuốc sau

Capecitabin, fluorouracil, tegafur: Folat làm tăng độc tính của capecitabin, fluorouracil, tegafur. 

Tương kỵ 

Acid folic tương kỵ với các tác nhân oxy hóa, tác nhân khử và các ion kim loại nặng. 

Quá liều và xử trí 

Chưa có trường hợp quá liều cấp tính được báo cáo. Ngay cả liều rất cao cũng không có khả năng gây nguy hại cho người bệnh. Không cần thuốc giải độc. 

Adapalen

Tên chung quốc tế: Adapalene. 

Mã ATC: D10AD03. 

Loại thuốc: Thuốc điều trị trứng cá tại chỗ. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Kem: 0,1%. 

Gel: 0,1%; 0,3%. 

Nhũ tương dùng ngoài (lotion): 0,1%. 

2 Dược lực học 

Adapalen là một chất tương tự retinoid. Thuốc có tác dụng điều trị trứng cá do làm bình thường hóa quá trình biệt hóa của tế bào biểu mô và tế bào sừng, do vậy ngăn cản hình thành mụn. Tuy nhiên, không giống acid retinoic, adapalen gắn chọn lọc với một số receptor nhân của acid retinoic (RARs) nhưng không gắn với các protein liên kết của acid retinoic ở bào tương (CRABPs). Do tính chọn lọc với RARs, adapalen tăng cường quá trình biệt hóa trên tế bào sừng nhưng không làm tăng sản tế bào biểu bì và không gây kích ứng mạnh như acid retinoic. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng chống viêm trong các nghiên cứu in vitro và in vivo. Adapalen làm giảm hình thành mụn trứng cá có viêm và không viêm. 

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Thuốc ít được hấp thu qua da. Trong các nghiên cứu lâm sàng, adapalen không được phát hiện trong huyết tương sau khi bôi thuốc trên vùng trứng cá có diện tích lớn trong một thời gian dài.

3.2 Thải trừ

Thuốc thải trừ chủ yếu qua mật. Nửa đời thải trừ của thuốc vào khoảng 17,2 ± 10,2 giờ. 

4 Chỉ định và chống chỉ định

4.1 Chỉ định

Mụn trứng cá từ nhẹ đến trung bình ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.

4.2 Chống chỉ định 

Mẫn cảm với thuốc. 

Phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị mang thai. 

5 Thận trọng 

Nên ngừng sử dụng thuốc nếu xuất hiện các dấu hiệu kích ứng nặng. Nếu các dấu hiệu kích ứng tăng lên hoặc tái phát, cần giảm tần suất bôi thuốc hoặc ngừng thuốc. 

Tránh để thuốc tiếp xúc lên mắt, miệng, mũi hoặc màng nhầy. Nếu vô tình để thuốc tây vào mắt, cần rửa sạch ngay bằng nước ấm. Tránh bôi thuốc lên các vùng da hở (như vết cắt, vùng da bị trầy xước), vùng da bị cháy nắng hoặc eczema. Tránh dùng thuốc trên các bệnh nhân có trứng cá nặng hoặc trứng cá trên các vùng da có diện tích lớn. 

Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng hoặc các đèn chiếu tia UV trong thời gian dùng thuốc. Sử dụng các sản phẩm và quần áo chống nắng để bảo vệ các vùng da điều trị khi việc tiếp xúc với ánh nắng không thể tránh khỏi. 

6 Thời kỳ mang thai và cho con bú

6.1 Thời kỳ mang thai

Chống chỉ định dùng thuốc ở phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc gây độc tính trên sinh sản khi dùng theo đường uống. Các nghiên cứu lâm sàng về việc sử dụng adapalen tại chỗ trên phụ nữ mang thai còn hạn chế nhưng một số dữ liệu có sẵn cho thấy thuốc không có ảnh hưởng đáng kể đến phụ nữ mang thai hoặc sức khỏe của bào thai khi mẹ dùng thuốc trong các tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên do còn thiếu dữ liệu nghiên cứu, và do thuốc có thể được hấp thu qua da (mặc dù ít), adapalen không nên sử dụng trong suốt thời kỳ mang thai. Cần ngừng thuốc nếu phát hiện có thai. 

6.2 Thời kỳ cho con bú 

Chưa có nghiên cứu trên động vật cũng như trên người về khả năng bài tiết của thuốc vào sữa mẹ. Tuy nhiên do khả năng hấp thu qua da thấp, thuốc có thể không có ảnh hưởng trên trẻ bú mẹ. Adapalen có thể dùng trong thời kỳ cho con bú, tuy nhiên tránh bôi thuốc lên ngực. 

7 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

7.1 Thường gặp 

Da và mô dưới da: khô da, kích ứng da, cảm giác bỏng rát trên da, ban đỏ. 

7.2 Ít gặp 

Da và mô dưới da: viêm da tiếp xúc, khó chịu, cháy nắng, ngứa, tróc vảy, trứng cá. 

7.3 Chưa xác định được tần suất 

Da và mô dưới da: viêm da dị ứng, đau, sưng, phù nề da. 

Mắt: kích ứng mắt, đỏ mắt, ngứa mắt, sưng mí mắt. 

7.4 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Ngừng thuốc khi xuất hiện các dấu hiệu kích ứng nặng. Nếu các dấu hiệu kích ứng tăng lên hoặc tái phát, cần giảm tần suất bôi thuốc hoặc tùy mức độ kích ứng có thể ngừng thuốc. 

8 Liều lượng và cách dùng 

8.1 Cách dùng

Trước khi bôi thuốc, làm sạch và để khô vùng da cần điều trị. 

8.2 Liều dùng

Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: Bôi thuốc lên vùng da cần điều trị 1 lần/ngày, sử dụng dạng kem, nhũ dịch dùng ngoài và dạng gel vào buổi tối trước khi đi ngủ. 

Các triệu chứng thường cải thiện trong vòng 8 - 12 tuần sau khi dùng thuốc. Không dùng thuốc quá 12 tuần. 

Bệnh nhân suy thận: Không cần hiệu chỉnh liều. 

Bệnh nhân suy gan: Không cần hiệu chỉnh liều. 

9 Tương tác thuốc 

Chưa rõ liệu có tương tác giữa adapalen với các thuốc khác khi dùng đồng thời trên da hay không. Tuy nhiên nên tránh sử dụng đồng thời adapalen với các retinoid khác hoặc các thuốc khác có cơ chế tác dụng tương tự. 

Thuốc ít được hấp thu khi bôi ngoài da. Vì vậy, tương tác giữa adapalen với các thuốc dùng đường toàn thân hiếm khi xảy ra. Không có bằng chứng cho thấy các thuốc dùng đường uống như thuốc tránh thai và kháng sinh bị ảnh hưởng khi sử dụng cùng các chế phẩm tại chỗ của adapalen. 

Thuốc có thể gây kích ứng nhẹ khi dùng tại chỗ. Do vậy, việc phối hợp với các thuốc tẩy trắng da, các thuốc làm se da hoặc các sản phẩm gây kích ứng có thể làm tăng nguy cơ kích ứng da. Tuy nhiên các sản phẩm điều trị trứng cá khác như Erythromycin (tới 4%) hoặc Clindamycin 1% hoặc gel benzoyl peroxid tới 10% có thể được sử dụng vào buổi sáng, kem adapalen sử dụng vào buổi tối. Như vậy, các thuốc không làm mất tác dụng của nhau và không làm tăng nguy cơ kích ứng. 

Tránh sử dụng các sản phẩm tại chỗ chứa sulfur, Resorcinol hoặc Acid salicylic trước khi sử dụng adapalen. Chỉ nên bắt đầu điều trị với các chế phẩm chứa adapalen khi ảnh hưởng của các chế phẩm tại chỗ khác được loại bỏ hoàn toàn. 

10 Quá liều và xử trí 

10.1 Triệu chứng

Nếu bôi thuốc với một lượng lớn, có thể gây đỏ da, tróc vảy hoặc khó chịu trên da. 

10.2 Xử trí

Nếu vô tình nuốt phải thuốc, cần rửa dạ dày ruột cho bệnh nhân.

Albendazol

Albendazol


Tên chung quốc tế: Albendazole.

Mã ATC: P02C A03.

Loại thuốc: Thuốc trị giun sán.

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén 200 mg, 400 mg.

Lọ 10 ml hỗn dịch 20 mg/ml (2%) và 40 mg/ml (4%).

Dược lý và cơ chế tác dụng

Albendazol là một dẫn chất benzimidazol carbamat, có cấu trúc liên quan với thiabendazol và mebendazol. Thuốc được dùng để điều trị bệnh ấu trùng sán lợn do Cysticercus cellulosae ở nhu mô thần kinh và bệnh nang sán do ấu trùng sán chó Echinococcus granulosus gây ra. Các thuốc chống giun sán khác (thường là praziquantel hoặc nitazoxanid) được dùng để điều trị các sán dây trưởng thành.

Albendazol cũng có phổ tác dụng rộng trên các giun đường ruột như giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun móc (Ancylostoma duodenal  Necator americanus), giun tóc (Trichuris trichiura), giun lươn (Strongyloides stercoralis), giun kim (Enterobius vermicularis), giun Capillaria (Capillaria philippinensis) và giun xoắn (Trichinella spiralis). Albendazol cũng có tác dụng đối với thể ấu trùng di trú ở da.

Albendazol cũng có tác dụng điều trị bệnh sán lá gan (Clonorchis sinensis).

Albendazol còn có hiệu quả trong điều trị các bệnh do Giardia gây ra, có thể dùng một mình hoặc kết hợp với metronidazol để điều trị nhiễm Giardia duodenalis (còn gọi là G. lamblia hay G. intestinalis). Albendazol có hiệu quả tương tự metronidazol trong điều trị nhiễm Giardia ở trẻ em, mà lại ít tác dụng không mong muốn hơn.

Cơ chế tác dụng của albendazol chưa được biết đầy đủ. Thuốc có ái lực mạnh, đặc hiệu gắn vào â-tubulin (một loại protein tự do) trong tế bào của ký sinh trùng, qua đó ức chế sự trùng hợp thành các vi tiểu quản của bào tương là những bào quan cần thiết cho hoạt động bình thường của tế bào ký sinh trùng, đồng thời ức chế sự hấp thu glucose của ký sinh trùng ở các giai đoạn ấu trùng và trưởng thành, dẫn đến cạn kiệt glycogen, làm ký sinh trùng bất động và chết. Albendazol có tác dụng diệt ấu trùng của giun móc Necator americanus và diệt trứng giun đũa, giun móc, giun tóc.

Dược động học

Albendazol được hấp thu rất kém qua đường tiêu hóa, nhưng sự hấp thu sẽ tăng lên đáng kể khi dùng cùng thức ăn có chất béo. Thuốc được phân bố rộng khắp trong các dịch của cơ thể, vào dịch não tủy, nang sán, gan, huyết thanh, nước tiểu. Liên kết với protein huyết tương cao (70%). Chuyển hóa nhanh và mạnh qua gan bước một để tạo thành chất chuyển hóa có hoạt tính là albendazol sulfoxid, là chất có nồng độ đủ để phát hiện trong huyết tương. Albendazol cũng được chuyển hóa thành 6-hydroxy sulfoxid và sulfon, nhưng nồng độ không đủ để phát hiện trong huyết tương. Sau khi uống một liều duy nhất 400 mg albendazol, nồng độ đỉnh của chất chuyển hóa có hoạt tính là albendazol sulfoxid đạt được trong huyết tương khoảng 0,46 - 1,58 microgam/ml sau 2 đến 5 giờ, nửa đời thải trừ là 8 - 12 giờ.

Tương tự, nếu uống một liều là 15 mg/kg thì nồng độ đỉnh của albendazol sulfoxid trong huyết tương khoảng 0,45 - 2,96 microgam/ml sau 4 giờ, nửa đời thải trừ là 10 - 15 giờ.

Khoảng 1% được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng albendazol sulfoxid trong vòng 24 giờ, các chất chuyển hóa khác cũng được thải trừ qua thận. Một lượng không đáng kể chất chuyển hóa sulfoxid được thải trừ qua mật.

Chỉ định

Bệnh ấu trùng sán lợn (Taenia solium) ở hệ thần kinh (trong hoặc ngoài nhu mô thần kinh).

Bệnh nang sán chó (Echinococcus granulosus) ở gan, phổi và màng bụng trước khi phẫu thuật hoặc khi không thể phẫu thuật được.

Nhiễm một hoặc nhiều loại ký sinh trùng đường ruột như giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun móc (Ancylostoma duodenal  Necator americanus), giun tóc (Trichuris trichiura), giun lươn (Strongyloides stercoralis), giun kim (Enterobius vermicularis) và giun chỉ (Mansonella perstants, Wuchereria bancrofti, Loa loa).

Ấu trùng di trú ở da hoặc di trú nội tạng do Toxocara canis hoặc T. cati.

Bệnh do Giardia gây ra.

Bệnh sán lá gan (Clonorchis sinensis).

Chống chỉ định

Có tiền sử quá mẫn cảm với các hợp chất loại benzimidazol hoặc các thành phần nào đó của thuốc.

Người mang thai.

Thận trọng

Trước khi điều trị bệnh ấu trùng sán lợn ở mô thần kinh, người bệnh cần phải được khám cẩn thận về mắt để loại trừ tổn thương võng mạc. Cần hết sức thận trọng khi dùng bất cứ một thuốc diệt ấu trùng sán lợn nào (albendazol), ngay cả khi đã dùng corticosteroid cũng có thể gây tổn thương không hồi phục khi điều trị các nang ở mắt hoặc tủy sống. Do đó, cần phải khám mắt để loại trừ nang ở võng mạc trước khi điều trị bệnh ấu trùng sán lợn thần kinh.

Albendazol chuyển hóa mạnh ở gan nên khi xơ gan, tốc độ thanh thải thuốc qua gan sẽ giảm, qua đó sẽ làm tăng tích lũy thuốc và tăng tác dụng không mong muốn của albendazol. Vì thế, cần thận trọng khi dùng albendazol cho những người có rối loạn chức năng gan.

Cần thận trọng theo dõi chức năng gan và đếm huyết cầu 2 lần trong mỗi chu trình điều trị. Khi điều trị liều cao và lâu dài trong bệnh ấu trùng sán lợn hoặc bệnh nang sán chó Echinococcus.

Phải loại trừ mang thai 1 tháng trước khi bắt đầu điều trị liều cao và dài ngày (bằng phương pháp tránh thai không dùng thuốc nội tiết trong và sau khi dùng thuốc 1 tháng)

Thời kỳ mang thai

Mặc dù chưa được nghiên cứu trên người song albendazol không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai do những thử nghiệm trên động vật thấy khả năng gây quái thai của albendazol.

Với những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, nên dùng albendazol trong vòng 7 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Khi điều trị bằng albendazol, cần phải dùng các biện pháp tránh thai cần thiết trong và sau khi ngừng thuốc 1 tháng.

Thời kỳ cho con bú

Còn chưa biết thuốc tiết vào sữa ở mức nào. Do đó cần hết sức thận trọng khi dùng albendazol cho phụ nữ cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Khi điều trị thời gian ngắn (không quá 3 ngày) có thể thấy vài trường hợp bị khó chịu ở đường tiêu hóa (đau vùng thượng vị, ỉa chảy) và nhức đầu.

Trong điều trị bệnh nang sán chó Echinococcus hoặc bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não (neurocysticercosis) là những trường hợp phải dùng liều cao và dài ngày, tác dụng có hại thường gặp nhiều hơn và nặng hơn.

Thông thường các tác dụng không mong muốn không nặng và hồi phục được mà không cần điều trị. Chỉ phải ngừng điều trị khi bị giảm bạch cầu (0,7%) hoặc có sự bất thường về gan (3,8% trong bệnh nang sán).

Thường gặp, ADR > 1/100

Toàn thân: Sốt.

Thần kinh trung ương: Nhức đầu, chóng mặt, tăng áp suất trong não.

Gan: Chức năng gan bất thường.

Dạ dày - ruột: Đau bụng, buồn nôn, nôn.

Da: Rụng tóc (phục hồi được).

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Toàn thân: Phản ứng dị ứng.

Máu: Giảm bạch cầu.

Da: Ban da, mày đay.

Thận: Suy thận cấp.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Máu: Giảm bạch cầu hạt, giảm huyết cầu nói chung, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Albendazol có thể gây giảm bạch cầu (dưới 1%) và phục hồi lại được. Hiếm gặp các phản ứng nặng hơn, kể cả giảm bạch cầu hạt, mất bạch cầu hạt, hoặc giảm các loại huyết cầu. Phải xét nghiệm công thức máu khi bắt đầu chu kỳ điều trị 28 ngày và 2 tuần một lần trong khi điều trị. Vẫn tiếp tục điều trị được bằng albendazol nếu lượng bạch cầu giảm ít và không giảm nặng thêm.

Albendazol có thể làm tăng enzym gan từ nhẹ đến mức vừa phải ở 16% người bệnh, nhưng lại trở về bình thường khi ngừng điều trị. Kiểm tra chức năng gan (các transaminase) phải được tiến hành trước khi bắt đầu mỗi chu kỳ điều trị và ít nhất 2 tuần một lần trong khi điều trị. Nếu enzym gan tăng nhiều, nên ngừng dùng albendazol. Sau đó lại có thể điều trị bằng albendazol khi enzym gan trở về mức trước điều trị, nhưng cần xét nghiệm nhiều lần hơn khi tái điều trị.

Người bệnh được điều trị bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não, nên dùng thêm corticosteroid và thuốc chống co giật. Uống hoặc tiêm tĩnh mạch corticosteroid sẽ ngăn cản được những cơn tăng áp suất nội sọ trong tuần đầu tiên khi điều trị bệnh ấu trùng sán này.

Bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não (neurocysticercosis), có thể có ảnh hưởng đến võng mạc tuy rất hiếm. Vì vậy, trước khi điều trị, nên xét nghiệm những tổn thương võng mạc của người bệnh. Ngay cả khi dùng cùng với corticosteroid, bất cứ thuốc nào diệt ấu trùng sán lợn dùng để điều trị nang ấu trùng ở mắt hoặc tủy sống cũng có thể gây ra tác hại không hồi phục nên trước khi điều trị, phải khám mắt để loại trừ nang trong mắt.

Liều lượng và cách dùng

Cách dùng: Viên có thể nhai, nuốt hoặc nghiền và trộn với thức ăn. Không cần phải nhịn đói hoặc tẩy.

Liều lượng:

Bệnh ấu trùng sán lợn Cysticercus cellulosae ở mô thần kinh:

Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi, cân nặng ≥ 60 kg: 400 mg/lần, 2 lần/ngày uống cùng với thức ăn trong 8 - 30 ngày.

Đối với những người cân nặng dưới 60 kg: 15 mg/kg/ngày (không quá 800 mg/ngày), chia 2 lần, uống cùng thức ăn, trong 8 - 30 ngày.

Có thể nhắc lại nếu cần thiết.

Chưa có liều cho trẻ dưới 6 tuổi.

Bệnh nang sán chó Echinococcus: (điều trị xen kẽ với phẫu thuật):

Liều dùng như trên, nhưng một đợt điều trị kéo dài 28 ngày, nhắc lại sau 14 ngày nghỉ thuốc. Cứ thế điều trị 3 đợt liên tiếp.

Giun đũa, giun móc hoặc giun tóc, giun kim.

Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi: 400 mg uống 1 liều duy nhất trong 1 ngày. Có thể nhắc lại sau 3 tuần.

Trẻ em cho tới 2 tuổi: 200 mg 1 liều duy nhất uống trong 1 ngày. Có thể nhắc lại sau 3 tuần.

Giun lươn (Strongyloides)

Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi: 400 mg/lần/ngày, uống trong 3 ngày. Có thể nhắc lại sau 3 tuần.

Trẻ em cho tới 2 tuổi: 200 mg/lần/ngày, uống trong 3 ngày. Có thể nhắc lại sau 3 tuần.

Giun Capillaria:

Người lớn và trẻ em: 200 mg/lần, 2 lần/ngày trong 10 ngày.

Ấu trùng di trú ở da:

Người lớn: 400 mg/lần/ngày, uống trong 3 ngày. Có thể tăng lên 5 - 7 ngày mà không thêm tác dụng không mong muốn.

Trẻ em: 5 mg/kg/ngày, uống trong 3 ngày.

Bệnh do Giardia: 400 mg/lần/ngày, uống trong 5 ngày.

Bệnh sán lá gan do Clonorchis sinensis: trẻ em và người lớn: 10 mg/kg/ngày, uống trong 7 ngày.

Bệnh giun chỉ bạch huyết Wuchereria bancrofti, Brugia melafi), nhiễm giun chỉ tiềm ẩn (bệnh phổi nhiệt đới tăng bạch cầu ưa eosin): diethylcarbamazin là thuốc được lựa chọn để diệt giun chỉ cả ấu trùng lẫn trưởng thành. Ở các vùng có bệnh giun chỉ lưu hành, hàng năm cho 1 liều đơn albendazol 400 mg với diethylcarbamazin 6 mg/kg hoặc ivermectin (200 microgam/kg) có tác dụng ngăn chặn bệnh lây truyền. Điều trị như vậy tiếp tục ít nhất trong 5 năm.

Nhiễm Toxocara (ấu trùng di trú nội tạng): Người lớn hoặc trẻ em dùng liều như nhau 400 mg/lần, 2 lần/ngày trong 5 ngày.

Tương tác thuốc

Dexamethason: Nồng độ của chất có hoạt tính albendazol sulfoxid trong huyết tương tăng hơn khoảng 50% khi dùng phối hợp thêm dexamethason.

Praziquantel: Praziquantel (40 mg/kg) làm tăng nồng độ trung bình trong huyết tương và diện tích dưới đường cong của albendazol sulfoxid khoảng 50% so với dùng albendazol đơn độc (400 mg).

Cimetidin: Nồng độ albendazol sulfoxid trong mật và trong dịch nang sán tăng lên khoảng 2 lần ở người bị bệnh nang sán khi dùng phối hợp với cimetidin (10 mg/kg/ngày) so với dùng albendazol đơn độc (20 mg/kg/ngày).

Theophylin: Dược động học của theophylin không thay đổi sau khi uống 1 liều albendazol 400 mg.

Độ ổn định và bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ 20 - 30ºC. Tránh ánh sáng trực tiếp.

Quá liều và xử trí

 

Khi bị quá liều cần điều trị triệu chứng (rửa dạ dày, dùng than hoạt) và các biện pháp cấp cứu hồi sức chung.

 

 Nguồn: Dược Thư 2012

Albumin

Albumin


Tên chung quốc tế: Albumin.

Mã ATC: B05A A01.

Loại thuốc: Thuốc tăng thể tích máu, thuốc chống tăng bilirubin huyết.

Dạng thuốc và hàm lượng

Dung dịch albumin được điều chế từ huyết tương:

Dung dịch đậm đặc 20% (lọ 50, 100 ml); 25% (lọ 20, 50 và 100 ml).

Dung dịch đẳng trương 4,5% (lọ 50, 100, 250 và 400 ml); 5% (lọ 100, 250 và 500 ml).

Hàm lượng Na+ không vượt quá 160 mmol/lít. Dung dịch được tiệt khuẩn bằng lọc.

Albumin lấy từ máu của người tình nguyện khỏe mạnh chứa 4, 5, 20 hay 25% albumin huyết thanh. Hàm lượng Na+ có từ 130 - 160 mmol/lít. Chế phẩm không chứa các yếu tố đông máu hay kháng thể nhóm máu.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Dung dịch albumin điều chế từ máu toàn phần chứa các protein hòa tan và các chất điện giải nhưng không có các yếu tố đông máu, kháng thể nhóm máu hoặc các cholinesterase huyết tương, nên có thể truyền mà không cần chú ý đến nhóm máu của người nhận.

Albumin là protein quan trọng nhất của huyết thanh tham gia vào 2 chức năng chính là: Duy trì áp lực thẩm thấu keo trong huyết tương; liên kết và vận chuyển một số chất nội sinh hoặc ngoại sinh như bilirubin, hormon steroid, và thuốc có trong máu.

Tác dụng điều trị của albumin có liên quan đến tác dụng trên áp lực thẩm thấu keo của huyết tương; nó có thể đảm nhiệm tới 60 - 80% áp lực thẩm thấu keo đó, trong trường hợp nồng độ albumin huyết thanh bình thường (40 - 50 g/lít). Truyền 1 g albumin vào máu có thể làm tăng thể tích huyết tương tuần hoàn lên khoảng 18 ml. Lượng dịch thêm này làm giảm hematocrit và độ nhớt của máu. Các chế phẩm albumin không chứa các yếu tố đông máu và không gây ảnh hưởng đến cơ chế đông máu bình thường hay làm tăng hiện tượng đông vón máu.

Albumin được phân bố trong dịch ngoài tế bào, trên 60% nằm ở khoang ngoài lòng mạch.

Thời gian tác dụng: Chỉ 15 phút sau khi tiêm albumin 25% đã làm tăng thể tích máu cho người bệnh được tiếp nước đầy đủ. Thời gian tác dụng của albumin phụ thuộc vào thể tích máu ban đầu của người bệnh. Nếu lượng máu giảm thì thời gian làm tăng thể tích máu sẽ kéo dài trong nhiều giờ, nếu lượng máu bình thường thì thời gian tác dụng sẽ ngắn hơn.

Thời gian thải trừ khoảng 15 - 20 ngày.

Chỉ định

Giảm thể tích huyết tương cấp hoặc bán cấp do bỏng, viêm tụy, chấn thương, phẫu thuật.

Giảm albumin huyết nặng kèm theo giảm thể tích huyết tương và phù toàn thân trong điều kiện phải hạn chế đưa nước và điện giải và không được tăng thể tích huyết tương.

Điều trị bổ trợ cho tăng bilirubin-máu trong bệnh tan huyết sơ sinh.

Điều trị bổ trợ trong hội chứng suy thở người lớn (ARDS).

Để làm loãng máu trong nối tắt tuần hoàn tim - phổi.

Dùng dung dịch albumin để điều trị mất máu hoặc huyết tương cấp có thể gây lãng phí, các dung dịch thay thế huyết tương thích hợp hơn.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với albumin người. Thiếu máu nặng. Suy tim. Tăng thể tích máu, phù phổi.

Thận trọng

Cần thận trọng khi dùng albumin 25% cho trẻ đẻ thiếu tháng vì có nguy cơ gây xuất huyết trong não thất.

Không khuyến cáo dùng albumin người làm nguồn bổ sung protein calo cho người bệnh cần hỗ trợ dinh dưỡng.

Khi dùng các chế phẩm albumin 25% có độ thẩm thấu cao, có thể gây tăng thể tích máu, nếu không được pha loãng một cách thích hợp.

Khi dùng một lượng lớn các dung dịch albumin đối với người bệnh có lưu lượng tim thấp, vì tăng thể tích huyết tương nhanh sẽ gây rối loạn tuần hoàn (quá tải, loãng máu) hoặc phù phổi.

Phải theo dõi cẩn thận người bệnh bị thương hoặc sau mổ có dùng chế phẩm albumin vì huyết áp có thể tăng, gây chảy máu ở những nơi chưa được phát hiện từ trước.

Trường hợp bị mất nước, người bệnh cần được đồng thời truyền thêm dịch và chất điện giải.

Cần chú ý trong trường hợp phải ăn hạn chế muối vì các chế phẩm albumin có chứa hàm lượng Na+ từ 130 - 160 mmol/lít.

Dùng một lượng lớn albumin cho người bệnh bị rối loạn chức năng thận sẽ dẫn đến mất cân bằng điện giải gây nhiễm kiềm chuyển hóa. Ngoài ra khi dùng lượng lớn albumin, có thể phải bổ sung hồng cầu để đề phòng thiếu máu.

Không được dùng khi dung dịch đã đục hay có tủa.

Thời kỳ mang thai

Albumin an toàn cho phụ nữ mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Chưa thấy có nguy cơ gây hại do truyền albumin.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Ít xảy ra những phản ứng phụ khi dùng albumin như: Dị ứng, nổi mày đay,phản vệ, buồn nôn và nôn.

Một số phản ứng phản vệ có thể do các phân tử bị đông vón trong các chế phẩm protein hoặc sự có mặt của các kháng thể kháng protein di truyền của albumin người.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Trường hợp xuất hiện phản ứng phản vệ, phải ngừng truyền albumin và xử lý bằng các biện pháp thích hợp (dùng kháng histamin hay điều trị hỗ trợ đặc hiệu).

Liều lượng và cách dùng

Liều dùng albumin phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng và đáp ứng của người bệnh và được xác định bằng cách theo dõi huyết áp động mạch, huyết áp tĩnh mạch trung tâm trong khi dùng để tránh tăng quá mức thể tích máu.

Tốc độ truyền albumin là 1 - 2 ml/phút (dung dịch 5%) hoặc 1 ml/phút (dung dịch 25%), có thể tăng tốc độ truyền trong điều trị sốc. Không nên truyền quá 250 g/48 giờ. Nếu cần dùng quá liều này, phải thay thế bằng huyết tương.

Sốc do giảm thể tích máu cấp: Liều ban đầu cho người lớn là 25 g albumin (500 ml dung dịch 5% hoặc 100 ml dung dịch 25%) và cho trẻ em khoảng 1 g/kg.

Nếu cần thiết, nhắc lại một liều sau 15 - 30 phút. Khi có xuất huyết, có thể phải truyền máu toàn phần.

Giảm protein huyết: Liều tối đa trong 1 ngày là 2 g/kg thể trọng.

Bị bỏng: Liều dùng và thời gian tùy thuộc vào diện tích bỏng, liều dùng cần đủ để hồi phục thể tích huyết tương và giảm hiện tượng cô đặc máu: Truyền 500 ml dung dịch 5% hay 100 ml dung dịch 25% cùng với các dung dịch điện giải. Để điều trị bỏng không khẩn cấp ở trẻ em, dùng từ 6,25 - 12,5 g.

Tăng bilirubin huyết ở trẻ sơ sinh: Dùng 1 g/kg thể trọng trước khi truyền thay máu (albumin với liều 1,5 - 2,5 g/100 ml máu cũng có thể được thêm vào dịch thay máu được truyền).

Tương tác thuốc

Yếu tố hoạt hóa đông máu (prekallikrein) có trong một số lô chế phẩm có thể kích thích biến đổi kininogen trong máu người thành kinin gây hạ huyết áp.

Dung dịch albumin nhiễm nhôm có thể gây độc cho những người suy thận đã được truyền lượng lớn albumin, dẫn đến loạn dưỡng xương và bệnh lý về não.

Độ ổn định và bảo quản

Các chế phẩm albumin người chưa mở có thể bảo quản được tới 3 năm ở nhiệt độ không quá 37oC và tới 5 năm ở 2 - 8oC. Tránh để đông lạnh vì lọ có thể nứt gây nhiễm tạp. Khi đã mở chỉ dùng trong vòng 4 giờ và vứt bỏ phần còn lại.

Tránh ánh sáng.

Tương kỵ

Khi truyền insulin, thường có vấn đề insulin hấp phụ vào thành bình thủy tinh và dây truyền. Nếu cho thêm albumin 5% vào dung dịch natri clorid có chứa insulin để truyền sẽ tránh được tình trạng này và đỡ mất insulin.

Có thể trộn lẫn albumin với các dung dịch natri clorid đẳng trương, Ringer, glucose đẳng trương, đường invertose 10%; nhưng không được trộn lẫn với các dung dịch thủy phân protein, hỗn hợp acid amin hay dung dịch chứa alcol.

Quá liều và xử trí

Khi dùng một lượng lớn albumin cần phải bổ sung hồng cầu hoặc thay thế bằng máu toàn phần để chống hiện tượng thiếu máu xảy ra sau khi dùng. Nếu có rối loạn tuần hoàn hay phù phổi phải ngừng truyền ngay và có biện pháp xử trí đặc hiệu.

 

 Nguồn: Dược Thư 2012

Alfuzosin

Alfuzosin Hydroclorid


Tên chung quốc tế: Alfuzosin hydrochloride.

Mã ATC: G04C A01

Loại thuốc: Thuốc đối kháng alpha- adrenergic, dùng trong phì đại lành tính tuyến tiền liệt.

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén bao phim 2,5 mg.

Viên nén tác dụng kéo dài 5 mg, 10 mg.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Alfuzosin là một dẫn chất của quinazolin dùng đường uống, có tác dụng đối kháng chọn lọc các thụ thể alpha 1 adrenergic. Alfuzosin có tác dụng chọn lọc với các thụ thể alpha 1 adrenergic ở tuyến tiền liệt, vùng tam giác bàng quang và niệu đạo. Thuốc tác động trực tiếp trên cơ trơn tuyến tiền liệt, làm giảm tắc nghẽn ở cổ bàng quang và giảm áp lực niệu đạo; nhờ vậy thuốc làm giảm cản trở dòng nước tiểu. Tác động làm giảm áp lực niệu đạo của thuốc lớn hơn nhiều so với làm giảm huyết áp.

Ở người bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt có lưu lượng nước tiểu dưới 15 ml/giây, alfuzosin làm tăng lưu lượng khoảng 30%. Tác dụng này xuất hiện ngay sau khi dùng liều đầu tiên; làm giảm đáng kể áp lực co bóp của cơ chỏm bàng quang và làm tăng thể tích nước tiểu gây cảm giác mót tiểu, cũng như làm giảm thể tích nước tiểu tồn đọng trong bàng quang sau khi đi tiểu.

Các tác dụng này làm giảm bớt các triệu chứng kích thích và tắc nghẽn  đường niệu. Thuốc không ảnh hưởng đến chức năng tình dục của bệnh nhân.

Đối với tim mạch, thuốc làm hạ huyết áp.

Dược động học

Đặc tính dược động học của alfuzosin khác nhau đối với người dùng. Thuốc được hấp thu tốt sau khi uống, nồng độ đỉnh trong máu đạt được sau khoảng 1,5 giờ (0,5 - 3 giờ). Sinh khả dụng của thuốc khoảng 64%. Nửa đời thải trừ của alfuzosin khoảng 3 - 5 giờ.

Dạng viên tác dụng kéo dài được hấp thu tốt hơn nếu dùng cùng thức ăn hoặc sau khi ăn. Sinh khả dụng giảm khoảng 15% so với dạng thuốc bình thường, vì vậy liều dùng mỗi ngày phải nhiều hơn. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống khoảng 9 giờ, nửa đời thải trừ là  9,1 giờ.

Alfuzosin liên kết khoảng 90% với protein huyết tương. Thuốc chuyển hóa nhiều qua gan thành các chất chuyển hóa không có hoạt tính, thải trừ chủ yếu qua phân (75 - 90%) do bài tiết qua mật. Khoảng 11% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không đổi.

Ở người  cao tuổi (trên 75 tuổi), alfuzosin hấp thu nhanh hơn và đạt nồng độ đỉnh trong máu cao hơn. Sinh khả dụng của thuốc có thể tăng và thể tích phân bố giảm ở một số người bệnh. Nửa đời thải trừ của thuốc không thay đổi.

Ở người suy gan nặng, nửa đời thải trừ kéo dài hơn, sinh khả dụng của thuốc cũng tăng so với ở người tình nguyện khỏe mạnh.

Ở người suy thận, cần làm thẩm phân hoặc không, thể tích phân bố và độ thanh thải của thuốc tăng do  tăng phần thuốc dạng tự do. Không làm cho suy thận mạn nặng lên.

Ở người bệnh suy tim mạn tính, đặc tính dược động học của thuốc không thay đổi.

Chỉ định

Điều trị một số biểu hiện tiểu tiện bất thường do phì đại lành tính tuyến tiền liệt; khi phẫu thuật phải trì hoãn do bất kỳ một nguyên nhân nào, đạc biệt ở người cao tuổi.

Chống chỉ định

Quá mẫn với alfuzosin.

Giảm huyết áp tư thế đứng.

Suy gan nặng.

Khi suy thận nặng (hệ số thanh thải creatinin <30 ml/phút) không dùng viên tác dụng kéo dài 10 mg.

Không phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp nhóm chẹn alpha.

Thận trọng

Cần thông báo cho người bệnh biết là ở một số người, nhất là những người đang điều trị bằng các thuốc chống tăng huyết áp, giảm huyết áp tư thế đứng có thể xảy ra trong vòng vài giờ sau khi uống alfuzosin, có kèm các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, vã mồ hôi; và hướng dẫn cho họ cách xử trí (nằm nghỉ cho tới khi hết hẳn các triệu chứng). Đặc biệt, sau khi dùng liều khởi đầu, người bệnh có thể bị hạ huyết áp nặng dẫn tới ngất xỉu, được báo trước bằng nhịp tim nhanh. Tác dụng hạ huyết áp của thuốc tăng lên khi người bệnh hoạt động thể lực, uống rượu hoặc bị nóng. Thuốc phải được được sử dụng thận trọng cho người cao tuổi, người suy gan hoặc suy thận. Tuy nhiên, các triệu chứng huyết áp hạ này thường qua nhanh, không nhất thiết phải ngừng điều trị.

Không nên dùng alfuzosin đơn độc ở người bệnh có bệnh mạch vành. Cần tiếp tục điều trị đặc hiệu bệnh suy mạch vành cho bệnh nhân. Nếu cơn đau thắt ngực xảy ra hoặc nặng hơn, cần ngừng alfuzosin.

Người vận hành máy móc, lái xe cần được báo trước là có thể bị chóng mặt, hoa mắt, choáng váng do hạ huyết áp, đặc biệt là trong thời gian đầu dùng thuốc.

Thời kỳ mang thai và cho con bú

Chỉ định điều trị của alfuzosin không liên quan đến phụ nữ. Ảnh hưởng của alfuzosin trong thời kỳ mang thai và việc thuốc có được bài tiết vào sữa hay không chưa được biết.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thường gặp, ADR >1/100

Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, đau bụng,  tiêu chảy.

Thần kinh: xỉu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, nhức đầu.

Ít gặp, 1/1000 < ADR <1/100

Thần kinh: Khô miệng, suy nhược, buồn ngủ.

Tim mạch: Nhịp tim nhanh, đau ngực.

Da: Ngứa.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Hạ huyết áp tư thế đứng, ngất, đánh trống ngực, phù, ngứa, thường chỉ xảy ra ở người tăng huyết áp.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Các tác dụng không mong muốn của thuốc như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, suy nhược, buồn nôn, đánh trống ngực có thể hết khi tiếp tục điều trị hoặc giảm liều.

Để giảm nguy cơ bị ngất, xỉu sau khi dùng liều đầu tiên, nên dùng thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Liều lượng và cách dùng

Dùng theo đường uống. Liều lượng được tính theo dạng alfuzosin hydroclorid.

Liều thông thường là 2,5 mg, ngày 3 lần, có thể tăng tới 10 mg mỗi ngày nếu cần. Có thể dùng viên tác dụng kéo dài với liều 10 mg ngày/1 lần. Liều đầu tiên phải uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Viên tác dụng kéo dài phải nuốt cả viên, không được nhai.

Ở người bệnh trên 65 tuổi phì đại lành tính tuyến tiền liệt có đặt catheter để chống bí tiểu cấp, có thể dùng viên tác dụng kéo dài với liều 10 mg, ngày 1 lần trong 3 - 4 ngày.

Người bệnh cao tuổi hoặc đang dùng các thuốc chống tăng huyết áp,liều khởi đầu là 2,5 mg ngày 2 lần, tăng liều tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.

Với người bệnh suy gan nhẹ và vừa, liều khởi đầu là 2,5 mg, ngày 1 lần, có thể tăng liều tùy theo đáp ứng của người bệnh nhưng không dùng quá 2,5 mg, ngày 2 lần và không được dùng dạng viên tác dụng kéo dài.

Với người bệnh suy thận, liều khởi đầu là 2,5 mg, ngày 2 lần, tăng liều tùy theo đáp ứng của người bệnh. Chống chỉ định khi dùng viên tác dụng kéo dài 10 mg cho người bệnh suy thận nặng (hệ số thanh thải creatinin <30 ml/phút).

Tương tác thuốc

Không phối hợp alfuzosin với các thuốc hạ huyết áp nhóm chẹn thụ thể alpha khác như prazosin, uradipil vì có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng rất nặng.

Thận trọng khi phối hợp alfuzosin với các thuốc hạ huyết áp khác vì làm tăng nguy cơ hạ huyết áp quá mức.

Độ ổn định và bảo quản

Bảo quản thuốc trong lọ kín, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ 15 - 300C.

Quá liều và xử trí

Trường hợp quá liều, người bệnh bị tụt huyết áp nặng.

Xử trí quá liều: Có thể cho người bệnh uống than hoạt nếu mới uống alfuzosin trong vòng 1 giờ. Áp dụng các biện pháp điều trị tụt huyết áp như cho nằm đầu thấp, truyền dịch bổ sung thể tích tuần hoàn. Nếu cần thiết, có thể truyền tĩnh mạch các thuốc co mạch một cách cẩn trọng.

Alfuzosin liên kết nhiều với protein nên không thể loại bỏ thuốc bằng cách thẩm phân máu.

 

 

 

Nguồn: Dược  Thư 2002

Allopurinol

ên chung quốc tế: Allopurinol

Mă ATC: M04AA01. 

Loại thuốc: Thuốc điều trị bệnh gút, chất ức chế xanthin oxidase. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén: 100 mg, 300 mg. 

Thuốc bột (alopurinol natri): 500 mg (để pha Dung dịch truyền tĩnh mạch). 

2 Dược lực học 

Alopurinol và chất chuyển hóa oxipurinol làm giảm sản xuất acid uric do ức chế xanthin oxidase là enzym chuyển hypoxanthin thành xanthin và chuyển xanthin thành acid uric. 

Do đó alopurinol làm giảm nồng độ acid uric cả trong huyết thanh và trong nước tiểu. Nồng độ xanthin oxidase không thay đổi khi dùng alopurinol kéo dài. Alopurinol cũng làm tăng tái sử dụng hypoxanthin và xanthin để tổng hợp acid nucleic và nucleotid, kết quả làm tăng nồng độ nucleotid dẫn tới ức chế ngược tổng hợp purin lần nữa. Nồng độ acid uric trong huyết thanh thường giảm có ý nghĩa trong vòng 2 - 3 ngày sau khi dùng thuốc, đạt nồng độ thấp nhất sau 1 - 3 tuần điều trị và trở lại giá trị như trước khi điều trị sau khi ngừng thuốc. 1 - 2 tuần. 

Lượng purin nước tiểu bình thường hầu như hoàn toàn là acid uric, nhưng sau khi điều trị bằng alopurinol, nước tiểu thải acid uric, xanthin và hypoxanthin, mỗi chất này có độ tan riêng rẽ. Như vậy nguy cơ bài niệu tinh thể giảm, nguy cơ này càng giảm nếu kiềm hóa nước tiểu. 

Do làm giảm nồng độ của acid uric cả trong huyết thanh và nước tiểu ở dưới giới hạn độ tan, alopurinol ngăn ngừa hoặc làm giảm sự lắng đọng urat, do đó ngăn ngừa sự xảy ra hoặc tiến triển của cả viêm khớp trong bệnh gút và bệnh thận do urat. 

Ở bệnh nhân bị gút mạn tính, alopurinol có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm sự hình thành sạn urat (hạt tophi) và các thay đổi mạn tính ở khớp. Sau vài tháng điều trị, làm giảm tần suất của các cơn gút cấp, làm giảm nồng độ urat trong nước tiểu, ngăn ngừa hoặc giảm sự hình thành của sỏi acid uric hoặc calci oxalat ở thận. 

Alopurinol không có tác dụng giảm đau và chống viêm nên không dùng trong điều trị các đợt gút cấp. Thuốc có thể làm tình trạng viêm kéo dài và nặng lên trong đợt cấp. Alopurinol có thể làm tăng tần suất các đợt cấp trong 6 - 12 tháng đầu điều trị, ngay cả khi đã duy trì được nồng độ urat huyết thanh bình thường hoặc gần bình thường. Do đó, cần phải cho Colchicin liều dự phòng đồng thời trong 3 - 6 tháng đầu liệu pháp alopurinol. Mặc dù vậy, cơn cấp vẫn có thể xảy ra, nhưng cơn ngắn hơn và nhẹ hơn. Vẫn phải tiếp tục điều trị alopurinol, không thay đổi liều. 

Alopurinol không được dùng trong tăng acid uric huyết không có triệu chứng. 

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Sau khi uống, khoảng 80 - 90% liều uống được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 2 - 6 giờ ở liều thường dùng. Sau khi uống một liều 300 mg, nồng độ cao nhất trong huyết tương của alopurinol khoảng 2 - 3 microgam/ml và của oxipurinol khoảng 5 - 6,5 microgam/ml, có thể tăng lên đến 30 - 50 microgam/ml ở bệnh nhân suy thận. 

3.2 Phân bố

Alopurinol phân bố đều vào các mô, trừ ở não. Một lượng nhỏ oxipurinol và alopurinol được tìm thấy ở cơ. Alopurinol và oxipurinol không gắn với protein huyết tương. Cả alopurinol và oxipurinol được tìm thấy trong sữa mẹ. 

3.3 Chuyển hóa

Khoảng 70 - 76% alopurinol được chuyển hóa chủ yếu ở gan thành oxipurinol là chất chuyển hóa có hoạt tính. Nửa đời trong huyết tương của alopurinol khoảng 1 - 3 giờ, của oxipurinol khoảng 18 - 30 giờ, kéo dài rõ rệt ở bệnh nhân suy thận. Cả alopurinol và oxipurinol được liên hợp thành dạng ribonucleosid tương ứng của chúng. 

3.4 Thải trừ

Chủ yếu qua thận nhưng thải chậm do oxipurinol được tái hấp thu ở ống thận. Khoảng 76% liều dùng hàng ngày được thải trừ trong nước tiểu là oxipurinol và 12% là alopurinol. Dùng kéo dài có thể thay đổi tỷ lệ này, vì alopurinol ức chế chuyển hóa của chính nó. Phần còn lại của liều dùng được thải trừ qua phân. 

4 Chỉ định 

Điều trị lâu dài tăng acid uric huyết trong viêm khớp gút mạn tính. 

Bệnh sỏi thận do acid uric (kèm theo hoặc không kèm theo viêm khớp do gút). 

Điều trị sỏi calci oxalat tái phát có bài tiết urat trong nước tiểu trên 800 mg/ngày ở nam và 750 mg/ngày ở nữ. 

Tăng acid uric huyết khi dùng hóa trị liệu điều trị ung thư trong bệnh bạch cầu, lympho, u ác tính đặc. 

5 Chống chỉ định 

Gút cấp (nếu có đợt gút cấp xảy ra trong khi đang dùng alopurinol, vẫn tiếp tục dùng alopurinol và điều trị đợt cấp riêng rễ). 

Tăng acid uric huyết đơn thuần không có triệu chứng. 

Mẫn cảm với alopurinol. 

6 Thận trọng 

Điều trị nên ngừng ngay lập tức nếu có bất kỳ phản ứng nào ở da hoặc các dấu hiệu khác của sự mẫn cảm. 

Theo dõi thường xuyên chức năng gan, thận, máu. Giảm liều ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận. Lưu ý những bệnh nhân đang điều trị tăng huyết áp, suy tim hoặc đái tháo đường, người cao tuổi vì cũng có thể có suy thận. 

Để giảm nguy cơ lắng đọng xanthin ở thận, phải đảm bảo uống mỗi ngày 2 - 3 lít nước.

Thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc vì thuốc có thể gây buồn ngủ. 

Lúc đầu nồng độ urat và acid uric trong huyết tương có thể tăng do hòa tan các tỉnh thể lắng đọng, điều này có thể gây ra hoặc làm nặng thêm đợt gút cấp, do đó chỉ bắt đầu dùng alopurinol khi đợt gút cấp đã giảm hoàn toàn. 

Điều trị nên bắt đầu với liều thấp, tăng từ từ. Dùng colchicin hoặc thuốc chống viêm không steroid (nhưng không dùng Aspirin hoặc salicylat) từ khi bắt đầu dùng alopurinol và tiếp tục cho đến ít nhất 1 tháng sau khi tình trạng tăng acid uric huyết đã được điều chỉnh về bình thường, thường là trong 3 tháng. 

7 Thời kỳ mang thai 

Mặc dù không có những nghiên cứu có kiểm chứng và đầy đủ về sử dụng alopurinol ở phụ nữ mang thai nhưng đã thấy quái thai trên chuột khi dùng alopurinol tiêm màng bụng liều 50 mg/kg hoặc 100 mg/kg vào các ngày 10 hoặc 13 của thời kỳ mang thai. Alopurinol chỉ nên dùng trong thời kỳ mang thai khi thật sự cần thiết. 

8 Thời kỳ cho con bú 

Oxipurinol được tìm thấy trong huyết tương của trẻ bú mẹ, nhưng chưa có ADR nào được ghi nhận ở trẻ bú mẹ mà người mẹ đã được điều trị bằng alopurinol trong 6 tuần. Alopurinol và oxipurinol được phân bố vào trong sữa mẹ, do vậy phải dùng thận trọng ở phụ nữ cho con bú. 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

ADR thông thường nhất của alopurinol là nổi ban trên da. Các ban thường là dát sẩn hoặc ngứa, thỉnh thoảng là ban xuất huyết. Các phản ứng mẫn cảm trầm trọng hơn có thể xảy ra bao gồm ban tróc vảy, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử biểu bì nhiễm độc. Vì vậy, phải ngừng alopurinol ngay lập tức nếu ban xảy ra. Phản ứng quá mẫn có thể nặng, thậm chí gây tử vong, đặc biệt có nguy cơ cao ở những bệnh nhân suy gan hoặc thận. Bệnh nhân gút có thể bị tăng các đợt gút cấp khi bắt đầu điều trị bằng alopurinol, hiện tượng này thường giảm sau vài tháng. 

9.1 Thường gặp 

Ngoài da: ban, dát sần, ngứa, viêm da tróc vẩy, mày đay, ban đỏ, eczema, xuất huyết. 

9.2 Ít gặp 

Gan: tăng phosphatase kiềm, AST, ALT, gan to có hồi phục, phá hủy tế bào gan, viêm gan, suy gan, tăng bilirubin huyết, vàng da. 

9.3 Hiếm gặp 

Toàn thân: phản ứng quá mẫn nặng, sốt, ớn lạnh, toát mồ hôi, khó chịu, bong móng, liken phẳng, phủ mặt, phủ da, rụng tóc, chảy máu cam

Máu: giảm/tăng bạch cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, chứng mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, xuất huyết, ức chế tủy xương, đông máu trong mạch rải rác, bệnh hạch bạch huyết, thiếu máu không tái tạo, thiếu máu tan huyết. 

Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, tắc nghẽn ruột, viêm trực tràng, rối loạn vị giác, viêm miệng, khó tiêu, chán ăn, viêm dạ dày, chảy máu Đường tiêu hóa, viêm tụy xuất. huyết, sưng tuyến nước bọt, phù lưỡi. 

Xương - khớp: đau khớp. 

Mắt: đục thủy tinh thể, viêm dây thần kinh thị giác, rối loạn thị giác.

Thần kinh: bệnh thần kinh ngoại biên, viêm dây thần kinh, dị cảm, đau đầu, cơn co giật, động kinh, giật cơ, giảm trương lực, kích động, thay đổi tình trạng tâm thần, nhồi máu não, hôn mê, loạn trương lực cơ, liệt, run, ngủ gà, chóng mặt, trầm cảm, lẫn lộn, mất ngủ, suy nhược. 

Nội tiết: chứng vú to ở nam. 

Tim mạch: tăng huyết áp. 

Tiết niệu: suy thận. 

9.4 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Phải ngừng ngay alopurinol khi thấy xuất hiện ban ở da, kèm theo các triệu chứng dị ứng nặng hơn, nhất là ở người có tổn thương thận hoặc đang dùng thuốc lợi tiểu thiazid. Khi dùng alopurinol lâu Điều trị phản ứng quá mẫn bằng glucocorticoid, các phản ứng nặng dài phải chú ý đến tương tác thuốc. phải dùng kéo dài. Ở một số bệnh nhân, nếu bị phản ứng da nhẹ có thể dùng lại thuốc một cách thận trọng với liều thấp, nhưng phải ngừng ngay lập tức và vĩnh viễn nếu phản ứng xuất hiện lại. 

10 Liều lượng và cách dùng 

10.1 Cách dùng 

Alopurinol dùng đường uống hoặc đường truyền tĩnh mạch. 

Đường uống: Liều đến 300 mg, uống một lần trong ngày; liều trên 300 mg phải chia nhiều lần để giảm nguy cơ kích ứng dạ dày. 

Đường truyền tĩnh mạch: Chỉ dùng khi không dung nạp được bằng đường uống. Tốc độ truyền phụ thuộc vào thể tích của dịch truyền. Có thể tiêm truyền 1 lần trong ngày hoặc chia thành các liều nhỏ truyền cách mỗi 6, 8 hoặc 12 giờ một lần. 

Liều tiêm truyền tối đa (1 lần trong ngày) là 600 mg/ngày, phải truyền ít nhất trong 30 phút. 

Cách pha dung dịch truyền tĩnh mạch: lọ bột alopurinol natri 500 mg pha trong 25 ml nước cất pha tiêm, thành dung dịch chứa 20 mg alopurinol/ml. Hòa loãng tiếp với dung dịch pha tiêm Natri clorid 0,9% hoặc Glucose 5% để đạt nồng độ cuối cùng không quá 6 mg alopurinol/ml. 

10.2 Liều lượng 

Liều dùng của alopurinol khác nhau tùy theo mức độ bệnh và phải điều chỉnh theo đáp ứng và dung nạp của người bệnh.

10.2.1 Bệnh gút

Uống: Liều khởi đầu mỗi ngày 100 mg, uống ngay sau khi ăn, tăng dần sau mỗi tuần thêm 100 mg, đến khi nồng độ urat trong huyết thanh giảm xuống 0,36 mmol/lit (6 mg/100 ml) hoặc thấp hơn hoặc cho tới khi đạt tới liều tối đa khuyến cáo 800 mg. Liều thường dùng mỗi ngày ở người lớn trong trường hợp bệnh nhẹ là 200 - 300 mg/ngày, gút có sạn urat (tophi) trung bình là 400 - 600 mg/ngày. Duy trì uống đủ nước để phòng ngừa lắng đọng xanthin ở thận. Sau khi nồng độ urat huyết thanh đã được kiểm soát, có thể giảm liều. Liều duy trì trung bình ở người lớn là 300 mg/ngày và liều tối thiểu có tác dụng là 100 - 200 mg/ngày. Phải dùng alopurinol liên tục, ngưng thuốc có thể dẫn đến tăng nồng độ urat huyết thanh. 

Khi alopurinol được thêm vào phác đồ điều trị có colchicin, thuốc bài acid uric niệu, và/hoặc thuốc chống viêm, cần phải có một thời gian chuyển tiếp vài tháng trước khi các thuốc đó có thể ngừng. Trong thời gian này các thuốc phải cho đồng thời, và liều lượng alopurinol được điều chỉnh cho tới khi nồng độ urat trong huyết thanh bình thường và không còn cơn gút cấp trong vài tháng. Khi ngừng các thuốc bài acid uric niệu, phải giảm dần liều trong vài tuần.

10.2.2 Tăng acid uric huyết do hóa trị liệu ung thư

Đường uống: Phòng bệnh thận cấp do acid uric khi dùng hóa trị liệu điều trị một số bệnh ung thư, người lớn dùng alopurinol mỗi ngày 600 - 800 mg, trong 2 – 3 ngày, dùng trước khi bắt đầu điều trị ung thư 1 – 2 ngày. 

Trong tăng acid uric huyết thứ phát do ung thư hoặc hóa trị liệu ung thư, liều duy trì của alopurinol tương tự liều dùng trong bệnh gút và được điều chỉnh theo đáp ứng của người bệnh. 

Đường truyền tĩnh mạch: Alpurinol natri pha trong dung dịch natri clorid 0,5. Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 200 - 200 mg mỗi ngày, tối đa 600 mg/ ngày (liều cao hơn 600 mg cũng không có tác dụng hơn). Truyền trước khi bắt đầu điều trị ung thư 1 -2 ngày. 

10.2.3 Sỏi thận Calci oxalat tái phát

Ở bệnh nhân có tăng acid uric niệu: Liều khởi đầu mỗi ngày uống 200 - 300 mg, điều chỉnh liều tăng giảm dựa vào sự kiểm soát acid uric niệu 24 giờ. 

10.2.4 Trẻ em

Tăng and uric huyết do hóa trị liệu ung thư: 

Đường uống: Trẻ em <6 tuổi: 150 mg/ngày, 6 - 10 tuổi: 300 mg/ngày. 

Tên chung quốc tế: Chymotrypsin. 

Mã ATC: B06AA04, S01KX01. 

Loại thuốc: Enzym thủy phân protein. Thuốc mắt, hỗ trợ phẫu thuật. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Chứa ít nhất 5 microkatal chymotrypsin trong 1 mg. 

Chứa ít nhất 1 000 đơn vị chymotrypsin USP trong 1 mg, tính theo dạng khô. 

Bột chymotrypsin để pha dung dịch dùng trong nhãn khoa: 300 đơn vị USP (catarase). 

Chymotrypsin vô khuẩn dùng cho mắt, sau khi pha có pH 4,3 - 8,7. 

Bột chymotrypsin 5 000 đơn vị USP để pha tiêm. 

Viên nén 21 microkatal. 

2 Dược lực học 

Chymotrypsin là một enzym phân giải protein, được điều chế bằng cách hoạt hóa chymotrypsinogen chiết xuất từ tụy bò. Chymotrypsin cắt các liên kết chuỗi các acid amin thơm (phenylalamin, tyrosin, tryptophan, methionin, norleucin và norvalin), nên đã phân giải các sợi của dây chằng (Zin) treo thủy tinh thể làm cho việc lấy thủy tinh thể từ bao ra dễ dàng hơn, mà không gây tác hại nặng đến các cấu trúc khác của mắt.

Chymotrypsin đã từng được dùng trong phẫu thuật lấy đục thủy tinh thể trong bao ở lứa tuổi từ 20 - 60 tuổi, nhưng hiện nay ít làm vì nhiều biến chứng và có kỹ thuật hiện đại và dụng cụ tinh xảo hơn (Cách làm: Lấy đục thủy tinh thể ngoài bao, nhũ tương hóa thủy tinh thể bằng sóng siêu âm và hút. Dung dịch enzym 1: 5.000 thường có tác dụng trong vòng 2 phút, dung dịch 1: 10.000 khoảng 4 phút). 

Chymotrypsin cũng đã được sử dụng để điều trị phù nề do viêm, sau chấn thương, sau phẫu thuật. Thuốc ít có chứng cứ tác dụng chống viêm trong các viêm khác (viêm đường hô hấp, xoang....). 

3 Chỉ định 

Chymotrypsin dùng hỗ trợ trong phẫu thuật lấy đục thủy tinh thể trong bao ở người từ 20 - 60 tuổi (do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định). 

Dùng trong điều trị phù nề sau chấn thương, phẫu thuật, bỏng. 

4 Chống chỉ định 

Quá mẫn với chymotrypsin. 

5 Thận trọng

Vì khả năng gây mất dịch kính, nên không khuyến cáo dùng chymotrypsin trong phẫu thuật đục nhân mắt ở người bệnh dưới 20 tuổi. Không dùng chymotrypsin cho người bệnh tăng áp suất dịch kinh và có vết thương hở hoặc người bệnh đục nhân mắt bẩm sinh. 

6 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của chymotrypsin là tăng nhất thời nhãn áp do các mảnh vụn dây chằng bị tiêu hủy làm tắc mạng bó dây. Dùng trong nhãn khoa, có thể gặp phủ giác mạc, viêm nhẹ màng bồ đào. 

Chymotrypsin có tính kháng nguyên, nên sau khi tiêm bắp, đôi khi có các phản ứng dị ứng nặng. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Nếu nghi bị dị ứng, cần thử phản ứng trước khi tiêm chymotrypsin. 

7 Liều lượng và cách dùng 

7.1 Trong nhãn khoa

Do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định. 

Phải pha thuốc ngay trước khi dùng, pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Thông thường 150 đv/ml tương đương với dung dịch pha loãng 1: 5.000. 

75 đv/ml tương đương với dung dịch pha loãng 1: 10.000. 

7.2 Điều trị phù nề sau chấn thương, phẫu thuật

Uống (viên 21 microkatal): 2 viên/lần, ngày 3 - 4 lần, uống không nhai. Có thể ngậm dưới lưỡi: 4 - 6 viên/ngày. 

Tiêm bắp: 20 microkatal/5 ml ngày tiêm bắp 1 lần. 

8 Quá liều và xử trí 

Ở chuột nhắt, chuột cống, thỏ và chó: LD50 = 24.000 - 85.000 đv/kg. Gây chảy máu ở nhiều cơ quan. Ở người chưa thấy báo cáo. Có thể gây sốc phản vệ. 

Alverin citrat

Alverin citrat


Tên chung quốc tế: Alverine citrate.

Mã ATC: A03A X08.

Loại thuốc: Chống co thắt cơ trơn.

Dạng thuốc và hàm lượng

Hàm lượng thuốc được biểu thị dưới dạng alverin citrat.

Viên nén: 40 mg.

Nang: 60 mg, 120 mg.

Viên đạn đặt hậu môn: 80 mg.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Alverin citrat có tác dụng trực tiếp đặc hiệu chống co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa và tử cung, nhưng không ảnh hưởng đến tim, mạch máu và cơ khí quản ở liều điều trị.

Dược động học

Sau khi được hấp thu từ đường tiêu hóa, alverin citrat chuyển hóa nhanh chóng thành chất chuyển hóa có hoạt tính, nồng độ cao nhất trong huyết tương đạt được sau khi uống 1 - 1,5 giờ. Sau đó thuốc được chuyển hóa tiếp thành các chất  không còn hoạt tính và được thải trừ ra nước tiểu bằng bài tiết tích cực ở thận.

Chỉ định

Chống đau do co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, bệnh đau túi thừa của ruột kết, đau do co thắt đường mật, cơn đau quặn thận.

Thống kinh nguyên phát.

Chống chỉ định

Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tắc ruột hoặc liệt ruột.

Tắc ruột do phân.

Mất trương lực đại tràng.

Thận trọng

Phải đến khám thầy thuốc nếu xuất hiện các triệu chứng mới hoặc các triệu chứng còn dai dẳng, xấu hơn, không cải thiện sau 2 tuần điều trị.

Viên đạn đặt hậu môn có chứa một hoạt chất có thể gây phản ứng dương tính khi kiểm tra chống doping. Các vận động viên  cần lưu ý.

Thời kỳ mang thai

Mặc dù không gây quái thai nhưng không nên dùng thuốc trong thời kỳ mang thai vì bằng chứng về độ an toàn trong các nghiên cứu tiền lâm sàng còn giới hạn.

Thời kỳ cho con bú

Không nên dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú vì bằng chứng về độ an toàn còn giới hạn.

Tác dụng không mong muốn

Buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, ngứa, phát ban, phản ứng dị ứng (kể cả phản vệ).

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Các ADR thường nhẹ, không cần phải xử trí. Nếu thấy ngứa, phát ban, cần ngừng thuốc, theo dõi phản ứng phản vệ tuy rất hiếm xảy ra.

Liều lượng và cách dùng

Dùng đường uống hoặc đặt hậu môn.

Uống: người lớn (kể cả người cao tuổi) mỗi lần 60 - 120 mg dưới dạng citrat, ngày 1 - 3 lần.

Đặt hậu môn: mỗi lần 80 mg, ngày 2 - 3 lần.

Trẻ em dưới 12 tuổi không nên dùng.

67,3 mg alverin citrat tương đương với  khoảng 40 mg alverin.

Tương tác thuốc

Chưa thấy có tương tác với bất cứ thuốc nào.

Độ ổn định và bảo quản

Để ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 25oC.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng: Hạ huyết áp và triệu chứng nhiễm độc giống atropin.

Xử trí: như khi ngộ độc atropin và biện pháp hỗ trợ điều trị hạ huyết áp.

 

 

 

Nguồn: Dược  Thư 2002

Ambroxol

Tên chung quốc tế: Ambroxol.

Mã ATC: R05C B06.

Loại thuốc: Thuốc long đờm.

Dạng thuốc và hàm lượng

Ambroxol chủ yếu được dùng dưới dạng muối hydroclorid.

Viên nén 30 mg; dung dịch uống, lọ 50 ml: 30 mg/5 ml; thuốc tiêm: 15 mg/2 ml; khí dung: 15 mg/2 ml; sirô: 15 mg/5 ml, 30 mg/5 ml; nang giải phóng chậm 75 mg.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Ambroxol là một chất chuyển hóa của bromhexin, có tác dụng và công dụng tương tự như bromhexin. Ambroxol có tác dụng làm đờm lỏng hơn, ít quánh hơn nên dễ bị tống ra ngoài, vì vậy thuốc có tác dụng long đờm. Một vài tài liệu có nêu ambroxol cải thiện được triệu chứng và làm giảm số đợt cấp tính trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng.

Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy ambroxol có tính chất kháng viêm và có hoạt tính của chất chống oxy hóa. Ngoài ra, ambroxol còn có tác dụng gây tê tại chỗ thông qua chẹn kênh natri ở màng tế bào. Ambroxol có thể kích thích tổng hợp và bài tiết chất diện hoạt phế nang. Thuốc đã được coi là một chất hoạt hóa chất diện hoạt phế nang. Tuy vậy, thuốc không có hiệu quả khi dùng cho người mẹ để phòng hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, nhưng thuốc có hiệu quả khiêm tốn khi điều trị sớm cho trẻ nhỏ phát bệnh.

Khí dung ambroxol có tác dụng đối với người bệnh ứ protein phế nang, mà không chịu rửa phế quản. Ambroxol cũng có tác dụng bài tiết acid uric qua nước tiểu, tác dụng này phụ thuộc vào liều. Liều tối thiểu có hiệu quả làm giảm acid uric huyết tương khoảng 250 - 500 mg/ngày chia làm 2 lần. Liều cao tới 1 g vẫn dung nạp tốt.

Dược động học:

Ambroxol hấp thu nhanh sau khi uống, thuốc khuếch tán nhanh từ máu đến mô với nồng độ thuốc cao nhất trong phổi. Sinh khả dụng khoảng 70%. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được trong vòng 0,5 - 3 giờ sau khi dùng thuốc. Với liều điều trị, thuốc liên kết với protein huyết tương xấp xỉ 90%. Nửa đời trong huyết tương từ 7 - 12 giờ. Ambroxol được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Thuốc bài tiết qua thận khoảng 83%.

Chỉ định

Các bệnh cấp và mạn tính ở đường hô hấp có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường, đặc biệt trong đợt cấp của viêm phế quản mạn, hen phế quản.

Chống chỉ định

Người bệnh đã biết quá mẫn với ambroxol hoặc các thành phần của thuốc.

Loét dạ dày tá tràng tiến triển.

Thận trọng

Cần chú ý với người bị loét đường tiêu hóa và các trường hợp ho ra máu, vì ambroxol có thể làm tan các cục đông fibrin và làm xuất huyết trở lại. Chỉ điều trị ambroxol một đợt ngắn, không đỡ phải thăm khám lại.

Thời kỳ mang thai

Chưa có tài liệu nói đến tác dụng xấu khi dùng thuốc trong lúc mang thai. Dù sao cũng cần thận trọng khi dùng thuốc này trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Thời kỳ cho con bú

Chưa có thông tin về nồng độ của bromhexin cũng như ambroxol trong sữa.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thường gặp, ADR > 1/100

Tiêu hóa: Tai biến nhẹ, chủ yếu sau khi tiêm như ợ nóng, khó tiêu, đôi khi buồn nôn, nôn.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Dị ứng, chủ yếu phát ban.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Phản ứng kiểu phản vệ cấp tính, nặng, nhưng chưa chắc chắn là có liên quan đến ambroxol, miệng khô, và tăng các transaminase.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Ngừng điều trị nếu cần thiết.

Liều lượng và cách dùng

Uống: uống với nước sau khi ăn.

Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 30 - 60 mg/lần, 2 lần/ngày.

Trẻ em 5 - 10 tuổi: 15 - 30 mg/lần, ngày 2 lần.

Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch

Người lớn và trẻ trên 10 tuổi: 15 mg/lần, ngày 2 - 3 lần.

Trẻ em 5 - 10 tuổi: 7,5 mg/lần, ngày 2 - 3 lần.

Khí dung:

Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 15 mg/lần, ngày 1 - 2 lần.

Trẻ em 5 - 10 tuổi: 7,5 mg/lần, ngày 2 - 3 lần.

Tương tác thuốc

Dùng ambroxol với kháng sinh (amoxicilin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin) làm tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi.

Không phối hợp ambroxol với một thuốc chống ho (thí dụ codein) hoặc một thuốc làm khô đờm (thí dụ atropin): Phối hợp không hợp lý.

Độ ổn định và bảo quản

Bảo quản trong lọ kín, ở nhiệt độ phòng.

Quá liều và xử trí

Chưa có báo cáo về dấu hiệu quá liều. Nếu xảy ra, cần ngừng thuốc và điều trị triệu chứng.

 

 Nguồn: Dược Thư 2012

Amikacin

Amikacin


Tên chung quốc tế: Amikacin.

Mã ATC: J01G B06, D06A X12; S01A A21.

Loại thuốc: Kháng sinh họ aminoglycosid.

Dạng thuốc và hàm lượng

Dung dịch tiêm amikacin sulfat (có sulfit để bảo quản): 1 ml chứa 50 mg (dùng cho trẻ em) và 250 mg amikacin base.

Bột amikacin sulfat để pha tiêm (không có sulfit): Lọ 250 mg hoặc 500 mg bột (tính theo amikacin base) kèm theo tương ứng 2 ml hoặc 4 ml dung môi (nước để pha thuốc tiêm).

Dược lý và cơ chế tác dụng

Amikacin sulfat là kháng sinh bán tổng hợp họ aminoglycosid. Thuốc diệt khuẩn nhanh do gắn hẳn vào tiểu đơn vị 30S của ribosom vi khuẩn và ngăn chặn sự tổng hợp protein của vi khuẩn. Aminoglycosid bị thu giữ và xâm nhập qua màng tế bào là một quá trình phụ thuộc năng lượng ưa khí. Như vậy, hoạt tính aminoglycosid bị giảm nhiều trong môi trường kỵ khí. Aminoglycosid có đặc điểm là có tác dụng hậu kháng sinh, nghĩa là hoạt tính diệt khuẩn vẫn còn sau khi nồng độ thuốc trong huyết thanh đã xuống dưới nồng độ ức chế tối thiểu. Ðặc tính này có thể giải thích hiệu quả của thuốc dùng một lần trong ngày.

Hoạt tính kháng khuẩn của amikacin chủ yếu chống các trực khuẩn Gram âm ưa khí. Thuốc không có tác dụng chống các vi khuẩn kỵ khí và không tác dụng trong môi trường acid hoặc có áp suất oxygen thấp. Thuốc tác dụng hạn chế đối với đa số vi khuẩn Gram dương. Strept. pneumoniae và Strept. pyogeneskháng thuốc mạnh. Amikacin tác dụng hiệp đồng với penicilin để ức chế Strept. faecalis hoặc alpha - Streptococcus, với các penicilin chống Pseudomonas(aztreonam, imipenem, ceftazidim...) để ức chế Pseudomonas, và với metronidazol hoặc các thuốc chống vi khuẩn kỵ khí khác để ức chế các vi khuẩn kỵ khí. Thuốc cũng tác động hiệp đồng với nafcilin hoặc oxacilin để chống Staphylococcus aureus.

Amikacin là một aminoglycosid kháng lại phần lớn các enzym làm bất hoạt thuốc do cả 2 loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương tiết ra. Do đó, thuốc có thể tác dụng trên các vi khuẩn kháng các aminoglycosid khác.

Dược động học

Sau khi tiêm bắp 1 liều đơn 7,5 mg/kg amikacin cho người lớn có chức năng thận bình thường nồng độ đỉnh huyết tương 17 - 25 microgam/ml đạt được trong 45 phút đến 2 giờ. Khi truyền tĩnh mạch cùng liều trong 1 giờ, nồng độ đỉnh thuốc trong huyết tương trung bình 38 microgam/ml đạt ngay sau khi truyền.

Sau khi tiêm, amikacin khuếch tán nhanh vào cơ thể (xương, tim, túi mật, mô phổi, mật, đờm, chất tiết phế quản, dịch màng phổi và hoạt dịch).

Nửa đời huyết thanh là 2 - 3 giờ ở người có chức năng thận bình thường và 30 - 86 giờ ở người có suy chức năng thận nặng. Nửa đời huyết thanh là 4 - 5 giờ ở trẻ nhỏ 7 ngày tuổi đẻ đủ tháng hoặc trên 7 ngày tuổi, 7 - 8 giờ ở trẻ đẻ nhẹ cân 1 - 3 ngày tuổi.

Ở người lớn có chức năng thận bình thường, 94 - 98% liều đơn, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, đào thải không biến đổi qua cầu thận trong vòng 24 giờ.

Chỉ định

Amikacin được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn nặng/đe doạ tính mạng, đặc biệt chưa biết nguyên nhân hoặc nhiễm khuẩn máu nghi do trực khuẩn Gram âm. Thuốc dùng phối hợp với cephalosporin, penicilin và các kháng sinh khác, phụ thuộc vào loại nhiễm khuẩn.

Ðiều trị phải dựa vào kết quả nuôi cấy vi khuẩn.

Thông thường, nên phối hợp với một kháng sinh beta - lactam.

Khi nhiễm khuẩn toàn thân do P. aeruginosa, phối hợp với piperacilin.

Nếu viêm nội tâm mạc do S. faecalis hoặc alpha Streptococcus, phối hợp với ampicilin hoặc benzylpeni- cilin tương ứng.

Ðể điều trị vi khuẩn kỵ khí, phối hợp với metronidazol hoặc một thuốc chống vi khuẩn kỵ khí khác.

Gentamicin vẫn là thuốc hàng đầu để điều trị nhiễm khuẩn Gram âm, đặc biệt vì rẻ. Amikacin chỉ được dùng đặc biệt trong các trường hợp có thể có kháng gentamicin hoặc tobramicin.

Chống chỉ định

Quá mẫn với các aminoglycosid, bệnh nhược cơ.

Thận trọng

Phải dùng amikacin thận trọng, đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ nhỏ, vì có nguy cơ cao độc cho tai và cho thận. Phải giám sát chức năng thính giác và chức năng thận. Tránh dùng thuốc kéo dài và/hoặc lặp lại. Cần phải tránh dùng đồng thời hoặc nối tiếp với các thuốc khác có độc tính cho thính giác hoặc thận (cả dùng toàn thân và tại chỗ).

Không dùng quá liều khuyến cáo.

Nhất thiết phải định lượng nồng độ thuốc trong huyết thanh khi dùng cho người bị tổn thương thận.

Khi người bệnh uống nhiều nước và có chức năng thận bình thường, thì ít nguy cơ nhiễm độc thận, nếu không vượt quá liều khuyến cáo.

Việc kiểm tra chức năng thận trong quá trình điều trị bằng aminoglycosid ở người bệnh cao tuổi có sự giảm chức năng thận là đặc biệt quan trọng.

Phải dùng thận trọng amikacin với các người bệnh rối loạn hoạt động cơ, như nhược cơ hoặc Parkinson, vì thuốc này làm yếu cơ trầm trọng, do tác dụng kiểu cura của thuốc lên liên kết thần kinh cơ.

Giống các kháng sinh khác, dùng amikacin có thể gây tăng sinh các vi sinh vật không nhạy cảm. Nếu xuất hiện điều đó, phải tiến hành điều trị thích hợp.

Thời kỳ mang thai

Aminoglycosid có thể gây hại cho thai nhi khi dùng cho người mang thai.

Nếu dùng amikacin trong khi mang thai hoặc bắt đầu có thai trong khi đang dùng thuốc, người bệnh phải được thông báo là có khả năng nguy hiểm cho thai nhi, kể cả hội chứng nhược cơ. Vì vậy việc dùng thuốc an toàn cho người mang thai chưa được xác định.

Thời kỳ cho con bú

Không biết rõ amikacin có đào thải vào trong sữa hay không. Theo nguyên tắc chung, không cho con bú khi dùng thuốc, vì nhiều thuốc được tiết vào sữa.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Tác dụng không mong muốn phụ thuộc vào liều dùng.

Thường gặp, ADR>1/100

Toàn thân: Chóng mặt.

Tiết niệu: Protein niệu, tăng creatinin và tăng urê máu.

Thính giác: Giảm khả năng nghe, độc với hệ tiền đình như buồn nôn và mất thăng bằng.

Ít gặp, 1/1000 < ADR <1/100

Toàn thân: Sốt.

Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.

Da: Ngoại ban.

Gan: Tăng transaminase.

Tiết niệu: tăng creatinin máu, albumin niệu, nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu và đái ít.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Toàn thân: Nhức đầu

Máu: Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

Tuần hoàn: Tăng huyết áp

Thần kinh: Dị cảm, run, nhược cơ, liệt.

Các cơ quan khác: Ðau khớp.

Tai: Ðiếc.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Các thuốc lợi tiểu tác dụng nhanh như furosemid tăng nguy cơ độc với thính giác và thận.

Nếu người bệnh trước đó đã điều trị với các thuốc có nguy cơ độc với tai hoặc thận như các aminoglycosid khác thì phải chú ý đến sự nguy hiểm do tích lũy thuốc.

Một số chế phẩm có chứa natri sulfit có thể gây dị ứng mạnh, đặc biệt với người có tiền sử hen.

Khi suy thận, chỉ dùng amikacin khi thật cần và điều chỉnh liều theo sự thay đổi nồng độ creatinin máu hoặc độ thanh thải creatinin. Phải giám sát chức năng thận và thính giác. Cần phải kiểm tra nồng độ thuốc trong huyết thanh.

Liều lượng và cách dùng

Cách dùng: Amikacin sulfat dùng tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch. Ðể truyền tĩnh mạch, đối với người lớn, pha 500 mg amikacin vào 100 - 200 ml dịch truyền thông thường như dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dextrose 5%. Liều thích hợp amikacin phải truyền trong 30 - 60 phút.

Ðối với trẻ em, thể tích dịch truyền phụ thuộc vào nhu cầu người bệnh, nhưng phải đủ để có thể truyền trong 1 - 2 giờ ở trẻ nhỏ, hoặc 30 - 60 phút ở trẻ lớn.

Liều lượng: Liều amikacin sulfat được tính theo amikacin và giống nhau khi tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Liều lượng phải dựa vào cân nặng lý tưởng ước lượng.

Liều thông thường đối với người lớn và trẻ lớn tuổi, có chức năng thận bình thường là 15 mg/kg/ngày, chia làm các liều bằng nhau để tiêm cách 8 hoặc 12 giờ/lần.

Liều hàng ngày không được vượt quá 15 mg/kg hoặc 1,5 g.

Trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non: Liều nạp đầu tiên 10 mg/kg, tiếp theo là 7,5 mg/kg cách nhau 12 giờ/lần.

Hiện nay có chứng cứ là tiêm aminoglycosid 1 lần/
ngày, ít nhất cũng tác dụng bằng và có thể ít độc hơn khi liều được tiêm làm nhiều lần trong ngày.

Ở người có tổn thương thận, nhất thiết phải định lượng nồng độ amikacin huyết thanh, phải theo dõi kỹ chức năng thận và phải điều chỉnh liều.

Căn cứ vào nồng độ thuốc trong huyết thanh và mức độ suy giảm của thận, đối với người suy thận, có thể dùng các liều 7,5 mg/kg thể trọng, theo các khoảng cách thời gian ghi trong bảng dưới đây, tùy thuộc vào nồng độ creatinin huyết thanh hoặc vào độ thanh thải creatinin.

Tương tác thuốc

Dùng đồng thời hoặc nối tiếp amikacin với các tác nhân gây độc với thận hoặc thính giác khác có thể làm tăng độc tính nguy hiểm của aminoglycosid. Dùng amikacin với các thuốc phong bế thần kinh cơ, có thể tăng nguy cơ gây chẹn thần kinh cơ dẫn đến liệt hô hấp. Amikacin có thể làm tăng tác dụng thuốc giãn cơ cura và thuốc gây mê. Amikacin còn có thể tương tác với một số thuốc khác như các penicilin hoạt phổ rộng, furosemid, bumetanid, hoặc indomethacin.

Ðộ ổn định và bảo quản

Bảo quản amikacin sulfat tiêm ở nhiệt độ dưới 400C, tốt nhất ở 15 - 300C, tránh đông lạnh. Nếu giữ ở nhiệt độ phòng, bảo quản được ít nhất 2 năm kể từ ngày sản xuất.

Bảo quản tránh ánh sáng.

Tương kỵ

Không được trộn lẫn amikacin với các thuốc khác, đặc biệt là với kháng sinh beta - lactam.

Quá liều và xử trí

Khi gặp quá liều hoặc có phản ứng độc, có thể chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân màng bụng để đẩy nhanh quá trình thải trừ amikacin. Ở trẻ sơ sinh, có thể thay máu.

 

 

Nguồn: Dược Thư 2002

Amiodaron hydroclorid

Amiodaron


Tên chung quốc tế: Amiodarone.

Mã ATC: C01B D01.

Loại thuốc: Thuốc chống loạn nhịp.

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén: 200 mg amiodaron hydroclorid.

Ống tiêm 150 mg/3 ml.

Chú ý: Iod chiếm 37,3% (khối lượng/khối lượng) trong phân tử amiodaron hydroclorid.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Amiodaron có tác dụng chống loạn nhịp nhóm III, kéo dài thời gian điện thế hoạt động ở tâm thất và tâm nhĩ, làm kéo dài thời gian tái phân cực (tác dụng chống loạn nhịp nhóm III theo Vaughan Williams). Thuốc kéo dài thời gian trơ trong cơ tim và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống dẫn truyền xung động, kể cả đường dẫn truyền phụ. Amiodaron làm giảm tần số xoang cũng phần nào do giảm tính tự động. Khi tần số nhĩ cao, amiodaron làm tăng thời gian A - H, do kéo dài thời gian qua nút nhĩ - thất. Tác dụng điện sinh lý này nhìn thấy trên điện tâm đồ như giảm tần số xoang, tăng thời gian Q - T và cả tăng thời gian P - Q. Ðây không phải là dấu hiệu quá liều mà là sự phản ánh tác dụng dược lý. Sau khi uống, amiodaron thường không có tác dụng xấu lên chức năng thất trái. Sau tiêm tĩnh mạch, có nguy cơ giãn mạch vành và mạch ngoại vi nặng.

Dược động học

Amiodaron tích lũy nhiều ở trong mô và thải trừ rất chậm. Thuốc hấp thu chậm sau khi uống và khả dụng sinh học rất thay đổi; khả dụng sinh học đường uống trung bình là 50% đồng thời khác nhau nhiều giữa các người bệnh. Ðạt nồng độ huyết tương tối đa từ 3 - 7 giờ sau khi uống một liều duy nhất. Tác dụng xảy ra chậm, 1 - 3 tuần sau khi uống. Sau khi tiêm tĩnh mạch, tác dụng tối đa đạt được trong vòng 1 - 30 phút và kéo dài 1 - 3 giờ. Nửa đời thải trừ khoảng 50 ngày, dao động từ 10 - 100 ngày, do sự phân bố rộng rãi của thuốc ở các mô. Tác dụng dược lý vẫn còn sau khi ngừng dùng thuốc một tháng hoặc lâu hơn. N - desethylamiodaron là chất chuyển hóa đã được xác định cũng có tác dụng chống loạn nhịp. Ðường thải trừ chủ yếu của amiodaron là qua mật vào phân. Amiodaron và chất chuyển hóa của thuốc rất ít bài tiết vào nước tiểu. Amiodaron và N - desethylamiodaron qua hàng rào nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ ở nồng độ cao hơn nồng độ huyết tương của người mẹ nhiều.

Chỉ định          

Dự phòng và điều trị: Loạn nhịp thất (cơn nhanh thất tái phát hoặc rung thất tái phát), đặc biệt khi không đáp ứng với điều trị thông thường chống loạn nhịp.

Dự phòng và điều trị: Loạn nhịp trên thất tái phát kháng lại điều trị thông thường, đặc biệt khi có kết hợp hội chứng W - P - W bao gồm rung nhĩ, cuồng động nhĩ.

Chống chỉ định

Chống chỉ định dùng amiodaron cho người bị sốc do tim; suy nút xoang nặng dẫn đến nhịp chậm xoang và blốc xoang nhĩ; blốc nhĩ thất độ II - III; blốc nhánh hoặc bệnh nút xoang (chỉ dùng khi có máy tạo nhịp); chậm nhịp từng cơn gây ngất, trừ khi dùng cùng với máy tạo nhịp. Amiodaron cũng chống chỉ định cho người bệnh quá mẫn các thành phần của thuốc, bệnh tuyến giáp hoặc nghi ngờ mắc bệnh tuyến giáp, hạ huyết áp động mạch. Không dùng amiodaron tiêm tĩnh mạch cả liều một lúc cho người suy tim, suy tuần hoàn, hô hấp.

Thận trọng

Thận trọng với người suy tim sung huyết, suy gan, hạ kali huyết, rối loạn chức năng tuyến giáp, giảm thị lực hoặc người bệnh phải can thiệp phẫu thuật. Liều cao có thể gây nhịp tim chậm và rối loạn dẫn truyền với nhịp tự thất, đặc biệt ở người bệnh cao tuổi đang dùng digitalis. Thận trọng khi dùng kết hợp với các chất chẹn bêta hoặc các thuốc chẹn kênh calci, vì nguy cơ gây chậm nhịp và blốc nhĩ thất. Dùng amiodaron tĩnh mạch có thể làm nặng thêm tình trạng suy tim. Rối loạn điện giải, đặc biệt hạ kali huyết, có thể xảy ra khi dùng phối hợp với digitalis hoặc với các thuốc chống loạn nhịp khác, việc phối hợp này có thể có tác dụng gây loạn nhịp. Cũng cần thận trọng với người quá mẫn với iod.

Thời kỳ mang thai

Amiodaron và desethylamiodaron qua hàng rào nhau thai. Tác dụng có hại tiềm tàng gồm chậm nhịp tim và tác dụng lên tuyến giáp ở trẻ sơ sinh. Amiodaron có thể tác dụng lên chức năng tuyến giáp của thai nhi, gây nhiễm độc và làm chậm phát triển thai nhi. Thuốc có thể gây bướu giáp trạng bẩm sinh (thiểu năng hoặc cường giáp trạng). Vì vậy không dùng amiodaron cho người mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Amiodaron và chất chuyển hóa của thuốc bài tiết nhiều vào sữa mẹ. Do thuốc có thể làm giảm phát triển của trẻ bú sữa mẹ, mặt khác do thuốc chứa một hàm lượng cao iod nên không dùng thuốc cho người cho con bú hoặc phải ngừng cho con bú nếu buộc phải sử dụng amiodaron. Cũng cần quan tâm đến việc thuốc đào thải chậm khỏi cơ thể sau khi đã ngừng dùng thuốc.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Khi dùng đường uống, trong giai đoạn đầu tiên (vài ngày, tuần hoặc năm), các tác dụng không mong muốn có thể chưa xuất hiện và thường phụ thuộc vào liều dùng và thời gian điều trị (điều trị liên tục trên 6 tháng). Các tác dụng phụ này có thể kéo dài vài tháng sau khi ngừng thuốc và có thể hồi phục khi giảm liều.

Amiodaron tích lũy ở nhiều mô nên có thể gây nhiều tác dụng có hại ở những người bệnh điều trị loạn nhịp thất với liều cao (trên 400 mg/ngày). Các phản ứng có hại nguy hiểm nhất là nhiễm độc phổi, bệnh thần kinh, loạn nhịp nặng, xơ hóa tuyến giáp và tổn thương gan. Ngừng dùng thuốc khi nghi ngờ xuất hiện phản ứng có hại nguy hiểm. Tuy nhiên các phản ứng có hại không phải bao giờ cũng được hồi phục sau khi ngừng thuốc. Tỷ lệ và mức độ phản ứng có hại tăng theo liều và thời gian điều trị. Vì vậy chỉ nên dùng liều thấp nhất có thể.

Thường gặp, ADR > 1/100

Thần kinh: Run, khó chịu, mệt mỏi, tê cóng hoặc đau nhói ngón chân, ngón tay, mất điều hòa, hoa mắt và dị cảm.

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, chán ăn và táo bón.

Tuần hoàn: Hạ huyết áp (sau tiêm), tác dụng gây loạn nhịp, tim chậm, blốc nhĩ thất và suy tim.

Hô hấp: Viêm phế nang lan tỏa hoặc xơ phổi hoặc viêm phổi kẽ.

Da: Mẫn cảm ánh nắng gây ban đỏ, nhiễm sắc tố da.

Mắt: Rối loạn thị giác.

Nội tiết: Suy giáp trạng, cường giáp trạng.

Các phản ứng khác: Nóng bừng, thay đổi vị giác và khứu giác, rối loạn đông máu.

Ít gặp, 1/1000 < ADR <1/100

Toàn thân: Ðau đầu, rối loạn giấc ngủ.

Thần kinh: Bệnh thần kinh ngoại vi hoặc bệnh cơ.

Tim mạch: Loạn nhịp (nhanh hoặc không đều), nhịp chậm xoang, và suy tim ứ huyết.

Hiếm gặp, ADR <1/1000

Máu: Giảm tiểu cầu.

Thần kinh: Tăng áp lực nội sọ.

Da: Ban da, một số trường hợp viêm da tróc vảy, rụng tóc, lông và ban đỏ sau chụp X - quang.

Gan: Viêm gan, xơ gan.

Mắt: Viêm thần kinh thị giác.

Các phản ứng khác: Phản ứng quá mẫn gồm cả phản vệ sau tiêm tĩnh mạch.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Cần theo dõi lâm sàng chặt chẽ và điều trị các phản ứng có hại. Hạ huyết áp chỉ xuất hiện sau truyền tĩnh mạch, xử trí bằng cách giảm tốc độ truyền. Phải điều trị hạ kali huyết và suy tim trước khi dùng amiodaron. Chậm nhịp thường phụ thuộc vào liều dùng. Một số người bệnh cao tuổi (người bị suy nút xoang) đã bị nhịp chậm nặng, thậm chí ngừng xoang. Có thể xảy ra rối loạn dẫn truyền như blốc xoang nhĩ và các mức độ blốc nhĩ thất khác nhau. Tác dụng gây loạn nhịp xuất hiện chủ yếu khi dùng phối hợp amiodaron với digoxin, các thuốc chống loạn nhịp khác và với người bệnh hạ kali huyết. Cần ngừng thuốc khi xảy ra loạn nhịp nặng.

Các phản ứng có hại lên hệ thần kinh và hệ tiêu hóa xảy ra ở khoảng 20 - 40% số ca điều trị khi mới dùng thuốc và mất đi trong vòng 1 - 2 tháng điều trị. Bệnh dây thần kinh ngoại vi và bệnh về cơ ít gặp nhưng nặng và không phải luôn luôn có khă năng hồi phục.

Cả suy giáp lẫn cường giáp đã xảy ra khi điều trị với amiodaron. Iod chiếm 37,3% (khối lượng/khối lượng) trong phân tử amiodaron hydroclorid, vì vậy cần đánh giá chức năng tuyến giáp trong và sau điều trị (trong vòng 2 - 3 tháng). Suy giáp có thể xảy ra nhanh, xử trí bằng cách giảm liều từ từ và điều trị cẩn thận bằng L - thyroxin. Chức năng tuyến giáp sẽ hồi phục trong vòng 3 tháng sau khi ngừng dùng thuốc. Cường giáp cũng có thể xảy ra nhanh, cần phải ngừng dùng amiodaron. Các thuốc kháng giáp trạng đôi khi không có tác dụng, xử trí bằng glucocorticoid liều cao (prednisolon 1 mg/kg) trong vài tuần.

Mẫn cảm ánh sáng có thể xảy ra, cần phải giảm liều và hiếm khi phải ngừng dùng thuốc.

Cần kiểm tra thường xuyên các phản ứng có hại đối với gan. Transaminase thường tăng khi mới dùng thuốc, nếu transaminase tăng từ 1,5 - 3 lần trên mức bình thường, cần phải giảm liều hoặc ngừng thuốc. Xơ gan và vàng da có thể xảy ra. Nếu có nghi ngờ về nhiễm độc gan nghiêm trọng phải ngừng thuốc.

Vi lắng đọng giác mạc không triệu chứng gặp ở hầu hết các người bệnh, thường có thể phát hiện bằng khám mắt bằng đèn khe. Vi lắng đọng giác mạc và rối loạn thị giác có thể phục hồi sau khi giảm liều hoặc ngừng thuốc. Dùng thuốc nhỏ mắt methyl - celulose để làm giảm độ nặng của vi lắng đọng.

Viêm phế nang lan tỏa và xơ phổi là phản ứng có hại thường gặp và có thể gây tử vong ở một vài người bệnh. Có hai dạng nhiễm độc phổi: một dạng có thể phát hiện sớm với liều thấp và có cơ chế miễn dịch, dạng thứ hai liên quan đến thời gian điều trị và liều, phụ thuộc vào độc tính trực tiếp của thuốc. Triệu chứng là khó thở (có hoặc không có bệnh cảnh toàn thân). Người bệnh khó thở cần được kiểm tra kỹ lưỡng khi có nghi ngờ viêm phế nang. Cần ngừng thuốc ngay và có thể sử dụng corticosteroid.

Liều lượng và cách dùng

Loạn nhịp thất

Thuốc uống: Giai đoạn tấn công dùng liều cao: uống mỗi lần 200 mg, ngày 3 lần trong tuần đầu; mỗi lần 200 mg, ngày 2 lần trong tuần thứ hai. Sau 2 tuần đó, giảm liều xuống còn 200 mg/ngày hoặc thấp hơn. Hiếm khi người bệnh cần liều duy trì cao hơn 200 mg/ngày. Cần đánh giá tác dụng phụ thường xuyên, ít nhất mỗi tháng 1 lần hoặc nhiều hơn nếu liều duy trì cao hơn 200 mg/ngày. Ðể tránh các tác dụng có hại cho đường tiêu hóa, nên dùng amiodaron trong bữa ăn.

Thuốc tiêm tĩnh mạch:

Chỉ dùng khi có cơ sở hồi sức cấp cứu để điều trị và theo dõi bệnh. Liều tiêm truyền tĩnh mạch là 5 mg/kg thể trọng, pha loãng với 250 ml glucose 5%, truyền tĩnh mạch chậm từ 20 phút đến 2 giờ, càng chậm càng tốt, dựa trên đáp ứng lâm sàng. Có thể dùng nhắc lại liều truyền tĩnh mạch ban đầu này. Liều có thể lên tới 1200 mg (xấp xỉ 15 mg/kg thể trọng) trong 24 giờ pha loãng vào 500 ml glucose 5%. Tốc độ truyền điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng. Người bệnh cần được theo dõi ở cơ sở hồi sức cấp cứu.

Loạn nhịp trên thất

Thuốc uống: Liều tấn công là 600 - 800 mg/ngày, dùng trong 1 - 4 tuần, cho đến khi kiểm soát được bệnh hoặc xuất hiện tác dụng có hại quá mức, sau đó giảm liều dần đến liều duy trì thấp nhất có tác dụng, liều duy trì đường uống là 100 - 400 mg/ngày.

Liều trẻ em: Chưa được xác định và có thể biến đổi nhiều: Ðể điều trị loạn nhịp thất và trên thất, liều tấn công là 10 - 15 mg/kg/ngày hoặc 600 - 800 mg/1,73 m2/ngày trong khoảng 4 - 14 ngày và/hoặc cho tới khi kiểm soát được loạn nhịp. Khi đó, liều giảm xuống tới 5 mg/kg/ngày hoặc 200 - 400 mg/1,73 m2/ngày trong vài tuần.

Liều trong tổn thương thận và gan:

Tổn thương thận: Không cần giảm liều, nhưng có nguy cơ tích iod.

Tổn thương gan: Có thể phải giảm liều hoặc ngừng uống thuốc nếu có độc cho gan trong khi điều trị.

Chú giải:

Do thuốc bắt đầu có tác dụng chậm, khó điều chỉnh liều, và có thể gây ra những tác dụng không mong muốn quan trọng, nên bắt đầu điều trị amiodaron tiêm tĩnh mạch người bệnh phải nằm viện. Do từng người bệnh có sinh khả dụng khác nhau, nên phải điều chỉnh liều để đáp ứng với yêu cầu của từng người, dựa vào đáp ứng lâm sàng, sự xuất hiện và mức độ độc tính của thuốc. Do những phản ứng không mong muốn của amiodaron nên phải theo dõi chặt chẽ người bệnh, đặc biệt khi dùng liệu pháp truyền tĩnh mạch amiodaron.

Tương tác thuốc

Amiodaron có thể gây tác dụng cộng hợp trên tim khi dùng cùng với các thuốc chống loạn nhịp khác và làm tăng nguy cơ loạn nhịp. Amiodaron làm tăng nồng độ trong huyết tương của quinidin, procainamid, flecainid, và phenytoin. Dùng đồng thời amiodaron với quinidin, disopyramid, procainamid có thể làm tăng thời gian Q - T và gây xoắn đỉnh ở một số rất ít trường hợp. Vì vậy cần phải giảm liều.

Dùng đồng thời amiodaron với các thuốc chẹn beta hoặc các thuốc chẹn kênh calci có thể gây chậm nhịp, ngừng xoang và blốc nhĩ thất, nên cần phải giảm liều.

Amiodaron làm tăng nồng độ digoxin và các glycosid, digitalis khác trong máu có thể gây ngộ độc. Khi bắt đầu dùng amiodaron, nên ngừng dùng các glycosid digitalis hoặc giảm một nửa liều digitalis.

Dùng đồng thời amiodaron với các thuốc lợi tiểu thải kali có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp kết hợp với hạ kali huyết.

Amiodaron ức chế chuyển hóa và tăng tác dụng chống đông của các dẫn chất coumarin.

Ðộ ổn định và bảo quản

Bảo quản viên nén amiodaron hydroclorid tránh ánh sáng và để trong đồ bao gói kín ở nhiệt độ phòng khoảng 25oC. Bảo quản amiodaron hydroclorid tiêm ở nhiệt độ phòng (15 - 25oC), tránh ánh sáng và nhiệt độ cao. Các ống tiêm phải để trong hộp giấy để tránh ánh sáng cho tới khi sử dụng.

Nồng độ dung dịch amiodaron hydroclorid giảm 10% trong vòng 2 giờ, giảm còn 60% nồng độ ban đầu sau 5 ngày khi bảo quản trong túi nhựa mềm polyvinyl clorid ở nhiệt độ phòng. Khi truyền bằng bộ dây truyền polyvinyl clorid, nồng độ amiodaron giảm xuống còn 82% sau 15 phút. Nồng độ thuốc không bị giảm khi bảo quản trong chai thủy tinh hoặc chai nhựa cứng polyvinyl clorid. Nồng độ giảm là do chất hóa dẻo di - 2 ethylhexylphtalat có trong nhựa mềm polyvinyl clorid.

Tương kỵ

Thuốc tiêm amiodaron tương kỵ với aminophylin, cefamandol nafat, cefazolin natri, mezlocilin natri, heparin natri, natri clorid, natri bicarbonat.

Quá liều và xử trí

Biểu hiện: Hạ huyết áp, nhịp xoang chậm và/hoặc blốc tim và kéo dài khoảng Q - T.

Xử trí:

Nếu mới uống thuốc, gây nôn, rửa dạ dày, sau đó cho uống than hoạt.

Theo dõi nhịp tim, huyết áp.

Chậm nhịp: dùng chất chủ vận beta - adrenergic hoặc máy tạo nhịp. Chậm nhịp và blốc nhĩ thất: Dùng atropin, cũng có thể dùng isoprenalin và máy tạo nhịp.

Hạ huyết áp: dùng thuốc hướng cơ dương tính và/hoặc thuốc co mạch như dopamin truyền tĩnh mạch hoặc nor - epinephrin truyền tĩnh mạch.

 

 

Nguồn: Dược Thư 2002

Amitriptylin hydroclorid

Amitriptylin


Tên chung quốc tế: Amitriptyline.

Mã ATC: N06A A09.

Loại thuốc: Thuốc chống trầm cảm ba vòng có tác dụng an thần.

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén: Amitriptylin hydroclorid 10 mg, 25 mg, 50 mg, 75 mg, 100 mg, 150 mg.

Thuốc tiêm: Amitriptylin 10 mg/ml.

Dược lý học và cơ chế tác dụng

Amitriptylin là thuốc chống trầm cảm ba vòng, làm giảm lo âu và có tác dụng an thần. Cơ chế tác dụng của amitriptylin là ức chế tái nhập các monoamin (amin đơn), serotonin và noradrenalin ở các nơron monoaminergic (tế bào thần kinh amin đơn). Tác dụng ức chế tái nhập noradrenalin và serotonin được coi là có liên quan đến tác dụng chống trầm cảm của thuốc. Amitriptylin cũng có tác dụng kháng cholinergic ở cả thần kinh trung ương và ngoại vi.

Dược động học

Amitriptylin được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn qua đường tiêm và đường uống (sau khi tiêm bắp 5 - 10 phút và sau khi uống 30 - 60 phút). Nồng độ đỉnh trong huyết tương xuất hiện 2-12 giờ sau khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Amitriptylin phân bố rộng khắp cơ thể và liên kết nhiều với protein huyết tương và mô. Với liều thông thường, 30 - 50% thuốc đào thải trong vòng 24 giờ.

Amitriptylin chuyển hóa bằng cách khử N-methyl và hydroxyl hóa. Trên thực tế hầu hết liều thuốc được đào thải dưới dạng các chất chuyển hóa liên hợp glucuronid hoặc sulfat. Có rất ít amitriptylin ở dạng không chuyển hóa được đào thải qua nước tiểu; qua mật và theo phân. Có sự khác nhau nhiều về nồng độ thuốc trong huyết tương giữa các cá thể sau khi uống một liều thông thường nên nửa đời trong huyết tương và nửa đời thải trừ của thuốc thay đổi nhiều (từ 9 đến 50 giờ) giữa các cá thể. Amitriptylin không gây nghiện.

Chỉ định

Điều trị trầm cảm, đặc biệt trầm cảm nội sinh (loạn tâm thần hưng trầm cảm).

Thuốc có ít tác dụng đối với trầm cảm phản ứng.

Điều trị chọn lọc một số trường hợp đái dầm ban đêm ở trẻ em lớn (sau khi đã loại bỏ biến chứng thực thể đường tiết niệu bằng các trắc nghiệm thích hợp).

Chống chỉ định

Mẫn cảm với amitriptylin.

Không được dùng đồng thời với các chất ức chế monoaminoxydase.

Không dùng trong giai đoạn hồi phục ngay sau nhồi máu cơ tim.

Không dùng cho người bị suy gan nặng.

Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi vì tác dụng và độ an toàn chưa được xác định.

Thận trọng

Có tiền sử động kinh; bí tiểu tiện và phì đại tuyến tiền liệt; suy giảm chức năng gan; tăng nhãn áp góc hẹp; bệnh tim mạch (loạn nhịp, blốc); bệnh cường giáp hoặc đang điều trị với các thuốc tuyến giáp, u tế bào ưa crom, suy gan.

Người bệnh đã điều trị với các chất ức chế monoamin oxydase, phải ngừng dùng thuốc này ít nhất 14 ngày mới được bắt đầu điều trị bằng amitriptylin.

Dùng các thuốc chống trầm cảm ba vòng cùng với các thuốc kháng cholinergic có thể làm tăng tác dụng kháng cholinergic.

Thời kỳ mang thai

Các thuốc chống trầm cảm ba vòng qua được nhau thai. Amitriptylin, nortriptylin gây an thần và bí tiểu tiện ở trẻ sơ sinh. Tốc độ giảm các triệu chứng từ vài ngày đến vài tuần phụ thuộc vào tốc độ giảm nồng độ thuốc ở trẻ sơ sinh. Vì vậy trong ba tháng cuối thai kỳ, amitriptylin chỉ được dùng với chỉ định nghiêm ngặt, cần cân nhắc lợi ích của người mẹ và nguy cơ cho thai nhi.

Thời kỳ cho con bú

Amitriptylin và các chất chuyển hóa có hoạt tính được bài tiết vào sữa mẹ với lượng có thể ảnh hưởng đáng kể cho trẻ em ở liều điều trị. Cần phải quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc, có cân nhắc tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Các phản ứng có hại chủ yếu biểu hiện tác dụng kháng cholinergic của thuốc.

Các tác dụng này thường được kiểm soát bằng giảm liều. Phản ứng có hại hay gặp nhất là an thần quá mức (20%) và rối loạn điều tiết (10%).

Phản ứng có hại và phản ứng phụ nguy hiểm nhất liên quan đến hệ tim mạch và nguy cơ co giật. Tác dụng gây loạn nhịp tim giống kiểu quinidin, làm chậm dẫn truyền và gây co bóp. Phản ứng quá mẫn cũng có thể xảy ra.

Thường gặp, ADR > 1/100

Toàn thân: An thần quá mức, mất định hướng, ra mồ hôi, tăng thèm ăn, chóng mặt, nhức đầu.

Tuần hoàn: Nhịp nhanh, hồi hợp, thay đổi điện tâm đồ (sóng T dẹt hoặc đảo ngược), blốc nhĩ-thất, hạ huyết áp thế đứng.

Nội tiết: Giảm tình dục, liệt dương.

Tiêu hóa: Buồn nôn, táo bón, khô miệng, thay đổi vị giác.

Thần kinh: Mất điều phối.

Mắt: Khó điều tiết, mờ mắt, giãn đồng tử.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Tuần hoàn: Tăng huyết áp.

Tiêu hóa: Nôn.

Da: Ngoại ban, phù mặt, phù lưỡi.

Thần kinh: Dị cảm, run.

Tâm thần: Hưng cảm, hưng cảm nhẹ, khó tập trung, lo âu, mất ngủ, ác mộng.

Tiết niệu: Bí tiểu tiện.

Mắt: Tăng nhãn áp.

Tai: Ù tai.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Toàn thân: Ngất, sốt, phù, chán ăn.

Máu: Mất bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

Nội tiết: To vú ở đàn ông, sưng tinh hoàn, tăng tiết sữa, giảm bài tiết ADH.

Tiêu hóa: Ỉa chảy, liệt ruột, viêm tuyến mang tai.

Da: Rụng tóc, mày đay, ban xuất huyết, mẫn cảm với ánh sáng.

Gan: Vàng da, tăng transaminase.

Thần kinh: Cơn động kinh, rối loạn vận ngôn, triệu chứng ngoại tháp.

Tâm thần: Ảo giác (người bệnh tâm thần phân liệt), tình trạng hoang tưởng (người bệnh cao tuổi).

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Hiếm gặp tăng mệt mỏi, buồn ngủ vào buổi sáng, và cả hạ huyết áp thế đứng vào buổi sáng nếu người bệnh dùng một liều duy nhất vào lúc đi ngủ. Sốt cao đã xảy ra khi sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng cùng với các thuốc kháng cholinergic hoặc các thuốc an thần kinh, đặc biệt khi thời tiết nóng.

Người bệnh cao tuổi bị sa sút trí tuệ và tổn thương não có khuynh hướng phản ứng kháng cholinergic hơn người bệnh trung niên. Các người bệnh đó cần dùng liều thấp hơn. Bệnh thần kinh ngoại vi, hôn mê và đột quỵ (tai biến mạch não) là những phản ứng phụ hiếm xảy ra. Tuy nhiên không thể xác định được mối liên quan nhân - quả với điều trị bằng amitriptylin.

Theo dõi khi ngừng thuốc: Ngừng thuốc đột ngột sau khi điều trị kéo dài có thể gây nhức đầu, buồn nôn, khó chịu toàn thân. Giảm liều từ từ có thể gây ra các triệu chứng thoảng qua như kích thích, kích động, rối loạn giấc ngủ và mơ; các triệu chứng này thường hết trong vòng 2 tuần.

Một số rất ít trường hợp hưng cảm xảy ra từ 2 đến 7 ngày sau khi ngừng điều trị dài ngày với các thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Liều lượng và cách dùng

Liều dùng tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Nếu lúc bắt đầu trị liệu không dùng được thuốc theo đường uống, có thể dùng theo đường tiêm bắp nhưng phải chuyển sang dùng đường uống ngay khi có thể được; liều dùng vẫn như trước.

Vị thành niên và người cao tuổi dung nạp thuốc kém.

Phải theo dõi chặt chẽ, phát hiện sớm tình trạng trầm cảm tăng lên, xuất hiện ý đồ tự sát, có thay đổi bất thường về hành vi, nhất là vào lúc bắt đầu trị liệu hoặc mỗi khi thay đổi liều.

Nên bắt đầu với liều thấp và tăng liều từ từ.

Liều ban đầu cho người bệnh ngoại trú: 75 mg/ngày, chia ba lần. Nếu cần có thể tăng tới 150 mg/ngày. Cũng có thể uống làm một lần vào lúc đi ngủ (có thể đỡ buồn ngủ lúc ban ngày). Liều tăng được ưu tiên dùng buổi chiều hoặc buổi tối. Tác dụng giải lo và an thần xuất hiện rất sớm, còn tác dụng chống trầm cảm có thể trong vòng 3 - 4 tuần điều trị, thậm chí nhiều tuần sau mới thấy được. Điều quan trọng là phải tiếp tục điều trị thời gian dài để có thể đánh giá kết quả. Thường ít nhất là 3 tuần. Nếu tình trạng của người bệnh không cải thiện trong vòng 1 tháng, cần đi khám thầy thuốc chuyên khoa.

Liều duy trì ngoại trú: 50 - 100 mg/ngày. Với người bệnh thể trạng tốt, dưới 60 tuổi, liều có thể tăng lên đến 150 mg/ngày, uống một lần vào buổi tối. Tuy nhiên, liều 25 - 40 mg mỗi ngày có thể đủ cho một số người bệnh. Khi đã đạt tác dụng đầy đủ và tình trạng bệnh đã được cải thiện, nên giảm liều xuống đến liều thấp nhất có thể được để duy trì tác dụng. Tiếp tục điều trị duy trì 3 tháng hoặc lâu hơn để giảm khả năng tái phát. Ngừng điều trị cần thực hiện dần từng bước và theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ tái phát.

Đối với người bệnh điều trị tại bệnh viện: Liều ban đầu lên đến 100 mg/ngày, cần thiết có thể tăng dần đến 200 mg/ngày, một số người cần tới 300 mg. Người bệnh cao tuổi và người bệnh trẻ tuổi (thiếu niên) dùng liều thấp hơn, 50 mg/ngày, chia thành liều nhỏ.

Phối hợp thuốc tiêm và thuốc viên: Một số trường hợp có thể bắt đầu điều trị bằng thuốc tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch trong khoảng 1 tuần, liều ban đầu: 20 - 30 mg/lần, 4 lần/ngày. Tác dụng do tiêm tỏ ra nhanh hơn uống. Sau đó chuyển sang thuốc uống, càng sớm càng tốt.

Hướng dẫn điều trị cho trẻ em:

Tình trạng trầm cảm: Không nên dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi (do thiếu kinh nghiệm).

Thiếu niên: Liều ban đầu: 10 mg/lần, 3 lần/ngày và 20 mg lúc đi ngủ. Cần thiết có thể tăng dần liều, tuy nhiên liều thường không vượt quá 100 mg/ngày.

Đái dầm ban đêm ở trẻ lớn: Liều gợi ý cho trẻ 6 - 10 tuổi: 10 - 20 mg uống lúc đi ngủ; trẻ trên 11 tuổi: 25 - 50 mg uống trước khi đi ngủ. Điều trị không được kéo dài quá 3 tháng.

Nhận xét:

Nguy cơ tự tử vẫn còn trong quá trình điều trị cho đến khi bệnh đã thuyên giảm.

Việc điều trị trầm cảm kèm theo tâm thần phân liệt phải luôn phối hợp với các thuốc an thần kinh vì các thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể làm cho các triệu chứng loạn thần nặng hơn.

Ở người bệnh hưng - trầm cảm, tăng nguy cơ xảy ra và kéo dài giai đoạn hưng cảm. Đối với người động kinh, cần điều trị chống động kinh một cách phù hợp để bù trừ cho nguy cơ tăng cơn trong quá trình điều trị.

Nguy cơ gây ngủ có thể gây ra tai nạn trong khi lao động, lái xe...

Nhạy cảm rượu có thể gia tăng trong khi điều trị. Nguy cơ tăng nhãn áp cấp tính có thể xảy ra. Nguy cơ sâu răng là biến chứng thông thường khi điều trị thời gian dài.

Tương tác thuốc

Tương tác giữa các thuốc chống trầm cảm ba vòng với chất ức chế monoamin oxidase là tương tác có tiềm năng gây nguy cơ tử vong.

Phối hợp với phenothiazin gây tăng nguy cơ lên cơn động kinh.

Các thuốc chống trầm cảm ba vòng ức chế enzym gan, nếu phối hợp với các thuốc chống đông, có nguy cơ tăng tác dụng chống đông lên hơn 300%.

Các hormon sinh dục, thuốc chống thụ thai uống làm tăng khả dụng sinh học của các thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Khi dùng physostigmin để đảo ngược tác dụng của các thuốc chống trầm cảm 3 vòng trên hệ thần kinh trung ương (điều trị lú lẫn, hoang tưởng, hôn mê) có thể gây blốc tim, rối loạn dẫn truyền xung động, gây loạn nhịp.

Với levodopa, tác dụng kháng cholinergic của các thuốc chống trầm cảm có thể làm dạ dày đẩy thức ăn chậm, do đó làm giảm sinh khả dụng của levodopa.

Cimetidin ức chế chuyển hóa các thuốc chống trầm cảm ba vòng, làm tăng nồng độ các thuốc này trong máu có thể dẫn đến ngộ độc.

Clonidin, guanethidin hoặc guanadrel bị giảm tác dụng hạ huyết áp khi sử dụng đồng thời với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

Sử dụng đồng thời với các thuốc chống trầm cảm ba vòng và các thuốc cường giao cảm làm tăng tác dụng trên tim mạch có thể dẫn đến loạn nhịp, nhịp nhanh, tăng huyết áp nặng, hoặc sốt cao.

Amitriptylin làm tăng tác dụng do đó làm tăng nguy cơ tụt huyết áp, tụt huyết áp thế đứng của các thuốc hạ huyết áp: Acetazolamid, amilorid, ether, furosemid, halothan, hydralazin, hydroclorothiazid, ketamin, methyldopa, natri nitroprusiat, nitơ oxyd, reserpin, spironolacton, thiopental.

Các thuốc làm tăng nguy cơ gây loạn nhịp của amitriptylin: Artemether phối hợp với lumefantrin, clorphenamin, epinephrin, ether, haloperidol, halothan, ketamin, nitơ oxyd, procainamid, quinidin, thiopenthal.

Các thuốc làm tăng tác dụng phụ của amitriptylin: Các thuốc kháng muscarin (atropin, biperiden), các thuốc ức chế thần kinh trung ương (clorpheniramin, clorpromazin, fluphenazin).

Các thuốc làm tăng tác dụng an thần của amitriptylin: Clonazepam, cloral hydrat, clorpheniramin, codein, diazepam, morphin, pethidin, rượu.

Các thuốc làm tăng nồng độ amitriptylin trong huyết tương, làm tăng độc tính của amitriptylin: Clorpromazin, cimetidin, fluphenazin, haloperidol, ritonavir, thuốc tránh thai dạng uống, verapamil.

Các thuốc làm giảm nồng độ amitriptylin trong huyết tương, do đó làm giảm tác dụng chống trầm cảm: Carbamazepin, phenobarbital, phenytoin, rifampicin.

Các thuốc bị giảm tác dụng khi dùng đồng thời với amitriptylin: Glycerin trinitrat, isosorbid dinitrat.

Amitriptylin làm giảm tác dụng của các thuốc chống động kinh (do làm giảm ngưỡng co giật) như acid valproic, carbamazepin, ethosuxinid, phenobarbital, phenytoin.

Độ ổn định và bảo quản

Thuốc tiêm amitriptylin hydroclorid phải bảo quản ở nhiệt độ dưới 40oC, tốt nhất là 15 - 30oC; tránh để đông lạnh, tránh ánh sáng vì có thể tạo thành ceton và tủa nếu để tiếp xúc với ánh sáng. Các viên nén amitriptylin hydroclorid phải bảo quản trong đồ đựng kín ở nhiệt độ 15 - 30oC. Tránh tiếp xúc với nhiệt độ trên 30oC.

Tương kỵ

Không được pha loãng thuốc với nước ép nho hoặc đồ uống có chứa carbonat.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng: Ngủ gà, lú lẫn, co giật (động kinh), mất tập trung, giãn đồng tử, rối loạn nhịp tim, ảo giác, kích động, thở nông, khó thở, yếu mệt, nôn, khô miệng.

Xử trí: Chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ, bao gồm:

Rửa dạ dày: Dùng than hoạt dưới dạng bùn nhiều lần;

Duy trì chức năng hô hấp, tuần hoàn và thân nhiệt;

Theo dõi chức năng tim mạch, ghi điện tâm đồ, theo dõi chặt chẽ nhịp tim (ít nhất 5 ngày);

Điều trị loạn nhịp: Dùng lidocain, kiềm hóa máu tới pH 7,4 - 7,5 bằng natri hydrocarbonat tiêm tĩnh mạch.

Xử trí co giật bằng cách dùng diazepam, lorazepam theo đường tĩnh mạch.

Không dùng phenytoin vì làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim.

Thẩm phân phúc mạc, lọc máu, lợi niệu, không có tác dụng trong xử trí ngộ độc thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Vài ngày sau khi có vẻ hồi phục có thể xuất hiện các hội chứng nặng: Mê sảng, lú lẫn, giãy giụa, hoang tưởng, mất ý thức, co giật, rung giật cơ, tăng phản xạ, giảm thân nhiệt, huyết áp thấp, suy hô hấp và tim mạch, loạn nhịp tim nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cần theo dõi và xử trí kịp thời.

 

Nguồn: Dược Thư 2012

Amlodipin

Amlodipin


Tên chung quốc tế: Amlodipine.

Mã ATC: C08C A01.

Loại thuốc: Chống đau thắt ngực, chống tăng huyết áp, chất đối kháng kênh calci.

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén: 2,5 mg, 5 mg, 10 mg amlodipin.

Nang: 5 mg, 10 mg amlodipin.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Amlodipin là dẫn chất của dihydropyridin có tác dụng chẹn dòng vào calci qua màng tế bào. Amlodipin ngăn chặn kênh calci loại L phụ thuộc điện thế, tác động trên các cơ trơn mạch máu và tim.

Amlodipin có tác dụng chống tăng huyết áp bằng cách trực tiếp làm giãn cơ trơn quanh động mạch ngoại biên và ít có tác dụng hơn trên kênh calci cơ tim. Vì vậy thuốc không làm dẫn truyền nhĩ thất ở tim kém đi và cũng không ảnh hưởng xấu đến lực co cơ tim. Amlodipin cũng có tác dụng tốt là giảm sức cản mạch máu thận, do đó làm tăng lưu lượng máu ở thận và cải thiện chức năng thận. Vì vậy thuốc cũng có thể dùng để điều trị người bệnh suy tim còn bù.

Amlodipin không có ảnh hưởng xấu đến nồng độ lipid trong huyết tương hoặc chuyển hóa glucose, do đó có thể dùng amlodipin để điều trị tăng huyết áp ở người bệnh đái tháo đường. Amlodipin có tác dụng tốt cả khi đứng, nằm cũng như ngồi và trong khi làm việc. Vì amlodipin tác dụng chậm, nên ít có nguy cơ hạ huyết áp cấp hoặc nhịp nhanh phản xạ.

Tác dụng chống đau thắt ngực: Amlodipin làm giãn các tiểu động mạch ngoại biên, do đó làm giảm toàn bộ lực cản ở mạch ngoại biên (hậu gánh giảm). Vì tần số tim không bị tác động, hậu gánh giảm làm công của tim giảm, cùng với giảm nhu cầu cung cấp oxy và năng lượng cho cơ tim. Điều này làm giảm nguy cơ đau thắt ngực. Ngoài ra, amlodipin cũng gây giãn động mạch vành cả trong khu vực thiếu máu cục bộ và khu vực được cung cấp máu bình thường. Sự giãn mạch này làm tăng cung cấp oxy cho người bệnh đau thắt ngực thể co thắt (đau thắt ngực kiểu Prinzmetal). Điều này làm giảm nhu cầu nitroglycerin và bằng cách này, nguy cơ kháng nitroglycerin có thể giảm. Thời gian tác dụng chống đau thắt ngực kéo dài 24 giờ. Người bệnh đau thắt ngực có thể dùng amlodipin phối hợp với thuốc chẹn beta và bao giờ cũng dùng cùng với nitrat (điều trị cơ bản đau thắt ngực).

Dược động học

Sinh khả dụng của amlodipin khi uống khoảng 60 - 80% và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống liều khuyến cáo 6 đến 12 giờ. Nửa đời trong huyết tương từ 30 - 40 giờ. Nồng độ ổn định trong huyết tương đạt được 7 đến 8 ngày sau khi uống thuốc mỗi ngày một lần. Thể tích phân bố xấp xỉ 21 lít/kg thể trọng và thuốc liên kết với protein - huyết tương cao (trên 98%). Độ thanh thải trong huyết tương tới mức bình thường vào khoảng 7 ml/phút/kg thể trọng do bài tiết chủ yếu thông qua chuyển hóa trong gan.

Các chất chuyển hóa mất hoạt tính và bài tiết qua nước tiểu.

Ở người suy gan, nửa đời của amlodipin tăng, vì vậy có thể cần phải giảm liều hoặc kéo dài thời gian giữa các liều dùng.

Chỉ định

Điều trị tăng huyết áp.

Điều trị đau thắt ngực.

Chống chỉ định

Quá mẫn với dihydropyridin.

Thận trọng

Với người giảm chức năng gan, hẹp động mạch chủ, suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp, suy tim chưa được điều trị ổn định, loạn chuyển hóa porphyrin cấp.

Thời kỳ mang thai

Các thuốc chẹn kênh calci có thể ức chế cơn co tử cung sớm. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng bất lợi cho quá trình sinh đẻ. Phải tính đến nguy cơ thiếu oxy cho thai nhi nếu gây hạ huyết áp ở người mẹ, vì có nguy cơ làm giảm tưới máu nhau thai. Đây là nguy cơ chung khi dùng các thuốc điều trị tăng huyết áp, chúng có thể làm thay đổi lưu lượng máu do giãn mạch ngoại biên.

Ở động vật thực nghiệm, thuốc chẹn kênh calci có thể gây quái thai, dị tật xương. Vì vậy, tránh dùng amlodipin cho người mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Thời kỳ cho con bú

Chưa có thông báo nào đánh giá sự tích lũy của amlodipin trong sữa mẹ, không nên sử dụng thuốc trên phụ nữ đang cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Phản ứng phụ thường gặp nhất của amlodipin là phù cổ chân, từ nhẹ đến trung bình, liên quan đến liều dùng. Trong thử nghiệm lâm sàng, có đối chứng placebo, tác dụng này gặp khoảng 3% trong số người bệnh điều trị với liều 5 mg/ngày và khoảng 11% khi dùng 10 mg/ngày.

Thường gặp, ADR > 1/100

Toàn thân: Phù cổ chân, nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt và có cảm giác nóng, mệt mỏi, suy nhược.

Tuần hoàn: Đánh trống ngực.

Thần kinh trung ương: Chuột rút.

Tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng, khó tiêu.

Hô hấp: Khó thở.

Ít gặp, 1/1000 < ADR <1/100

Tuần hoàn: Hạ huyết áp quá mức, nhịp tim nhanh, đau ngực.

Da: Ngoại ban, ngứa.

Cơ, xương: Đau cơ, đau khớp.

Tâm thần: Rối loạn giấc ngủ.

Hiếm gặp, ADR <1/1000

Tuần hoàn: Ngoại tâm thu.

Tiêu hóa: Tăng sản lợi.

Da: Nổi mày đay.

Gan: Tăng enzym gan (transaminase, phosphatase kiềm, lactat dehydrogenase).

Chuyển hóa: Tăng glucose huyết.

Tâm thần: Lú lẫn.

Miễn dịch: Hồng ban đa dạng.

Liều lượng và cách dùng

Để điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực, liều phải phù hợp cho từng người bệnh. Nói chung, khởi đầu với liều bình thường là 2,5 - 5 mg/1 lần/ngày. Liều có thể tăng dần, cách nhau từ 7 - 14 ngày cho đến 10 mg/1 lần/ngày.

Trên bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân suy giảm chức năng gan: Nên dùng liều khởi đầu thấp hơn (2,5 mg/1 lần/ngày).

Trẻ em ≥ 6 tuổi: Liều thông thường có hiệu quả là 2,5 - 5 mg/1 lần/ngày. Chưa xác định được an toàn và hiệu quả với liều vượt quá 5 mg/ngày.

Tương tác thuốc

Các thuốc gây mê làm tăng tác dụng chống tăng huyết áp của amlodipin và có thể làm huyết áp giảm mạnh hơn.

Lithi: Khi dùng cùng với amlodipin, có thể gây độc thần kinh, buồn nôn, nôn, ỉa chảy.

Thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt là indomethacin có thể làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của amlodipin do ức chế tổng hợp prostaglandin và/hoặc giữ natri và dịch.

Các thuốc liên kết cao với protein (như dẫn chất coumarin, hydantoin...) phải dùng thận trọng với amlodipin, vì amlodipin cũng liên kết cao với protein nên nồng độ của các thuốc nói trên ở dạng tự do (không liên kết), có thể thay đổi trong huyết thanh.

Độ ổn định và bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 40oC, tốt nhất từ 15 - 30oC trong bình kín, tránh ánh sáng.

Quá liều và xử trí

Nhiễm độc amlodipin rất hiếm.

Dùng 30 mg amlodipin cho trẻ em 1 tuổi rưỡi chỉ gây nhiễm độc "trung bình".

Trong trường hợp quá liều với thuốc chẹn calci, cách xử trí chung như sau:

Theo dõi tim mạch bằng điện tâm đồ và điều trị triệu chứng các tác dụng lên tim mạch cùng với rửa dạ dày và cho uống than hoạt. Nếu cần, phải điều chỉnh các chất điện giải. Trường hợp nhịp tim chậm và blốc tim, phải tiêm atropin 0,5 - 1 mg vào tĩnh mạch cho người lớn (với trẻ em, tiêm tĩnh mạch 20 - 50 microgram/1 kg thể trọng). Nếu cần, tiêm nhắc lại. Tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch 20 ml dung dịch calci gluconat (9 mg/ml) trong 5 phút cho người lớn; thêm isoprenalin 0,05 - 0,1 microgam/kg/phút hoặc adrenalin 0,05 - 0,3 microgam/kg/phút hoặc dopamin 4 – 5 microgam/kg/phút.

Với người bệnh giảm thể tích tuần hoàn cần truyền dung dịch natri clorid 0,9%. Khi cần, phải đặt máy tạo nhịp tim.

Trong trường hợp bị hạ huyết áp nghiêm trọng, phải tiêm tĩnh mạch dung dịch natri clorid 0,9%, adrenalin. Nếu không tác dụng thì dùng isoprenalin phối hợp với amrinon. Điều trị triệu chứng.

 

Nguồn: Dược Thư 2012

Amoxicilin

Atenolol


Tên chung quốc tế: Atenolol.

Mã ATC: C07A B03.

Loại thuốc: Thuốc chống tăng huyết áp thuộc loại chẹn chọn lọc trên thụ thể giao cảm beta - 1.

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén 25, 50 và 100 mg.

Thuốc tiêm tĩnh mạch 5 mg/10 ml.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Atenolol có tác dụng chống tăng huyết áp, là dẫn chất của benzenacetamid, thuộc nhóm chẹn chọn lọc trên thụ thể beta1; có nghĩa là atenolol có tác dụng trên thụ thể beta1 của tim ở liều thấp hơn so với liều cần để có tác dụng trên thụ thể beta2 ở mạch máu ngoại biên và phế quản.

Thuốc chẹn thụ thể beta có tác dụng làm giảm lực co cơ và giảm tần số tim. Atenolol không có tác dụng ổn định màng. Atenolol tan trong nước, do đó ít thấm vào hệ thần kinh trung ương.

Ðiều trị atenolol sẽ ức chế tác dụng của catecholamin khi gắng sức và căng thẳng tâm lý, dẫn đến làm giảm tần số tim, giảm cung lượng tim và giảm huyết áp.

Ðiều trị atenolol không làm tăng hoặc làm tăng rất ít sức cản của mạch ngoại biên. Trong điều kiện có stress với tăng giải phóng adrenalin từ tuyến thượng thận, atenolol không làm mất sự co mạch sinh lý bình thường. Ở liều điều trị, tác dụng co cơ trơn phế quản của atenolol kém hơn so với những thuốc chẹn thụ thể beta không chọn lọc. Tính chất này cho phép điều trị cả những người có bệnh hen phế quản nhẹ hoặc bệnh phổi tắc nghẽn khác. Ðiều trị như vậy phải được kết hợp với thuốc chủ vận thụ thể beta2 dùng theo đường hít, dưới sự giám sát chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa về hen.

Atenolol ít ảnh hưởng đến giải phóng insulin và chuyển hóa carbohydrat. Phản ứng tim mạch đối với hạ đường huyết (như tim đập nhanh) không bị ảnh hưởng một cách có ý nghĩa bởi atenolol. Bởi vậy, atenolol có thể dùng được cho người đái tháo đường. Ở người tăng huyết áp, atenolol làm giảm một cách có ý nghĩa huyết áp cả ở tư thế đứng lẫn tư thế nằm.

Ðể điều trị tăng huyết áp, nếu cần, có thể kết hợp atenolol với thuốc chống tăng huyết áp khác, chủ yếu là thuốc lợi niệu và/hoặc thuốc giãn mạch ngoại biên.

Dược động học

Nồng độ tối đa trong huyết tương của thuốc đạt được trong vòng từ 2 - 4 giờ sau khi uống. Khả dụng sinh học của atenolol xấp xỉ 45%, nhưng có sự khác nhau tới 3 - 4 lần giữa các người bệnh. Thể tích phân bố là 0,7 lít/kg. Atenolol chỉ được chuyển hóa một lượng nhỏ; dưới 10% của liều dùng được bài tiết là chất chuyển hóa. Phần lớn liều thuốc dùng được bài tiết qua thận dưới dạng không thay đổi. Nửa đời trong huyết tương của thuốc từ 6 - 9 giờ đối với người lớn có chức năng thận bình thường. Tác dụng trên mạch và huyết áp dài hơn và duy trì được ít nhất 24 giờ. Nửa đời trong huyết tương của thuốc tăng lên đối với người có chức năng thận giảm và không bị ảnh hưởng bởi bệnh gan. Tuy nhiên, nồng độ trong máu của thuốc thường tăng theo tuổi. Nếu atenolol được dùng cùng với thức ăn, khả dụng sinh học của thuốc giảm ít nhất là 20%. Ðiều đó không có ý nghĩa lâm sàng.

Chỉ định

Tăng huyết áp, đau thắt ngực mạn tính ổn định, nhồi máu cơ tim sớm (trong vòng 12 giờ đầu) và dự phòng sau nhồi máu cơ tim, loạn nhịp nhanh trên thất.

Chống chỉ định

Sốc tim, suy tim không bù trừ, blốc nhĩ - thất độ II và độ III, chậm nhịp tim có biểu hiện lâm sàng.

Không được dùng kết hợp với verapamil.

Thận trọng

Dùng rất thận trọng trong các trường hợp sau:

Người bị hen phế quản và người có bệnh phổi tắc nghẽn khác.

Dùng đồng thời với thuốc gây mê theo đường hô hấp.

Ðiều trị kết hợp với digitalis hoặc với các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm I, vì có thể gây chậm nhịp tim nặng (tác dụng hiệp đồng trên cơ tim).

Người bị chứng tập tễnh cách hồi.

Suy thận nặng.

Thời kỳ mang thai

Thuốc chẹn thụ thể beta có thể gây chậm nhịp tim ở thai nhi và trẻ em mới sinh, bởi vậy trong 3 tháng cuối và gần thời kỳ sắp sinh, thuốc chẹn beta chỉ nên sử dụng khi thật cần.

Thời kỳ cho con bú

Atenolol bài tiết vào sữa mẹ với tỷ lệ gấp 1,5 - 6,8 lần so với nồng độ thuốc trong huyết tương người mẹ. Ðã có những thông báo về tác hại của thuốc đối với trẻ em bú mẹ khi người mẹ dùng thuốc, như chậm nhịp tim có ý nghĩa lâm sàng. Trẻ đẻ non, hoặc trẻ suy thận có thể dễ mắc các tác dụng không mong muốn. Bởi vậy, không nên dùng atenolol cho người cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Tác dụng không mong muốn liên quan đến tác dụng dược lý và vào liều dùng của thuốc.Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là mệt mỏi bao gồm yếu cơ, chiếm khoảng 0,5 - 5% số người bệnh dùng thuốc.

Thường gặp, ADR > 1/100

Toàn thân: Yếu cơ, mệt mỏi, lạnh và ớn lạnh các đầu chi.

Tuần hoàn: Tim đập chậm tần số dưới 50 lần /phút lúc nghỉ.

Tiêu hóa: Ỉa chảy, buồn nôn.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Rối loạn giấc ngủ, giảm tình dục.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Toàn thân: Chóng mặt, nhức đầu.

Máu: Giảm tiểu cầu.

Tuần hoàn: Trầm trọng thêm bệnh suy tim, blốc nhĩ - thất, hạ huyết áp tư thế, ngất.

Thần kinh trung ương: Ác mộng, ảo giác, trầm cảm, bệnh tâm thần.

Ngoài da: Rụng tóc, phát ban da, phản ứng giống như vảy nến và làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến, ban xuất huyết.

Mắt: Khô mắt, rối loạn thị giác.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi định ngừng điều trị thuốc, phải ngừng từ từ trong vòng 7 - 10 ngày, vì nếu không thì cơn đau thắt ngực có thể phát triển hoặc xấu đi, với nguy cơ gây nhồi máu cơ tim.

Nếu dùng thuốc trước khi phẫu thuật, cần phải ngừng hoàn toàn ít nhất 48 giờ trước khi phẫu thuật, trừ những trường hợp đặc biệt, như nhiễm độc tuyến giáp hoặc u tế bào ưa crom.

Atenolol có thể làm nặng thêm những bệnh về tuần hoàn như bệnh Raynaud.

Cần theo dõi chặt chẽ và thận trọng, nếu người bệnh có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn như bệnh hen. Ðiều trị làm giãn phế quản bằng chất chủ vận thụ thể beta2phải đồng thời với thuốc chữa hen thích hợp trong suốt quá trình điều trị bệnh hen.

Các thuốc chẹn beta có thể làm xấu đi hoặc gây phản ứng phản vệ. Trong trường hợp đó cần phải dùng adrenalin liều cao hơn so với liều thường dùng.

Liều lượng và cách dùng

Tăng huyết áp: Liều khởi đầu của atenolol là 25 - 50 mg/ngày/lần. Nếu vẫn chưa đạt đáp ứng tối ưu trong vòng 1 hoặc 2 tuần, nên tăng liều lên tới 100 mg/ngày hoặc kết hợp với thuốc lợi niệu hoặc thuốc giãn mạch ngoại biên. Tăng liều quá 100 mg cũng không làm tăng hơn hiệu quả chữa bệnh.

Ðau thắt ngực: Liều bình thường của atenolol là 50 - 100 mg/ngày.

Loạn nhịp nhanh trên thất: Liều bình thường là 50 - 100 mg/ngày.

Nếu chức năng thận giảm, cần giảm liều hoặc kéo dài khoảng cách giữa các liều:

Khi độ thanh thải của creatinin bằng 15 - 35 ml/phút, liều tối đa là 50 mg/ngày.

Khi độ thanh thải của creatinin dưới 15 ml/phút, liều tối đa là 50 mg/ngày, cứ 2 ngày dùng một liều.

Nhồi máu cơ tim cần điều trị sớm: Tiêm tĩnh mạch 5 mg (trong 5 phút). 10 phút sau, tiêm nhắc lại 1 liều. Người cao tuổi có thể tăng hoặc giảm nhạy cảm với tác dụng của liều thường dùng. Nếu người bệnh dung nạp được tổng liều (10 mg) tiêm tĩnh mạch, cần bắt đầu điều trị atenolol uống 10 phút sau lần tiêm cuối cùng: Bắt đầu uống 50 mg, 12 giờ sau đó uống thêm 50 mg nữa. Uống tiếp trong 6 - 9 ngày hoặc cho đến khi xuất viện, mỗi ngày 100 mg, uống 1 lần hoặc chia 2 lần.

Tương tác thuốc

Nên thận trọng khi dùng atenolol đồng thời với các thuốc sau:

Nguy hiểm khi kết hợp với verapamil, vì có thể gây hạ huyết áp, chậm nhịp tim, blốc tim và tăng áp lực tâm thất ở cuối tâm trương.

Với diltiazem, vì có thể gây chậm nhịp tim nặng, đặc biệt ở những người đã bị suy tâm thất hoặc dẫn truyền không bình thường từ trước.

Với nifedipin, mặc dù có sự dung nạp tốt khi dùng đồng thời với atenolol nhưng đôi khi có thể làm tăng suy tim, hạ huyết áp nặng hoặc hội chứng đau thắt ngực xấu đi.

Với các thuốc làm giảm catecholamin, có thể xảy ra hạ huyết áp, và/hoặc làm chậm nhịp tim nặng, do đó có thể gây chóng mặt, ngất hoặc hạ huyết áp tư thế.

Với prazosin, có thể xảy ra hạ huyết áp cấp ở tư thế đứng khi bắt đầu điều trị.

Với clonidin: Nếu thuốc chẹn beta được dùng đồng thời với clonidin, khi ngừng dùng clonidin có thể làm tăng huyết áp trầm trọng thêm trở lại. Trong trường hợp đó, phải ngừng thuốc chẹn beta vài ngày trước khi ngừng từ từ clonidin. Nếu thay thế clonidin bằng thuốc chẹn beta, thì vài ngày sau khi ngừng hẳn clonidin mới bắt đầu dùng thuốc chẹn beta.

Với quinidin và các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1, có thể xảy ra tác dụng hiệp đồng đối với cơ tim.

Với ergotamin, có thể làm tăng co thắt mạch ngoại biên và ức chế cơ tim.

Với thuốc gây mê đường hô hấp như cloroform, có thể gây ức chế cơ tim và cường phế vị.

Với insulin hoặc các thuốc uống chữa đái tháo đường, atenolol có thể che lấp chứng nhịp tim nhanh do hạ đường huyết.

Cần thận trọng khi tiêm tĩnh mạch atenolol, đồng thời hoặc trong khoảng một thời gian ngắn cùng với thuốc cũng có tác dụng ức chế co cơ tim. Trong một số ít trường hợp, việc sử dụng thuốc chẹn beta tiêm tĩnh mạch đồng thời với verapamil tiêm tĩnh mạch có thể dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng đặc biệt ở những người có bệnh cơ tim nặng, suy tim sung huyết hoặc mới bị nhồi máu cơ tim.

Ðộ ổn định và bảo quản

Viên nén atenolol: Bảo quản ở nhiệt độ phòng, 20 - 25oC, đựng trong những bao bì kín, tránh ánh sáng.

Atenolol tiêm tĩnh mạch: Bảo quản tránh ánh sáng, giữ ống thuốc tiêm trong bao gói cho đến khi sử dụng, ở nhiệt độ phòng 20 - 25oC.

Quá liều và xử trí

Quá liều có thể xảy ra đối với những người khi phải điều trị cấp với liều từ 5 gam trở lên.

Hội chứng thường gặp do dùng atenolol quá liều là: Ngủ lịm, rối loạn hô hấp, thở khò khè, ngừng xoang, chậm nhịp tim, hạ huyết áp, co thắt phế quản...

Ðiều trị quá liều cần nhằm loại bỏ thuốc chưa được hấp thu bằng gây nôn, rửa dạ dày hoặc uống than hoạt. Atenolol có thể được loại bỏ khỏi tuần hoàn chung bằng thẩm tách máu. Những cách điều trị khác cần được sử dụng theo quyết định của thầy thuốc bao gồm:

Chậm nhịp tim: Atropin tiêm tĩnh mạch. Nếu không có đáp ứng với sự phong bế dây thần kinh phế vị, có thể dùng isoproterenol một cách thận trọng. Trong trường hợp kháng trị, có thể chỉ định dùng máy tạo nhịp qua tĩnh mạch.

Blốc tim (độ II hoặc độ III): Dùng isoproterenol hoặc máy tạo nhịp qua tĩnh mạch.

Suy tim: Dùng digitalis và thuốc lợi tiểu. Glucagon có thể được sử dụng.

Hạ huyết áp: Dùng chất co mạch như dopamin hoặc adrenalin và liên tục theo dõi huyết áp.

Co thắt phế quản: Sử dụng các chất kích thích beta2 như: Isoproterenol hoặc terbutalin và/hoặc aminohylin.

Hạ đường huyết: Truyền tĩnh mạch glucose.

Tuỳ theo mức độ nặng của triệu chứng, có thể cần chăm sóc hỗ trợ tích cực và các phương tiện hỗ trợ tim, hô hấp.

 

 

Nguồn: Dược Thư 2002

Ampicilin (muối natri)

Ampicilin


Tên chung quốc tế: Amoxicilin.

Mã ATC: J01C A04.

Loại thuốc: Kháng sinh nhóm beta-lactam, aminopenicilin.

Dạng thuốc và hàm lượng

Các dạng thuốc uống dùng amoxicilin dạng trihydrat. Thuốc tiêm dùng dạng muối natri của amoxicilin. Hàm lượng thuốc được tính theo amoxicilin khan.

Viên nang 250mg, 500mg amoxicilin.

Viên nén: 125mg, 250mg, 500mg và 1 g amoxicilin.

Bột để pha hỗn dịch uống: Gói 125mg, 250mg amoxicilin để pha 5 ml hỗn dịch.

Bột pha tiêm: Lọ 500mg và 1 g amoxicilin.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Amoxicilin là aminopenicilin, bền trong môi trường acid, có phổ tác dụng rộng hơn benzylpenicilin, đặc biệt có tác dụng chống trực khuẩn Gram âm. Tương tự các penicilin khác, amoxicilin có tác dụng diệt khuẩn, do thuốc gắn vào một hoặc nhiều protein gắn penicilin của vi khuẩn (PBP) để ức chế sinh tổng hợp peptidoglycan, là một thành phần quan trọng của thành tế bào vi khuẩn. Cuối cùng vi khuẩn tự phân hủy do các enzym tự hủy của thành tế bào vi khuẩn (auto-lysin và murein hydrolase).

Amoxicilin có tác dụng in vitro mạnh hơn ampicilin đối với Enterococcus faecalis, Helicobacter pylori và Salmonella spp., nhưng kém tác dụng hơn đối với Shigella spp. và Enterobacter. Amoxicilin dạng uống được ưa dùng hơn ampicilin dạng uống, đặc biệt trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, do được hấp thu hoàn toàn hơn từ đường tiêu hóa, nồng độ trong huyết thanh, mô và dịch cao hơn, tần suất uống ít hơn và ít xảy ra tác dụng phụ (tiêu chảy) hơn.

Phổ tác dụng: Amoxicilin cũng như các aminopenicilin khác, có hoạt tính in vitro chống đa số cầu khuẩn ưa khí Gram dương và Gram âm (trừ các chủng tạo penicilinase), một số trực khuẩn ưa khí và kỵ khí Gram dương và một số xoắn khuẩn. Thuốc cũng có hoạt tính in vitro chống một vài trực khuẩn ưa khí và kỵ khí Gram âm, thuốc có tác dụng chống Mycoplasma, Rickettsia, nấm và virut.

Vi khuẩn nhạy cảm khi nồng độ thuốc ức chế tối thiểu (MIC) ≤ 4 microgam/ml và kháng thuốc khi MIC > 16 microgam/ml. Đối với S. pneumonia nhạy cảm khi MIC ≤ 0,5 microgam/ml và kháng thuốc nếu MIC > 2 microgam/ml. Tỷ lệ kháng thuốc mắc phải có thể thay đổi tùy theo địa điểm và thời gian; đối với một số chủng cần có thông tin tham khảo tỷ lệ kháng thuốc tại chỗ, nhất là đối với bệnh nặng.

Vi khuẩn nhạy cảm:

Ưa khí Gram dương: S. aureus, S. epidermidis (không tạo penicilinase), Streptococci nhóm A, B, C và G; Streptococcus pneumoniae, viridans Streptococci và một vài chủng Enterococci, Corynebacterium diptheriae, Listeria monocytogenes, Bacillus anthracis, Erysipelothrix rhusiopathiae, một vài chủng Nocardia (mặc dù đa số đã kháng).

Ưa khí Gram âm: Neisseria meningitidis và N. gonorrhoeae (không tạo penicilinase), Haemophilus influenzae và một vài chủng H. parainfluenzae và H. ducreyi, một số chủng Enterobacteriaceae, Proteus mirabilis, Salmonella và Shigella, P. vulgaris, Enterobacter aerogenes, Citrobacter freundii, Vibrio cholerae, Helicobacter pylori, Bordetella pertussis, Actinobacillus, Pasteurella multocida, Gardnerella vaginalis (tên trước đây Haemophilus vaginalis), Moraxella catarrhalis (tên trước đây Branhamella catarrhalis) không tạo beta- lactamase.

Kỵ khí: Actinomyces, Arachnia, Bifidobacterium, Clostridium tetani, C. perfringens, Eubacterium, Lactobacillus, Peptococcus, Peptostreptococcus và Propionibacterium, Fusobacterium.

Xoắn khuẩn: Treponema pallidum, Borelia burgdoferi gây bệnh Lyme.

Vi khuẩn nhạy cảm vừa: Vi khuẩn ưa khí Gram dương Enterococcus faecium.

Vi khuẩn kháng thuốc:

Vi khuẩn ưa khí Gram dương: Tụ cầu (Staphylococcus aureus).

Vi khuẩn ưa khí Gram âm: Acinetobacter alcaligenes, Moraxella catarhhalis tạo ra beta-lactamase, Campylobacter, Citrobacter freundii, Citrobacter koseri, Enterobacter, Klebsiella oxytoca, Klebsiella pneumoniae, Legionella, Morganella morganii, Proteus rettgeri, Proteus valgaris, Providencia, Pseudomonas, Seratia, Yersinia enterocolitica.

Kỵ khí: Bacteroides fragilis.

Vi khuẩn khác: Mycobacterium, Mycoplasma, Rickettsia.

Kháng chéo hoàn toàn thường xảy ra giữa amoxicilin và ampicilin. Theo thông báo của Chương trình giám sát quốc gia về tình hình kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp (ASTS, năm 1998) thì mức độ kháng ampicilin của E. coli là 66,7%, Salmonella typhi là 50%, Shigella là 57,7%, Acinetobacter spp. là 70,7%, các vi khuẩn đường ruột khác (Citrobacter, Enterobacter, Klebsiella, Morganella, Proteus, Serratia...) là 84,1%, Streptococcus spp. là 15,4%, của các chủng Enterococcus spp. Là 13,1% và các chủng trực khuẩn Gram âm khác (Achromobacter, Chriseomonas, Flavobacterium, Pasteurella...) là 66,7%. Các chủng Haemophilus influenzae và Haemophilus parainfluenzae đã kháng ngày càng nhiều.

Dược động học

Amoxicilin bền vững trong môi trường acid dịch vị. Hấp thu amoxicilin không bị ảnh hưởng bởi thức ăn (tuy làm giảm tốc độ hấp thu nhưng không làm thay đổi tổng lượng hấp thu), amoxicilin hấp thu nhanh và nhiều hơn qua đường tiêu hóa so với ampicilin, khoảng 74 - 92% liều đơn sau khi uống được hấp thu. Khi uống cùng liều lượng như ampicilin, nồng độ đỉnh amoxicilin trong huyết tương cao hơn từ 2 - 2,5 lần. Sau khi uống liều 250mg hoặc 500mg amoxicilin 1 - 2 giờ, nồng độ đỉnh amoxicilin trong máu đạt lần lượt khoảng 3,5 - 5 microgam/ml hoặc 5,5 - 11 microgam/ml và nồng độ thuốc trong huyết thanh giảm thấp hoặc không phát hiện được sau 6 - 8 giờ. Amoxicilin uống hay tiêm đều cho những nồng độ thuốc như nhau trong huyết tương. Nồng độ thuốc tối đa trong máu và diện tích dưới đường cong nồng độ - thời gian (AUC) tăng tuyến tính với mức tăng liều dùng. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy uống nang amoxicilin với nhiều nước (250 ml) có thể ảnh hưởng đến mức hấp thu của thuốc, điều này này không gặp ở ampicilin, có thể do ampicilin hòa tan trong nước nhiều hơn amoxicilin. Amoxicilin phân bố nhanh vào hầu hết các mô và dịch trong cơ thể, trừ mô não và dịch não tủy, nhưng khi màng não bị viêm thì amoxicilin lại khuếch tán vào dễ dàng. Thuốc đi qua hàng rào nhau thai và lượng nhỏ phân bố trong sữa mẹ. Amoxicilin liên kết protein huyết tương với tỷ lệ 17 - 20%. Nửa đời của amoxicilin khoảng 1 - 1,5 giờ, dài hơn ở trẻ sơ sinh (3,7 giờ) và ở người cao tuổi. Ở người suy thận nặng với hệ số thanh thải creatinin < 10 ml/phút, nửa đời của thuốc dài khoảng 7 - 21 giờ.

Chuyển hóa: Amoxicilin được chuyển hóa một phần thành acid penicilloic không có hoạt tính chống vi khuẩn.

Ở người lớn với chức năng thận bình thường, hệ số thanh thải amoxicilin huyết thanh là 283 ml/phút. Khoảng 43 - 80% liều uống amoxicilin thải nguyên dạng ra nước tiểu trong vòng 6 - 8 giờ, với 5 - 10% liều uống phân bố vào trong mật. Nồng độ amoxicilin trong nước tiểu khoảng 300 microgam/ml sau khi uống liều 250mg. Probenecid kéo dài thời gian thải của amoxicilin qua đường thận. Amoxicilin có nồng độ cao trong dịch mật và một phần thải qua phân.

Amoxicilin bị loại bỏ khi thẩm phân máu, thông thường quá trình thẩm phân từ 4 - 6 giờ sẽ loại bỏ 30 - 40% liều uống hoặc liều tiêm nếu dùng thuốc ngay trước khi thẩm phân.

Chỉ định

Chỉ định chỉ khu trú vào các loại nhiễm khuẩn do vi khuẩn đã được xác định là nhạy cảm:

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm xoang, viêm tai giữa.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase và H. influenzae.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng. Bệnh lậu.

Nhiễm khuẩn đường mật.

Nhiễm khuẩn da, cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, E. coli nhạy cảm với amoxicilin.

Bệnh Lyme ở trẻ em hoặc phụ nữ có thai, cho con bú.

Nhiễm Chlamydia trachomatis đường tiết niệu sinh dục ở người mang thai không dung nạp được erythromycin (kinh nghiệm còn ít).

Bệnh than.

Viêm dạ dày - ruột (bao gồm viêm ruột do Salmonella, không do lỵ trực khuẩn), viêm màng trong tim (đặc biệt để dự phòng ở bệnh nhân phẫu thuật hoặc nhổ răng), sốt thương hàn và sốt phó thương hàn.

Phối hợp với các thuốc khác trong điều trị nhiễm H. pylori ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng.

Chống chỉ định

Người bệnh có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại penicilin nào.

Thận trọng

Phải định kỳ kiểm tra chỉ số huyết học, chức năng gan, thận trong suốt quá trình điều trị dài ngày.

Có thể xảy ra phản ứng quá mẫn trầm trọng ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicilin hoặc các dị nguyên khác, nên trước khi bắt đầu điều trị bằng amoxicilin cần phải điều tra kỹ tiền sử dị ứng với penicilin, cephalosporin và các dị nguyên khác.

Dùng liều cao amoxicilin cho người suy thận hoặc người có tiền sử co giật, động kinh có thể gây co giật, tuy hiếm gặp.

Trong trường hợp suy thận, phải điều chỉnh liều theo hệ số thanh thải creatinin hoặc creatinin huyết.

Đái ít là một nguy cơ để thuốc kết tinh, phải uống nhiều nước khi dùng thuốc.

Trong điều trị bệnh Lyme, cần chú ý có thể xảy ra phản ứng Jarisch-Herxheimer.

Có nguy cơ phát ban cao ở bệnh nhân tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.

Bệnh nhân bị phenylketon niệu và bệnh nhân cần kiểm soát lượng phenylalanin phải thận trọng khi uống viên hoặc bột để pha hỗn dịch uống có chứa aspartam do aspartam chuyển hóa trong đường tiêu hóa thành phenylalanin.

Thời kỳ mang thai

Sử dụng an toàn amoxicilin trong thời kỳ mang thai chưa được xác định rõ ràng. Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc này khi thật cần thiết trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào về tác dụng có hại cho thai nhi khi dùng amoxicilin cho người mang thai. Amoxicilin là thuốc được lựa chọn để điều trị nhiễm Chlamydia và điều trị bệnh than ngoài da hoặc đề phòng sau khi tiếp xúc với bào tử Bacillus anthracis ở phụ nữ mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Amoxicilin bài tiết vào sữa mẹ, tuy nhiên lượng thuốc trong sữa rất ít và an toàn cho trẻ sơ sinh ở liều thường dùng, nên có thể dùng amoxicilin cho phụ nữ thời kỳ cho con bú, theo dõi chặt chẽ trẻ nhỏ khi dùng.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Những tác dụng không mong muốn sau đây có thể xảy ra liên quan đến việc dùng amoxicilin.

Thường gặp, ADR > 1/100

Ngoại ban (1,4 - 10%), thường xuất hiện chậm, sau 7 ngày điều trị.

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau thượng vị (2%), tiêu chảy (0,5 - 5%) ở người lớn, tỷ lệ cao hơn ở trẻ em và người cao tuổi (phân lỏng ở 42% trẻ em dưới 8 tháng, 20% ở trẻ em từ 8 - 16 tháng và 8,5% ở trẻ em 24 - 36 tháng).

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Phản ứng quá mẫn: Ban đỏ, ban dát sần và mày đay, đặc biệt là hội chứng Stevens - Johnson.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Gan: Tăng nhẹ SGOT (AST).

Thần kinh trung ương: Kích động, vật vã, lo lắng, mất ngủ, lú lẫn, thay đổi ứng xử và/hoặc chóng mặt.

Tiêu hóa: Viêm đại tràng có màng giả do Clostridium difficle; viêm tiểu kết tràng cấp với triệu chứng đau bụng và đi ngoài ra máu, không liên quan đến Clostridium difficle.

Máu: Thiếu máu, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Những phản ứng không mong muốn của amoxicilin ở đường tiêu hóa, ở máu thường mất đi khi ngừng điều trị. Khi viêm đại tràng có màng giả nặng, cần bồi phụ nước, điện giải và protein; điều trị bằng metronidazol và vancomycin đường uống.

Mày đay, các dạng ban khác và những phản ứng giống bệnh huyết thanh có thể điều trị bằng kháng histamin, và nếu cần, dùng liệu pháp corticosteroid toàn thân. Tuy nhiên khi phản ứng như vậy xảy ra, phải ngừng dùng amoxicilin, trừ khi có ý kiến của thầy thuốc trong những trường hợp đặc biệt, nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ có amoxicilin mới giải quyết được.

Nếu phản ứng dị ứng xảy ra như ban đỏ, phù Quincke, sốc phản vệ, hội chứng Stevens - Johnson, phải ngừng liệu pháp amoxicilin và ngay lập tức điều trị cấp cứu bằng adrenalin, thở oxy, liệu pháp corticoid tiêm tĩnh mạch và thông khí, kể cả đặt nội khí quản và không bao giờ được điều trị bằng penicilin hoặc cephalosporin nữa.

Liều lượng và cách dùng

Cách dùng:

Amoxicilin dạng trihydrat chỉ dùng đường uống, amoxicilin dạng muối natri chỉ dùng đường tiêm. Hấp thu amoxicilin không bị ảnh hưởng bởi thức ăn trong dạ dày, do đó có thể uống trước hoặc sau bữa ăn. Bột pha hỗn dịch khi dùng có thể trộn với sữa, nước quả, nước và uống ngay lập tức sau khi trộn.

Có thể pha loãng dung dịch tiêm amoxicilin trong dung dịch natri clorid 0,9% ở 23oC, và phải dùng trong vòng 6 giờ; hoặc pha loãng bằng dung dịch dextrose, dùng trong vòng 1 giờ; pha trong dung dịch natri lactat, dùng trong vòng 3 giờ.

Tiêm bắp: Không dùng để tiêm tĩnh mạch dung dịch pha để tiêm bắp. Người lớn: Không tiêm vượt quá 1 g amoxicilin một lần.

Trẻ em: Không tiêm vượt quá 25mg/kg một lần.

Dung dịch pha để tiêm bắp có alcol benzylic làm tiêm bắp không đau.

Trẻ nhỏ và trẻ dưới 3 tuổi: Pha vào 5 ml nước cất để tiêm (không dùng ống tiêm chứa dung dịch pha có alcol benzylic).

Tiêm tĩnh mạch: Tiêm chậm trực tiếp tĩnh mạch trong 3 - 4 phút. Người lớn: Không tiêm vượt quá 1 g amoxicilin một lần.

Trẻ em: Không tiêm vượt quá 25mg/kg một lần.

Truyền nhanh tĩnh mạch gián đoạn trong 30 - 60 phút. Người lớn: Không truyền quá 2 g amoxicilin một lần. Trẻ em: Không truyền quá 50mg/kg một lần.

Truyền tĩnh mạch liên tục

Liều lượng:

Liều uống cho người có chức năng thận bình thường:

Nhiễm vi khuẩn nhạy cảm ở tai, mũi, họng, da, đường tiết niệu:

Người lớn:

Nhiễm khuẩn nhẹ, vừa: 250mg cách 8 giờ/lần hoặc 500mg cách 12 giờ/lần. Nhiễm khuẩn nặng: 500mg cách 8 giờ/lần hoặc 875mg cách 12 giờ/lần.

Trẻ em:

Nhiễm khuẩn nhẹ, vừa: 20mg/kg/ngày cách 8 giờ/lần hoặc 25mg/kg/ngày cách 12 giờ/lần.

Nhiễm khuẩn nặng: 40mg/kg/ngày cách 8 giờ/lần hoặc 45mg/kg/ngày cách 8 giờ/lần.

Nhiễm Helicobacter pylori:

Người lớn: 1 g amoxicilin ngày uống 2 lần, phối hợp với clarithromycin 500mg uống 2 lần mỗi ngày và omeprazol 20mg uống 2 lần mỗi ngày (hoặc lansoprazol 30mg uống 2 lần mỗi ngày) trong 7 ngày. Sau đó, uống 20mg omeprazol (hoặc 30mg lansoprazol) mỗi ngày trong 3 tuần nữa nếu bị loét tá tràng tiến triển, hoặc 3 - 5 tuần nữa nếu bị loét dạ dày tiến triển.

Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn:

Người lớn: Một liều duy nhất 2 g, uống 1 giờ trước khi làm thủ thuật.

Trẻ em: Một liều duy nhất 50mg/kg (không được vượt liều người lớn), uống 1 giờ trước khi làm thủ thuật.

Bệnh Lyme:

Viêm tim nhẹ (blốc nhĩ thất độ 1 hoặc 2):

Người lớn: 500mg/lần, 3 lần/ngày trong 14 - 21 ngày.

Trẻ em dưới 8 tuổi: 50mg/kg/ngày chia làm 3 lần (liều tối đa 1,5 g/ngày). Viêm khớp, không kèm theo rối loạn thần kinh do bệnh Lyme:

Người lớn: 500mg/lần, 3 lần/ngày trong 28 ngày.

Trẻ em: 50mg/kg/ngày chia làm 3 lần (liều tối đa 1,5 g/ngày).

Dự phòng hậu phơi nhiễm sau khi tiếp xúc với bào tử bệnh than (chiến tranh sinh học):

Người dưới 40 kg: 45mg/kg/ngày chia làm 3 lần. Người lớn ≥ 40 kg: 500mg cách 8 giờ/lần.

Liều tiêm cho người có chức năng thận bình thường:

Tiêm bắp: Người lớn: 2 g/ngày chia 2 lần, trẻ em: 50mg/kg/ngày. Tiêm tĩnh mạch:

Người lớn: 2 - 12g/ngày.

Trẻ em (từ 1 tháng - 15 tuổi): 100-200mg/kg/ngày.

Sơ sinh thiếu tháng (0 - 7 ngày): 100mg/kg/ngày; (7 - 30 ngày): 100 - 150mg/kg/ngày.

Sơ sinh đủ tháng (0 - 7 ngày): 100 - 150mg/kg/ngày; (7 - 30 ngày): 100 - 200mg/kg/ngày.

Bệnh Lyme tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ: Người lớn: 4 - 6 g/ngày.

Trẻ em: 50 - 100mg/kg/ngày.

Thời gian điều trị: 15 - 21 ngày.

Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn:

Người lớn: Truyền tĩnh mạch 2 g trong vòng 30 phút, một giờ trước khi làm thủ thuật.

Trẻ em: Tiêm tĩnh mạch 50mg/kg, một giờ trước khi làm thủ thuật.

Đối với người suy thận, phải giảm liều theo hệ số thanh thải creatinin:

Clcr < 10 ml/phút: 250 - 500mg/24 giờ phụ thuộc vào mức độ nặng của nhiễm khuẩn.

Clcr: 10 - 30 ml/phút: 250 - 500mg/12 giờ phụ thuộc vào mức độ nặng của nhiễm khuẩn.

Bệnh nhân suy thận nặng với Clcr < 30 ml/phút không được dùng viên nén chứa 875mg amoxicilin.

Bệnh nhân thẩm phân máu: 250 - 500mg/24 giờ phụ thuộc vào mức độ nặng của nhiễm khuẩn và một liều bổ sung trong và sau mỗi giai đoạn thẩm phân.

Thời gian dùng thuốc:

Thời gian điều trị bằng amoxicilin tùy thuộc vào loại và mức độ nhiễm khuẩn và được xác định bởi đáp ứng lâm sàng và xét nghiệm vi khuẩn của bệnh nhân. Trong phần lớn các trường hợp nhiễm khuẩn, cần tiếp tục điều trị ít nhất 48 - 72 giờ sau khi bệnh nhân không còn triệu chứng hoặc có bằng chứng đã hết nhiễm khuẩn. Nếu nhiễm khuẩn dai dẳng, cần quá trình điều trị vài tuần. Trong điều trị nhiễm khuẩn gây ra bởi liên cầu khuẩn tan máu β nhóm A, cần tiếp tục điều trị ít nhất 10 ngày để giảm nguy cơ sốt thấp khớp và viêm thận tiểu cầu. Với nhiễm khuẩn đường niệu mạn tính, cần đánh giá lâm sàng và xét nghiệm vi khuẩn thường xuyên trong và có thể vài tháng sau khi điều trị. Dự phòng hậu phơi nhiễm và điều trị bệnh than trong chiến tranh sinh học, dùng amoxicillin kéo dài trong 60 ngày.

Tương tác thuốc

Nifedipin làm tăng hấp thu amoxicilin.

Bệnh nhân tăng acid uric máu khi dùng alopurinol cùng với amoxicilin sẽ làm tăng khả năng phát ban của amoxicilin.

Có thể có đối kháng giữa chất diệt khuẩn amoxicilin và các chất kìm khuẩn như acid fusidic, cloramphenicol, tetracyclin.

Methotrexat: Amoxicilin làm giảm bài tiết methotrexat, tăng độc tính trên đường tiêu hóa và hệ tạo máu.

Thuốc tránh thai dạng uống: Amoxicilin có khả năng làm giảm tác dụng tránh thai.

Vắc xin thương hàn: Amoxicilin làm giảm tác dụng của vắc xin.

Warfarin: Các nghiên cứu không chứng minh được có tương tác nhưng kinh nghiệm cho thấy tác dụng chống đông có ảnh hưởng khi dùng đồng thời warfarin với amoxicilin.

Probenecid khi uống ngay trước hoặc đồng thời với amoxicilin làm giảm thải trừ amoxicilin, từ đó làm tăng nồng độ Cmax và thời gian bán thải lên 30 - 60%, tăng diện tích dưới đường cong nồng độ theo thời gian (AUC) lên 60%, đồng thời probenecid làm giảm thể tích phân bố khoảng 20% khi tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch amoxicillin, từ đó làm tăng nồng độ thuốc trong máu.

Độ ổn định và bảo quản

Bảo quản viên nang, viên nhai và bột pha hỗn dịch uống amoxicilin trong lọ nút kín, ở nhiệt độ dưới 20oC; bảo quản viên nén bao phim trong lọ nút kín ở nhiệt độ dưới 25oC. Nên bảo quản hỗn dịch uống amoxicilin sau khi pha ở tủ lạnh (2 - 8oC), hỗn dịch này có thể bền vững trong 14 ngày ở nhiệt độ phòng hoặc nhiệt độ 2 - 8oC.

Dung dịch thuốc tiêm phải được dùng ngay sau khi pha.

Tương kỵ

Không được trộn chung dung dịch tiêm amoxicilin với bất kỳ một thuốc nào trong cùng một bơm tiêm.

Dung dịch tiêm amoxicilin pha loãng trong dung dịch natri clorid 0,9% ở 23oC bền trong 6 giờ; pha loãng bằng dung dịch dextrose bền trong 1 giờ và pha trong dung dịch natri lactat bền trong 3 giờ.

Quá liều và xử trí

Biểu hiện quá liều như các triệu chứng tâm thần kinh, thận (đái ra tinh thể) và rối loạn tiêu hóa.

Xử trí: Không có thuốc giải độc đặc hiệu, có thể loại bỏ amoxicilin bằng thẩm phân máu. Điều trị triệu chứng, đặc biệt chú ý đến cân bằng nước - điện giải.

 

Nguồn: Dược Thư 2012

Atorvastatin

Atorvastatin


Dược lý/Dược động học

Biến đổi sinh học: Thuốc dùng là dạng có hoạt tính.

Thời gian đạt nồng độ đỉnh: 1 - 2 giờ.

Chỉ định

Atorvastatin cũng được chỉ định để giảm cholesterol toàn phần và cholesterol LDL ở người bệnh tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử, bổ trợ cho các cách điều trị hạ lipid khác.

Liều lượng và cách dùng

Có thể uống liều duy nhất vào bất cứ lúc nào trong ngày, vào bữa ăn hoặc lúc đói. Liều khởi đầu 10 mg, một lần mỗi ngày. Ðiều chỉnh liều 4 tuần một lần, nếu cần và nếu dung nạp được. Liều duy trì 10 - 40 mg/ngày. Nếu cần có thể tăng liều, nhưng không quá 80 mg/ngày.

 

 

Nguồn: Dược Thư 2002

Atracurium besylat

Tên chung quốc tế: Atracurium besylate. 

Mã ATC: M03AC04. 

Loại thuốc: Thuốc giãn cơ loại phong bế thần kinh - cơ không khử cực. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Dung dịch tiêm: 10 mg/ml (ống 2,5 ml; 5 ml; 25 ml). 

2 Dược lực học 

Atracurium besylat có tác dụng phong bế thần kinh - cơ bằng cách cạnh tranh với acetylcholin ở các thụ thể trên khe synap của bản vận động. Các cơ mặt bị tác động đầu tiên, sau đó là các chi và thân, cuối cùng là cơ hoành. Liệt có thể hồi phục theo chiều ngược lại. Có thể thúc đẩy hồi phục nhanh chức năng thần kinh - cơ bằng cách tăng nồng độ acetylcholin ở bản vận động như dùng một thuốc kháng cholinesterase (như neostigmin). 

Atracurium besylat ít tác dụng đến tim mạch. Thuốc hầu như không tác động đến tần số tim, huyết áp trung bình, sức cản mạch máu, cung lượng tim hoặc huyết áp tĩnh mạch trung tâm. Tuy vậy, thuốc có thể tác động gián tiếp đến tim mạch (như giảm sức cản mạch máu ngoại biên) thông qua giải phóng histamin. 

Atracurium besylat có nhiều ưu điểm so với đa số các thuốc chẹn thần kinh - cơ hiện có vì rất ít tác dụng đến tim mạch, tác dụng tương đối ngắn và hầu như không tích lũy. Tuy vậy, trong trường hợp cấp cứu phải đặt ống nội khí quản, succinylcholin thường được ưa dùng hơn vì tác dụng nhanh. 

3 Dược động học

3.1 Hấp thu

Thời gian bắt đầu tác dụng, thời gian tác dụng, và tốc độ phục hồi phong bế thần kinh - cơ do atracurium besylat thay đổi tùy theo từng bệnh nhân, và có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc mê (như enfluran, isofluran, halothan) và liều dùng. Thời gian bắt đầu khởi phát tác dụng sau 2 - 3 phút, thời gian đạt tác dụng tối đa sau 3 - 5 phút. Thời gian bắt đầu hồi phục 20 - 35 phút sau liều khởi đầu 0,4 - 0,5 mg/kg, dưới điều kiện gây mê cân bằng, tỷ lệ hồi phục đạt 95% sau 60 - 70 phút. 

3.2 Phân bố

Thể tích phân bố ở người lớn có chức năng thận và gan bình thường sau khi tiêm 1 liều duy nhất 0,3 mg/kg hoặc 0,6 mg/kg, trung bình là 160 ml/kg (dao động: 120 - 188 ml/kg). Thuốc gắn với protein khoảng 82%. Thuốc qua nhau thai một lượng nhỏ không có ý nghĩa lâm sàng. 

3.3 Chuyển hóa

Atracurium besylat bị chuyển hóa nhanh qua sự thải trừ Hofmann (quá trình này không phụ thuộc vào chức năng thận và gan) và qua sự thủy phân ester tạo thành các sản phẩm không có hoạt tính. Laudanosin, một sản phẩm của quá trình thải trừ Hofmann, có tác dụng kích thích TKTW và có thể tích lũy khi sử dụng kéo dài. Laudanosin được chuyển hóa ở gan. 

3.4 Thải trừ

Atracurium besylat và các chất chuyển hóa được thải trừ qua nước tiểu và phân, hầu hết dưới dạng đã chuyển hóa. Nửa đời thải trừ của atracurium là khoảng 20 phút, nửa đời thải trừ của laudanosin là khoảng 3 - 6 giờ. 

4 Chỉ định 

Dùng để gây giãn cơ trong phẫu thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho 

đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo trên các bệnh nhân hồi sức tích cực (ICU). 

5 Chống chỉ định 

Người tiền sử mẫn cảm với thuốc. 

6 Thận trọng 

Atracurium besylat có thể làm suy hô hấp và gây liệt hô hấp. Người dùng atracurium besylat phải có kinh nghiệm sử dụng thuốc phong bế thần kinh - cơ; phải có sẵn nhân viên và phương tiện để đặt ống nội khí quản, và thông khí nhân tạo. 

Nguy cơ giải phóng histamin trên các bệnh nhân nhạy cảm trong suốt quá trình điều trị với atracurium. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử nhạy cảm với tác dụng của histamin. Đặc biệt co thắt phế quản có thể xảy ra với bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc hen. 

Có sự mẫn cảm chéo giữa các thuốc ức chế thần kinh - cơ với một tỷ lệ cao. Vì vậy cần loại trừ nguy cơ quá mẫn với các thuốc ức chế thần kinh - cơ khác trước khi tiêm atracurium. 

Nên kiểm soát giá trị creatinin phosphat trên các bệnh nhân hen phế quản đang điều trị với liều cao corticosteroid và các thuốc ức chế thần kinh - cơ trong khoa hồi sức tích cực (ICU). 

Atracurium có ảnh hưởng không đáng kể trên việc ức chế hạch hoặc dây thần kinh phế vị trong mức liều khuyến cáo. Do vậy, thuốc ảnh hưởng lên nhịp tim không có ý nghĩa lâm sàng, thuốc không chống lại được nhịp tim chậm do nhiều thuốc gây mê hoặc do kích thích thần kinh phó giao cảm trong quá trình phẫu thuật. 

Phải dùng atracurium besylat hết sức thận trọng ở bệnh nhân có bệnh nhược cơ nặng hoặc các bệnh thần kinh - cơ khác vì bệnh này có thể làm tăng tác dụng phong bế thần kinh - cơ của thuốc. 

Tương tự các thuốc ức chế thần kinh - cơ khác, rối loạn cân bằng acid - base/rối loạn điện giải có thể làm tăng hoặc giảm nhạy cảm với thuốc của bệnh nhân. 

Tương tự các thuốc ức chế thần kinh - cơ không khử cực, giảm phosphat huyết có thể làm chậm hồi phục trên bệnh nhân. 

Atracurium nên tiêm chậm trong khoảng thời gian 60 giây ở bệnh nhân bị giảm khối lượng tuần hoàn vì dễ gây tụt huyết áp. Bệnh nhân bỏng thường có nguy cơ kháng với các thuốc không khử cực. Cần hiệu chỉnh liều theo đáp ứng. 

7 Thời kỳ mang thai 

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc không có ảnh hưởng có ý nghĩa đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, giống như các thuốc phong bế thần kinh - cơ khác, atracurium chỉ nên sử dụng cho mẹ trong thời kỳ mang thai nếu lợi ích cho mẹ vượt trội nguy cơ tiềm năng cho thai nhi. Atracurium thích hợp để duy trì tác dụng giãn cơ trong suốt quá trình mổ lấy thai. Thuốc qua được hàng rào nhau thai tuy nhiên ở mức độ nhỏ không có ý nghĩa lâm sàng khi dùng ở mức liều khuyến cáo. 

8 Thời kỳ cho con bú 

Vì không biết atracurium besylat có được phân bố trong sữa mẹ hay không nên phải sử dụng thuốc một cách thận trọng ở phụ nữ cho con bú. 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Các ADR của atracurium besylat thường nhẹ, xảy ra ở khoảng 5% bệnh nhân hoặc ít hơn sau khi tiêm tĩnh mạch và chủ yếu do sự giải phóng histamin. Các ADR có ý nghĩa lâm sàng xảy ra ở 0,8% bệnh nhân dùng thuốc. 

9.1 Thường gặp 

Da: đỏ bừng da. 

Tim mạch: tăng hoặc giảm huyết áp, tăng nhịp tim. 

9.2 Ít gặp 

Da: ban đỏ, ngứa, mày đay, nốt phỏng và ban đỏ ở nơi tiêm. 

Hô hấp: tiếng thở khó khè và tăng tiết dịch phế quản, co thắt phế quản. 

Tim mạch: giảm nhịp tim. 

9.3 Hiếm gặp 

Hô hấp: co thắt phế quản. 

Tim mạch: hạ huyết áp, phù mạch. 

Miễn dịch: sốc phản vệ, phản ứng phản vệ như sốc, trụy tuần hoàn và ngừng tim (thường gặp khi phối hợp atracurium với một hoặc nhiều thuốc gây mê). 

Da: mày đay. 

Khác: xanh tím, phản ứng dị ứng nặng (như phản ứng dẫn đến ngừng tim), co giật. 

9.4 Chưa xác định được tần suất 

Thần kinh: co giật. 

Cơ - xương - khớp và mô liên kết: bệnh cơ, yếu cơ. 

9.5 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Hiếm khi phải ngừng thuốc và cần tiến hành điều trị một cách thích hợp khi có tăng tiết dịch phế quản hoặc thở khò khè. Nếu xảy ra nhịp chậm nặng, có thể điều trị với atropin. Khi có hạ huyết áp nặng cũng cần phải điều trị (truyền dịch). 

10 Liều lượng và cách dùng 

10.1 Cách dùng

Atracurium besylat được tiêm tĩnh mạch nhanh hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Trong các phẫu thuật kéo dài, có thể tiêm truyền tĩnh mạch liên tục. Để tiêm truyền tĩnh mạch liên tục, phải pha loãng thuốc tiêm atracurium besylat tới nồng độ 0,2 hoặc 0.5 mg/ml trong dung dịch pha tiêm dextrose 5%; dextrose 5% và Natri clorid 0,9%, hoặc natri clorid 0,9%.

Để tránh lo lắng cho người bệnh, chỉ dùng thuốc khi người bệnh mất ý thức. Để theo dõi một cách chính xác mức độ giãn cơ và giảm thiểu khả năng quá liều nên dùng máy kích thích điện để theo dõi sự phong bế và phục hồi ở bệnh nhân được gây mê và dùng atracurium. 

10.2 Liều lượng 

Liều ban đầu: Người lớn trong trường hợp đặt ống nội khí quản: Tiêm tĩnh mạch 0,4 - 0,5 mg/kg. Sau liều ban đầu này, có thể thực hiện đặt ống nội khí quản đối với phẫu thuật không cấp cứu trong vòng 2 - 2,5 phút ở phần lớn bệnh nhân và sự phong bế thần kinh - cơ tối đa thường xảy ra trong vòng 3 - 5 phút. Khi sử dụng đồng thời với gây mê phối hợp, liều ban đầu này thường phong bế thần kinh - cơ đủ trong lâm sàng khoảng 20 - 35 phút. Sự phục hồi tới 25% như lúc đầu sau khoảng 35 - 45 phút và tới 95% khoảng 1 giờ sau khi dùng. 

Nhà sản xuất khuyến cáo phải giảm liều ban đầu ở người lớn khoảng 33% (nghĩa là từ 0,25 - 0,35 mg/kg) khi thuốc được cho sau khi gây mê ổn định bằng enfluran hoặc isofluran, giảm ít hơn khoảng 20% nếu gây mê bằng halothan vì halothan chỉ có tác dụng tối thiểu đến hoạt tính phong bế thần kinh - cơ của atracurium besylat.

Liều duy trì - Tiêm tĩnh mạch cách quãng: Để duy trì sự phong bế thần kinh - cơ trong các phẫu thuật kéo dài, liều được hiệu chỉnh theo từng cá nhân và liều thường dùng ở người lớn là 0,08 - 0,1 mg/kg. Ở bệnh nhân được gây mê phối hợp, liều duy trì đầu tiên thường cần thiết ở 20 - 45 phút sau khi dùng liều ban đầu. Có thể dùng liều duy trì nhắc lại ở các khoảng cách tương đối đều là 15 - 25 phút ở bệnh nhân được gây mê phối hợp. Khi enfluran hoặc isofluran được dùng để gây mê hoặc khi dùng liều duy trì atracurium besylat cao hơn, có thể dùng liều duy trì này ở khoảng cách dài hơn. 

Tiêm truyền tĩnh mạch liên tục: Trong các phẫu thuật kéo dài, có thể truyền tĩnh mạch liên tục atracurium besylat sau khi tiêm tĩnh mạch nhanh liều ban đầu. Chỉ bắt đầu tiêm truyền thuốc sau khi bắt đầu phục hồi từ liều tiêm tĩnh mạch ban đầu. Tiêm truyền tĩnh mạch liên tục cho người lớn với tốc độ ban đầu là 9 - 10 microgam/ kg/phút, và sau đó duy trì với tốc độ tiêm truyền là 5 - 9 microgam/ kg/phút ở bệnh nhân được gây mê phối hợp. Tốc độ tiêm truyền giảm khoảng 33% khi gây mê ở trạng thái ổn định với enfluran hoặc isofluran. 

10.2.1 Người cao tuổi

Sử dụng mức liều chuẩn thông thường. Tuy nhiên, nên dùng liều khởi đầu ở mức liều thấp, mức dưới của khoảng điều trị và nên tiêm chậm.  

10.2.2 Trẻ em

Khuyến cáo đối với liều ban đầu, liều duy trì và tốc độ tiêm truyền tĩnh mạch liên tục atracurium besylat ở trẻ em 2 tuổi trở lên giống như ở người lớn. 

10.2.3 Trẻ sơ sinh

Không được khuyến cáo sử dụng do chưa có đủ dữ liệu chứng minh hiệu quả và tính an toàn với đối tượng này. 

10.2.4 Trẻ em từ 1 tháng đến < 2 tuổi

Liều ban đầu: Tiêm tĩnh mạch 0,3 - 0,4 mg/kg. 

Liều duy trì: 0,3 - 0,4mg/kg nếu cần để duy trì phong bế thần kinh - cơ hoặc truyền liên tục: 0,6 - 1,2 mg/kg/giờ hoặc 10 - 20 microgam/kg/phút. 

10.2.5 Suy gan, suy thận

Không cần hiệu chỉnh liều kể cả giai đoạn cuối suy thận. 

10.2.6 Bệnh nhân hồi sức tích cực (ICU)

Sau khi tiêm liều khởi đầu 0,3 - 0,6 mg/kg, có thể duy trì tác dụng ức chế thần kinh - cơ bằng truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 0,65 - 0,78 mg/kg/giờ. Có sự thay đổi giữa các bệnh nhân về mức liều yêu cầu và có thể tăng, giảm theo thời gian. Một số trường hợp có thể dùng ở mức liều thấp 0,27 mg/kg/giờ hoặc ở mức liều cao 1,77 mg/kg/giờ. 

11 Tương tác thuốc 

Các thuốc tránh phối hợp: Quinidin. 

11.1 Tăng tác dụng và độc tính

Atracurium có thể làm tăng nồng độ/tác dụng của: glycosid tim, các corticosteroid (dùng đường toàn thân), onabotulinumtoxin A, rimabotulinumtoxin B. 

Nồng độ/tác dụng của atracurium có thể bị tăng bởi các thuốc sau: abobotulinumtoxin A, các kháng sinh aminoglycosid, các thuốc chẹn kênh Canxi, capreomycin, Clindamycin (tại chỗ), cyclosporin (toàn thân), fosphenytoin - Phenytoin, thuốc mê hô hấp, ketorolac (dạng xông hít), ketorolac (toàn thân), kháng sinh lincosamid, lithi, thuốc lợi tiểu quai, muối magnesi, minocyclin, polymixin B, procainamid, quinidin, quinin, spironolacton, dẫn chất tetracyclin, Vancomycin

11.2 Giảm tác dụng

Nồng độ/tác dụng của atracurium bị giảm bởi các thuốc sau: Các thuốc ức chế acetylcholinesterase, fosphenytoin - phenytoin, các thuốc lợi tiểu quai. 

Atropin

Atropin


Tên chung quốc tế: Atropine.

Mã ATC: A03B A01, S01F A01.

Loại thuốc: Thuốc kháng acetyl cholin (ức chế đối giao cảm).

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén 0,25 mg; thuốc nước để tiêm 0,25 mg/1 ml, 0,50 mg/ml; dung dịch nhỏ mắt 1%.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Atropin là alcaloid kháng muscarin, một hợp chất amin bậc ba, có cả tác dụng lên trung ương và ngoại biên. Thuốc ức chế cạnh tranh với acetylcholin ở các thụ thể muscarin của các cơ quan chịu sự chi phối của hệ phó giao cảm (sợi hậu hạch cholinergic) và ức chế tác dụng của acetylcholin ở cơ trơn. Atropin được dùng để ức chế tác dụng của hệ thần kinh đối giao cảm. Với liều điều trị, atropin có tác dụng yếu lên thụ thể nicotin.

Atropin được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, qua các niêm mạc, ở mắt và một ít qua da lành lặn. Khả dụng sinh học của thuốc theo đường uống khoảng 50%. Thuốc đi khỏi máu nhanh và phân bố khắp cơ thể. Thuốc qua hàng rào máu - não, qua nhau thai và có vết trong sữa mẹ. Nửa đời của thuốc vào khoảng 2 - 5 giờ, dài hơn ở trẻ nhỏ, trẻ em và người cao tuổi. Một phần atropin chuyển hóa ở gan, thuốc đào thải qua thận nguyên dạng 50% và cả dạng chuyển hóa.

Chỉ định

Atropin và các thuốc kháng muscarin được dùng để ức chế tác dụng của hệ thần kinh đối giao cảm trong nhiều trường hợp:

Rối loạn bộ máy tiêu hóa

Loét dạ dày - hành tá tràng: Ức chế khả năng tiết acid dịch vị.

Hội chứng kích thích ruột: Giảm tình trạng co thắt đại tràng, giảm tiết dịch.

Ðiều trị triệu chứng ỉa chảy cấp hoặc mạn tính do tăng nhu động ruột và các rối loạn khác có co thắt cơ trơn: Cơn đau co thắt đường mật, đường tiết niệu (cơn đau quặn thận).

Triệu chứng ngoại tháp: Xuất hiện do tác dụng phụ của liệu pháp điều trị tâm thần.

Bệnh Parkinson ở giai đoạn đầu khi còn nhẹ, chưa cần thiết phải bắt đầu điều trị bằng thuốc loại dopamin.

Dùng trước khi phẫu thuật nhằm tránh bài tiết quá nhiều nước bọt và dịch ở đường hô hấp và để ngừa các tác dụng của đối giao cảm (loạn nhịp tim, hạ huyết áp, chậm nhịp tim) xảy ra trong khi phẫu thuật.

Ðiều trị ngộ độc phospho hữu cơ.

Ðiều trị nhịp tim chậm do ngộ độc digitalis: Ðiều trị thăm dò bằng atropin.

Ðiều trị cơn co thắt phế quản.

Chỉ định khác: Phòng say tàu - xe, đái không tự chủ, giãn đồng tử, mất khả năng điều tiết của mắt.

Chống chỉ định

Phì đại tuyến tiền liệt (gây bí đái), liệt ruột hay hẹp môn vị, nhược cơ, glôcôm góc đóng hay góc hẹp (làm tăng nhãn áp và có thể thúc đẩy xuất hiện glôcôm).

Trẻ em: Khi môi trường khí hậu nóng hoặc sốt cao.

Thận trọng

Trẻ em và người cao tuổi (dễ bị tác dụng phụ của thuốc).

Người bị tiêu chảy.

Người bị sốt.

Người bị ngộ độc giáp, suy tim, mổ tim.

Người đang bị nhồi máu cơ tim cấp, có huyết áp cao.

Người suy gan, suy thận.

Dùng atropin nhỏ mắt, nhất là ở trẻ em, có thể gây ra ngộ độc toàn thân.

Dùng atropin nhỏ mắt kéo dài có thể gây kích ứng tại chỗ, sung huyết, phù và viêm kết mạc.

Thời kỳ mang thai

Atropin đi qua nhau thai nhưng chưa xác định được nguy cơ độc đối với phôi và thai nhi. Cần thận trọng các tháng cuối của thai kỳ vì có thể có tác dụng không mong muốn đối với thai nhi.

Thời kỳ cho con bú

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với thuốc kháng acetylcholin, cần tránh dùng kéo dài trong thời kỳ cho con bú vì trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm với thuốc kháng acetyl cholin.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thường gặp, ADR > 1/100

Toàn thân: Khô miệng, khó nuốt, khó phát âm, khát, sốt, giảm tiết dịch ở phế quản.

Mắt: Giãn đồng tử, mất khả năng điều tiết của mắt, sợ ánh sáng.

Tim - mạch: Chậm nhịp tim thoáng qua, sau đó là nhịp tim nhanh, trống ngực và loạn nhịp.

Thần kinh trung ương: Lú lẫn, hoang tưởng, dễ bị kích thích.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Toàn thân: Phản ứng dị ứng, da bị đỏ ửng và khô, nôn.

Tiết niệu: Ðái khó.

Tiêu hóa: Giảm trương lực và nhu động của ống tiêu hóa, dẫn đến táo bón. 

Thần kinh trung ương: Lảo đảo, choáng váng.

Liều lượng và cách dùng

Dùng tại chỗ (nhỏ mắt):

Trẻ em trên 6 tuổi: 1 giọt, 1 - 2 lần mỗi ngày.

Người lớn: 1 giọt, 1 - 5 lần/ngày (1 giọt chứa khoảng 0,3 mg atropin sulfat).

Ðiều trị toàn thân:

Ðiều trị chống co thắt và tăng tiết đường tiêu hóa: Liều tối ưu cho từng người được dựa vào khô mồm vừa phải làm dấu hiệu của liều hiệu quả.

Ðiều trị nhịp tim chậm: 0,5 - 1 mg tiêm tĩnh mạch, lặp lại cách nhau 3 - 5 phút/lần cho tới tổng liều 
0,04 mg/kg cân nặng. Nếu không tiêm được tĩnh mạch, có thể cho qua ống nội khí quản.

Ðiều trị ngộ độc phospho hữu cơ: Người lớn: liều đầu tiên 1 - 2 mg hoặc hơn, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch cách nhau 10 - 30 phút/lần cho tới khi hết tác dụng muscarin hoặc có dấu hiệu nhiễm độc atropin. Trong nhiễm độc phospho vừa đến nặng, thường duy trì atropin ít nhất 2 ngày và tiếp tục chừng nào còn triệu chứng. Khi dùng lâu, phải dùng loại không chứa chất bảo quản.

Tiền mê:

Người lớn: 0,30 đến 0,60 mg;

Trẻ em: 3 - 10 kg: 0,10 - 0,15 mg; 10 - 12 kg: 0,15 mg; 12 - 15 kg: 0,20 mg; 15 - 17 kg: 0,25 mg; 17 - 20 kg: 0,30 mg; 20 - 30 kg: 0,35 mg; 30 - 50 kg: 0,40 - 0,50 mg

Tiêm thuốc vào dưới da 1 giờ trước khi gây mê. Nếu không có đủ thời gian thì có thể tiêm vào tĩnh mạch một liều bằng 3/4 liều tiêm dưới da 10 - 15 phút trước khi gây mê.

Tương tác thuốc

Atropin và rượu: Nếu uống rượu đồng thời với dùng atropin, thì khả năng tập trung chú ý bị giảm nhiều, khiến cho điều khiển xe, máy, dễ nguy hiểm.

Atropin và các thuốc kháng acetyl cholin khác: Các tác dụng kháng acetyl cholin sẽ mạnh lên nhiều, cả ở ngoại vi và trung ương. Hậu quả có thể rất nguy hiểm.

Atropin và một số thuốc kháng histamin, butyrophenon, phenothiazin, thuốc chống trầm cảm ba vòng: Nếu dùng atropin đồng thời với các thuốc trên thì tác dụng của atropin sẽ tăng lên.

Atropin có thể làm giảm hấp thu thuốc khác vì làm giảm nhu động của dạ dày.

Tương kỵ

Atropin sulfat không thích hợp với các chất bảo quản hydroxybenzoat. Nếu kết hợp sẽ làm atropin mất tác dụng hoàn toàn sau 2 - 3 tuần.

Quá liều và xử trí

Khi ngộ độc có các triệu chứng giãn đồng tử, nhịp tim nhanh, thở nhanh, sốt cao, hệ thần kinh trung ương bị kích thích (bồn chồn, lú lẫn, hưng phấn, các phản ứng rối loạn tâm thần và tâm lý, hoang tưởng, mê sảng, đôi khi co giật). Trong trường hợp ngộ độc nặng thì hệ thần kinh trung ương bị kích thích quá mức có thể dẫn đến ức chế, hôn mê, suy tuần hoàn, suy hô hấp, rồi tử vong.

Nếu là do uống quá liều thì phải rửa dạ dày, nên cho uống than hoạt trước khi rửa dạ dày. Cần có các biện pháp điều trị hỗ trợ. Có thể dùng diazepam khi bị kích thích và co giật. Không được dùng phenothiazin vì sẽ làm tăng tác dụng của thuốc kháng acetyl cholin.

 

 

Nguồn: Dược Thư 2002

Azithromycin

Azithromycin


Tên chung quốc tế: Azithromycin.

Mã ATC: J01F A10.

Loại thuốc: Thuốc kháng khuẩn.

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nang chứa azithromycin dihydrat tương đương 250mg và 500mg azithromycin. Bột pha hỗn dịch uống azithromycin dihydrat tương đương 200mg azithromycin/5 ml.

Thuốc tiêm tĩnh mạch 500mg azithromycin. Thuốc nhỏ mắt dung dịch 1%.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Azithromycin là một kháng sinh macrolid có hoạt phổ rộng hơn so với erythromycin và clarithromycin. Azithromycin thường có tính chất kìm khuẩn nhưng nếu ở nồng độ cao cũng có thể diệt khuẩn đối với một số chủng chọn lọc. In vitro, tính chất diệt khuẩn đã thấy đối với Streptococcus pyogenes, Streptococcus pneumoniae và H. influenzae.

Azithromycin ức chế tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn vào các cấu trúc dưới phân tử (subunit) của ribosom 50S, cũng giống như các macrolid khác (erythromycin, clarithromycin, clindamycin, lincomycin, và cloramphenicol). Hoạt tính kháng khuẩn của azithromycin bị giảm ở pH thấp. Thuốc phải vào trong các thực bào mới có hoạt tính chống lại các vi khuẩn gây bệnh nội bào (S. aureus, Legionella pneumophila, Chlamydia trachomatis, Salmonella typhi).

Phổ tác dụng:

Vi khuẩn ưa khí Gram dương: Azithromycin có tác dụng in vitro và in vivo đối với S. aureus, Streptococcus agalactiae, S. pneumoniae và S. pyogenes. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của azithromycin đối với đa số tụ cầu và liên cầu khuẩn thường tương tự hoặc cao hơn gấp 2 lần MIC của erythromycin; azithromycin không ức chế được các chủng phân lập kháng erythromycin. Tụ cầu khuẩn kháng methicilin và tụ cầu khuẩn coagulase âm (Staphylococcus epidermidis) thường kháng cả hai azithromycin và erythromycin. Azithromycin không tác dụng với các cầu khuẩn ruột (Enterococcus faecalis).

Vi khuẩn ưa khí Gram âm: Azithromycin tác dụng gấp 2 tới 8 lần so với erythromycin đối với các vi khuẩn Gram âm nhạy cảm với erythromycin: Haemophilus influenzae, H. ducreyi, Moraxella catarrhalis, Legionella pneumophila và N. gonorrhoeae. Azithromycin cũng có tác dụng in vitro đối với N. meningitidis và một số chủng Bordetella pertussis và Legionella pneumophila.

Mycobacteria: Azithromycin có tác dụng in vitro và in vivo đối với Mycobacterium avium complex (MAC). Nhưng M. tuberculosis, M. kansaii, M. scrofulaceum, M. leprae kháng với azithromycin.

Vi khuẩn kỵ khí: Clostridium perfringens, Peptostreptococcus spp, Propionibacterium acnes, Prevotella (trước đây là Bacteroides spp) nhạy cảm với azithromycin.

Chlamydiae: Có tác dụng in vitro và in vivo với Chlamydophila pneumophilae và C. trachomatis.

Mycoplasma: Azithromycin thường có tác dụng tương đương đối với Mycoplasma pneumoniae so với erythromycin hoặc clarithromycin, nhưng tác dụng kém hơn đối với Ureoplasma urealyticum so với clarithromycin.

Xoắn khuẩn: Có tác dụng in vitro và in vivo với Borrelia burgdorferi gây bệnh Lyme, in vitro với Treponema pallidum nhưng hiệu quả và độ an toàn chưa được xác định.

Các vi sinh khác: có tác dụng in vitro và in vivo với Toxoplasma gondii, Entamoeba histolytica, Plasmodium falsiparum, Rickettsia.

Kháng khuẩn: Vi khuẩn kháng macrolid có thể tự nhiên hoặc mắc phải. Kháng thuốc liên quan đến nhiều yếu tố trong đó có yếu tố giảm tính thẩm thấu của vỏ tế bào vi khuẩn hoặc thay đổi protein ribosom 50S ở vị trí thụ thể làm giảm ái lực của macrolid gắn vào tế bào vi khuẩn. Có kháng chéo giữa erythromycin, clarithromycin và azithromycin đối với liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn..

Dược động học

Azithromycin có một đặc điểm là nồng độ thuốc trong huyết tương thấp nhưng nồng độ thuốc trong mô lại cao và tồn tại lâu.

Hấp thu: Sau khi uống, azithromycin được hấp thu nhanh nhưng không hoàn toàn, tuy vậy vẫn cao hơn erythromycin. Sinh khả dụng tuyệt đối khi uống azithromycin với liều đơn từ 500mg đến 1,2 g (viên nén, nang, hỗn dịch) khoảng 34 - 42%. Khi uống 500mg hỗn dịch azithromycin (2 nang 250mg) ở người khỏe mạnh lúc đói, nồng độ đỉnh azithromycin trong huyết tương khoảng 0,5 microgam/ml và đạt được khoảng 2 giờ sau khi uống, mức độ hấp thu (AUC) cũng tương đương. Nhưng không có sự tương đương sinh khả dụng giữa hỗn dịch giải phóng kéo dài với hỗn dịch thông thường. Sinh khả dụng của azithromycin dung dịch uống giải phóng kéo dài xấp xỉ 83% sinh khả dụng khi uống hỗn dịch thông thường, và thông thường nồng độ đỉnh đạt được khoảng 2,5 giờ chậm hơn so với hỗn dịch uống thông thường. Ở người cao tuổi (65 - 85 tuổi) các thông số dược động học tương tự như người trưởng thành trẻ tuổi. Nồng độ azithromycin huyết tương sau khi tiêm tĩnh mạch 1 liều duy nhất 500mg cao hơn rõ ràng so với uống cùng liều.

Thức ăn trong dạ dày có thể tác động đến mức độ hấp thu azithromycin uống; tuy nhiên tác dụng của thức ăn đến hấp thu, phụ thuộc vào dạng thuốc được dùng. Thức ăn không có tác dụng nhiều đến mức độ hấp thu (AUC) khi uống viên nén hoặc hỗn dịch uống thông thường ở người lớn nhưng tốc độ hấp thu có thể tăng (nồng độ đỉnh thuốc trong huyết tương). Nhưng nồng độ thuốc trong huyết tương tăng do thức ăn không lâu, tồn tại dưới 4 giờ.

Phân bố: Azithromycin phân bố phần lớn vào mô và dịch cơ thể sau khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Azithromycin tập trung vào các thực bào gồm có bạch cầu đa nhân, đơn nhân, đại thực bào và nguyên sợi bào; tỷ lệ nồng độ thuốc trong và ngoài tế bào vượt quá 30 sau 1 giờ và tới 200 sau 24 giờ. Azthrromycin được giải phóng chậm hơn từ các thực bào so với erythromycin, nên một nồng độ đáng kể azithromycin được duy trì trong một thời gian dài trong các tế bào đó. Tác dụng kháng khuẩn của azithromycin liên quan đến pH (chỉ có azithromycin không ion- hóa mới có hoạt tính kháng khuẩn). Chỉ có một nồng độ rất thấp azithromycin (< 0,01 microgam/ml) ở trong dịch não tủy khi màng não không bị viêm.

Azithromycin qua nhau thai và phân bố vào máu dây nhau và nước ối. Azithromycin phân bố vào sữa.

Thải trừ: Thải trừ theo nhiều pha, phản ánh phân bố ban đầu nhanh vào các mô, tiếp theo là đào thải chậm. Thể tích phân bố (Vd): 23-31 lít/kg, hệ số thanh thải: 38 lít/giờ ở người lớn. Azithromycin chuyển hóa ở gan và đào thải phần lớn qua mật; chỉ có 6% được đào thải dạng không thay đổi qua nước tiểu. Nửa đời (t1/2) pha cuối cùng 11 - 68 giờ.

Chỉ định

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới do H. influenzae, M. catarrhalis, S. pneumoniae, S. pyogenes) nhẹ và vừa: Viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm phổi mắc tại cộng đồng vừa và nặng, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Nhiễm khuẩn da và cấu trúc của da do S. aureus, S. pyogenes hoặc S. agalactia (Streptococcus nhóm B).

Bệnh lây qua đường tình dục: Bệnh hạ cam do Haemophilus ducreyi; bệnh lậu không biến chứng do N. gonorrhoeae nhạy cảm; viêm niệu quản không do lậu cầu.

Nhiễm Chlamydia trachomatis: Nhiễm C. trachomatis ở hệ tiết niệu - sinh dục; viêm phổi do C. trachomatis ở trẻ em; bệnh mắt hột do C. trachomatis; viêm cấp các cơ quan trong tiểu khung do C. trachomatis.

Nhiễm Legionella pneumophila.

Nhiễm phức hợp Mycobacterium avium (MAC): Dự phòng tiên phát nhiễm MAC lan tỏa; điều trị và dự phòng tái phát do nhiễm MAC lan tỏa; điều trị nhiễm MAC ở phổi ở người lớn HIV âm tính.

Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm Viridans ở người dị ứng với penicilin.

Ho gà do Bordetella pertussis.

Một số các bệnh khác đã từng được chỉ định làm thuốc thay thế:

Bệnh xoắn khuẩn do Leptospira; bệnh Lyme; bệnh sốt rét; loét tá tràng nhiễm Helicobacter pylori; tả do Vibrio O1 hoặc O139; nhiễm Cryptosporodium ở người nhiễm HIV; người lành mang mầm bệnh N. meningitidis; nhiễm Toxoplasma gondii.

Bệnh giang mai tiên phát, thứ phát hoặc giang mai tiềm tàng giai đoạn sớm cho người dị ứng với penicilin.

Bệnh thương hàn và các nhiễm Salmonella khác (chỉ dùng sau khi đã kháng fluoroquinolon).

Nhiễm Shigella, E. coli.

Chống chỉ định

Không sử dụng cho người bệnh quá mẫn với azithromycin hoặc với bất kỳ kháng sinh nào thuộc nhóm macrolid.

Thận trọng

Nhà sản xuất cảnh báo là azithromycin uống không được dùng để điều trị ngoại trú viêm phổi vừa và nặng hoặc người bệnh có nguy cơ bị nhiễm khuẩn tại bệnh viện, suy giảm miễn dịch. Những trường hợp này phải điều trị tại bệnh viện.

Do azithromycin đào thải chủ yếu qua gan nên phải dùng thận trọng ở người có chức năng gan bị tổn thương. Ngoài ra, tuy thông tin còn ít, azithromycin phải dùng thận trọng cho người có chức năng thận bị tổn hại có tốc độ lọc cầu thận dưới 10 ml/phút.

Tuy chưa có báo cáo trong thử nghiệm lâm sàng, nhưng khi dùng kháng sinh macrolid (như erythromycin), đã thấy có, tuy rất hiếm, loạn nhịp tim, QT kéo dài, xoắn đỉnh, nhịp nhanh thất. Cần phải thận trọng khi sử dụng azithromycin, nhất là khi phối hợp nhiều thuốc, cho người bệnh đã có bệnh tim.

Thời kỳ mang thai

Chưa có dữ liệu nghiên cứu trên người mang thai. Chỉ nên sử dụng azithromycin khi không có các thuốc thích hợp khác. Số liệu sơ bộ cho thấy azithromycin có thể dùng an toàn và có hiệu quả để điều trị nhiễm chlamydia ở người mang thai; tuy vậy, số liệu chưa đủ để khuyến cáo dùng thường quy azithromycin trong thời kỳ mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Azithromycin đã phát hiện vào sữa mẹ. Thuốc phải dùng thận trọng cho người mẹ cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Cũng như erythromycin, azithromycin là thuốc được dung nạp tốt, và tỷ lệ tác dụng không mong muốn thấp (khoảng 13% số người bệnh). Hay gặp nhất là rối loạn tiêu hóa (khoảng 10%) với các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, co cứng cơ bụng, nôn, đầy hơi, ỉa chảy, nhưng thường nhẹ và ít xảy ra hơn so với dùng erythromycin. Có thể thấy biến đổi nhất thời số lượng bạch cầu trung tính hay tăng nhất thời enzym gan, đôi khi có thể gặp phát ban, đau đầu và chóng mặt.

Ảnh hưởng thính giác: Sử dụng lâu dài ở liều cao, azithromycin có thể làm giảm sức nghe có hồi phục ở một số người bệnh.

Thường gặp, ADR > 1/100

Tiêu hóa: Nôn, ỉa chảy, đau bụng, buồn nôn.

Ít gặp, 1/100 > ADR > 1/1000

Toàn thân: Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, ngủ gà.

Tiêu hóa: Đầy hơi, khó tiêu, không ngon miệng.

Da: Phát ban, ngứa.

Tác dụng khác: Viêm âm đạo, cổ tử cung.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Toàn thân: Phản ứng phản vệ. Da: Phù mạch.

Gan: Transaminase tăng cao.

Máu: Giảm nhẹ bạch cầu trung tính nhất thời.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Azithromycin thường dung nạp tốt. Đa số ADR nhẹ hoặc trung bình, ít tai biến hơn erythromycin và thường hồi phục sau khi ngừng thuốc. Cho uống viên hoặc hỗn hợp uống azithromycin cùng với thức ăn có thể cải thiện được khả năng dung nạp thuốc. Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiếm xảy ra. Các triệu chứng thường hết khi ngừng thuốc và phải điều trị triệu chứng. Tuy nhiên các biểu hiện dị ứng lại xuất hiện khi dừng điều trị triệu chứng ban đầu. Đối với trường hợp nặng, phải theo dõi và điều trị triệu chứng trong một thời gian dài. Các bất thường về test chức năng gan ở người bệnh điều trị azithromycin thường hồi phục, nhưng nếu cao nhiều, phải ngừng thuốc.

Liều lượng và cách dùng

Cách dùng:

Azithromycin có thể uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch, không được tiêm thẳng vào tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

Thuốc uống: Viên thông thường hoặc hỗn dịch uống thông thường chứa 100 hoặc 200mg azithromycin trong 5 ml hoặc chứa một liều duy nhất 1 g có thể uống cùng hoặc không cùng với thức ăn. Thuốc chứa một liều duy nhất 1 g không được chia thành nhiều liều nhỏ và không được dùng cho trẻ em. Hỗn dịch uống azithromycin giải phóng kéo dài đã được hoàn nguyên chứa 2 g azithromycin phải uống một lần duy nhất lúc đói (ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn). Nếu người bệnh nôn trong vòng 1 giờ sau khi uống hỗn dịch giải phóng chậm, phải tham khảo ý kiến thầy thuốc. Nếu bệnh nhân nôn trong vòng 5 phút sau khi uống hỗn dịch giải phóng chậm, phải cân nhắc cho điều trị thêm vì chỉ có thể một lượng thuốc tối thiểu được hấp thu. Nếu nôn trong vòng 5 - 60 phút sau khi uống, phải cân nhắc cách điều trị khác vì chưa đủ số liệu để xác định mức hấp thu. Nếu uống lúc đói mà nôn ít nhất 60 phút sau khi uống liều 2 g, không cần phải uống thêm hoặc thay đổi cách điều trị khác.

Tuy hỗn dịch uống giải phóng kéo dài không cần chú ý đến các thuốc chống acid như magnesi hydroxyd và/hoặc nhôm hydroxyd nhưng các chế phẩm azithromycin uống thông thường không được uống cùng một lúc với các thuốc chống acid này.

Gói chứa 1 liều 1 g hỗn dịch azithromycin uống: Pha với 60 ml nước trộn đều và uống ngay. Trộn thêm 60 ml nước nữa để đảm bảo uống đủ liều.

Hỗn dịch azithromycin nhiều liều để uống (lọ chứa 300mg azithromycin). Cho 9 ml nước vào lọ chứa 300mg azithromycin để được một hỗn dịch chứa 100mg/5 ml azithromycin hoặc cho 9, 12 hoặc 15 ml nước vào lọ chứa 600mg, 900mg hoặc 1,2 g azithrromycin tương ứng để có một hỗn dịch chứa 200mg/5 ml. Lọ phải đậy kín và lắc trước khi uống.

Hỗn dịch azithromycin uống giải phóng kéo dài một liều duy nhất: Cho 60 ml nước vào lọ chứa 2 g azithromycin. Phải lắc kỹ khi pha và ngay trước khi uống. Phải uống 1 lần. Không dùng cho trẻ em.

Thuốc tiêm truyền tĩnh mạch: Cho đúng 4,8 ml nước vô khuẩn để tiêm vào lọ chứa 500mg để có một dung dịch chứa 100mg/ml azithromycin. Pha loãng trước khi tiêm với 250 hoặc 500 ml dung dịch tiêm tĩnh mạch phù hợp để có nồng độ là 2 hoặc 1mg/ml. Không được thêm thuốc khác hoặc dùng cùng dây truyền với thuốc khác.

Tốc độ truyền: Thông thường dung dịch có nồng độ 1mg/ml được truyền trong 3 giờ, nếu nồng độ 2mg/ml thường truyền trong 1 giờ. Nhà sản xuất khuyến cáo nếu dung dịch chứa liều 500mg azithromycin phải truyền trong thời gian ít nhất 1 giờ.

Liều lượng:

Người lớn: Viêm họng, viêm amidan, viêm xoang cấp, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi mắc tại cộng đồng nhẹ hoặc vừa, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: Uống 500mg 1 liều duy nhất vào ngày thứ 1, tiếp theo uống 250mg/1 lần/ngày từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 (tổng liều 1,5 g cho trong 5 ngày). Nếu dùng hỗn dịch giải phóng kéo dài: 1 liều duy nhất 2 g.

Viêm niệu quản và viêm cổ tử cung do Chlamydia trachomatis (không do lậu cầu) hoặc bệnh hạ cam (do Hemophilus ducreyi): 1 liều duy nhất 1 g. Nếu viêm niệu quản dai dẳng hoặc tái phát: 1 liều duy nhất azithromycin phối hợp với 1 liều duy nhất metronidazol hoặc tinidazol Bệnh mắt hột: 20mg/kg (cho tới 1 g) uống 1 liều duy nhất.

Bệnh tả do vibrio cholera O1 hoặc O139: liều duy nhất 1 g.

Bệnh nhiễm Cryptosporodium ở người nhiễm HIV: 600mg/lần/ngày trong 4 tuần phối hợp với uống paromomycin (1 g ngày uống 2 lần trong 12 tuần).

Bệnh lậu (viêm niệu quản và viêm cổ tử cung) khi không có thuốc khác tốt hơn: 1 liều duy nhất 2 g (chế phẩm thông thường). Nhưng hay gây tai biến, phải theo dõi ít nhất 30 phút. Nên uống thuốc cùng với thức ăn. Không dùng liều thấp hơn và chỉ dùng khi thật cần thiết vì dễ gây kháng macrolid.

Bệnh Leptospira: 1 liều duy nhất 1 g vào ngày 1 sau đó cho 500mg/lần/ngày trong 2 ngày. Có thể cho 15mg/kg/ngày chia thành 2 liều nhỏ, cho trong 7 ngày.

Nhiễm Mycobacterium avium complex (MAC): Dự phòng tiên phát nhiễm MAC lan tỏa ở người lớn và thiếu niên nhiễm HIV giai đoạn muộn: Liều uống azithromycin 1,2mg/1 lần/tuần. Thường dùng đơn độc nhưng có thể phối hợp với rifabutin 300mg/ngày. Điều trị và dự phòng tái phát nhiễm MAC lan tỏa : 600mg/1 lần/ngày, phối hợp với ethambutol (15mg/kg/ngày), có thể thêm thuốc chống nấm tùy theo quyết định của thày thuốc. Ở người lớn và thiếu niên nhiễm HIV giai đoạn muộn: 500 - 600mg azithromycin uống 1 lần/ngày phối hợp với ethambutol (15mg/kg/ngày) kèm theo hoặc không kèm theo rifabutin (300mg/1 lần/ngày). Điều trị nhiễm MAC ở phổi: điều trị ban đầu azithromycin uống 500 - 600mg/1lần, 3 lần hàng tuần phối hợp với ethambutol (25mg/kg/lần, 3 lần hàng tuần) và rifampin (600mg/lần, 3 lần hàng tuần). Điều trị phải tiếp tục cho tới khi nuôi cấy âm tính trong 1 năm.

Ho gà: Liều đầu uống 500mg/1 lần/ngày, ngày 2 đến ngày 5: 250mg/lần/ngày. Nhiễm Neisseria meningitidis: người lành mang mầm bệnh: 500mg/1 liều.

Nhiễm Shigella liều đầu uống 500mg/1 lần ngày 1; ngày 2 đến ngày 5: 250mg/lần/ngày.

Thương hàn: Uống 1 g/lần/ngày, uống trong 5 ngày. Có thể dùng liều 8 - 10mg/kg/ngày (tới 500mg) uống 1 lần, uống trong 7 ngày.

Toxoplasma gondii: 900 - 1200mg/lần/ngày, phối hợp với pyrimethamin và leucovirin cho ít nhất trong 6 tuần.

Ỉa chảy khi đi du lịch: Liều duy nhất 1 g (chế phẩm thông thường) hoặc 500mg/lần/ngày trong 3 ngày.

Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (ở người dị ứng với penicillin): 1 liều duy nhất 500mg cho 30 - 60 phút trước khi phẫu thuật.

Viêm phổi tại cộng đồng: Nếu dùng hỗn dịch giải phóng kéo dài (nhẹ, vừa): 1 liều duy nhất 2 g. Nếu phải tiêm truyền tĩnh mạch: 500mg/liều/ngày. Cho trong 3 ngày, sau đó cho uống 500mg/1 lần/ ngày cho đủ 7 - 10 ngày điều trị. Chuyển từ tiêm sang uống phải tùy theo từng trường hợp.

Bệnh viêm tiểu khung: Tiêm truyền tĩnh mạch 500mg/ngày, trong 1 - 2 ngày, sau đó cho tiếp uống 250mg/ngày để cho đủ 7 ngày điều trị.

Trẻ em: Viêm tai giữa cấp (> hoặc 6 tháng tuổi): ngày thứ nhất 10mg/kg/lần/ngày; tiếp theo là 5mg/kg/ngày/1 lần vào ngày 2 cho đến ngày 5. Viêm họng, viêm amidan do Streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A) (trên hoặc bằng 2 tuổi): 12mg/kg/ngày uống 1 liều duy nhất, uống trong 5 ngày. Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: 15mg/kg, 1 giờ trước khi phẫu thuật. Tiêm truyền tĩnh mạch (> 16 tuổi) độ an toàn và hiệu quả chưa được xác định.

Viêm phổi mắc tại cộng đồng trên hoặc bằng 6 tháng tuổi: 10mg/kg (tối đa 500mg) uống 1 lần vào ngày thứ 1, tiếp theo là 5mg/kg/lần/ngày (tối đa 250mg/ngày) cho vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5.

Bệnh mắt hột: 20mg/kg (tối đa 1 g): 1 liều duy nhất. Hoặc 20mg/kg/lần/tuần trong 3 tuần hoặc 20mg/kg/lần, cách 4 tuần /1 lần, tổng liều: 6 tuần.

Nhiễm Escherichia coli (ETEC): 10mg/kg/1 lần/ngày trong 2 ngày.

Thương hàn và nhiễm Salmonella: 20mg/kg (tối đa 1 g) ngày uống 1 lần, uống trong 5 - 7 ngày.

Người cao tuổi: liều như người lớn.

Tổn thương gan, thận: có thể cần thiết phải giảm liều, tuy chưa có hướng dẫn.

Tương tác thuốc

Dẫn chất nấm cựa gà: Không sử dụng đồng thời azithromycin với các dẫn chất nấm cựa gà vì có khả năng ngộ độc.

Các thuốc kháng acid: Khi cần thiết phải sử dụng, azithromycin chỉ được dùng ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi dùng các thuốc kháng acid, trừ azithromycin uống giải phóng chậm.

Carbamazepin: Trong nghiên cứu dược động học ở những người tình nguyện khỏe mạnh, không thấy ảnh hưởng nào đáng kể tới nồng độ carbamazepin hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng trong huyết tương.

Cimetidin: Dược động học của azithromycin không bị ảnh hưởng nếu uống một liều cimetidin trước khi sử dụng azithromycin 2 giờ.

Cotrimoxazol: Khi phối hợp không cần chỉnh liều.

Cyclosporin: Một số kháng sinh nhóm macrolid làm tăng nồng độ của cyclosporin, vì vậy cần theo dõi nồng độ và điều chỉnh liều dùng của cyclosporin cho thích hợp.

Digoxin: Đối với một số người bệnh, azithromycin có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa digoxin trong ruột. Vì vậy khi sử dụng đồng thời 2 thuốc này, cần phải theo dõi nồng độ digoxin vì có khả năng làm tăng hàm lượng digoxin.

Methylprednisolon: Những nghiên cứu được thực hiện trên những người tình nguyện khỏe mạnh đã chứng tỏ rằng azithromycin không có ảnh hưởng đáng kể nào đến dược động học của methylprednisolon.

Pimosid: Chống chỉ định phối hợp với các macrolid vì nguy cơ QT kéo dài và nhiều tai biến tim mạch nghiêm trọng.

Theophylin: Chưa thấy bất kỳ ảnh hưởng nào đến dược động học khi 2 thuốc azithromycin và theophylin cùng được sử dụng ở những người tình nguyện khỏe mạnh, nhưng nói chung nên theo dõi nồng độ theophylin khi cùng sử dụng 2 thuốc này cho người bệnh.

Thuốc kháng retrovirus: Thuốc ức chế protease HIV (atanazavir, indinavir, lopinavir, nelfinavir): không cần điều chỉnh liều. Riêng đối với nelfinavir, phải theo dõi sát các ADR của azithromycin. Thuốc ức chế enzym phiên mã ngược kháng retrovirus không nucleosid (efavirenz): không cần điều chỉnh liều. Thuốc kháng retrovirus nucleosid ức chế enzym phiên mã ngược (didanosin, zidovudin): không cần điều chỉnh liều.

Thuốc làm giảm lipid máu: Nhà sản xuất cho rằng khi phối hợp azithromycin với atorvastatin, không cần phải điều chỉnh liều. Tuy nhiên, có một bệnh nhân dùng dài ngày lovastatin, khi uống azithromycin (250mg/ngày trong 5 ngày) đã bị tiêu cơ vân. Tuy cơ chế của tương tác này chưa được xác định, cần phải cân nhắc khi phối hợp azithromycin, erythromycin hoặc clarithromycin với lovastatin.

Warfarin: Khi nghiên cứu về dược động học trên những người tình nguyện khỏe mạnh dùng liều đơn 15mg warfarin, azithromycin không ảnh hưởng đến tác dụng chống đông máu. Có thể sử dụng 2 thuốc này đồng thời, nhưng vẫn cần theo dõi thời gian đông máu của người bệnh.

Độ ổn định và bảo quản

Đóng gói trong bao bì kín, tránh ẩm và ánh sáng, bảo quản ở nhiệt độ 15 - 30oC. Giữ xa tầm với của trẻ em.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng: Triệu chứng điển hình quá liều của kháng sinh macrolid thường là giảm sức nghe, buồn nôn, nôn và ỉa chảy. LD 50 uống ở chuột: 3000 - 4000mg/kg.

Xử trí: Rửa dạ dày và điều trị hỗ trợ.

 

 

Nguồn: Dược Thư 2012

Baclofen

Tên chung quốc tế: Baclofen. 

Mã ATC: M03BX01. 

Loại thuốc: Thuốc giãn cơ vân. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Dung dịch tiêm truyền vào dịch não tủy: 0,05 mg/ml, 0,5 mg/ml, 1 mg/ml, 2 mg/ml. 

Dung dịch uống: 5 mg/5 ml. 

Viên nén: 10 mg, 20 mg. 

2 Dược lực học 

Baclofen là một thuốc tương tự acid gama-aminobutyric (GABA), có tác dụng giãn cơ vân. Baclofen làm giảm tần số và biên độ của co thắt cơ ở bệnh nhân có tổn thương tủy sống. Thuốc có tác dụng chủ yếu trên tủy sống, ngăn cản giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh kích thích và ức chế dẫn truyền các phản xạ đơn synap và đa synap bằng cách hoạt hóa thụ thể GABA

Do baclofen có cấu trúc hóa học tương tự GABA và phenylethylamin nên thuốc hoạt hóa một trong các chất dẫn truyền thần kinh ức chế đó. Baclofen có tác dụng giảm đau. Trong điều trị các bệnh trên thần kinh đi kèm co cứng cơ, baclofen không chỉ có tác dụng làm giảm co cơ mà còn có tác dụng giảm đau do co thắt. 

Baclofen có tác dụng ức chế hệ TKTW gây an thần, buồn ngủ, ức chế hô hấp và ức chế tim mạch. Khi tiêm vào trong màng não tủy, thuốc có tác dụng giảm co cứng cơ với liều thấp hơn 400 - 1000 lần so với dùng đường uống. 

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Thuốc hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn từ Đường tiêu hóa nhưng thay đổi nhiều giữa các người bệnh. Hấp thu qua đường tiêu hóa của baclofen giảm khi tăng liều. Nồng độ thuốc trong huyết thanh có tác dụng điều trị dao động từ 80 - 395 nanogam/ml. Sau khi uống 40 mg baclofen ở người khỏe mạnh, nồng độ đỉnh trong máu 500 - 600 nanogam/ml đạt được trong vòng 2 - 3 giờ và nồng độ duy trì trên 200 nanogam/ml trong 8 giờ. Thuốc uống có thể không tác dụng ngay, thời gian khởi phát tác dụng sau vài giờ cho đến vài tuần. 

Sau khi tiêm truyền vào dịch não tủy, nồng độ baclofen trong huyết tương thấp (0 - 5 nanogam/ml), thấp hơn 100 lần so với khi uống. Sau khi tiêm truyền, thuốc khởi phát tác dụng trong vòng 0,5 - 1 giờ; tác dụng tối đa đạt được sau 4 giờ và thời gian tác dụng kéo dài 4 - 8 giờ. Các giá trị này thay đổi theo cả thể phụ thuộc vào liều và mức độ nặng của bệnh. 

Sau khi tiêm truyền vào dịch não tủy, tác dụng chống co cơ bắt đầu thể hiện trong vòng 6 - 8 giờ, tác dụng tối đa đạt được trong vòng 24 - 48 giờ. 

3.2 Phân bố

Ở động vật, sau khi uống, baclofen phân bố rộng rãi khắp cơ thể, nhưng chỉ một lượng rất nhỏ qua hàng rào máu - não. Dữ liệu hạn chế cho thấy có độ chênh lệch giữa nồng độ thuốc ở vùng thắt lưng và bể não khoảng 4 : 1 dọc theo trục thần kinh trong khi tiêm truyền baclofen. Độ chênh lệch này không bị ảnh hưởng do tư thế người bệnh. 

Baclofen qua nhau thai. Baclofen vào sữa mẹ sau khi uống, nhưng chưa biết thuốc có vào sữa mẹ không khi truyền vào dịch não tủy. Ở nồng độ trong máu 10 - 300 nanogam/ml, 30% baclofen gắn vào protein huyết tương. 

3.3 Chuyển hóa

Chỉ khoảng 15% liều được chuyển hóa ở gan, chủ yếu do khử amin. 

3.4 Thải trừ

Khi dùng đường uống, nửa đời thải trừ của thuốc 2,5 - 4 giờ. Sau khi tiêm truyền vào tủy sống ở vùng thắt lưng liều 50 hoặc 100 microgam, nửa đời thải trừ trung bình của thuốc là 1,51 giờ trong 4 giờ đầu sau khi tiêm, Độ thanh thải trung bình của thuốc trong dịch não tủy là 30 ml/giờ. 

Baclofen thải trừ hoàn toàn trong vòng 72 giờ sau khi uống; 70 - 80% thuốc đào thải qua nước tiểu dưới dạng không đổi hoặc dưới dạng chất chuyển hóa. Phần còn lại qua phân. 

4 Chỉ định 

Baclofen được dùng đường uống để điều trị chứng co cứng và các di chứng thứ phát của các rối loạn mạn tính nghiêm trọng như bệnh xơ cứng rải rác và các dạng khác của tổn thương cột sống. 

Tiêm truyền vào dịch não tủy (intrathecal) để điều trị chứng co cứng nghiêm trọng nguồn gốc tủy sống (như tổn thương cột sống, xơ cứng rải rác) hoặc có nguồn gốc từ não (như bại não, tổn thương não do chấn thương) ở bệnh nhân không đáp ứng đầy đủ với liệu pháp đường uống. 

Thuốc có thể sử dụng như biện pháp thay thế cho các phẫu thuật cắt bỏ thần kinh. 

5 Chống chỉ định 

Tiền sử quá mẫn với thuốc. 

6 Thận trọng 

Ngừng đột ngột liệu pháp baclofen tiêm truyền có thể dẫn đến các di chứng nặng như sốt, giảm ý thức, đợt cấp co cứng cơ, trong các trường hợp hiếm, đã tiến triển tới tiêu cơ vân, suy phủ tạng, và tử vong. Để tránh ngừng thuốc đột ngột cần chú ý đặc biệt trong việc thiết lập và theo dõi hệ thống bơm tiêm truyền, hệ thống báo động của bơm. Nguy cơ này cao hơn với các bệnh nhân có tổn thương cột sống ở vùng phía trên T6 hoặc hạn chế về khả năng giao tiếp. Ngừng đột ngột thuốc dùng theo đường uống gây lú lẫn, co giật, cần giảm dần liều từ từ (trên 1 - 2 tuần). 

Bệnh nhân được chỉ định dùng baclofen theo đường tiêm truyền dịch não tủy cần đảm bảo không có nhiễm khuẩn trước khi dùng liều thử và cấy bơm. Bác sĩ thực hiện phải là người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong việc tiêm truyền vào dịch não tủy mạn tính.

Chỉ nên cấy bơm nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với liều tiêm tĩnh mạch nhanh ban đầu. Liệu pháp này phải được thực hiện ở một cơ sở được trang bị đầy đủ để điều trị các biến chứng có thể xảy ra, các thiết bị hồi sức phải có sẵn. Cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận trong giai đoạn đầu sử dụng bơm, hiệu chỉnh tốc độ đưa thuốc, nồng độ thuốc nếu cần.

Giáo dục bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân về việc chăm sóc bơm, vị trí tiêm truyền, các triệu chứng ban đầu của hội chứng cai baclofen (như co cứng cơ, tụt huyết áp, dị cảm, ngứa), các dấu hiệu/triệu chứng quá liều (như chóng mặt, mất ngủ, suy hô hấp, co giật) và các biện pháp xử trí phù hợp khi quá liều. Việc tụ thuốc thành khối tại vị trí đặt cathete bơm thuốc đã được ghi nhận, điều này có thể dẫn đến mất tác dụng của thuốc, đau hoặc các nguy cơ mới trên thần kinh hoặc làm nặng thêm tình trạng đang có.

Xem xét phẫu thuật thần kinh và các kết quả chẩn đoán hình ảnh nếu nghi ngờ có tụ thuốc. Sử dụng thận trọng với bệnh nhân có tiền sử rối loạn hệ thần kinh tự động, sử dụng đồng thời với các thuốc kích thích nhận cảm, hội chứng cai thuốc do ngừng thuốc đột ngột có thể gây rối loạn hệ thần kinh tự động. 

Thuốc gây ức chế TKTW, do vậy có thể gây giảm khả năng hoạt động thể chất và tinh thần, cần thông báo nguy cơ này đối với các bệnh nhân thực hiện các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo như lái xe hoặc vận hành máy móc. Bệnh nhân cao tuổi thường nhạy cảm với tác dụng của baclofen và thường gặp nguy cơ ADR trên TKTW nhiều hơn. Cần sử dụng thận trọng với các bệnh nhân động kinh, bệnh lý về hô hấp, bệnh lý trên tâm thần, loét dạ dày - tá tràng, giảm nhu động đường tiêu hóa và/hoặc tắc nghẽn đường tiêu hóa.

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc trên bệnh nhân suy thận do baclofen được thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng nguyên vẹn. Nguy cơ độc tính trên thần kinh đã được ghi nhận trên một số bệnh nhân suy thận sử dụng baclofen theo đường uống. Cần sử dụng mức liều khởi đầu thấp hơn và khoảng cách đưa liều dài hơn trên bệnh nhân suy thận. 

Hiệu quả baclofen dùng theo đường uống trên các bệnh nhân đột quỵ, bệnh Parkinson, bại não vẫn chưa được nghiên cứu, do vậy không khuyến cáo dùng cho các bệnh nhân này. 

Không nên dùng thuốc cho các bệnh nhân có co cứng cơ kèm thấp khớp. Sử dụng thận trọng khi tình trạng co cứng cơ là cần thiết để duy trì tư thế đứng hoặc thăng bằng trong vận động. ADR thường gặp trên các bệnh nhân có bệnh co cứng có nguồn gốc từ não, cần hiệu chỉnh liều và theo dõi chặt chẽ bệnh nhân trong quá trình sử dụng thuốc. 

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc làm tăng nguy cơ u nang buồng trứng, tuy nhiên nguy cơ được ghi nhận trên các bệnh nhân xơ cứng rải rác với thời gian điều trị baclofen 1 năm là tương đương với người khỏe mạnh. Bệnh tự hết khi ngừng điều trị. Thuốc có thể gây bí tiểu, do vậy cần thận trọng với các bệnh nhân có tắc nghẽn đường tiểu. Nguy cơ tương tác thuốc - thuốc có thể xảy ra, do vậy cần hiệu chỉnh liều, lựa chọn các biện pháp thay thế phù hợp. 

7 Thời kỳ mang thai 

ADR đã được quan sát trong các nghiên cứu độc tính sinh sản trên động vật. Các triệu chứng cai thuốc trên trẻ sơ sinh đã được ghi nhận khi mẹ dùng baclofen đường uống liều 20 mg, ngày 4 lần trong suốt thời kỳ mang thai. Nồng độ thuốc trong huyết tương khi dùng đường tiêm trong dịch não tủy thấp hơn nhiều so với dùng đường uống, khả năng trẻ phơi nhiễm với thuốc không đáng kể. Tuy nhiên, do còn thiếu các dữ liệu nghiên cứu có kiểm soát về việc sử dụng thuốc trên phụ nữ mang thai. Chỉ nên sử dụng thuốc khi lợi ích thu được vượt trội nguy cơ có thể xảy ra đối với thai nhi. 

8 Thời kỳ cho con bú 

Baclofen được bài tiết vào sữa mẹ. Một lượng nhỏ thuốc được tìm thấy trong sữa mẹ của một phụ nữ sau sinh 14 ngày sau khi uống liều đơn baclofen 20 mg. ADR đã không được ghi nhận trên trẻ bú mẹ khi sử dụng baclofen liều 200 microgam/ngày khi dùng đường tiêm dịch não tùy cho mẹ trong suốt giai đoạn mang thai và thời kỳ cho con bú. Do nguy cơ ADR, không khuyến cáo dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú. 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

9.1 Thường gặp 

TKTW: giảm trương lực (2% - 35%), chóng mặt (6% - 21%), lú lẫn (1% - 11%), đau đầu (2% - 11%). 

Tiêu hóa: buồn nôn (1% - 12%), nôn (2% - 11%). 

9.2 Ít gặp 

Tim mạch: tụt huyết áp, phù ngoại vi. 

Thần kinh: co giật, chóng mặt, mất ngủ, dị cảm, tăng trương lực cơ, đau, rối loạn ngôn ngữ, trầm cảm, hôn mê, ý nghĩ bất thường, ổn lạnh. 

Da: ngứa, phát ban. 

Tiêu hóa: táo bón, tăng tiết nước bọt, khô miệng, tiêu chảy. 

Tiết niệu, sinh dục: bí tiểu, đái dắt, khó tiểu, bất lực, tiểu không tự chủ. 

Cơ - xương - khớp: đau lưng, yếu cơ, run cơ. 

Mắt: nhược thị. 

Hô hấp: giảm thông khí, viêm phổi, khó thở

Khác: tổn thương. 

9.3 Hiếm gặp (giới hạn ở các ADR quan trọng hoặc đe dọa sự sống)

Rối loạn thích nghi, hội chứng chân không yên, Albumin niệu, rụng tóc, mất trí nhớ, ngưng thở khi ngủ, mất điều vận, rối loạn tầm nhìn, loạn nhịp chậm, ung thư biểu mô, đau ngực, chán ăn, huyết khối tĩnh mạch sâu, mất nước, đổ mồ hôi, song thị, mất định hướng, rối loạn ngôn ngữ, loạn trương lực cơ, khó tiểu tiện, động kinh, phù mặt, đại tiện không tự chủ, xuất huyết tiêu hóa, tăng đường huyết, tăng tiết mồ hôi, tăng huyết áp, thở nhanh, hạ thân nhiệt, giảm xuất tinh, tắc ruột, hôn mê, tăng bạch cầu, mất phản xạ tư thế, yếu chi dưới, khó chịu, cứng cơ, đau cơ, giãn đồng tử, sỏi thận, chứng tiểu đêm, rung giật nhãn cầu, máu trong phân, giảm niệu, xanh xao, nhợt nhạt, hồi hộp đánh trống ngực, ban xuất huyết, phổi tắc nghẽn, suy hô hấp, an thần, nói khó, lác mắt, ý nghĩ tự sát, ngất, giãn mạch. 

Triệu chứng cai thuốc có thể xuất hiện khi ngừng thuốc đột ngột. 

9.4 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Nếu ADR xảy ra, có thể làm giảm bằng cách giảm liều dùng và tiến hành điều trị triệu chứng. 

10 Liều lượng và cách dùng 

10.1 Cách dùng 

Baclofen được dùng uống chia nhiều lần (ngày 3 lần) trong hoặc sau bữa ăn, hoặc tiêm truyền vào dịch não tủy. Tránh ngừng thuốc đột ngột do nguy cơ gây triệu chứng cai thuốc. 

10.2 Liều lượng 

10.2.1 Người lớn

Uống: Liều ban đầu của baclofen là 5 mg/lần, 3 lần/ngày, tăng dần lên tùy theo đáp ứng. Một chế độ được đề xuất là 5 mg/lần, 3 lần/ ngày, trong 3 ngày, tăng lên 10 mg/lần, 3 lần/ngày, trong 3 ngày, tới khi đạt liều 20 mg/lần, 3 lần/ngày hoặc tới khi đạt tác dụng điều trị mong muốn. Không khuyến cáo các liều trên 80 - 100 mg/ngày. Cần xem xét điều trị nếu sau 6 tuần dùng thuốc với liều tối đa không có hiệu quả. 

Tiêm truyền vào dịch não tủy (để điều trị co cứng ở bệnh nhân không dung nạp hoặc không đáp ứng với baclofen uống): Trước khi bắt đầu chế độ tiêm truyền, phải giảm dần mọi liệu pháp chống co thắt để tránh quá liều hoặc tương tác thuốc. Đầu tiên tiêm truyền các liều thử nghiệm để xác định xem có lợi ích trước khi cấy một bơm truyền được kiểm soát. Bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ trong các trung tâm có kinh nghiệm. 

Bắt đầu các liều thăm dò 25 - 50 microgam trong ít nhất 1 phút, và tăng thêm 25 microgam ở các khoảng cách không dưới 24 giờ cho tới khi đạt liều 100 microgam hoặc đạt đáp ứng tốt trong khoảng 4 - 8 giờ. Bệnh nhân không đáp ứng với liều thử nghiệm 100 microgam không nên tăng thêm liều hoặc cân nhắc sử dụng bơm cấy/truyền liên tục. 

Đối với bệnh nhân có đáp ứng kéo dài trên 8 - 12 giờ, dùng liều bằng liều thăm dò ban đầu tiêm truyền trong 24 giờ; nếu đáp ứng với liều ban đầu dưới 8 - 12 giờ dùng liều gấp đôi liều ban đầu. Có thể điều chỉnh liều hàng ngày nếu cần. Liều duy trì khoảng 12 microgam - 2 mg mỗi ngày ở người có co cứng nguồn gốc tủy sống, với đa số bệnh nhân được duy trì ở liều 300 - 800 microgam mỗi ngày. Ở người có co cứng nguồn gốc não, liều duy trì là khoảng từ 22 microgam - 1,4 mg mỗi ngày, với trung bình 276 microgam mỗi ngày ở 12 tháng và 307 microgam mỗi ngày ở 24 tháng. 

10.2.2 Trẻ em

Uống: Baclofen thường được dùng để làm giảm chứng co cứng mạn tính nghiêm trọng kết hợp với nhiều bệnh ở trẻ em. Liều uống ban đầu được khuyến cáo là 300 microgam/kg/ngày, chia làm 4 lần, tăng dần ở các khoảng cách 3 ngày tới khi đạt tác dụng điều trị mong muốn; các liều duy trì ở trong khoảng từ 750 microgam/ kg/ngày đến 2 mg/kg/ngày. Liều duy trì mỗi ngày có thể tính theo tuổi như sau: 

   Liều dùng  

Tuổi 

1 - 2 tuổi 

10 - 20 mg/ngày 

2 - 6 tuổi 

20 - 30 mg/ngày 

6 - 8 tuổi 

30 - 40 mg/ngày 

> 8 tuổi 

Tối đa 60 mg/ngày 

Trẻ em từ 10 tuổi trở lên có thể được cho liều thường dùng của người lớn. 

Tiêm truyền vào dịch não tủy: Baclofen cũng được dùng tiêm truyền vào dịch não tủy để điều trị chứng co cứng mạn tính nghiêm trọng nguồn gốc não ở trẻ em không dung nạp hoặc không đáp ứng với baclofen dùng uống. Một liều thử nghiệm ban đầu 25 microgam được khuyến cáo ở trẻ em 4 - 18 tuổi. Các liều duy trì ở trong khoảng từ 24 microgam - 1,2 mg mỗi ngày (liều trung bình mỗi ngày 274 microgam) ở trẻ em dưới 12 tuổi; trẻ em lớn hơn có thể được cho liều duy trì thường dùng ở người lớn đối với chứng co cứng nguồn gốc não. 

Việc dùng baclofen tiêm truyền trong màng não tủy không được khuyến cáo ở trẻ em dưới 18 tuổi có chứng co cứng nguồn gốc tủy sống. 

Bệnh nhân suy thận: Bệnh nhân suy giảm chức năng thận hoặc đang thẩm phân máu, nên sử dụng baclofen đường uống ở mức liều thấp 5 mg/ngày. Chỉ sử dụng baclofen cho bệnh nh

Bambuterol

1 Mô tả hoạt chất Bambuterol 

CTCT: C1829N3O5.

Tên IUPAC: [3-[2-( tert -butylamino)-1-hydroxyetyl]-5-(dimetylcarbamoyloxy)phenyl] N , N –dimetylcacbamat.

Trạng thái: Là chất rắn, độ hòa tan 4,69e-01 g/L.

2 Tác dụng dược lý

2.1 Dược lực học

Bambuterol là một tiền chất bis-dimethyl carbamate tác dụng kéo dài của terbutaline, một chất chủ vận thụ thể beta -2 có tính chọn lọc đối với thụ thể beta-2 Sitar. Bambuterol (10-20 mg nocte) được sử dụng để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn. Bambuterol có tác dụng giúp tác động lên thụ thể beta 2 để làm giãn cơ trơn phế quản. Bambuterol, không hoạt động ở các thụ thể adrenergic, được chuyển thành Terbutaline thông qua quá trình oxy hóa và thủy phân.

2.2 Dược động học

Hấp thu: Tốt qua tiêu hóa. Bambuterol có Sinh khả dụng 10%. Sau 4-7 giờ, Bambuterol đạt nồng độ tối đa.

Phân bố: 40-50% Bambuterol gắn với protein huyết tương.

Chuyển hóa: Qua quá trình oxy hóa và thủy phân thành Terbutaline ở gan.

Thải trừ: Bambuterol có nửa đời thải trừ 9-17 giờ.

3 Chỉ định - Chống chỉ định 

3.1 Chỉ định

Thuốc để điều trị:

  • Khí phế thủng.

  • Viêm phế quản mạn tính.

  • Phổi tắc nghẽn mạn tính.

  • Hen phế quản.

  • Bệnh phổi có co thắt khác.

3.2 Chống chỉ định

Người quá mẫn với Bambuterol.

Người suy gan nặng.

4 Những ứng dụng trong lâm sàng 

Thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh lý ở phổi, hô hấp có liên quan đến co thắt nhờ tác dụng giãn phế quản.

5 Liều dùng - Cách dùng của Bambuterol

5.1 Liều dùng

Người lớn: 10-20mg/ngày.

Người Creatinin <50ml/phút: 5-10mg/ngày.

5.2 Cách dùng 

Thuốc dùng đường uống.

Nên uống trước khi đi ngủ.

6 Tác dụng không mong muốn

Tiêu hóaTim mạch, huyết ápHô hấpThần kinhKhác
Buồn nôn

Thiếu máu cục bộ cơ tim

Rối loạn nhịp tim

Nhịp tim nhanh

Đánh trống ngực

 

Co thắt phế quản nghịch lý

Chóng mặt, hiếu động thái quá

Rối loạn giấc ngủ

Đau đầu 

Run

Rối loạn hành vi

Tăng đường huyết

Hạ Kali máu

Phản ứng quá mẫn

7 Tương tác thuốc

7.1 Thuốc cường giao cảm

Khi sử dụng đồng thời có nguy cơ bị kéo dài tác dụng giãn cơ.

7.2 Dẫn xuất xanthine, thuốc lợi tiểu, Corticosteroid

Tăng nguy cơ hạ kali máu khi sử dụng đồng thời các thuốc trên với Bambuterol.

7.3 Thuốc chẹn beta không chọn lọc

Bị ức chế một phần hoặc toàn bộ khi sử dụng thuốc nhóm này với Bambuterol.

8 Thận trọng 

Bambuterol thận trọng dùng cho người:

Suy thận vừa, nặng, bệnh nhân xơ gan.

Mắc bệnh cơ tim phì đại, rối loạn nhịp tim, bệnh tim nặng tiềm ẩn, suy tim nặng, bệnh động mạch vành.

Người nhiễm độc giáp.

Người tăng nhãn áp góc đóng.

Người bị bệnh hô hấp không ổn định.

Người chức năng gan suy giảm nghiêm trọng.

Không dùng thuốc cho co thắt phế quản cấp.

9 Thời kỳ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai: thuốc chưa được nghiên cứu đầy đủ về độ an toàn trong thai kỳ, chỉ nên sử dụng Bambuterol khi lợi ích vượt trội nguy cơ tiềm tàng cho thai nhi và phải được bác sĩ chỉ định.

Phụ nữ cho con bú: Các dữ liệu cụ thể về mức độ bài tiết vào sữa mẹ còn hạn chế, nên ngưng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.

10 Nghiên cứu so sánh sử dụng dung dịch uống bambuterol một lần mỗi ngày hoặc terbutaline ba lần mỗi ngày ở trẻ em 2-5 tuổi bị hen suyễn

Mục đích của nghiên cứu này là so sánh tính an toàn và hiệu quả của Dung dịch uống bambuterol hydrochloride (10 mg) dùng một lần mỗi ngày vào buổi tối với dung dịch uống terbutaline sulphate (0,075 mg/kg thể trọng) dùng ba lần mỗi ngày trong 2-5 tuổi. già trẻ suyễn. 

Phương pháp: Có hai nhóm điều trị: (2/3) bệnh nhân dùng bambuterol và (1/3) dùng terbutaline. Nghiên cứu mù đôi, ngẫu nhiên và thiết kế theo nhóm song song, và nó kéo dài trong 3 tháng sau khoảng thời gian chạy thử nghiệm 2 tuần. Mục tiêu chính là đánh giá độ an toàn (tác dụng phụ và thay đổi huyết áp, nhịp tim, huyết học và các thông số hóa học lâm sàng). Nồng độ terbutaline và/hoặc bambuterol trong huyết tương cũng được đo. Đánh giá hiệu quả (dữ liệu thẻ nhật ký) là mục tiêu phụ. Tổng cộng có 155 bệnh nhân (phạm vi, 2-6 năm; ngẫu nhiên có 3 bệnh nhi 6 tuổi) được điều trị bằng thuốc nghiên cứu; 104 bệnh nhân dùng bambuterol và 51 bệnh nhân dùng terbutaline. 

Kết quản: Cả hai phương pháp điều trị đều cho thấy tính an toàn tốt đối với các xét nghiệm lâm sàng và xét nghiệm, và chúng thường được dung nạp tốt. Các tác dụng phụ được báo cáo là nhẹ đến trung bình. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm điều trị trong bất kỳ biến hiệu quả nào (biến nhật ký: lưu lượng thở ra đỉnh (PEF), triệu chứng hen suyễn, bồn chồn, các triệu chứng được báo cáo khác, sử dụng thuốc giãn phế quản dạng hít và thức giấc vào ban đêm). Đối với PEF buổi sáng, mức tăng trung bình từ khi bắt đầu điều trị đến khi điều trị là 16,9 L/phút ở nhóm terbutaline và 23,3 L/phút ở nhóm bambuterol. Đối với PEF buổi tối, mức tăng trung bình là 20,2 L/phút ở nhóm terbutaline và 20,6 L/phút trong nhóm bambuterol. 

Kết luận: Bambuterol dùng một lần mỗi ngày cũng an toàn và hiệu quả như terbutaline dùng ba lần mỗi ngày. Nghiên cứu cũng xác nhận rằng bambuterol có thời gian tác dụng kéo dài 24 giờ, và do đó, việc sử dụng một lần mỗi ngày khiến nó trở thành thuốc giãn phế quản được ưa chuộng. 

11 Các dạng bào chế 

Bambuterol được bào chế ở dạng viên nén hàm lượng 10mg, 20mg với đường uống sử dụng tiện lợi.

Biệt dược gốc của Bambuterol là: Thuốc Bambec Bambuterol 10mg.

Các thuốc khác chứa Bambuterol là: Thuốc Mezaterol Bambuterol Hydrochloride 20mg, Baburol 10mg, Lavare, Bambuterol 10-US,...

Betahistin

1 Thông tin chung về Betahistine

1.1 Tên thuốc gốc (Hoạt chất)

Betahistine (Betahistin)

1.2 Loại thuốc

Thuốc chống nôn và chống chóng mặt.

1.3 Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén: 8 mg, 12 mg, 16 mg, 24 mg.

1.4 Mã ATC

N - Hệ thần kinh

N07 - Thuốc hệ thần kinh khác

N07C - Chế phẩm chống chóng mặt

N07CA - Chế phẩm chống chóng mặt

N07CA01 - Betahistine

2 Tác dụng dược lý

2.1 Dược lực học

Thông qua các hoạt động của nó trên các thụ thể histamin, betahistine giúp giảm chóng mặt liên quan đến bệnh Meniere.

2.2 Dược động học

Hấp thụ: Khi dùng đường uống, betahistine được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn qua Đường tiêu hóa. Ở trạng thái nhịn ăn, Cmax đạt được trong vòng 1 giờ sau khi dùng thuốc; ở trạng thái được cho ăn, Cmax bị chậm lại, nhưng tổng lượng thuốc hấp thu là tương tự nhau. Do đó, thức ăn ít ảnh hưởng đến sự hấp thụ betahistine.

Phân bố: Trong một nghiên cứu dược động học trên chuột cống, betahistine được phát hiện phân bố khắp cơ thể. Không có sẵn dữ liệu về Thể tích phân bố của betahistine trên người.

Chuyển hóa: Betahistine được chuyển hóa chủ yếu thành chất chuyển hóa không hoạt tính là axit 2-pyridylacetic . Có cả bằng chứng lâm sàng và in vitro cho thấy các enzym monoamine oxidase chịu trách nhiệm chuyển hóa betahistine.

Con đường loại bỏ: Betahistine được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu; với khoảng 85-91% được phát hiện trong các mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ sau khi dùng. Thời gian bán hủy của betahistine là 3 - 4 giờ.

3 Công dụng - Chỉ định

Betahistine được chỉ định để điều trị các triệu chứng như ù tai (ù tai), hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng và mất thính giác liên quan đến bệnh Meniere. Betahistine hoạt động bằng cách tăng lưu lượng máu đến não của bạn và giảm áp lực tăng thêm tích tụ ở tai trong. Bằng cách giảm bớt các triệu chứng liên quan đến bệnh Meniere, loại thuốc này giúp một người có cuộc sống bình thường.

4 Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng Betahistine cho các đối tượng như sau:

  • Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Đang bị loét dạ dày - tá tràng.

5 Liều dùng và cách dùng

Cách sử dụng Betahistine: Uống sau bữa ăn để tránh đau bụng hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nuốt toàn bộ viên thuốc với một ly nước. Đừng đè bẹp, vỡ, hoặc nhai viên thuốc.

Liều sử dụng Betahistine:

  • Liều dùng của người lớn: Liều khởi đầu: 8 - 16 mg/lần x 3 lần/ngày. Liều duy trì: thường nằm trong khoảng 24 - 48 mg/ngày. Liều hàng ngày không được vượt quá 48 mg.
  • Đối với người lớn tuổi: Không cần thiết phải điều chỉnh liều thuốc sử dụng.
  • Trẻ nhỏ: Không khuyến cáo sử dụng thuốc Betahistine.

6 Tác dụng không mong muốn

Betahistine có thể gây ra các vấn đề nhẹ về dạ dày như nôn mửa, đau dạ dày, sưng dạ dày (chướng bụng) và đầy hơi.

7 Tương tác thuốc

Tương tác thuốc-thuốc: Betahistine có thể tương tác với các loại thuốc khác bao gồm thuốc ức chế MAO (Isocarboxazid), thuốc kháng histamin khác (cetirizine, Chlorpheniramine) và thuốc chủ vận beta-2 (salmeterol, Formoterol).

Tương tác thuốc-thực phẩm: Không có tương tác như vậy được báo cáo. Tuy nhiên, người ta nên hạn chế uống rượu, caffeine và chế độ ăn nhiều muối. 

Tương tác giữa thuốc và bệnh: Không thể sử dụng Betahistine trong các tình trạng bao gồm loét dạ dày tá tràng, khối u tuyến thượng thận và hen suyễn.

8 Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C. Không để thuốc ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.

9 Thận trọng khi sử dụng

Không có hạn chế cụ thể nào đối với việc uống rượu, nhưng một số người đã báo cáo rằng họ nhận thấy bệnh Meniere của họ được cải thiện rõ rệt sau khi bỏ rượu.

Betahistine có thể được sử dụng trong thời kỳ mang thai nhưng chỉ dưới sự giám sát của bác sĩ. Bác sĩ sẽ cân nhắc lợi ích và bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào trước khi kê đơn cho bạn. Xin bác sĩ tư vấn.

Betahistine không được phép dùng trong thời kỳ cho con bú hoặc dùng nếu có chỉ định của bác sĩ vì vẫn còn đang nghiên cứu xem thuốc này có qua sữa mẹ hay không.

Uống Betahistine ảnh hưởng đến khả năng lái xe của một người, vì vậy nên tránh lái xe.

Thận trọng khi dùng Betahistine , đặc biệt nếu bạn có tiền sử bệnh/tình trạng gan, thận. Liều lượng có thể phải được điều chỉnh bởi bác sĩ của bạn.

Betahistine không được khuyến cáo ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi do thiếu dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả.

Betahistine không được phép sử dụng cho bệnh nhân rối loạn chuyển hóa porphyrin và nên thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân hen phế quản.

10 Quá liều và cách xử trí

10.1 Quá liều và độc tính

Khi bị ngộ độc betahistine với liều lên đến 640 mg thường xuất hiện các triệu chứng nhẹ đến trung bình, ví dụ như buồn nôn, buồn ngủ, đau bụng. 

Các triệu chứng khác bao gồm nôn mửa, khó tiêu, mất điều hòa và co giật. 

Các biến chứng nghiêm trọng hơn như co giật, biến chứng phổi hoặc tim cũng có thể gặp trong các trường hợp cố ý dùng quá liều betahistine

10.2 Cách xử lý khi quá liều

Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Nên rửa dạ dày và điều trị triệu chứng trong vòng một giờ sau khi uống.

Bezafibrat

Tên chung quốc tế: Bezafibrate.

Mã ATC: C10AB02.

Loại thuốc: Thuốc chống rối loạn lipid huyết (nhóm fibrat).

1 Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén hoặc viên bao đường: 200 mg, 400 mg.

2 Dược lực học

Bezafibrat là dẫn chất của acid fibric có tác dụng chống rối loạn lipid huyết. Bezafibrat ức chế sinh tổng hợp cholesterol ở gan, ức chế tổng hợp acid mật, tăng cường đào thải cholesterol ra dịch mật, tác dụng chính là làm giảm lipoprotein tỷ trọng rất thấp và lipoprotein tỷ trọng thấp (VLDL và LDL) và làm tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL), do đó thuốc cải thiện một cách đáng kể phân bố cholesterol trong huyết tương. Tuy nhiên, tác dụng giảm LDL thay đổi, phụ thuộc vào mức LDL ban đầu của bệnh nhân, có xu hướng làm giảm LDL nếu LDL ban đầu cao, tăng nếu LDL ban đầu thấp.

Bezafibrat làm hạ cholesterol huyết và triglycerid huyết, nên được dùng để điều trị tăng lipid huyết typ IIa, IIb, III, IV và V kèm theo chế độ ăn rất hạn chế mỡ.

Tác dụng có được do bezafibrat là chất đồng vận của PPAR alpha, là thụ thể đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa lipid.

3 Dược động học

3.1 Hấp thu

Bezafibrat được hấp thu ở Đường tiêu hóa khi uống trong bữa ăn, nhưng sẽ kém hấp thu khi đói và bị giảm đi rất nhiều nếu uống sau khi nhịn đói qua đêm.

3.2 Phân bố và chuyển hóa

Bezafibrat dễ bị thủy phân thành chất chuyển hóa có hoạt tính. Thuốc liên kết nhiều với Albumin huyết tương, do đó đẩy các thuốc kháng vitamin K ra khỏi vị trí gắn với protein huyết tương của chúng. Nồng độ đỉnh huyết tương đạt được trong vòng 1 đến 2 giờ sau khi uống thuốc. Trên 95% thuốc gắn với protein huyết tương, gần như duy nhất với albumin. Thể tích phân bố: 17 lít. Nửa đời thải trừ: 1 đến 2 giờ. Thuốc được phân bố rộng và tập trung ở gan, thận và ruột.

3.3 Thải trừ

60 - 90% liều uống thải trừ vào nước tiểu, 50% thải trừ nguyên dạng, 20% liên hợp với acid glucuronic, phần còn lại là dưới dạng các chất chuyển hóa khác. Khoảng 3% thải trừ qua phân. Thuốc có thể bị tăng thải trừ khi dùng thuốc lợi niệu và không bị loại ra khi thẩm phân máu. Ở người suy thận sự thải trừ thuốc bị giảm, do đó cần điều chỉnh liều.

4 Chỉ định

Tăng lipid huyết thể hỗn hợp mà không dùng được statin do chống chỉ định hoặc không dung nạp. Phối hợp với chế độ ăn và liệu pháp khác khi tăng triglycerid huyết nặng có kèm theo giảm HDL-cholesterol hoặc không.

5 Chống chỉ định

Suy chức năng gan nặng, giảm albumin huyết, xơ gan mật tiên phát. Suy thận nặng, hội chứng thận hư.

6 Thận trọng

Nguyên nhân thứ phát của tăng lipid huyết cần được xem xét và điều trị trước khi dùng bezafibrat như: đái tháo đường typ 2 không được kiểm soát, suy giáp, nghiện rượu, hội chứng thận hư, rối loạn protein huyết, bệnh gan tắc nghẽn hay do các thuốc.

Phải thận trọng khi dùng bezafibrat ở người bệnh suy thận. Khi có nồng độ creatinin huyết thanh tăng dần hoặc khi không theo đúng liều hướng dẫn, có thể dẫn đến phân giải cơ vân.

Nếu dùng cùng với cholestyramin thì phải dùng cách 3 giờ giữa liều cholestyramin và liều bezafibrat.

Người bệnh đang dùng thuốc chống đông máu, nếu cần dùng bezafibrat, phải giảm bớt khoảng 1/3 liều thuốc chống đông máu. Không dùng phối hợp bezafibrat với các thuốc có tác dụng độc cho gan như thuốc ức chế MAO, perhexiline.

7 Thời kỳ mang thai

Kinh nghiệm lâm sàng về điều trị cho người mang thai còn rất hạn chế. Cho tới nay chưa có số liệu nào chứng tỏ nguy cơ gây quái thai. Tuy vậy, thuốc không được khuyến cáo dùng cho người mang thai vì thiếu chứng cứ an toàn.

8 Thời kỳ cho con bú

Không có số liệu về việc bezafibrate bài tiết qua sữa. Không khuyến cáo dùng thuốc này trong thời kỳ cho con bú.

9 Tác dụng không mong muốn (ADR)

Các ADR của bezafibrat tương tự như của các fibrat, thường nhẹ hoặc không xuất hiện trong quá trình điều trị ngắn. Các ADR trên hệ tiêu hóa là chủ yếu.

9.1 Thường gặp

Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, buồn nôn và ỉa chảy nhẹ. 

9.2 Ít gặp

TKTW: đau đầu, chóng mặt.

Hệ miễn dịch: phản ứng quá mẫn bao gồm phản ứng phản vệ.

Hệ sinh dục: rối loạn cương dương do suy giảm hoạt tính sinh học NO.

Gan: täng transaminase, tắc mật.

Da: mày đay phản ứng nhạy cảm ánh sáng, ngứa, rụng tóc, nổi ban. Hệ cơ, xương: đau nhức cơ, yếu cơ, chuột rút.

Thận: suy thận cấp.

9.3 Hiếm gặp

Máu: giảm hemoglobin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu. Tâm thần: trầm cảm, mất ngủ.

Tiêu hóa: viêm tụy.

Hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hoại tử cơ, bệnh viêm phổi kẽ.

10 Hướng dẫn cách xử trí ADR

Trong trường hợp đau nhức cơ không rõ nguyên nhân thì phải ngừng điều trị với bezafibrat và tiến hành định lượng creatin kinase (CK) để xem xét.

11 Liều lượng và cách dùng

Cách dùng: Dùng bezafibrat theo đường uống và nhất thiết phải phối hợp với chế độ ăn hạn chế mỡ và phải uống thuốc trong bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn.

Liều thông thường người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 200 mg, vào bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn. Có thể uống 400 mg một lần/ngày vào bữa ăn chính hoặc ngay sau bữa ăn chính (liều 400 mg/lần không thích hợp cho người suy thận với mức lọc cầu thận eGFR < 60 ml/phút/1,73m² hoặc Cl< 60 ml/ phút hoặc nồng độ creatinin huyết thanh > 135 micromol/lit). Điều trị bằng bezafibrat phải kết hợp với kiểm tra cholesterol vå triglycerid. Nếu kết quả điều trị không đạt được trong 3 - 4 tháng thì phải lựa chọn cách điều trị khác.

Điều chỉnh liều theo chức năng thận (nồng độ creatinin huyết thanh):

Nồng độ creatinin huyết thanh (micromol/lít)Độ thanh thải creatinin (ml/phút)Liều dùng
≤135> 60200 mg/lần, ngày 3 lần.
136-22560-40200 mg/lần, ngày 2 lần.
226-53040-15200 mg/lần, 1 ngày 1 lần hoặc 2 ngày 1 lần.
> 530< 15Không sử dụng

Nếu uống bezafibrat cùng với cholestyramin thì phải dùng cách 3 giờ giữa liều cholestyramin và liều bezafibrat.

12 Tương tác thuốc

Bezafibrat liên kết mạnh với protein huyết thanh nên đầy các thuốc khác ra khỏi protein, đồng thời làm thay đổi hoạt tính của P450, đặc biệt là CYP3A4. Các thuốc fibrat dùng kết hợp với các thuốc ức chế HMG CoA reductase (ví dụ: Pravastatin, Fluvastatin) sẽ làm tăng nhiều nguy cơ tổn thương cơ và viêm tụy cấp.

Bezafibrat kết hợp với cyclosporin làm tăng nguy cơ độc trên thận. Bezafibrat làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu dạng uống, do đó tăng nguy cơ xuất huyết.

Bezafibrat làm tăng tác dụng của tolbutamid, Phenytoin, các thuốc

Hạ đường huyết nhóm sulfonylurê và furosemid ở bệnh nhân có

nồng độ albumin huyết thấp.

Bezafibrat tương tác với các thuốc gắn vào acid mật như cholestyramin, colestipol, và làm giảm hấp thu bezafibrat.

13 Quá liều và xử trí

13.1 Triệu chứng

Không có biểu hiện đặc trưng nào của quá liều được biết đến. Đã ghi nhận có tiêu cơ vân. Có thể gây suy thận nặng hồi phục được.

13.2 Xử trí

Ngừng thuốc ngay và giám sát chức năng thận chặt chẽ, kết hợp điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ khác. Không có thuốc giải độc.

Bismuth

Tên chung quốc tế: Bismuth salts. 

Mã ATC: Bismuth subcitrat: A02BX05; bismuth subnitrat: A02BX12. 

Loại thuốc: Thuốc bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Bismuth subcitrat

  • Viên nén 120 mg. 

Bismuth subsalicylat: 

  • Hỗn dịch uống: 87,3 mg/5 ml; 175 mg/5 ml; 525,6 mg/30 ml.
  • Viên nén: 262 mg.
  • Viên nhai: 262 mg. 

2 Dược lực học 

Các muối bismuth, như bismuth subcitrat (còn có tên gọi là bismuth subcitrat the keo và trikali dicitratobismuthat), bismuth subsalicylat... có tác dụng làm liền vết loét dạ dày, tá tràng do tạo thành phức hợp chelat với protein tại ổ loét, làm thành hàng rào bảo vệ chống lại sự tấn công của acid và pepsin. 

Ngoài ra, các muối bismuth (như bismuth subcitrat, bismuth subsalicylat) còn có tác dụng diệt Helicobacter pylori. Cơ chế diệt vi khuẩn còn chưa rõ, có thể muối bismuth diệt khuẩn bằng cách tạo phức trong thành tế bào vi khuẩn và tế bào chất, ức chế urease, catalase và lipase/phospholipase, tổng hợp ATP và sự bám dính của vi khuẩn H. pylori. Khi dùng riêng, các muối bismuth chỉ diệt H. pylori ở khoảng 20% người bệnh, nhưng khi phối hợp với các kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton, hiệu quả diệt H. pylori có thể lên tới 70 - 90% người bệnh. Sự phối hợp này được chỉ định điều trị cho những trường hợp loét dạ dày - tá tràng có H. pylori kháng thuốc. Bismuth subgalat có thể làm giảm số lượng vi khuẩn kỵ khí tạo mùi ở đường ruột và/hoặc tương tác trực tiếp với các hợp chất có chứa Lưu Huỳnh, do đó làm giảm mùi do khí hoặc do phân khi mở thông ruột kết hoặc mở thông hồi tràng. Liều bismuth subgalat thường dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi là 200 – 400 mg/lần, uống 4 lần/ngày. 

Một vài muối bismuth không tan được dùng ngoài da để điều trị các bệnh về da, vết thương hoặc vết bỏng. Một vài chất được dùng trong thành phần của thuốc mỡ hoặc thuốc đạn (đôi khi dùng kết hợp nhiều muối bismuth) để điều trị trĩ hoặc các rối loạn trực tràng hậu môn khác. Hợp chất bismuth (bismuth oxyd, bismuth subgalat, bismuth subnitrat) được dùng ngoài da và/hoặc trực tràng, ngoài ra hợp chất bismuth Resorcinol cũng đã được dùng. Miếng dán bismuth subnitrat và iodoform để dán vết thương. 

3 Dược động học 

Hầu hết các hợp chất bismuth được hấp thu ít (0,2% sau khi uống bismuth subcitrat, dưới 1% bismuth sau khi uống bismuth subsalicylat), hấp thu trên 80% Acid salicylic sau khi uống bismuth subsalicylat. Các hợp chất bismuth hòa tan kém, phần lớn được chuyển thành dạng bismuth oxyd, hydroxyd và oxyclorid không tan trong môi trường acid dạ dày. Tăng pH dạ dày có thể làm tăng hấp thu bismuth. Lượng bismuth đã được hấp thu phân bố đến các mô trong cơ thể, bao gồm cả xương, sau đó được thải trừ chậm qua nước tiểu và mật. Nửa đời thải trừ trong huyết tương khoảng 5 ngày và sự đào thải kéo dài khoảng 12 tuần sau khi ngừng điều trị. Bismuth không hấp thu được thải trừ qua phân.

4 Chỉ định

4.1 Ỉa chảy

Bismuth subsalicylat dùng ở người lớn và trẻ em để kiểm soát triệu chứng của ỉa chảy không đặc hiệu cấp. 

4.2 Nhiễm Helicobacter pylori và loét dạ dày - tả tràng

Bismuth subsalicylat và bismuth subcitrat Kali được dùng để điều trị nhiễm H. pylori và loét dạ dày - tá tràng (thể hoạt động hoặc tiền sử loét dạ dày - tá tràng). 

Bismuth subsalicylat và bismuth subcitrat kali được dùng phối hợp với các thuốc khác, bao gồm metronidazol, tetracyclin hydroclorid và các thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc kháng histamin Hạ. Nếu sau 14 ngày đầu điều trị phác đồ 4 thuốc trên mà không diệt được H. pylori thì điều trị tiếp phác đồ đa thuốc trên nhưng không dùng metronidazol để tránh kháng metronidazol. 

4.3 Chứng khó tiêu

Bismuth subsalicylat được dùng để làm giảm chứng khó tiêu (làm giảm đầy hơi, buồn nôn, ợ nóng). 

Hiệu quả điều trị của các muối bismuth với chứng khó tiêu không kèm theo loét chưa chắc chắn. Do nguy cơ độc tính trên thần kinh khi dùng kéo dài nên thuốc không được khuyến cáo là thuốc lựa chọn hàng đầu mà được dùng như một lựa chọn thứ hai.

5 Chống chỉ định 

5.1 Bismuth subcitrat

Quá mẫn với muối bismuth. 

5.2 Bismuth subsalicylat

Quá mẫn với bismuth subsalicylat, Aspirin, các NSAID khác hoặc các salicylat. 

Bệnh nhân có rối loạn chức năng thận. 

Trẻ em hoặc thiếu niên đã có hoặc đang hồi phục khi bị thủy đậu hoặc cúm. 

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. 

6 Thận trọng 

Các hợp chất bismuth trước đây được thông báo có thể gây bệnh não. Liều khuyến cáo cho thấy không có biến đổi về thần kinh so với nhóm chứng. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm độc bismuth có thể tăng nếu dùng quá liều khuyến cáo như trong trường hợp quá liều, ngộ độc, uống thuốc trong thời gian dài hoặc uống cùng với những thuốc khác chứa bismuth. 

Thận trọng khi dùng bismuth cho người bệnh có tiền sử chảy máu Đường tiêu hóa trên (vì bismuth gây phân màu đen có thể nhầm lẫn với đại tiện máu đen). 

6.1 Bismuth subcitrat

Phải xác định chắc chắn bị nhiễm Helicobacter pylori mới dùng phác đồ đa thuốc phối hợp để tránh kháng thuốc. 

Sử dụng đồng thời với các thuốc kháng acid, sữa, thức ăn và thuốc kháng thụ thể H, có thể làm giảm hiệu quả của bismuth subcitrat keo. Nên tránh dùng bismuth subcitrat ở người suy thận nếu có thể. Theo dõi nồng độ bismuth trong máu có thể có ích với bệnh nhân suy thận, nồng độ độc là trên 50 microgam/lít. 

  • Dùng thận trọng với người có rối loạn chức năng gan. 

6.2 Bismuth subsalicylat

Thận trọng khi đang dùng aspirin. Không tự ý dùng bismuth subsalicylat nếu đang dùng các salicylat khác. 

Không nên tự điều trị nếu đường tiêu hóa bị loét, chảy máu hoặc phân có máu/màu đen. 

Một vài chế phẩm bismuth subsalicylat có chứa natri benzoat, acid benzoic. Acid benzoic (benzoat) là một dạng chuyển hóa của cồn benzyl, dùng lượng lớn cồn benzyl (> 99 mg/kg/ngày) có thể gây độc tính nặng, tử vong (hội chứng thở gấp) ở trẻ nhỏ. Vì vậy tránh dùng hoặc sử dụng rất thận trọng dạng thuốc có chứa dẫn chất cồn benzyl với trẻ nhỏ.

Có thể có một mối liên hệ giữa salicylat và hội chứng Reye’s khi dùng cho trẻ em. Hội chứng Reye's là một bệnh rất hiếm xảy ra ảnh hưởng đến não và gan, có thể gây tử vong. Vì lý do này mà bismuth subsalicylat không nên dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi, trừ khi có chỉ định đặc biệt (ví dụ bệnh Kawasaki’s).

Sử dụng thận trọng ở bệnh nhân gút, đái tháo đường, loét chảy máu, bệnh máu khó đông hoặc các tình trạng xuất huyết khác (do thành phần salicylat).

7 Thời kỳ mang thai 

Chưa có nghiên cứu dài hạn về ảnh hưởng của bismuth subcitrat đến thai. Tuy nhiên không khuyến cáo dùng bismuth subcitrat trong thời kỳ mang thai. 

Sau khi uống bismuth subsalicylat, cả bismuth và salicylat đều qua được hàng rào nhau thai. Dùng salicylat ở phụ nữ mang thai đã được khuyến cáo có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy không dùng bismuth subsalicylat cho phụ nữ mang thai. 

8 Thời kỳ cho con bú 

Bismuth bài xuất vào sữa với một lượng nhỏ. Không khuyến cáo dùng cho người đang cho con bú.

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Bismuth phản ứng với HS của vi khuẩn dẫn đến hình thành bismuth sulfid tạo nên màu đen ở khoang miệng và phân, vì vậy thường gặp phân hoặc lưỡi nhuộm màu đen. 

9.1 Bismuth subcitrat

Ít gặp 

  • Tiêu hóa: buồn nôn, nôn. 

Hiếm gặp 

  • Bệnh não: Mất điều hòa, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, rối loạn tâm trạng. Thần kinh: đau đầu, chóng mặt. 

Chưa xác định được tần suất 

  • Giảm nhẹ huyết áp tâm trương, ban da, ỉa chảy, hemoglobin tăng, rung giật cơ, ảo giác, co giật, có thể dẫn đến tử vong khi dùng liều cao. 

9.2 Bismuth subsalicylat: 

Chưa xác định được tần suất 

  • Thần kinh: lo lắng, lú lẫn, trầm cảm, đau đầu, nói lắp.
  • Tiêu hóa: táo bón, buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
  • Cơ - xương: co cơ, yếu cơ.
  • Tai: mất thính lực, ù tai.
  • Khác: ban da, tăng calci huyết, sốc phản vệ. 

9.3 Hướng dẫn cách xử trí 

Bismuth subsalicylat: Báo ngay với thầy thuốc nếu có sốt hoặc có chất nhày trong phân. Dừng thuốc và báo ngay với thầy thuốc khi Ỉa chảy trên 2 ngày, ỉa chảy kèm theo sốt, mất thính lực, tiếng rung trong tai hoặc các ADR nặng khác. 

10 Liều lượng và cách dùng 

10.1 Cách dùng 

10.1.1 Bismuth subcitrat

Dùng đường uống. 

10.1.2 Bismuth subsalicylat

Dạng hỗn dịch: Lắc kỹ hỗn dịch trước khi dùng. 

Viên nén để nhai: Nhai hoặc để tan trong miệng và nuốt. Viên nén thông thường: Nuốt cả viên, không nhai. 

10.2 Liều dùng 

10.2.1 Bismuth subcitrat

Liều thông thường là 240 mg, 2 lần/ngày hoặc 120 mg, 4 lần/ngày, uống trước bữa ăn. Điều trị trong 4 tuần, kéo dài tới 8 tuần nếu cần thiết. Khi sử dụng phác đồ đa thuốc (bismuth subcitrat, metronidazol, tetracyclin, omeprazol), liều thường dùng của bismuth subcitrat là 120 mg, uống 4 lần/ngày, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, nuốt cả viên với một cốc nước to (240 ml) để tránh kích ứng và loét thực quản, thường dùng omeprazol với liều 20 mg, ngày 2 lần sau bữa sáng và bữa tối, thời gian điều trị thường là 4 tuần (có thể kéo dài tới 8 tuần). 

Không khuyến cáo điều trị duy trì với bismuth subcitrat, mặc dù điều trị có thể lặp lại sau khi ngừng dùng thuốc 1 tháng.

10.2.2 Bismuth subsalicylat

Điều trị nhiễm H. pylori và bệnh loét tá tràng: Người lớn uống 525 mg bismuth subsalicylat kết hợp với 250 mg metronidazol, 500 mg tetracyclin hydroclorid, uống 4 lần/ngày, trong 10 - 14 ngày, dùng đồng thời với 150 mg ranitidin 2 lần/ngày hoặc thuốc ức chế bơm proton với liều bình thường 1 - 2 lần/ngày. 

Ỉa chảy/chủng khó tiêu: Người lớn và trẻ em ≥ 16 tuổi: Uống 525 mg, cử 30 - 60 phút dùng 1 lần; hoặc uống 1,05 g, cử 1 giờ dùng 1 lần nếu cần, nhưng không quả 4,2 g/24 giờ. Dùng cho đến khi dừng ia chảy nhưng không quá 2 ngày. Cách khác, uống 1,05 g cứ mỗi 30 phút - 1 giờ nếu cần, nhưng không quả 4,2 g/24 giờ. Nếu tự dùng không được quá 2 ngày.

11 Tương tác thuốc 

11.1 Với muối bismuth

Aspirin: Thận trọng khi kết hợp. 

Kháng histamin H, hoặc các kháng acid: Làm giảm hiệu lực của các muối bismuth trong bệnh loét. 

Omeprazol: Hấp thu bismuth tăng (tăng hấp thu bismuth subcitrat lên 3 lần). 

Probenecid: Thận trọng khi kết hợp. Sulfinpyrazon: Thận trọng khi kết hợp. 

Bismuth hấp thụ tia X, có thể gây cản trở các thủ thuật chẩn đoán đường tiêu hóa bằng tia X. 

11.2 Với bismuth subsalicylat

Thuốc tránh phối hợp: Dexketoprofen, methotrexat, các muối salicylat, sulfinpyrazon, vắc xin virus cúm (sống/giảm độc lực). Ciprofloxacin: Bismuth subsalicylat làm giảm nhẹ nồng độ trong huyết tương và AUC của Ciprofloxacin. Tác dụng này không có ý nghĩa đáng kể trong lâm sàng. 

Doxycyclin: Bismuth subsalicylat có thể làm giảm hấp thu doxycyclin. Tetracyclin: Bismuth và/hoặc calci carbonat (tá dược của viên nén bismuth subsalicylat) làm giảm hấp thu toàn thân tetracyclin. Thuốc chống đông: Muối salicylat (như bismuth subsalicylat) làm tăng nguy cơ chảy máu. Theo dõi tác dụng chống đông và điều chỉnh liều nếu cần. 

Thuốc chống đái tháo đường: Dùng cùng với muối salicylat có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. Dùng thận trọng khi phối hợp.

12 Quá liều và xử trí 

12.1 Triệu chứng

Bismuth subsalicylat, với các liều khuyến cáo, hiếm khi gây ADR nghiêm trọng, nhưng đã có thông báo về suy thận, bệnh não và độc tính thần kinh sau khi dùng quá liều cấp hoặc mạn tính. Bismuth đã được phát hiện trong máu, nước tiểu, phân và thận của những người bệnh này; nồng độ trong máu 1,6 microgam/ml đã được thấy 4 giờ sau

Bromhexin hydroclorid

Bromhexin

Tên chung quốc tế: Bromhexine hydrochloride

Mã ATC: R05C B02

Loại thuốc: Thuốc tiêu đờm (thuốc long đờm)

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén 4 mg và 8 mg.

Lọ 60 ml và 150 ml dung dịch uống 0,2% (1 ml có 2 mg, 1 thìa cà phê 5 ml có 10 mg).

Lọ 30 ml và 60 ml cồn ngọt (elixir) 0,08% (1 thìa cà phê 5 ml có 4 mg).

Ống tiêm 2 ml có 4 mg (dung dịch 0,2%).

Có một số chế phẩm phối hợp bromhexin với thuốc kháng khuẩn, thuốc long đờm, dưới dạng viên nén, sirô hoặc dung dịch uống.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Bromhexin hydroclorid là chất điều hoà và tiêu nhầy đường hô hấp. Do hoạt hoá sự tổng hợp sialomucin và phá vỡ các sợi mucopolysaccharid acid nên thuốc làm đờm lỏng hơn và ít quánh hơn. Thuốc làm long đờm dễ dàng hơn, nên làm đờm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả.

Khi uống, thường phải sau 2 - 3 ngày mới có biểu hiện tác dụng trên lâm sàng; nhưng nếu tiêm, chỉ sau khoảng 15 phút.

Dược động học:

Bromhexin hydroclorid hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá và bị chuyển hoá bước đầu ở gan rất mạnh, nên sinh khả dụng khi uống chỉ đạt 20 – 25%. Thức ăn làm tăng sinh khả dụng của bromhexin hydroclorid. Nồng độ đỉnh trong huyết tương, ở người tình nguyện khoẻ mạnh, đạt được sau khi uống, từ nửa giờ đến 1 giờ.

Bromhexin hydroclorid phân bố rất rộng rãi vào các mô của cơ thể. Thuốc liên kết rất mạnh (trên 95%) với protein của huyết tương.  Khi tiêm tĩnh mạch, thể tích phân bố của thuốc là 7 lít/kg.

Bromhexin bị chuyển hoá chủ yếu ở gan. Đã phát hiện được ít nhất 10 chất chuyển hoá trong huyết tương, trong đó, có chất ambrosol là chất chuyển hoá vẫn còn hoạt tính. Nửa đời thải trừ của thuốc ở pha cuối là 12 - 30 giờ tuỳ theo từng cá thể, vì trong pha đầu, thuốc phân bố nhiều vào các mô của cơ thể. Bromhexin qua được hàng rào máu não, và một lượng nhỏ qua được nhau thai vào thai.

Khoảng 85 - 90% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu là dưới dạng các chất chuyển hoá, sau khi đã liên hợp với acid sulfuric hoặc acid glycuronic và một lượng nhỏ được thải trừ nguyên dạng. Bromhexin được thải trừ qua phân rất ít, chỉ khoảng dưới 4%.

Chỉ định

Rối loạn tiết dịch phế quản, nhất là trong viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính.

Bromhexin thường được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh, khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với bromhexin hoặc với một thành phần nào đó có trong thuốc.

Thận trọng

Trong khi dùng bromhexin cần tránh phối hợp với thuốc ho vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp.

Bromhexin, do tác dụng làm tiêu dịch nhầy, nên có thể gây huỷ hoại hàng rào niêm mạc dạ dày; vì vậy, khi dùng cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày phải rất thận trọng.

Cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân hen, vì bromhexin có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm.

Sự thanh thải bromhexin và các chất chuyển hoá có thể bị giảm ở bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận nặng, nên cần phải thận trọng và theo dõi.

Cần thận trọng khi dùng bromhexin cho người cao tuổi hoặc suy nhược, quá yếu không có khả năng khạc đờm có hiệu quả do đó càng tăng ứ đờm.

Thời kỳ có thai

Chưa nghiên cứu tác dụng sinh quái thai của bromhexin ở động vật thí nghiệm. Trên người, cũng chưa có đủ tài liệu nghiên cứu; vì vậy, không khuyến cáo dùng bromhexin cho người mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Còn chưa biết bromhexin có tiết vào sữa mẹ không. Vì vậy, không khuyến cáo dùng bromhexin cho phụ nữ nuôi con bú. Nếu cần dùng thì tốt nhất là không cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Tiêu hoá: Đau dạ dày, buồn nôn, nôn, ỉa chảy.

Thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt, ra mồ hôi.

Da: Ban da, mày đay.

Hô hấp: Nguy cơ ứ dịch tiết phế quản ở bệnh nhân không có khả năng khạc đờm.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Tiêu hoá: Khô miệng.

Gan: Tăng enzym transaminase AST, ALT.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Các tai biến khác thường nhẹ và qua khỏi trong quá trình điều trị (trừ co thắt phế quản khi dùng thuốc cho người bị hen xuyễn).

Liều lượng và cách dùng

Cách dùng

Viên dành cho người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: uống với 1 cốc nước.

Dung dịch uống: Không được dùng để phun sương.

Dung dịch tiêm: Có thể tiêm bắp, tĩnh mạch chậm trong 2 - 3 phút. Dung dịch tiêm cũng có thể truyền tĩnh mạch cùng với dung dịch glucose 5%, levulose 5% hoặc dung dịch natri clorid 0,9%. Không được trộn với dung dịch kiềm vì thuốc sẽ bị kết tủa.

Liều lượng

Thuốc viên: Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 8 - 16 mg/lần, ngày uống 3 lần.

Thời gian điều trị không được kéo dài quá 8 - 10 ngày nếu chưa có ý kiến thày thuốc.

Dung dịch uống:

Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 10 mg/lần, ngày uống 3 lần (1 thìa cà phê 5 ml dung dịch 0,2%); 5 ml/lần, ngày uống 3 lần.

Trẻ em dưới 10 tuổi: 0,5 mg/kg/ngày chia làm 2 - 3 lần.

5 - 10 tuổi: 4 mg/lần (1 thìa cà phê elixir) ngày uống 3 lần.

2 - 5 tuổi: 2 mg/lần (1/2 thìa cà phê elixir) ngày uống 3 lần.

Dưới 2 tuổi: 1 mg/lần (1/4 thìa cà phê elixir) ngày uống 3 lần.

Thời gian điều trị không được quá 8 - 10 ngày nếu không có chỉ định của thày thuốc.

Thuốc tiêm: Dành cho những trường hợp nặng hoặc các biến chứng sau phẫu thuật.

Người lớn: 2 - 4 ống (ống 4 mg/2 ml)/ngày chia làm 2 lần.

Trẻ em: 1 - 2 ống (ống 4 mg/2 ml)/ngày chia làm 2 lần.

Tương tác thuốc

Không phối hợp với thuốc làm giảm tiết dịch (giảm cả dịch tiết khí phế quản) như các thuốc kiểu atropin (hoặc anticholinergic) vì làm giảm tác dụng của bromhexin.

Không phối hợp với các thuốc chống ho.

Dùng phối hợp bromhexin với kháng sinh (amoxicilin, cefuroxim, erythromycin, docycyclin) làm tăng nồng độ kháng sinh vào mô phổi và phế quản. Như vậy, bromhexin có thể có tác dụng như một thuốc bổ trợ trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, làm tăng tác dụng của kháng sinh.

Độ ổn định và bảo quản

Bảo quản trong bao bì kín, ở nhiệt độ thường 15 - 30oC, tránh ánh sáng.

Tương kỵ

Dung dịch bromhexin hydroclorid ổn định ở pH < 6. Nếu pH > 6, thuốc bị kết tủa do giải phóng ra dạng bromhexin base. Vì vậy, không được trộn với các dung dịch kiềm, kể cả các dung dịch có pH trung tính.

Không được trộn bromhexin hydroclorid dung dịch uống, cồn ngọt hoặc dung dịch tiêm với các thuốc khác, do nguy cơ tương kỵ về hoá lý.

Quá liều

Cho đến nay, chưa thấy có báo cáo về quá liều do bromhexin. Nếu xảy ra trường hợp quá liều, cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

 

 

 

Nguồn: Dược  Thư 2002

Budesonid

Tên chung quốc tế: Budesonide.

Mã ATC: H02A B16, A07E A06, D07A C09, R01A D05, R03B A02.

Loại thuốc: Corticosteroid: Glucocorticoid hít.

Dạng thuốc và hàm lượng

Bình xịt khí dung: Bình khí dung xịt mũi: 50 microgam/liều xịt, bình 200 liều; 200 microgam/liều xịt, bình 100 liều.

Bình khí dung xịt qua miệng: 50 microgam/liều xịt, bình 200 liều; 200 microgam/liều xịt, bình 100 liều và bình 200 liều.

Tá dược bao gồm chất đẩy (diclorodifluoromenthan, tricloromonofluoromethan, diclorotetrafluoroethan) và sorbitan trioleat.

Ống hít bột khô: 100 microgam/liều hít, ống 200 liều; 200 microgam/liều hít, ống 100 liều; 400 micro- 
gam/liều hít, ống 50 liều.

Ống phun mù đơn liều: 250 microgam/ml, ống 2 ml; 500 microgam/ml, ống 2 ml có thể pha loãng tới 50% với dung dịch natri clorid 0,9%.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Budesonid là một corticosteroid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch rõ rệt. Budesonid, cũng như những corticosteroid khác, làm giảm phản ứng viêm bằng cách làm giảm tổng hợp prostaglandin do hoạt hóa phospholipase A2. Corticosteroid làm tăng nồng độ một số phospholipid màng gây ức chế tổng hợp prostaglandin. Những thuốc này cũng làm tăng nồng độ lipocortin, là protein làm giảm những cơ chất phospholipid của phospholipase A2. Corticosteroid làm giảm tính thấm mao mạch do ức chế hoạt tính của kinin và nội độc tố vi khuẩn, và do làm giảm lượng histamin tiết ra từ bạch cầu ưa base.

Sử dụng corticosteroid tan trong lipid như budesonid cho phép đưa thuốc này vào đường hô hấp với sự hấp thụ toàn thân ở mức tối thiểu và rất ít tác dụng toàn thân ở những người bệnh hen nhẹ và vừa.

Sử dụng dài ngày corticosteroid hít làm giảm rõ rệt triệu chứng và cải thiện chức năng phổi ở người bệnh hen nhẹ. Sử dụng lâu dài thuốc hít cũng làm giảm nhu cầu corticosteroid uống ở người bệnh hen nặng hơn. Trái với thuốc kích thích beta và theophylin, corticosteroid hít làm giảm tính tăng phản ứng của phế quản người bệnh.

Corticosteroid có hiệu quả trong hen; thuốc làm giảm viêm niêm mạc phế quản (do đó làm giảm phù và tiết nhày trong phế quản). Nên dùng corticosteroid hít để điều trị dự phòng hen khi người bệnh phải hít thuốc kích thích beta2 tác dụng ngắn trên 1 lần trong 1 ngày. Phải dùng corticosteroid hít đều đặn để đạt kết quả tối đa; các triệu chứng thường đỡ sau khi bắt đầu dùng thuốc từ 3 - 7 ngày.

Khi uống budesonid, nồng độ đỉnh huyết tương đạt sau khoảng 1 - 2 giờ, nhưng khả dụng sinh học tuyệt đối toàn thân thấp (6 - 13%), chủ yếu do thuốc chuyển hóa mạnh khi qua gan lần đầu.

Trái lại, phần lớn budesonid hít vào phổi được hấp thụ toàn thân. Ở người khỏe mạnh, 34% liều xịt đọng ở phổi, với khả dụng sinh học tuyệt đối toàn thân là 39%. Nồng độ đỉnh huyết tương của budesonid đạt trong vòng 30 phút sau khi hít vào.

Thể tích phân bố của budesonid xấp xỉ 3 lít/kg. Khoảng 85 - 90% thuốc gắn kết với protein huyết tương.

Budesonid chuyển hóa nhanh và mạnh trong gan. Hai chất chuyển hóa chủ yếu, tạo nên qua sự biến đổi sinh học, xúc tác bởi cytocrom P450 3A, là 16 alpha - hydroxyprednisolon và 6 beta - hydroxybudesonid. Hoạt tính corticosteroid của mỗi chất chuyển hóa này chưa bằng 1% hoạt tính của thuốc mẹ.

Budesonid bài tiết trong nước tiểu và phân dưới dạng chất chuyển hóa. Trong nước tiểu, tìm thấy xấp xỉ 60% liều thuốc tiêm tĩnh mạch có đánh dấu phóng xạ. Không phát hiện được budesonid dạng không biến đổi của thuốc trong nước tiểu.

Không thấy có sự khác nhau về dược động học do chủng tộc, giới tính hoặc tuổi cao.

Ở người bệnh trẻ em, sau khi hít budesonid qua một bình hít điều áp với liều xác định, khả dụng sinh học tuyệt đối toàn thân giống như ở người lớn.

Chỉ định

Dùng bình xịt mũi trẻ em và người lớn: Ðiều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm.

Hít qua miệng: Ðiều trị duy trì và dự phòng bệnh hen.

Ở nhiều người bệnh hen, sử dụng budesonid hít làm giảm nhu cầu corticosteroid uống hoặc có thể thay thế hoàn toàn thuốc này. Corticosteroid hít không có hiệu lực cắt cơn hen cấp tính, nhưng cần dùng liên tục làm thuốc dự phòng hàng ngày.

Chống chỉ định

Người bệnh quá mẫn với budesonid hoặc với các thành phần khác trong chế phẩm thuốc.

Thận trọng

Với những người bệnh bị viêm mũi do nấm hoặc virus, người bệnh lao phổi.

Khi người bệnh cũng dùng cả thuốc giãn phế quản hít thì nên dùng thuốc đó trước khi dùng budesonid để tăng lượng budesonid nhập vào phế quản. Hai thuốc dùng cách nhau vài phút.

Sau liệu pháp dài ngày dùng budesonid hít ở người bệnh hen, khi ngừng thuốc, tính tăng phản ứng của phế quản có thể trở lại, và những triệu chứng của bệnh có thể xấu đi, mặc dù một phần ba số người bệnh có thể ngừng hoàn toàn thuốc budesonid hít mà triệu chứng không xấu đi sau khi điều trị dài ngày.

Thời kỳ mang thai

Nguyên tắc chung là nên tránh dùng thuốc trong thời kỳ mang thai, trừ khi lợi ích vượt trội so với nguy hại. Nếu việc điều trị bằng corticosteroid trong thai kỳ là không thể tránh được, thì nên dùng corticosteroid hít vì ảnh hưởng toàn thân thấp. Trẻ sơ sinh có mẹ đã dùng những liều corticosteroid đáng kể trong thai kỳ, phải được theo dõi về thiểu năng thượng thận và cân nặng.

Thời kỳ cho con bú

Không có thông tin về sự bài tiết budesonid vào sữa mẹ. Vì vậy nên ngừng cho con bú khi người mẹ dùng budesonid.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Một ADR đặc biệt gây bởi corticosteroid hít là bệnh nấm Candida miệng - họng. Khàn giọng cũng có thể do tác dụng trực tiếp của thuốc hít trên dây thanh.

Thường gặp, ADR >1/100

Thần kinh trung ương: Tình trạng kích động, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, thay đổi tâm thần.

Tim mạch: Tim đập mạnh.

Dạ dày - ruột: Kích thích dạ dày - ruột, đắng miệng, bệnh nấm Candida miệng, chán ăn, thèm ăn, khô miệng, khô họng, mất vị giác.

Hô hấp: Ho, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm phế quản, khàn giọng, chảy máu cam.

Da: Ngứa, ban, trứng cá, mày đay.

Nội tiết và chuyển hóa: Rối loạn kinh nguyệt.

Mắt: Ðục thủy tinh thể.

Khác: Mất nhận thức về khứu giác.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Tiêu hóa: Ðầy bụng.

Hô hấp: Co thắt phế quản, thở nông.

Nội tiết và chuyển hóa: Ức chế ACTH, trẻ em chậm lớn.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Có thể làm giảm rất nhiều tỷ lệ khàn tiếng hoặc nấm Candida miệng - họng bằng những biện pháp làm giảm lượng thuốc bám vào khoang miệng, như súc miệng và họng sau khi bơm thuốc.

Có thể làm giảm tỷ lệ ADR trong điều trị dài hạn bằng việc định kỳ thử ngừng dùng corticosteroid hít ở những người bệnh được kiểm soát tốt.

Liều lượng và cách dùng

Hướng dẫn dùng bình xịt:

Bình khí dung để hít qua miệng:

Mở nắp bảo vệ, lắc kỹ bình xịt để trộn đều các chất trong bình.

Ngậm môi xung quanh miệng bình xịt.

Thở ra từ từ và triệt để.

Hít vào bằng đường miệng từ từ và sâu, đồng thời ấn vào đáy bình để xịt ra 1 liều đã định sẵn. Ðối với trẻ nhỏ nên dùng 1 thiết bị hít.

Nhịn thở càng lâu càng tốt, khoảng 10 giây rồi thở ra. Nếu cần dùng thêm liều, lắc bình khí dung lần nữa và lặp lại các bước. Sau mỗi lần dùng, súc miệng và họng với nước.

Bình xịt mũi:

Hỉ mũi, lắc bình, mở nắp bảo vệ.

Giữ bình, đưa đầu bình vào lỗ mũi rồi bơm số liều cần thiết. Bơm tiếp vào lỗ mũi thứ 2 giống như trên.

Ðậy nắp, để bình ở tư thế thẳng đứng. Không dùng quá liều quy định: Xịt 2 lần (100 microgam) vào mỗi lỗ mũi sáng và tối. Khi có tác dụng tốt, giảm xuống 1 lần xịt vào sáng hoặc tối. Giữ bình sạch sẽ, rửa bằng nước ấm và để khô.

Ống hít bột khô, ống phun mù: Xem hướng dẫn trong đơn kèm theo đóng gói.

Liều lượng:

Liều lượng phải thích ứng theo mức độ bệnh, liều tăng lên nếu lưu lượng đỉnh thở ra cho thấy chức năng phổi giảm hoặc khi người bệnh phải tăng liều dùng thuốc kích thích beta2.

Chỉ định và liều lượng dựa vào "Bảng xử lý hen mạn" của Anh như sau:

Hướng dẫn sử dụng trong hen mạn.

Bắt đầu ở mục thích hợp nhất với mức độ nặng nhẹ ban đầu; liệu trình "cứu nguy" dùng prednisolon vào bất cứ lúc nào hoặc vào bất cứ bậc nào.

Hen mạn: Người lớn và trẻ em tuổi đi học.

Bậc 1: Thỉnh thoảng dùng một thuốc giãn phế quản:

Dùng thuốc hít kích thích beta2 tác dụng ngắn khi cần (không quá 1 lần/ngày). Chuyển sang bậc 2, nếu cần hít trên 1 lần/ngày.

Bậc 2: Liệu pháp dự phòng thường xuyên bằng thuốc hít:

Dùng thuốc hít kích thích beta2 tác dụng ngắn khi cần, cộng với corticosteroid hít thường xuyên với liều trung bình (budesonid: 100 - 400 microgam, ngày 2 lần).

Bậc 3: Corticosteroid hít liều cao hoặc corticosteroid hít liều trung bình cộng thuốc hít kích thích beta2 tác dụng kéo dài:

Dùng thuốc hít kích thích beta2 tác dụng ngắn khi cần, cộng với dùng thường xuyên liều cao corticosteroid hít (budesonid: 800 - 2000 microgam chia làm nhiều lần/ngày) hoặc dùng thường xuyên corticosteroid hít liều trung bình cộng với dùng đều đặn thuốc hít kích thích beta2 tác dụng kéo dài.

Bậc 4: Corticosteroid hít liều cao cộng thuốc giãn phế quản dùng thường xuyên: Dùng thuốc hít kích thích beta2 tác dụng ngắn khi cần, với corticosteroid hít liều cao dùng thường xuyên hoặc corticosteroid hít liều trung bình dùng thường xuyên, cộng thêm điều trị thử lần lượt với một hoặc vài thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài.

Bậc 5: Corticosteroid uống thường xuyên:

Dùng thuốc kích thích beta2 tác dụng ngắn khi cần, với corticosteroid hít liều cao dùng thường xuyên và một hoặc vài thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài cộng với prednisolon uống thường xuyên (với liều độc nhất hàng ngày 30 - 60 mg).

Xuống bậc:

Ðánh giá điều trị từng 3 - 6 tháng. Nếu kiểm soát bệnh được tốt, có thể giảm xuống bậc dưới. Nếu điều trị mới bắt đầu gần đây ở bậc 4 hoặc 5 (hoặc có dùng corticosteroid uống) thì có thể giảm sớm hơn.

Hen mạn: Trẻ em dưới 5 tuổi.

Bậc 1: Thỉnh thoảng dùng một thuốc giãn phế quản:

Dùng thuốc hít kích thích beta2 tác dụng ngắn khi cần (không quá 1 lần/ngày).

Bậc 2: Liệu pháp dự phòng đầu tiên bằng thuốc hít:

Dùng thuốc kích thích beta2 tác dụng ngắn khi cần, cộng với corticosteroid hít thường xuyên với liều trung bình của trẻ em (budesonid: Cho tới 400 microgam/ngày, chia làm nhiều lần; liều đầu tiên tùy thuộc tuổi, thể trọng và mức độ nặng nhẹ của hen; dùng thiết bị hít cỡ lớn).

Cân nhắc để ổn định bệnh:

Liệu trình 5 ngày dùng viên prednisolon tan (dưới 1 tuổi: 1 - 2 mg/kg thể trọng/ngày; 1 - 5 tuổi: 20 mg/ngày; liệu trình cứu nguy thường trong 1 - 3 ngày) hoặc tăng tạm thời liều corticosteroid hít lên gấp đôi.

Bậc 3: Corticosteroid hít liều cao:

Dùng thuốc hít kích thích beta2 tác dụng ngắn khi cần, cộng corticosteroid hít liều cao (budesonid: tới 800 microgam/ngày, chia làm nhiều lần).

Cân nhắc:

Liệu trình ngắn dùng viên prednisolon tan (dưới 1 tuổi: 1 - 2 mg/kg thể trọng/ngày; 1 - 5 tuổi: 20 mg/ngày, liệu trình cứu nguy thường trong 1 - 3 ngày); dùng thuốc hít kích thích beta2 tác dụng kéo dài hoặc dùng thường xuyên theophylin uống giải phóng chậm.

Bậc 4: Corticosteroid hít liều cao cộng thuốc giãn phế quản thường xuyên:

Dùng thuốc hít kích thích beta2 tác dụng ngắn khi cần, cộng corticosteroid hít liều cao (budesonid: Tới 2000 microgam hàng ngày dùng qua một thiết bị hít cỡ lớn).

Cân nhắc:

Liệu trình ngắn dùng viên prednisolon tan (dưới 1 tuổi: 1 - 2 mg/kg thể trọng/ngày; 1 - 5 tuổi: 20 mg/ngày, liệu trình cứu nguy thường trong 1 - 3 ngày); dùng thuốc hít kích thích beta2 tác dụng kéo dài hoặc dùng thường xuyên theophylin uống giải phóng chậm; ngoài ra còn dùng thuốc kích thích beta2 phun mù.

Xuống bậc:

Thường xuyên đánh giá để điều chỉnh.

Tương tác thuốc

Mặc dù cho tới nay chưa có báo cáo về những tương tác thuốc, người ta cho rằng budesonid có khả năng tương tác với những thuốc được biết là có tương tác với những corticosteroid khác như: Barbiturat, phenytoin, và rifampicin gây cảm ứng enzym gan và có thể làm tăng chuyển hóa corticosteroid; oestrogen có thể làm tăng tác dụng của hydrocortison; thuốc chống viêm không steroid có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày - ruột; những thuốc gây mất kali có thể làm tăng tác dụng gây thải kali của corticosteroid.

Ðộ ổn định và bảo quản

Chế phẩm budesonid hít phải bảo quản nơi khô ráo, ở nhiệt độ 20OC đến 25OC.

Quá liều và xử trí

Những triệu chứng quá liều gồm kích thích và cảm giác bỏng rát ở niêm mạc mũi, hắt hơi, nhiễm nấm Candida trong mũi và họng, loét mũi, chảy máu cam, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu. Khi dùng thuốc quá liều, có thể xảy ra tăng năng vỏ tuyến thượng thận và ức chế tuyến thượng thận; trong những trường hợp này, cân nhắc để quyết định tạm ngừng hoặc ngừng hẳn corticosteroid.

 

 

Nguồn: Dược Thư 2002

Bupivacain hydroclorid

Tên chung quốc tế: Bupivacaine hydrochloride.

 

Mã ATC: N01B B01.

Loại thuốc: Thuốc tê tại chỗ.

Dạng thuốc và hàm lượng

Thuốc tiêm bupivacain hydroclorid 0,25%; 0,50% và 0,75%.

Thuốc tiêm bupivacain và epinephrin chứa 0,25% hoặc 0,50% hoặc 0,75% bupivacain hydroclorid và 1/200.000 epinephrin bitartrat.

Thuốc tiêm bupivacain trong dextrose chứa 0,75% bupivacain hydroclorid và 8,25% dextrose.

Dược lý và cơ chế tác dụng

 

Bupivacain là thuốc gây tê tại chỗ thuộc nhóm amid, có thời gian tác dụng kéo dài. Thuốc có tác dụng phong bế có hồi phục sự dẫn truyền xung thần kinh do làm giảm tính thấm của màng tế bào thần kinh đối với ion Na+. Ðặc điểm nổi bật nhất của bupivacain dù có phối hợp hay không với epinephrin là thời gian tác dụng dài. Có thể lựa chọn các dung dịch tiêm khác nhau; 2,5 mg/ml hay 5 mg/ml hay 7,5 mg/ml tùy theo mức độ cần phong bế hệ thần kinh vận động nhiều hay ít. Bupivacain có độc tính cao hơn so với mepivacain, lidocain hay prilocain. Về thời gian tác dụng không có sự khác nhau nhiều giữa chế phẩm bupivacain chứa và không chứa epinephrin. Thuốc có thể gây tê thần kinh liên sườn, giảm đau kéo dài 7 - 14 giờ sau phẫu thuật và có thể gây tê tốt ngoài màng cứng trung bình trong 3 - 4 giờ. Bupivacain còn là thuốc thích hợp để gây tê ngoài màng cứng liên tục. Bupivacain không có epinephrin còn được dùng để gây tê tủy sống trong các phẫu thuật tiết niệu, chi dưới, bụng dưới, sản khoa.

Dược động học

Tốc độ hấp thu của bupivacain phụ thuộc vào tổng liều và nồng độ thuốc sử dụng, vào cách gây tê, sự phân bố mạch ở vị trí tiêm và sự có mặt của epinephrin trong dịch tiêm. Epinephrin với nồng độ thấp (1/200.000 = 5 microgam/ml) làm giảm tốc độ hấp thu, cho phép sử dụng tổng liều tương đối lớn hơn và kéo dài thời gian gây tê tại chỗ.

Bupivacain là thuốc tê có thời gian tác dụng dài với nửa đời là 1,5 - 5,5 giờ ở người lớn và khoảng 8 giờ ở trẻ sơ sinh. Dùng nhiều liều lặp lại sẽ có hiện tượng tích lũy chậm.

Sau khi tiêm bupivacain gây tê xương cùng, ngoài màng cứng hoặc dây thần kinh ngoại vi, nồng độ đỉnh bupivacain trong máu đạt sau khoảng 30 - 45 phút. Tùy thuộc đường tiêm, thuốc được phân bố vào mọi mô của cơ thể ở mức độ nào đó, nồng độ cao nhất thấy ở các cơ quan được tưới máu nhiều như não, cơ tim, phổi, thận và gan. Bupivacain có khả năng gắn vào protein huyết tương cao (95%). Bupivacain được chuyển hóa chủ yếu ở gan, tạo thành 2, 6 - pipeco-
loxylidin dưới dạng liên hợp với acid glucuronic; chỉ có 5% bupiva - cain được đào thải ra nước tiểu dưới dạng không đổi.

Chỉ định

Gây tê từng lớp để mổ, và cả làm giảm đau sau mổ.

Phong bế thân thần kinh, phong bế đám rối thần kinh để mổ.

Gây tê ngoài màng cứng để mổ, hoặc kéo dài giảm đau sau mổ bằng cách tiêm thuốc tê cách quãng hay nhỏ giọt liên tục qua catheter đặt vào khoang ngoài màng cứng.

Gây tê ngoài màng cứng để mổ đẻ hoặc giảm đau trong khi chuyển dạ.

Gây tê tủy sống để mổ tiết niệu bụng dưới, chi dưới.

Chống chỉ định

Quá mẫn đối với các thuốc tê tại chỗ thuộc nhóm amid.

Không dùng để gây tê vùng theo đường tĩnh mạch (phong bế Bier) cũng như không dùng để gây tê ngoài màng cứng cho những người bệnh bị tụt huyết áp nặng như trong các trường hợp bị sốc do tim hay do mất máu.

Trong sản khoa, chống chỉ định dùng dung dịch bupi- 
vacain 0,75% để gây tê ngoài màng cứng vì có trường hợp vô ý tiêm vào lòng mạch đã gây ngừng tim ở người mẹ. Tuy nhiên, có thể dùng các liều thấp hơn.

Thận trọng

Vì bupivacain được chuyển hóa ở gan, nên thận trọng đối với người bệnh gan.

Một số chế phẩm thương mại có chứa metabisulfit natri có thể gây những phản ứng dị ứng.

Không dùng các dung dịch chứa chất bảo quản để gây tê xương cùng hay ngoài màng cứng; những cơn co giật do nhiễm độc nặng thần kinh trung ương có thể làm ngừng tim, nhất là khi vô ý tiêm vào mạch máu.

Bupivacain gây độc tim nhiều hơn so với các thuốc tê tại chỗ khác, vì vậy phải rất thận trọng khi dùng cho người có rối loạn chức năng tim mạch.

Tình trạng máu nhiễm toan hay thiếu oxy có thể làm giảm khả năng dung nạp bupivacain, đồng thời tăng nguy cơ và mức độ trầm trọng của các phản ứng gây độc của thuốc.

Epinephrin trong chế phẩm bupivacain có thể gây ra những phản ứng không mong muốn ở người bệnh tim mạch nặng, tăng huyết áp, thiểu năng hoặc cường giáp trạng, hoặc giảm kali huyết không được điều trị. Các thuốc mê đường hô hấp gây tăng độ nhạy cảm của tim đối với các catecolamin, do đó làm tăng nguy cơ loạn nhịp nếu dùng thuốc có kèm epinephrin.

Thời kỳ mang thai

Người ta chưa biết những nguy cơ khi sử dụng bupi- 
vacain trong thời kỳ mang thai.

Trong sản khoa, thuốc được chỉ định và sử dụng phổ biến, ít tai biến.

Thời kỳ cho con bú

Bupivacain vào được sữa mẹ, nhưng với lượng ít không gây ảnh hưởng đến con, khi mẹ dùng ở mức độ điều trị.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thường gặp, ADR >1/100

Tuần hoàn: Hạ huyết áp, chậm nhịp tim khi gây tê tủy sống.

Hiếm gặp, ADR <1/1000

Toàn thân: Các phản ứng dị ứng, trường hợp nặng gây sốc phản vệ

Tuần hoàn: Suy cơ tim, suy tâm thu do quá liều.

Thần kinh trung ương: Mất ý thức và co giật do quá liều.

Tác dụng không mong muốn về thần kinh như dị cảm, yếu cơ và rối loạn chức năng bàng quang cũng có khi xảy ra nhưng hiếm.

Những tai biến do quá liều có thể gặp trong trường hợp không may tiêm phải động mạch đưa máu tới não khi gây tê vùng họng (cắt amidan, phong bế hạch sao) hay trường hợp tiêm phải một động mạch nhỏ ở nửa trên của cơ thể khiến bupivacain đi ngược dòng lên não. Những trường hợp nói trên đều có nguy cơ gây ra các triệu chứng thuộc hệ thần kinh trung ương, cơn co giật, ngay cả ở liều thấp.

Với tổng liều sử dụng cao cũng có nguy cơ gặp tai biến về hệ thần kinh trung ương, nhưng tác dụng không mong muốn về tim mạch gặp nhiều hơn. Khi vô ý tiêm phải tĩnh mạch, các triệu chứng về thần kinh trung ương có thể xảy ra là: Kích động, vật vã, trạng thái say rượu, ù tai, tê cứng lưỡi và môi, hoa mắt, chóng mặt, nói ngọng, cảm giác chẹn ở ngực, rung cơ cục bộ. Những triệu chứng này được coi là triệu chứng báo động về độc tính và phải ngừng tiêm ngay. Nếu tiếp tục sẽ dẫn đến mất ý thức, co giật và ức chế hô hấp toàn bộ.

Những tai biến về tim mạch xảy ra chậm khi dùng quá liều. Song nếu tiêm nhanh một liều lớn vào tĩnh mạch sẽ có thể đưa một lượng lớn thuốc vào mạch vành, gây nguy cơ suy cơ tim nặng dẫn đến suy tâm thu.

Gây tê tủy sống, ngoài màng cứng cũng thường gây phong bế hệ giao cảm, hậu quả sẽ là hạ huyết áp và chậm nhịp tim.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Xem hướng dẫn về liều lượng và cách xử trí quá liều.

Liều lượng và cách dùng

Cần hết sức thận trọng để tránh vô ý tiêm vào tĩnh mạch hay vào bắp thịt. Vì vậy, trước mỗi lần tiêm bắt buộc phải có động tác hút thử. Nếu bơm tiêm có máu phải chọn một vị trí khác để tiêm.

Ðể gây tê ngoài màng cứng, trước tiên nên tiêm một liều thử 3 - 5 ml bupivacain có chứa epinephrin. Nếu không may tiêm phải mạch máu sẽ phát hiện được ngay nhờ tăng nhịp tim do epinephrin. Trong trường hợp này nên ngừng tiêm và thử lại ở chỗ khác. Sau liều thử ít nhất 5 phút cần hỏi chuyện người bệnh và kiểm tra lại nhịp tim. Thử hút lại một lần nữa trước khi tiêm toàn bộ liều thuốc với tốc độ chậm 20 - 25 mg/phút. Tiếp tục hỏi chuyện bệnh nhân và kiểm tra mạch. Nếu thấy có triệu chứng nhiễm độc nhẹ, nên ngừng tiêm ngay.

Liều thường dùng:

Gây tê từng lớp: dùng bupivacain 0,25%, liều đơn tối đa 150 mg.

Ðể phong bế thần kinh ngoại vi: Dung dịch 0,25%: 12,5 mg (5 ml) hoặc dung dịch 0,5%: 25 mg (5 ml). Liều đơn tối đa không quá 150 mg.

Ðể phong bế thần kinh giao cảm: Dung dịch 0,25%: 50 - 125 mg (20 - 50 ml).

Trong nha khoa, phẫu thuật vùng hàm trên và hàm dưới: Dung dịch 0,5% có thêm epinephrin (1: 200000): 9 - 18 mg (1,8 - 3,6 ml) cho mỗi mũi tiêm; nếu cần, tiêm nhắc lại sau 2 - 10 phút, nhưng liều tổng cộng là 90 mg (18 ml).

Trong phẫu thuật mắt, gây tê hậu nhãn cầu: Dung dịch 0,75%: 15 - 30 mg (2 - 4 ml).

Gây tê ngoài màng cứng vùng thắt lưng:

Trong phẫu thuật: Dung dịch 0,25%: 25 - 50 mg (10 - 20 ml); dung dịch 0,5%: 50 - 100 mg (10 - 20 ml) khi cần giãn cơ; dung dịch 0,75%: 75 - 150 mg (10 - 20 ml) khi cần giãn cơ nhiều.

Khi chuyển dạ, để giảm đau: Dung dịch 0,25%: 
15 - 30 mg (6 - 12 ml); dung dịch 0,5%: 30 - 60 mg 
(6 - 12 ml).

Phong bế vùng đuôi (ống cùng)

Trong phẫu thuật: Dung dịch 0,25%: 37,5 - 75 mg 
(15 - 30 ml); dung dịch 0,5%: 75 - 150 mg (15 - 30 ml), khi cần giãn cơ.

Khi chuyển dạ, để giảm đau: Dung dịch 0,25%: 25 - 50 mg (10 - 20 ml); dung dịch 0,5%: 50 - 100 mg (10 - 20 ml).

Lưu ý: Nên giảm liều đối với trẻ em, người già và những người mắc bệnh tim hoặc gan.

Tương tác thuốc

Tránh dùng bupivacain chứa epinephrin cùng với các thuốc ức chế MAO hay thuốc chống trầm cảm 3 vòng vì có thể gây tăng huyết áp nặng và kéo dài.

Dùng kết hợp với các thuốc co mạch và thúc đẻ nhóm cựa lúa mạch có thể gây tăng huyết áp nặng và kéo dài, đồng thời gây tai biến mạch máu não.

Các phenothiazin và butyrophenon có thể gây giảm hoặc đảo ngược tác dụng của epinephrin.

Bupivacain tương tác với các thuốc chống loạn nhịp nhóm I như tocainid, làm tăng thêm độc tính.

Nên thận trọng khi dùng bupivacain ở người đang dùng thuốc chống loạn nhịp có tác dụng gây tê tại chỗ (như lidocain) vì có thể gây tăng độc tính.

Có thể có hiện tượng loạn nhịp tim nặng nếu dùng bupivacain chứa các thuốc co mạch ở người đang hoặc đã dùng cloroform, halothan, cyclopropan, triclorethy- 
len.

Ðộ ổn định và bảo quản

Bảo quản các dung dịch chế phẩm ở 15 - 30oC. Chỉ dùng một lần sau khi mở ống thuốc.

Các dung dịch chứa epinephrin cần bảo quản tránh ánh sáng. Không dùng nếu dung dịch có màu hồng nhạt hoặc xẫm hơn hoặc có tủa.

Quá liều và xử trí

Tên chung quốc tế: Calcium chloride.

Mã ATC: A12A A07, B05X A07, G04B A03.

Loại thuốc: Khoáng chất.

Dạng thuốc và hàm lượng

Thuốc tiêm calci clorid 10%: Ống tiêm 10 ml chứa 1 g CaCl2. 6H2O (4,56 mmol hoặc 183 mg ion calci).

Thuốc tiêm calci clorid: Ống tiêm 5 ml chứa 500 mg CaCl2. 2H2O trong dung dịch 100 mg/ml (3,4 mmol hoặc 136 mg ion calci).

Dược lý và cơ chế tác dụng

Calci là một ion ngoài tế bào quan trọng, hóa trị 2. Người lớn bình thường có khoảng 1300 g calci (nam) hoặc 1000 g calci (nữ), mà 99% ở xương dưới dạng giống hydroxyapatit, số còn lại có mặt trong dịch ngoại bào, và một số rất nhỏ trong tế bào.

Trong huyết tương người, nồng độ calci vào khoảng 8,5 mg đến 10,4 mg/decilít (2,1 - 2,6 mmol) trong đó khoảng 45% gắn với protein huyết tương, chủ yếu là albumin và khoảng 10% phức hợp với các chất đệm anionic (như citrat và phosphat). Phần còn lại là calci ion hóa (Ca++).

Ca++ rất cần thiết cho nhiều quá trình sinh học: Kích thích neuron thần kinh, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, co cơ, bảo toàn màng và làm đông máu. Ca2+còn giúp chức năng truyền tin thứ cấp cho hoạt động của nhiều hormon.

Trên hệ tim mạch: Ion calci rất cần thiết cho kích thích và co bóp cơ tim cũng như cho sự dẫn truyền xung điện trên một số vùng của cơ tim đặc biệt qua nút nhĩ thất. Sự khử cực của các sợi cơ tim mở các kênh Ca++ điều chỉnh điện thế và gây một dòng Ca++ chậm đi vào, trong thời gian tác dụng của điện thế cao nguyên. Dòng Ca2+ này cho phép thẩm thấu một lượng ion calci đủ để kích thích giải phóng thêm ion calci từ lưới cơ tương, vì vậy gây co cơ.

Trên hệ thần kinh cơ: Ion calci đóng vai trò quan trọng trong kích thích và co bóp cơ. Sự kích thích co cơ của ion calci xảy ra khi được giải phóng khỏi lưới cơ tương. Ion calci giải phóng kích thích co cơ bởi ion calci gắn với troponin, làm mất sự ức chế troponin trên tương tác actin - myosin. Sự giãn cơ xảy ra khi ion calci được đưa trở lại lưới cơ tương, phục hồi sự ức chế của troponin.

Calci clorid kích ứng đường tiêu hóa và gây hoại tử mô, do vậy không bao giờ được tiêm vào các mô hoặc bắp thịt.

Calci clorid dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch ở nồng độ 100 mg/ml. Nên tiêm chậm (không quá 1 ml/phút) để đề phòng tăng cao nồng độ Ca++ trong máu gây ảnh hưởng đến tim và gây ngất. Giảm huyết áp nhẹ thường xảy ra sau khi tiêm vì giãn mạch. Calci clorid là một muối acid nên không dùng khi điều trị hạ calci huyết do suy thận.

Dược động học

Sau khi dùng, ion calci thải trừ ra nước tiểu và được lọc tại cầu thận và có một lượng nhất định được tái hấp thu. Sự tái hấp thu ở ống thận là rất lớn vì có 98% lượng ion calci đã được tái hấp thu trở lại tuần hoàn. Sự tái hấp thu này được điều chỉnh mạnh bởi hormon cận giáp (parathyroid) ( PTH) và cũng bị ảnh hưởng bởi sự lọc Na+, sự có mặt của các anion không tái hấp thu, các chất lợi niệu. Các chất lợi niệu có hoạt tính trên nhánh lên của quai Henle làm tăng calci niệu. Trái lại, chỉ có các thuốc lợi niệu thiazid là không có sự gắn kết giữa thải trừ Na+ và Ca++ nên làm giảm calci niệu. Hormon cận giáp thường xuyên điều chỉnh nồng độ calci trong máu bằng tác động lên ống thận. Calci niệu chỉ bị ảnh hưởng rất nhỏ bởi chế độ ăn ít calci ở người bình thường. Calci bài tiết khá nhiều vào sữa trong thời kỳ cho con bú; có một ít calci thải trừ đi qua mồ hôi và cũng thải trừ qua phân.

Chỉ định

Các trường hợp cần tăng nhanh nồng độ ion calci trong máu như: Co giật do hạ calci huyết ở trẻ sơ sinh, co thắt thanh quản do hạ calci huyết, thiểu năng cận giáp trạng gây tetani, hạ calci huyết do tái khoáng hóa; sau phẫu thuật cường cận giáp; hạ calci huyết do thiếu vitamin D, nhiễm kiềm. Sau truyền máu khối lượng lớn chứa calci citrat gây giảm Ca++ máu.

Trường hợp tăng kali huyết, để giảm tác dụng gây ức chế tim, biểu hiện trên điện tâm đồ.

Trường hợp tăng magnesi huyết, calci clorid cũng được sử dụng nhằm mục đích điều trị các tác động gây ức chế hệ thần kinh trung ương khi dùng quá liều magnesi sulfat.

Quá liều do thuốc chẹn calci, ngộ độc do ethylen glycol.

Chống chỉ định

Rung thất trong hồi sức tim; tăng calci máu, như ở người bị tăng năng cận giáp, quá liều do vitamin D; sỏi thận và suy thận nặng; người bệnh đang dùng digitalis, epinephrin; u ác tính tiêu xương; calci niệu nặng; loãng xương do bất động.

Thận trọng

Tránh tiêm tĩnh mạch quá nhanh (dưới 1 ml/phút) và tránh thoát mạch. Dùng thận trọng với người suy hô hấp hoặc toan máu, tăng calci máu có thể xảy ra khi giảm chức năng thận, cần thiết thường xuyên kiểm tra calci máu. Tránh nhiễm toan chuyển hóa (chỉ dùng calci clorid 2 - 3 ngày, sau đó chuyển sang dùng các muối calci khác).

Thời kỳ mang thai

Không gây hại khi dùng liều theo nhu cầu hàng ngày.

Thời kỳ cho con bú

Không gây hại khi dùng liều theo nhu cầu hàng ngày.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thường gặp, ADR >1/100

Tuần hoàn: Hạ huyết áp (chóng mặt), giãn mạch ngoại vi.

Tiêu hóa: Táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn.

Da: Ðỏ da, ngoại ban, đau hoặc rát bỏng nơi tiêm, đau nhói dây thần kinh. Bốc nóng và có cảm giác nóng.

Ít gặp, 1/1000 < ADR <1/100

Thần kinh: Vã mồ hôi.

Tuần hoàn: Loạn nhịp, rối loạn chức năng tim cấp.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Máu: Huyết khối.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Có thể điều trị ngấm calci clorid quanh mạch như sau:

Ngừng ngay tiêm tĩnh mạch. Truyền natri clorid đẳng trương vào vùng bị ngấm cho loãng đi. Chườm nóng tại chỗ.

Liều lượng và cách dùng

Chống hạ calci huyết hoặc bổ sung chất điện giải (tiêm tĩnh mạch).

Trẻ em: 25 mg (6,8 mg ion calci) cho 1 kg thể trọng, tiêm chậm.

Người lớn: 500 mg tới 1 g (136 - 272 mg ion calci). Tiêm tĩnh mạch chậm với tốc độ không được vượt quá 0,5 ml (13,6 mg ion calci) tới 1 ml (27,2 mg ion calci) trong 1 phút. Liều này có thể được dùng nhắc lại cách quãng 1 đến 3 ngày tùy theo đáp ứng của người bệnh và nồng độ calci trong huyết thanh.

Bỏng acid hydrofluoric:

Tiêm truyền nhỏ giọt động mạch: 10 ml dung dịch 100 mg/ml calci clorid (272 mg ion calci) pha với 40 ml nước muối sinh lý trong 4 giờ.

Ðảo ngược tác dụng chẹn thần kinh cơ do polymyxin và các chất gây mê:

1 g calci clorid (272 mg ion calci).

Chống tăng kali huyết:

Phải điều chỉnh liều qua theo dõi thường xuyên bằng điện tâm đồ.

Chống tăng magnesi huyết:

Tiêm tĩnh mạch, bắt đầu 500 mg (136 mg ion calci), nhắc lại nếu tình trạng lâm sàng thấy cần thiết.

Tương tác thuốc

Những thuốc sau đây ức chế thải trừ calci qua thận: Các thiazid, clopamid, ciprofloxacin, clorthalidon, thuốc chống co giật.

Calci làm tăng độc tính của digoxin đối với tim.

Nồng độ calci trong máu tăng làm tăng tác dụng ức chế enzym Na+ - K+ - ATPase của glycosid trợ tim.

Ðộ ổn định và bảo quản

Bảo quản trong bao bì kín ở nhiệt độ 20 - 35oC.

Tương kỵ

Calci clorid bị kết tủa bởi carbonat, bicarbonat, phosphat, sulfat và tartrat.

Quá liều và xử trí

Khi nồng độ calci trong huyết thanh vượt quá 2,6 mmol/lít (10,5 mg/100 ml) được coi là tăng calci huyết. Không chỉ định thêm calci hoặc bất cứ thuốc gì gây tăng calci huyết để giải quyết tình trạng tăng calci huyết nhẹ ở người bệnh không có triệu chứng và chức năng thận bình thường. Khi nồng độ calci trong huyết thanh vượt quá 2,9 mmol/lít (12 mg/100 ml) phải ngay lập tức dùng các biện pháp sau đây:

Bù nước bằng tiêm tĩnh mạch dung dịch natri clorid 0,9%. Làm lợi niệu bằng furosemid hoặc

Calci lactat

Tên chung quốc tế: Calcium lactate. 

Mã ATC: A12AA05. 

Loại thuốc: Thuốc bổ sung calci. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén calci lactat: 300 mg (tương đương 39 mg calci); 650 mg (tương đương 84,5 mg calci). 

2 Dược lực học 

Calci là khoáng chất nhiều nhất trong cơ thể, và là chất điện phân cần thiết cho cơ thể. Sự cân bằng nội môi được điều chỉnh chủ yếu bởi hormon tuyến cận giáp, Calcitonin và dạng hoạt hóa của vitamin D. Cơ thể chứa khoảng 1 200 g calci (hoặc 300 - 500 mmol/kg trọng lượng cơ thể), khoảng 99% calci được tìm thấy trong xương. Trong huyết tương người, nồng độ calci vào khoảng 8,5 - 10,4 mg/dl (2,1 - 2,6 mmol/lít) trong đó khoảng 45% gắn với protein huyết tương, chủ yếu là Albumin và khoảng 10% phức hợp với các chất đệm anionic (như citrat và phosphat). Phần còn lại là calci ion hóa (Ca). 

Calci là thành phần cấu trúc của xương và răng. Nó cũng cần thiết cho quá trình đông máu, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, co cơ và duy trì nhịp tim bình thường. Ion calci làm tăng sức co bóp của cơ tim. Để đáp ứng với sự kích thích điện của cơ, các ion calci đi vào tế bào cơ từ ngoại bào. Các ion calci chứa trong mạng lưới cơ tương được di chuyển nhanh chóng đến các vị trí tương tác giữa các sợi actin và myosin của các đơn vị tơ cơ (sarcomere) để làm rút ngắn sợi cơ (myofibril). Do đó, calci làm tăng chức năng của cơ tim. Tác dụng co bóp tích cực của calci được điều chỉnh bởi tác dụng của nó trên kháng lực của hệ thống mạch máu. Calci có thể làm tăng hoặc giảm kháng lực của hệ thống mạch máu. Ở tim bình thường, sự co mạch tích cực của calci và tác động co mạnh tạo ra sự gia tăng có thể dự đoán trước của áp lực động mạch. 

Thiếu calci xảy ra khi chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ calci cho nhu cầu của cơ thể, hoặc trong một số tình trạng như giảm năng tuyến cận giáp, thiếu acid hydroclorid dịch vị, tiêu chảy mạn tính, thiếu hụt Vitamin D, tiêu phân mỡ, bệnh sprue, phụ nữ mang thai và cho con bú, thời kỳ mãn kinh, viêm tụy, suy thận, nhiễm kiềm, tăng phosphat huyết. 

Nhu cầu calci ở người ăn chay có thể tăng do tác dụng ức chế của oxalat và phytat (có nồng độ cao trong chế độ ăn chay) đối với Sinh khả dụng của calci. Sử dụng một số loại thuốc (ví dụ như thuốc lợi tiểu, thuốc chống co giật,...) đôi khi cũng dẫn đến hạ calci huyết, đòi hỏi phải bổ sung calci. 

Muối calci lactat được sử dụng để bổ sung calci theo đường uống. Lượng calci cần thiết hàng ngày theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Dưới đây là bảng khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng RNI (Reference Nutrient Intake) cho người Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 43 ngày 24/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Nhu cầu calci hàng ngày theo lứa tuổi được quy định như sau: 

Lứa tuổi 

 Calci (mg/ngày) 

Lứa tuổi 

 Calci (mg/ngày) 

0 - 5 tháng 

300 

10 - 18 tuổi 

700 

6 - 11 tháng

400 

19 - 49 tuổi

1000 

 1 - 3 tuổi 

500 

> 50 tuổi 

1000 

 4 - 6 tuổi 

600 

Phụ nữ mang thai 

1000

7 - 9 tuổi 

700 

Bà mẹ cho con bú 

1000

RNI (theo thông tư số 43/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Calci được hấp thu từ ruột non bằng quá trình vận chuyển chủ động và khuếch tán thụ động. Lượng calci được hấp thu thay đổi phụ thuộc vào một số yếu tố trong đó có nhu cầu của cơ thể, nhưng thông thường chỉ khoảng 30% lượng ăn vào. Hấp thu calci được tăng lên trong thời kỳ cơ thể có nhu cầu cao như khi mang thai và cho con bú. Để được hấp thu, calci cần ở dạng hòa tan và ion hóa. 

3.2 Phân bố

Sau khi được hấp thu, calci được gắn vào 2 và răng với 99% hàm lượng calci của cơ thể có trong các mô xương. Lượng calci còn lại có cả trong dịch trong và ngoài tế bào. Khoảng 50% hàm lượng calci trong máu ở dạng ion hóa có hoạt tính với 5% được tạo phức với citrat, phosphat hoặc các anion khác và 45% được liên kết với protein, chủ yếu là albumin. Tổng nồng độ calci trong huyết thanh từ 9 - 10,4 mg/dl (4,5 - 5,2 mEq/lít), tuy nhiên chỉ calci dạng ion hóa mới có tác dụng. 

3.3 Thải trừ

Calci được bài tiết qua nước tiểu khoảng 20% (DIH) mặc dù một lượng lớn được tái hấp thu ở ống thận. Calci được bài tiết chủ yếu qua phân (75%), bao gồm calci không được hấp thu cũng tiết qua mồ hôi. Calci đi qua nhau thai và cũng được tiết qua sữa mẹ. như calci được bài tiết qua mật và dịch tụy. Một lượng nhỏ được bài  

4 Chỉ định 

Bổ sung calci trong các tình trạng thiếu calci như thời kỳ mang thai, cho con bú, loãng xương, kém hấp thu sau cắt dạ dày, nhuyễn xương và còi xương

5 Chống chỉ định 

Tình trạng tăng calci huyết nặng và tăng calci niệu (ví dụ như tăng vitamin D, cường tuyến cận giáp, suy thận nặng, loãng xương do bất động và các bệnh lý ác tính như đa u tủy xương và di căn xương). 

Bệnh nhân đang điều trị với glycosid tim như Digoxin

6 Thận trọng 

Cần thận trọng khi sử dụng calci lactat cho bệnh nhân có tiền sử sỏi thận, bệnh nhân suy giảm chức năng thận, bệnh lý tim và bệnh u hạt. 

Cẩn theo dõi cẩn thận nồng độ calci trong máu và sự bài tiết calci trong nước tiểu, đặc biệt khi sử dụng calci liều cao, đặc biệt là ở trẻ em. Nên tạm ngừng điều trị nếu nồng độ calci trong máu vượt quá 2,62 - 2,75 mmollit (10,5 - 11,0 mg/dl) hoặc nếu bài tiết calci qua nước tiểu vượt quá 5 mg/kg. 

Thận trọng khi dùng cho trẻ bị hạ Kali huyết vì tăng nồng độ calci huyết thanh có thể làm giảm thêm nồng độ kali. 

7 Thời kỳ mang thai 

Thuốc sử dụng được cho phụ nữ mang thai theo nhu cầu hàng ngày của đối tượng này (xem thêm về nhu cầu hàng ngày trong mục Dược lực học). 

8 Thời kỳ cho con bú 

Thuốc sử dụng được cho phụ nữ cho con bú theo nhu cầu hàng ngày của đối tượng này (xem thêm về nhu cầu hàng ngày trong mục Dược lực học). 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Hệ tiêu hóa: Muối calci dùng đường uống có thể gây kích ứng Đường tiêu hóa gây tiêu chảy, buồn nôn. Muối calci cũng có thể gây táo bón. 

Tăng calci huyết: Tăng calci huyết hiếm gặp khi sử dụng calci đơn độc, nhưng có thể xảy ra khi dùng liều cao trên bệnh nhân suy thận mạn. Tăng calci huyết nhẹ có thể không triệu chứng hoặc có các biểu hiện như táo bón, chán ăn, buồn nôn và nôn. Tăng calci huyết rõ có thể biểu hiện những thay đổi tâm thần như lú lẫn, mê sảng. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Tăng calci huyết nhẹ thường dễ dàng kiểm soát được bằng cách giảm lượng calci đưa vào cơ thể (giảm liều calci) hoặc ngừng bổ sung; các trường hợp tăng calci huyết nặng có đặc hiệu (ví dụ như thẩm tách máu) thể cần phải điều trị. 

10 Liều lượng và cách dùng 

10.1 Cách dùng

Muối calci lactat được dùng bằng đường uống. Khuyến cáo uống sau khi ăn 1 - 1,5 giờ. 

10.2 Liều dùng 

10.2.1 Người lớn

Liều tính theo theo nhu cầu hàng ngày (xem mục Dược lực học). Thông thường, bổ sung khoảng 300 - 600 mg calci lactat/ngày. 

10.2.2 Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối và cho con bú

0,9 – 1,2 g/ngày. 

10.2.3 Trẻ em

Trẻ sơ sinh: 0,25 mmol/kg, dùng 4 lần một ngày, điều chỉnh liều theo đáp ứng. 

Trẻ 1 tháng - 4 tuổi: 0,25 mmol/kg, dùng 4 lần một ngày, điều chỉnh liều theo đáp ứng. 

Trẻ em 5 - 11 tuổi: 0,2 mmol/kg, dùng 4 lần một ngày, điều chỉnh liều theo đáp ứng. 

Trẻ em 12 - 17 tuổi: 10 mmol, 4 lần một ngày, điều chỉnh liều theo đáp ứng. Thông thường, trẻ em trên 3 tuổi có thể dùng 1 viên calci lactat 300 mg/ngày.  

11 Tương tác thuốc 

Glycosid tim: Calci làm tăng cường tác dụng hướng cơ tim và tăng độc tính của glycosid trợ tim; hậu quả có thể gây loạn nhịp tim nếu sử dụng đồng thời (đặc biệt khi calci dùng đường tĩnh mạch, đường uống nguy cơ thấp hơn). 

Biphosphonat: Điều trị đồng thời muối calci với các biphosphonat (như alendronat, etidronat, ibandronat, Risedronat) có thể dẫn đến giảm hấp thu biphosphonat từ đường tiêu hóa. Để làm giảm thiểu tác động của tương tác này, cần uống muối calci tối thiểu 30 phút sau khi uống alendronat hoặc risedronat; tối thiểu 60 phút sau khi uống ibandronat, và không được dùng trong vòng 2 giờ trước và sau khi uống etidronat. 

Chế phẩm sắt: Sử dụng đồng thời muối calci với các chế phẩm Sắt đường uống có thể dẫn đến giảm hấp thu sắt, cần khuyên bệnh nhân sử dụng hai chế phẩm này tại các thời điểm khác nhau. 

Các quinolon: Sử dụng muối calci đồng thời với một số kháng sinh nhóm quinolon (ví dụ như Ciprofloxacin) có thể làm giảm sinh khả dụng của quinolon, không được uống cùng một thời điểm, nên uống cách xa nhau tối thiểu 3 giờ. 

Các tetracyclin. Phức hợp của calci với các kháng sinh tetracyclin làm bất hoạt kháng sinh, vì vậy không được uống cùng một thời điểm, nên uống cách xa nhau tối thiểu 3 giờ. 

12 Quá liều và xử trí 

12.1 Triệu chứng

Chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, khát nước, chóng mặt, tăng urê huyết, rối loạn nhịp tim, nhịp tim chậm. Calci có thể lắng đọng ở thận và các mạch máu làm tăng cholesterol huyết. 

12.2 Xử trí

Ngừng sử dụng calci khi có tăng calci huyết, điều này thường sẽ giải quyết được tình trạng tăng calci huyết nhẹ ở những bệnh nhân không có triệu chứng, miễn là chức năng thận còn đầy đủ. Khi nồng độ calci trong huyết thanh lớn hơn 12 mg/100 ml, ngay lập tức phải bù nước bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch. Trong trường hợp tăng calci huyết nghiêm trọng, có thể cần phải truyền Natri clorid qua tĩnh mạch để làm tăng dịch ngoại bào. Có thể cho bù nước qua đường tĩnh mạch và/hoặc sau đó dùng furosemid hoặc các thuốc lợi tiểu quai khác để tăng đào thải calci. Nên tránh dùng thuốc lợi tiểu thiazid vì chúng có thể làm tăng hấp thu calci ở thận. 

Các loại thuốc khác có thể được sử dụng nếu phương pháp điều trị trên không thành công, bao gồm calcitonin, bisphosphonat, chất tạo chelat, corticosteroid và plicamycin. Các phosphat có thể hữu ích, nhưng nên dùng đường uống và chỉ cho những bệnh nhân có nồng độ phosphat trong huyết thanh thấp và chức năng thận bình thường. Chạy thận nhân tạo là biện pháp cuối cùng. 

Candesartan

Tên chung quốc tế: Candesartan cilexetil.

Mã ATC: C09C A06.

Loại thuốc: Chất đối kháng thụ thể angiotensin II.

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén: 4mg, 8mg, 16mg.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Candesartan cilexetil là một tiền dược (pro-drug), khi uống được thủy phân ở đường tiêu hóa thành chất chuyển hóa có hoạt tính là candesartan. Candesartan gắn chọn lọc và tranh chấp với angiotensin II vào thụ thể AT1 ở các mô như cơ trơn mạch máu và tuyến thượng thận, nên ức chế tác dụng co mạch và tiết aldosteron của angiotensin II, do đó làm giãn mạch và giảm tiết aldosteron. Như vậy, tác dụng này không phụ thuộc vào các con đường của tổng hợp angiotensin II.

Candesartan không có tác dụng ức chế enzym chuyển angiotensin (ACE: angiotensin converting enzym), là enzym xúc tác cho quá trình chuyển angiotensin I thành angiotensin II và quá trình giáng hóa bradykinin. Vì vậy thuốc không ảnh hưởng đến đáp ứng đối với bradykinin. Trong các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát so sánh candesartan và các thuốc ức chế ACE, tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm dùng candesartan cilexetil bị tác dụng không mong muốn như ho khan thấp hơn.

Candesartan không gắn hoặc phong bế các thụ thể hormon và các kênh ion khác giữ một vai trò quan trọng trong điều hòa tim mạch.

Phong bế thụ thể AT1 của angiotensin II làm ức chế điều hòa ngược âm tính của angiotensin II đối với tiết renin. Nhưng tăng hoạt tính renin trong huyết tương và tăng nồng độ angiotensin II trong tuần hoàn không vượt quá tác dụng của candesartan đối với huyết áp.

Ở người tăng huyết áp, candesartan làm giảm huyết áp kéo dài và không làm tăng tần số tim do phản xạ. Tác dụng giảm huyết áp của thuốc phụ thuộc vào liều dùng, nhưng tác dụng không tăng khi uống tới liều 16mg/lần/ngày. Thuốc không làm tụt huyết áp khi dùng liều đầu tiên và không tăng huyết áp trở lại nặng hơn khi ngừng thuốc. Thuốc thường bắt đầu tác dụng trong vòng 2 giờ. Khi dùng liên tục, huyết áp giảm tối đa thường thấy trong vòng 4 tuần.

Candesartan dùng với liều điều trị làm giảm đáng kể albumin niệu ở người đái tháo đường typ II kèm theo tăng huyết áp có albumin niệu vi lượng. Candesartan cũng làm giảm protein niệu ở người có bệnh thận do các nguyên nhân khác. Đối với người tăng huyết áp có đái tháo đường typ II được điều trị 12 tuần với liều 8 - 16mg không thấy tác động đến glucose - huyết hoặc lipid - huyết.

Suy tim: Điều trị bằng candesartan đã làm giảm tỷ lệ tử vong do tim mạch và phải nằm viện do suy tim ở người có suy thất trái. Lợi ích này chưa thấy ở người bệnh có phân suất tống máu còn duy trì (> 40% nghiên cứu CHARM - duy trì).

Tác dụng hữu ích của candesartan đối với tỷ lệ tử vong do tim mạch và phải nhập viện do suy tim đã thấy ở mọi lứa tuổi, giới tính và tính chất điều trị kết hợp. Tuy nhiên, kết quả các nghiên cứu này chưa thể áp dụng cho loại suy tim độ IV theo phân loại NYHA do tỷ lệ nghiên cứu còn quá ít (3%).

Dược động học

Hấp thu: Sau khi uống, candesartan cilexetil được thủy phân ngay ở chỗ liên kết ester trong quá trình hấp thu từ đường tiêu hóa để chuyển thành chất có hoạt tính là candesartan. Sinh khả dụng tuyệt đối của candesartan khoảng 40% khi dùng candesartan cilexetil dưới dạng dung dịch và khoảng 14% khi dùng dưới dạng viên nén. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống viên nén từ 3 - 4 giờ. Với liều điều trị, nồng độ candesartan trong huyết tương tăng tuyến tính với liều dùng. Không có sự khác biệt về dược động học giữa hai giới tính. Sinh khả dụng của candesartan không bị ảnh hưởng có ý nghĩa bởi thức ăn.

Phân bố: Candesartan liên kết với protein huyết tương ở tỷ lệ rất cao (trên 99%). Thể tích phân bố biểu kiến của candesartan là 0,13 lít/kg. Candesartan không phân bố vào trong hồng cầu. Nghiên cứu trên chuột cho thấy thuốc rất ít đi qua hàng rào máu não nhưng qua được nhau thai và phân bố vào thai.

Thải trừ: Candesartan được thải trừ chủ yếu dưới dạng không đổi qua thận và mật, chỉ một phần nhỏ qua gan tạo thành chất chuyển hóa bất hoạt. Nửa đời thải trừ pha cuối của candesartan khoảng 9 giờ. Không có hiện tượng tích lũy sau khi dùng đa liều. Ðộ thanh thải toàn phần từ huyết tương của candesartan là khoảng 0,37 ml/phút/kg, trong đó độ thanh thải thận khoảng 0,19 ml/phút/kg. Candesartan thải trừ qua thận theo cả hai cơ chế lọc ở cầu thận và bài tiết tích cực ở ống thận. Sau khi uống candesartan cilexetil ghi dấu 14C, khoảng 33% liều dùng được tìm thấy trong nước tiểu và 67% trong phân. Còn khi tiêm tĩnh mạch candesartan ghi dấu 14C, tỷ lệ trong nước tiểu và phân tương ứng khoảng 59% và 36%.

Trẻ em dưới 18 tuổi: chưa được nghiên cứu.

Người cao tuổi (trên 65 tuổi): Nồng độ candesartan trong huyết tương ở người cao tuổi cao hơn người trẻ tuổi khi dùng liều giống nhau (nồng độ đỉnh cao hơn khoảng 50% và AUC cao hơn khoảng 80% so với người trẻ tuổi). Dược động học của candesartan diễn biến tuyến tính ở người cao tuổi. Candesartan và chất chuyển hóa không hoạt tính không tích lũy trong huyết thanh khi dùng liều ngày uống 1 lần, lặp lại nhiều ngày. Không cần điều chỉnh liều đầu tiên.

Suy thận: Ở người tăng huyết áp có suy thận, nồng độ candesartan trong huyết thanh tăng cao. Sau khi uống nhiều liều, AUC và nồng độ đỉnh tăng khoảng gấp đôi ở người suy thận nặng (thanh thải creatinin < 30 ml/phút/1,73 m2) so với người có chức năng thận bình thường. Candesartan không loại bỏ được bằng thẩm phân máu. Không cần điều chỉnh liều ban đầu.

Suy tim kèm suy thận: AUC0 - 72 giờ cao hơn theo thứ tự là 36% và 65% so với tổn thương thận nhẹ và vừa. Nồng độ tối đa cao hơn theo thứ tự là 15% và 55% so với suy thận nhẹ và vừa.

Suy gan nhẹ và vừa được so sánh với người khỏe sau khi uống 1 liều đơn 16mg candesartan: AUC tăng 30% ở người suy gan nhẹ và 145% ở người suy gan vừa. Nồng độ tối đa tăng 56% ở người suy gan nhẹ và 73% ở người suy gan vừa.

Suy tim: Dược động học ở người suy tim tương tự như ở người cao tuổi khỏe mạnh.

Chỉ định

Tăng huyết áp.

Suy tim: Điều trị suy tim độ II - III theo phân loại của Hội tim New York (New York Heart Association: NYHA II - III) ở bệnh nhân có suy giảm chức năng tâm thu thất trái (phân suất tống máu ≤ 40%), để giảm tử vong do tim mạch và để giảm số lần phải nằm viện do suy tim, dùng phối hợp với thuốc ức chế ACE ở người bệnh đang điều trị 1 thuốc ức chế ACE nhưng chưa đỡ, hoặc khi bệnh nhân không dung nạp thuốc ức chế ACE.

Chống chỉ định

Quá mẫn với candesartan cilexetil hoặc bất kỳ thành phần nào của chế phẩm. Phụ nữ mang thai và cho con bú.

Suy gan nặng và/hoặc ứ mật.

Suy tim có kali huyết > 5 mmol/lít, creatinin huyết > 265 micromol/lít (> 30mg/lít) hoặc hệ số thanh thải creatinin < 30 ml/phút (tính theo công thức cockcroft).

Thận trọng

Tác động trên tim mạch: Thuốc có thể gây tụt huyết áp. Nguy cơ này sẽ tăng trên các bệnh nhân mất nước mất muối, sử dụng lợi tiểu kéo dài, suy tim, thẩm tách máu. Đối với bệnh nhân suy tim, có thể cần giảm tạm thời liều lượng của candesartan cilexetil hoặc thuốc lợi tiểu, đồng thời cần giám sát chặt chẽ huyết áp trong quá trình tăng liều và định kỳ sau đó.

Các phản ứng mẫn cảm: Phản ứng kiểu phản vệ và/hoặc phù mạch, đã được báo cáo sau khi sử dụng các thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II, trong đó có candesartan. Vì vậy, candesartan không khuyến cáo sử dụng cho các bệnh nhân có tiền sử phù mạch dù có hoặc không có liên quan với việc sử dụng các thuốc ức chế ACE hay các thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II.

Tác động trên thận: Do hệ renin - angiotensin - aldosteron (RAA) có vai trò quan trọng trong duy trì áp lực lọc cầu thận, các thuốc tác động lên hệ RAA (thuốc ức chế ACE, thuốc đối kháng thụ thể của angiotensin II - kể cả candesartan cilexetil) có nguy cơ ảnh hưởng đến sức lọc cầu thận. Đặc biệt, trên các bệnh nhân suy tim, quá trình tưới máu thận đã bị hạn chế, nếu sử dụng các thuốc này, có thể làm ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng thận (gây thiểu niệu, tăng urê huyết tiến triển, suy thận, thậm chí tử vong). Đã có báo cáo về phản ứng có hại (ADR) là tăng creatinin huyết thanh, do đó phải dừng thuốc trên bệnh nhân suy tim dùng candesartan cilexetil. Do đó, cần giám sát chặt chẽ creatinin huyết thanh trong quá trình tăng liều và định kỳ sau đó. Các bệnh nhân có hẹp động mạch thận hai bên, bệnh nhân đã có suy thận trước đó, bệnh nhân dùng đồng thời thuốc lợi tiểu cũng là những trường hợp tăng nguy cơ suy thận khi sử dụng các thuốc tác động trên hệ RAA.

Tăng kali huyết: Tăng kali huyết có thể xảy ra trên các bệnh nhân suy tim sung huyết sử dụng candesartan cilexetil, đặc biệt nếu dùng phối hợp với các thuốc ức chế ACE và/hoặc các thuốc lợi tiểu giảm thải kali (như spironolacton). Cần giám sát kali huyết thanh trong quá trình tăng liều và định kỳ sau đó.

Thận trọng khi phải phẫu thuật lớn, phải gây mê có nguy cơ tụt huyết áp.

Thời kỳ mang thai

Nguy cơ tử vong, dị tật cho thai nhi/ trẻ sơ sinh: Dùng các thuốc tác dụng trực tiếp lên hệ thống renin - angiotensin trong ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ có thể gây ảnh hưởng, thậm chí gây chết thai nhi và trẻ sơ sinh. Các thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin cũng có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng khi sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Chưa thấy tai biến khi dùng candesartan trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhưng cần phải ngừng candesartan càng sớm càng tốt sau khi phát hiện có thai. Sau khi candesartan cilexetil được phép lưu hành trên thị trường, đã có ca báo cáo về độc tính trên thai nhi và trẻ sơ sinh khi người mẹ dùng thuốc này trong thai kỳ.

Theo phân loại của FDA, candesartan cilexetil xếp nhóm C (3 tháng đầu thai kỳ) và nhóm D (3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ).

Thời kỳ cho con bú

Chưa có nghiên cứu candesartan có tiết vào sữa mẹ hay không. Do tiềm tàng nguy cơ có hại cho trẻ nhỏ đang bú mẹ, phải quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Điều trị tăng huyết áp: ADR thường nhẹ, nhất thời và tương đương với nhóm chứng (dùng giả dược placebo). Tần suất ADR không liên quan đến tuổi và liều.

Tỷ lệ phải ngừng thuốc (2,4%) tương tự như nhóm dùng giả dược (2,6%).

Thường gặp, 1/100 ≤ ADR < 1/10

Suy thận: Tăng creatinin và tăng urê huyết.

Tăng kali huyết.

Giảm huyết áp.

Hiếm gặp, ADR < 1/10 000

Máu: Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu đa nhân, mất bạch cầu hạt.

Chuyển hóa: Tăng kali huyết, giảm natri huyết.

Thần kinh: Nhức đầu.

Tiêu hóa: Buồn nôn.

Gan mật: Tăng enzym gan, viêm gan.

Da: Phù mạch, phát ban, mẩn ngứa.

Cơ xương: Đau cơ, khớp.

Thận: Suy thận.

Điều trị suy tim: Liều dùng tới 32mg/ngày.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Đối với điều trị tăng huyết áp, các ADR thường nhẹ, tự hết. Nếu phù mạch nặng gây cản trở đường hô hấp, cần dùng adrenalin, corticosteroid, kháng histamin...

Đối với điều trị suy tim, cần ngừng thuốc. Hạ huyết áp: Cần truyền dịch.

Liều lượng và cách dùng

Candesartan cilexetil được dùng đường uống, có thể uống lúc đói hoặc no.

Tăng huyết áp:

Liều dùng tùy thuộc từng người bệnh và phải điều chỉnh theo đáp ứng huyết áp.

Liều khởi đầu cho người lớn (kể cả người cao tuổi) là 8mg ngày một lần (ở Hoa Kỳ cho phép dùng liều khởi đầu cao hơn là 16mg ngày một lần). Cứ sau mỗi 4 tuần, nếu huyết áp giảm chưa đạt yêu cầu và bệnh nhân vẫn dung nạp được thuốc thì tăng liều thêm 8mg/ngày cho đến khi huyết áp giảm đạt yêu cầu hoặc đến liều tối đa 32mg/ngày (dùng 1 - 2 lần). Không dùng liều lớn hơn 32mg/ngày vì liều cao hơn không làm tăng tác dụng. Nếu liều 32mg/ngày vẫn không có tác dụng thì điều trị phối hợp hoặc thay thuốc khác. Ở liều có tác dụng, huyết áp thường giảm sau 2 tuần và giảm tối đa sau 4 - 6 tuần.

Captopril

Tên chung quốc tế: Captopril.

Mã ATC: C09A A01.

Loại thuốc: Thuốc chống tăng huyết áp, ức chế enzym chuyển.

Dạng dùng và hàm lượng

Viên bao 12,5 mg, 25 mg, 50 mg, 100 mg.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Captopril là chất ức chế enzym chuyển dạng angiotensin I, được dùng trong điều trị tăng huyết áp, và suy tim. Tác dụng hạ huyết áp của thuốc liên quan đến ức chế hệ renin - angiotensin - aldosteron. Renin là enzym do thận sản xuất, khi vào máu tác dụng trên cơ chất globulin huyết tương sản xuất ra angiotensin I, là chất decapeptid có ít hoạt tính. Nhờ vai trò của enzym chuyển dạng (ACE), angiotensin I chuyển thành angiotensin II. Chất sau làm co mạch nội sinh rất mạnh, đồng thời lại kích thích vỏ thượng thận tiết aldosteron, có tác dụng giữ natri và nước. Captopril ngăn chặn được sự hình thành angiotensin II.

Tác dụng chống tăng huyết áp: Captopril làm giảm sức cản động mạch ngoại vi, thuốc không tác động lên cung lượng tim. Tưới máu thận được duy trì hoặc tăng. Mức lọc cầu thận thường không thay đổi. Nếu có hạ nhanh huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp kéo dài hoặc huyết áp rất cao thì mức lọc cầu thận có thể giảm nhất thời, thể hiện ở sự tăng creatinin huyết thanh.

Tác dụng hạ huyết áp xảy ra trong khoảng 60 - 90 phút sau khi uống liều thứ nhất. Thời gian tác dụng phụ thuộc vào liều: Sau một liều bình thường, tác dụng thường duy trì ít nhất 12 giờ. Trong điều trị tăng huyết áp, đáp ứng điều trị tối đa đạt được sau 4 tuần điều trị.

Giảm phì đại thất trái đạt được sau 2 - 3 tháng dùng captopril. Tác dụng hạ huyết áp không phụ thuộc vào tư thế đứng hay nằm.

Hạ huyết áp tư thế (hạ huyết áp thế đứng) thường ít gặp, nhưng có thể xảy ra, đặc biệt ở người có thể tích máu giảm.

Ðiều trị suy tim:

Captopril có tác dụng tốt chống tăng sản cơ tim do ức chế hình thành angiotensin II, là chất kích thích tăng trưởng quan trọng của cơ tim. Ðối với người bệnh suy tim, captopril làm giảm tiền gánh, giảm sức cản ngoại vi, tăng cung lượng tim và vì vậy làm tăng khả năng làm việc của tim.

Tác dụng huyết động và lâm sàng thường xảy ra nhanh và duy trì trong khi điều trị. Cải thiện lâm sàng thấy cả ở người bệnh có tác dụng huyết động kém. Tưới máu thận có thể tăng nhanh tới 60%, tác dụng này thường đạt được từ 60 - 90 phút sau khi uống một liều và đạt tác dụng tối đa sau 3 - 8 giờ, duy trì trong khoảng 12 giờ.

Có thể phối hợp captopril với digitalis và các thuốc lợi tiểu. Không nên phối hợp với các thuốc lợi tiểu giữ kali như spironolacton vì có thể dẫn đến tăng kali máu nặng.

Ðiều trị nhồi máu cơ tim:

Lợi ích của các chất ức chế ACE là làm giảm tỷ lệ tái phát nhồi máu cơ tim, có thể do làm chậm tiến triển xơ vữa động mạch. Captopril làm giảm tỷ lệ chết sau nhồi máu cơ tim. Nên dùng thuốc sớm trong cơn nhồi máu cơ tim cấp tính cho mọi người bệnh, ngay cả khi có dấu hiệu nhất thời rối loạn chức năng thất trái.

Dược động học

Sinh khả dụng đường uống của captopril khoảng 65%, nồng độ đỉnh của thuốc trong máu đạt được sau khi uống một giờ. Thức ăn không ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc. Thể tích phân bố là 0,7 lít/kg. Nửa đời sinh học trong huyết tương khoảng 2 giờ. Ðộ thanh thải toàn bộ là 0,8 lít/kg/giờ, độ thanh thải của thận là 50%, trung bình là 0,4 lít/kg/giờ. 75% thuốc được đào thải qua nước tiểu. 50% dưới dạng không chuyển hóa và phần còn lại là chất chuyển hóa captopril cystein và dẫn chất disulfid của captopril. Suy chức năng thận có thể gây ra tích lũy thuốc.

Chỉ định

Tăng huyết áp, suy tim, sau nhồi máu cơ tim (ở người bệnh đã có huyết động ổn định).

Chống chỉ định

Tiền sử phù mạch, mẫn cảm với thuốc, sau nhồi máu cơ tim (nếu huyết động không ổn định). Hẹp động mạch thận 2 bên hoặc hẹp động mạch thận ở thận độc nhất. Hẹp động mạch chủ hoặc hẹp van 2 lá, bệnh cơ tim tắc nghẽn nặng.

Thận trọng

Suy giảm chức năng thận. Thẩm tách máu. Người bệnh mất nước và/hoặc điều trị thuốc lợi tiểu mạnh: nguy cơ hạ huyết áp nặng.

Bản thân captopril có thể gây tăng nhẹ kali huyết, vì vậy tránh kết hợp với các thuốc lợi tiểu giữ kali như spironolacton, triamteren, amilorid; nếu dùng thuốc lợi tiểu, cần phải rất thận trọng. Cũng cần thận trọng khi dùng các muối có chứa kali và phải kiểm tra cân bằng điện giải thường xuyên.

Ở người bệnh tăng hoạt độ renin mạnh, có thể xảy ra hạ huyết áp nặng sau khi dùng liều captopril đầu tiên, cần tiêm truyền tĩnh mạch natri clorid 0,9%. Hạ huyết áp nhất thời này không cản trở việc tiếp tục sử dụng captopril. Nếu liều ban đầu thấp (6,25 mg hoặc 12,5 mg) thì thời gian hạ huyết áp nặng sẽ giảm.

Nếu đại phẫu hoặc trong khi gây mê với thuốc có tác dụng hạ huyết áp, cần lưu ý rằng captopril ngăn cản sự hình thành angiotensin II, gây giải phóng renin thứ phát, dẫn đến hạ huyết áp kịch phát, cần được điều chỉnh bằng tăng thể tích tuần hoàn.

Nguy cơ tăng mạnh các phản ứng phản vệ khi sử dụng đồng thời các chất ức chế ACE và màng thẩm tách có tính thấm cao, lọc máu, rút bớt LDL và trong khi giải mẫn cảm - chống dị ứng.

Captopril cũng gây phản ứng dương tính giả khi xét nghiệm aceton trong nước tiểu.

Thời kỳ mang thai

Sử dụng captopril hoặc các chất ức chế ACE khác trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ có thể dẫn đến thương tổn cho thai nhi và trẻ sơ sinh gồm hạ huyết áp, giảm sản sọ sơ sinh, vô niệu, suy thận hồi phục hoặc không hồi phục và tử vong. Ít nước ối có thể do giảm chức năng thận thai nhi. Chậm phát triển thai, đẻ non và còn ống động mạch đã xảy ra. Vì vậy không bao giờ được dùng captopril trong thời kỳ mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Captopril bài tiết vào sữa mẹ, gây nhiều tác dụng có hại cho trẻ bú sữa mẹ, vì vậy không được dùng captopril và các chất ức chế ACE khác đối với người cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Hầu hết các ADR là chóng mặt và ngoại ban (khoảng 2%). Các phản ứng này thường phụ thuộc vào liều dùng và liên quan đến những yếu tố biến chứng như suy thận, bệnh mô liên kết ở mạch máu.

Thường gặp, ADR >1/100

Toàn thân: Chóng mặt.

Da: Ngoại ban, ngứa.

Hô hấp: Ho.

Ít gặp, 1/100 >ADR >1/1000

Tuần hoàn: Hạ huyết áp nặng.

Tiêu hóa: Thay đổi vị giác, viêm miệng, viêm dạ dày, đau bụng, đau thượng vị.

Hiếm gặp, ADR <1/1000

Toàn thân: Mẫn cảm, mày đay, đau cơ, sốt, tăng bạch cầu ưa eosin, bệnh hạch lympho, sút cân.

Tuần hoàn: Viêm mạch.

Nội tiết: To vú đàn ông.

Da: Phù mạch, phồng môi, phồng lưỡi; giọng khàn do phù dây thanh âm, phù chân tay. Ðiều này thường do thiếu từ trước enzym chuyển hóa bổ thể, kết hợp với tăng bradykinin, có thể đe dọa tính mạng. Mẫn cảm ánh sáng, phát ban kiểu pemphigus, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens - Johnson, viêm da tróc vảy.

Gan: Vàng da, viêm tụy.

Hô hấp: Co thắt phế quản, hen nặng lên.

Cơ xương: Ðau cơ, đau khớp.

Thần kinh: Dị cảm.

Tâm thần: Trầm cảm, lú lẫn.

Sinh dục, tiết niệu: Protein niệu, hội chứng thận hư, tăng kali máu, giảm chức năng thận.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Tăng creatinin và urê huyết thanh có thể hồi phục khi ngừng thuốc, tuy nhiên cần thận trọng, đặc biệt ở người suy thận có hẹp động mạch thận một bên. Dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu cũng có thể làm tăng nhất thời creatinin và urê huyết thanh.

Ngộ độc tế bào gan có hoặc không có ứ mật. Ngoại ban thường có dát sần, ngứa, mày đay có thể xảy ra khi bắt đầu điều trị, nhưng có thể mất đi khi tiếp tục điều trị với cùng liều lượng.

Thay đổi vị giác cũng xảy ra, nhưng thường mất đi trong vòng 2 - 3 tháng điều trị. Ở người bệnh có hệ thống renin tăng hoạt hóa có thể xảy ra hạ huyết áp nặng trong những giờ đầu sử dụng thuốc, tác dụng này thường không có triệu chứng vì tuần hoàn não thường được duy trì. Ở người bệnh có thể tích tuần hoàn thấp, có thể có nhịp nhanh. Bệnh thần kinh đã được thông báo nhưng mối liên quan nhân quả với captopril chưa được chứng minh. Mất bạch cầu hạt cũng được thông báo ở một số ít trường hợp nhưng chủ yếu ở nhóm người có chức năng thận suy giảm và creatinin huyết thanh trên 175 micromol/lít và đặc biệt có nguy cơ cao khi có bệnh tự miễn mô liên kết, kết hợp với tổn thương thận.

Ðiều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch là một yếu tố nguy cơ khác.

Liều lượng và cách dùng

Cách dùng: Uống captopril 1 giờ trước bữa ăn.

Tăng huyết áp: Liều thường dùng: 25 mg/lần, 2 - 3 lần/ngày. Uống captopril 1 giờ trước khi ăn. Liều ban đầu có thể thấp hơn (6,25 mg, 2 lần/ngày đến 12,5 mg, 3 lần/ngày) cũng có thể có hiệu quả, đặc biệt ở người đang dùng thuốc lợi tiểu. Nếu huyết áp không kiểm soát được sau 1 - 2 tuần, có thể tăng liều tới 50 mg, ngày uống 2 hoặc 3 lần. Thường không cần thiết vượt quá 150 mg/ngày. Lúc đó, có thể cho thêm thuốc lợi tiểu thiazid liều thấp (thí dụ 15 mg hydroclorothiazid mỗi ngày).

Cơn tăng huyết áp ( khi cần phải giảm huyết áp trong vài giờ): 12,5 - 25 mg uống lặp lại 1 hoặc 2 lần nếu cần, cách nhau khoảng 30 - 60 phút hoặc lâu hơn, nhưng captopril phải được dùng một cách thận trọng.

Ðối với suy thận:

Suy tim:

Captopril nên dùng phối hợp với thuốc lợi tiểu. Liều thường dùng là 6,25 - 50 mg/lần, 2 lần/ngày; khi cần, có thể tăng liều lên 50 mg/lần, 2 lần/ngày. Người bệnh giảm thể tích tuần hoàn hoặc nồng độ natri máu dưới 130 mmol/lít, cần dùng liều ban đầu thấp hơn.

Hoạt chất Carbocisteine được sử dụng trong lâm sàng nhằm mục đích giúp làm loãng đờm đặc, nhầy đường hô hấp, cải thiện các bệnh tắc nghẽn đường thở.

1 Tổng quan về hoạt chất Carbocisteine

1.1 Mô tả hoạt chất Carbocisteine 

CTCT: C5H9NO4S.

Trạng thái: Carbocisteine có điểm sôi 417,3 ± 45,0, điểm nóng chảy 185-187, độ hòa tan 1,6g/L.

2 Tác dụng dược lý 

2.1 Dược lực học

Khó thở và ho là những triệu chứng phổ biến của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và các tình trạng hô hấp khác có đặc điểm là tăng sản xuất chất nhầy. Những người bị COPD có nguy cơ nhiễm trùng phổi cao hơn do sự phát triển và tích tụ của vi-rút và vi khuẩn trong chất nhầy đặc của phế quản.

Carbocisteine là thuốc dùng để làm giảm các nhiễm trùng và các bệnh đường hô hấp thông qua việc giúp làm tan và làm giảm độ nhớt chất nhầy, giúp phá hủy liên kết của các Monome Mucin, cụ thể là Disulphide nên giúp nhầy, đờm dễ tống ra ngoài. Carbocisteine cũng làm giảm sự tăng sản tế bào yêu tinh . Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy chúng cải thiện khả năng khạc đờm. Một số giấy phép cho loại thuốc này đã bị rút lại sau các tác dụng nghịch lý nghiêm trọng và gây tử vong sau khi điều trị bằng carbocistine ở trẻ em; hô hấp, khó thở và ho trầm trọng hơn đã được báo cáo bởi các bác sĩ ở Pháp và Ý. Carbocisteine hiện không được FDA hoặc Bộ Y tế Canada chấp thuận, nhưng được phép sử dụng ở Châu Á, Châu Âu và Nam Mỹ.

2.2 Dược động học

Hấp thu: Tốt qua tiêu hóa. Carbocisteine có Sinh khả dụng <10%. Sau 2 giờ, Carbocisteine đạt nồng độ tối đa.

Phân bố: Và chất nhầy hô hấp, mô phổi. Carbocisteine có Thể tích phân bố 60-105L.

Chuyển hóa: Nhờ các quá trình khử carboxyl, acetyl hóa, sulfamid hóa.

Thải trừ: Qua nước tiểu. Carbocisteine có nửa đời thải trừ 1,87 giờ.

4 Chỉ định

Carbocisteine là thuốc gì?

Điều trị các bệnh hô hấp có tiết dịch nhầy là:

Hen phế quản.

Viêm phế quản cấp.

Viêm phổi.

Tắc nghẽn đường thở mạn tính.

Tràn khí màng phổi.

Viêm phổi.

Đợt cấp viêm phế quản mạn.

5 Chống chỉ định

Người loét dạ dày-tá tràng.

Người mẫn cảm với Carbocisteine.

Trẻ <2 tuổi.

6 Liều dùng - Cách dùng của Carbocisteine

6.1 Liều dùng của Carbocisteine

Người lớn:

  • Liều ban đầu: 2250mg chia làm nhiều lần hoặc 1500mg/ngày.

Trẻ 2-5 tuổi:

  • Liều thông thường: 62,5-125mg x 4 lần/ngày hoặc 100mg x 2 lần/ngày.

Trẻ 6-12 tuổi:

  • Liều thông thường: 100-250mg/ngày.

6.2 Cách dùng của Carbocisteine

Thuốc dùng đường uống.

Uống thuốc với thức ăn.

7 Tác dụng không mong muốn 

Tiêu hóaMiễn dịchDa, mô mềm

Khó chịu vùng thượng vị

Tiêu chảy

Buồn nôn, nôn

Xuất huyết tiêu hóa

Phát ban cố định do thuốc

Phản ứng phản vệ

Phát ban

Viêm da bóng nước như:

Hồng ban đa dạng

Hội chứng Stevens-Johnson

8 Tương tác thuốc

Tương tác của Carbocistein vẫn chưa ghi nhận cụ thể.

Không nên dùng với các thuốc làm khô dịch tiết.

9 Thận trọng khi sử dụng Carbocisteine

Dùng Carbocisteine thận trọng cho:

Trẻ ≥2 tuổi.

Người hen phế quản mạn tính.

Phụ nữ cho con bú.

Người suy hô hấp.

Người cao tuổi.

Người đang dùng:

Thuốc làm khô dịch tiết phế quản.

Thuốc chống ho.

Người tiền sử viêm loét dạ dày-tá tràng.

Người dùng thuốc gây xuất huyết tiêu hóa.

Phụ nữ mang thai.

10 Nghiên cứu Hiệu quả lâm sàng của Carbocysteine ​​trong COPD: Ngoài tác dụng làm tan chất nhầy

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh không đồng nhất với một hồ sơ linh hoạt và phức tạp, là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ tư trên toàn thế giới. Một số nhóm nghiên cứu đã cố gắng xác định các phương pháp điều trị khả thi để điều trị COPD, chẳng hạn như sử dụng các loại thuốc có hoạt tính chất nhầy, bao gồm carbocysteine. Tuy nhiên, vai trò của chúng trong điều trị bệnh nhân COPD vẫn còn gây tranh cãi do đặc điểm đa dạng của COPD. Trong tổng quan hiện tại, 72 bài báo, được xuất bản trên các tạp chí được bình duyệt với các yếu tố tác động cao, được phân tích để cung cấp cái nhìn sâu sắc và nâng cao kiến ​​thức về COPD khi xem xét sự đóng góp quan trọng của carbocysteine ​​trong việc giảm các đợt cấp thông qua nhiều cơ chế. Carbocysteine ​​trên thực tế có thể điều chỉnh các chất nhầy và các chức năng của lông mi, và để chống lại nhiễm trùng do virus và vi khuẩn cũng như stress oxy hóa, mang lại tác dụng bảo vệ tế bào. Hơn nữa, carbocysteine ​​cải thiện khả năng đáp ứng của steroid và thực hiện hoạt động chống viêm. Phân tích này chứng minh rằng việc sử dụng carbocysteine ​​ở bệnh nhân COPD là một phương pháp điều trị dung nạp tốt với hồ sơ an toàn thuận lợi và có thể góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân mắc căn bệnh nghiêm trọng này.

11 Các dạng bào chế phổ biến của Carbocisteine

Carbocisteine được bào chế dưới dạng:

Viên nang Carbocistein 500mg, 200mg, 250mg, dạng viên mềm nên dễ nuốt, dễ mang theo nhưng vỏ nang có thể dễ ẩm nên cần để cẩn thận.

Viên nén Carbocisteine 375mg, là viên uống tiện lợi, dễ dùng và cũng rất dễ bảo quản, người lớn thường lựa chọn.

Siro Carbocisteine 250mg/5ml, 125mg/5ml dùng thích hợp cho trẻ, vị ngọt dễ tính toán hàm lượng và được các bé yêu thích.

Thuốc bột Carbocisteine 100mg, 200mg, 250mg, dùng để pha uống, tiện sử dụng, cũng là dễ dàng dùng hay được lựa chọn cho trẻ nhỏ.

Các thuốc của Carbocisteine đều dùng đường uống nên tiện sử dụng.

Biệt dược gốc của Carbocisteine là: Mucodyne.

Các thuốc khác chứa Carbocisteine là: Thuốc Ausmuco 750V Carbocisteine 750mg,…

Cefaclor

Tên chung quốc tế: Cefaclor.

Mã ATC: J01D A08.

Loại thuốc: Kháng sinh uống, nhóm cephalosporin thế hệ 2.

Dạng thuốc và hàm lượng

Dùng dưới dạng cefaclor monohydrat.

Liều và hàm lượng biểu thị theo cefaclor khan.

Nang mềm và nang cứng: 250mg, 500mg.

Bột hoặc hạt để pha hỗn dịch trong nước, chứa 125mg/5 ml (75 ml, 150 ml); 187mg/5 ml (50 ml, 100 ml); 250mg/5 ml (75 ml, 150 ml); 375mg/5 ml (50 ml, 100 ml).

Viên nén giải phóng kéo dài: 375mg, 500mg.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Cefaclor là một kháng sinh cephalosporin uống, bán tổng hợp, thế hệ 2, có tác dụng diệt vi khuẩn đang trong giai đoạn phát triển và phân chia bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Thuốc gắn vào các protein gắn với penicilin (Penicilin binding protein, PBP), là các protein tham gia vào thành phần cấu tạo màng tế bào vi khuẩn, đóng vai trò là enzym xúc tác cho giai đoạn cuối cùng của quá trình tổng hợp thành tế bào. Kết quả là thành tế bào được tổng hợp sẽ bị yếu đi và không bền dưới tác động của áp lực thẩm thấu. Ái lực gắn của cefaclor với PBP của các loại khác nhau sẽ quyết định phổ tác dụng của thuốc.

Cũng như các kháng sinh beta-lactam khác, tác dụng diệt khuẩn của cefaclor phụ thuộc vào thời gian. Do vậy, mục tiêu cần đạt của chế độ liều là tối ưu hóa khoảng thời gian phơi nhiễm của vi khuẩn với thuốc. Thời gian nồng độ thuốc trong máu lớn hơn nồng độ ức chế tối thiểu của kháng sinh với vi khuẩn phân lập (T > MIC) là thông số dược động học/dược lực học có liên quan chặt chẽ đến hiệu quả điều trị của cefaclor. T > MIC cần đạt ít nhất 40 - 50% khoảng cách giữa hai lần đưa thuốc.

Cefaclor có tác dụng in vitro đối với cầu khuẩn Gram dương tương tự cefalexin nhưng có tác dụng mạnh hơn đối với các vi khuẩn Gram âm, đặc biệt với Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis, ngay cả với H. influenzae và M. catarrhalis sinh ra beta lactamase. Tuy nhiên, tác dụng trên tụ cầu sinh beta- lactamase và penicilinase thì yếu hơn cefalexin.

Trên in vitro, cefaclor có tác dụng đối với phần lớn các chủng vi khuẩn sau, phân lập được từ người bệnh:

Vi khuẩn hiếu khí Gram dương: Staphylococcus, kể cả những chủng sinh ra penicilinase, coagulase dương tính, coagulase âm tính, tuy nhiên có biểu hiện kháng chéo giữa cefaclor và methicilin; Streptococcus pneumoniae; Streptococcus pyogenes (Streptococcus tan máu beta nhóm A); Propionibacterium acnes; Corynebacterium diphtheriae.

Vi khuẩn hiếu khí Gram âm: Moraxella catarrhalis; Haemophilus influenzae (kể cả những chủng sinh ra beta lactamase, kháng ampicilin); Escherichia coli; Proteus mirabilis; Klebsiella spp.; Citrobacter diversus; Neisseria gonorrhoeae;

Vi khuẩn kỵ khí: Bacteroides spp. (ngoại trừ Bacteroides fragilis là kháng); các Peptococcus; các Peptostreptococcus.

Cefaclor không có tác dụng đối với Pseudomonas spp. hoặc Acinobacter spp., Staphylococcus kháng methicilin, tất cả các chủng Enterococcus (ví dụ như Enterococcus faecalis cũng như phần lớn các chủng Enterobacter spp., Serratia spp., Morganella morganii, Proteus vulgaris và Providencia rettgeri.

Kháng thuốc:

Vi khuẩn kháng lại cefaclor chủ yếu theo cơ chế biến đổi PBP đích, sinh beta lactamase hoặc làm giảm tính thấm của cefaclor qua màng tế bào vi khuẩn.

Hiện nay, một số chủng vi khuẩn nhạy cảm đã trở nên kháng với cefaclor và các kháng sinh cephalosporin thế hệ 2 khác, đặc biệt là các chủng Streptococcus pneumoniae kháng penicilin, các chủng Klebsiella pneumoniae và E. coli sinh beta-lactamase hoạt phổ rộng (Extended spectrum beta lactamase, ESBL).

Dược động học

Cefaclor bền vững với acid dịch vị và được hấp thu tốt sau khi uống lúc đói. Với liều 250mg và 500mg dạng viên nang uống lúc đói, nồng độ đỉnh trung bình trong huyết tương tương ứng khoảng 7 và 13 microgam/ml, đạt được sau 30 đến 60 phút. Sau khi uống 500mg viên nén giải phóng kéo dài lúc đói, nồng độ đỉnh trong huyết tương vào khoảng 5,4 microgam/ml, đạt được sau 90 phút. Thức ăn làm chậm hấp thu, nhưng tổng lượng thuốc được hấp thu vẫn không đổi, nồng độ đỉnh chỉ đạt được từ 50% đến 75% nồng độ đỉnh ở người bệnh uống lúc đói và thường xuất hiện muộn hơn từ 45 đến 60 phút. Nửa đời thải trừ của cefaclor trong huyết tương từ 30 đến 60 phút; thời gian này thường kéo dài hơn một chút ở người có chức năng thận giảm. Khoảng 25% cefaclor liên kết với protein huyết tương. Nếu mất chức năng thận hoàn toàn, nửa đời thải trừ kéo dài từ 2,3 đến 2,8 giờ. Nồng độ cefaclor trong huyết thanh vượt quá nồng độ ức chế tối thiểu, đối với phần lớn các vi khuẩn nhạy cảm, ít nhất 4 giờ sau khi uống liều điều trị.

Cefaclor phân bố rộng khắp cơ thể; đi qua nhau thai và bài tiết trong sữa mẹ ở nồng độ thấp. Cefaclor thải trừ nhanh chóng qua thận; tới 85% liều sử dụng được thải trừ qua nước tiểu ở dạng nguyên vẹn trong vòng 8 giờ, phần lớn thải trừ trong 2 giờ đầu ở người có chức năng thận bình thường. Cefaclor đạt nồng độ cao trong nước tiểu trong vòng 8 giờ sau khi uống, trong khoảng 8 giờ này nồng độ đỉnh trong nước tiểu đạt được 600 và 900 microgam/ml sau các liều sử dụng tương ứng 250 và 500mg. Probenecid làm chậm bài tiết cefaclor. Một ít cefaclor được đào thải qua thẩm phân máu.

Chỉ định

Các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và hô hấp dưới mức độ nhẹ và vừa do các vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt sau khi đã dùng các kháng sinh thông thường (do "Chương trình quốc gia chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp" khuyến cáo) mà bị thất bại: viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm họng, viêm amidan tái phát nhiều lần, viêm phế quản cấp có bội nhiễm, viêm phổi, đợt bùng phát của viêm phế quản mạn tính. Đối với viêm họng cấp do Streptococcus beta tan máu nhóm A, thuốc được ưa dùng đầu tiên là penicilin V để phòng bệnh thấp tim.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm (bao gồm viêm thận - bể thận và viêm bàng quang). Không dùng cho trường hợp viêm tuyến tiền liệt vì thuốc khó thấm vào tổ chức này.

Nhiễm khuẩn da và mô mềm do các chủng Staphylococcus aureus nhạy cảm với methicilin và Streptococcus pyogenes nhạy cảm.

Chống chỉ định

Người bệnh có tiền sử dị ứng/quá mẫn với cefaclor và kháng sinh nhóm cephalosporin.

Thận trọng

Với các người bệnh có tiền sử mẫn cảm với cephalosporin, đặc biệt với cefaclor, hoặc với penicilin, hoặc với các thuốc khác. Phải thận trọng với người bệnh dị ứng với penicilin vì có mẫn cảm chéo (5 - 10% số trường hợp).

Cefaclor dùng dài ngày có thể gây viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile. Thận trọng đối với người bệnh có tiền sử đường tiêu hóa, đặc biệt viêm đại tràng. Cần nghi ngờ viêm đại tràng giả mạc khi xuất hiện tiêu chảy kéo dài, phân có máu ở bệnh nhân đang dùng hoặc trong vòng 2 tháng sau khi dừng liệu pháp kháng sinh.

Cần thận trọng khi dùng cefaclor cho người có chức năng thận suy giảm nặng.

Vì nửa đời thải trừ của cefaclor ở người bệnh vô niệu là 2,3 - 2,8 giờ (so với 0,6 - 0,9 giờ ở người bình thường) nên thường không cần điều chỉnh liều đối với người bệnh suy thận trung bình nhưng phải giảm liều ở người suy thận nặng. Vì kinh nghiệm lâm sàng trong sử dụng cefaclor còn hạn chế, nên cần theo dõi lâm sàng.

Cần theo dõi chức năng thận trong khi điều trị bằng cefaclor phối hợp với các kháng sinh có tiềm năng gây độc cho thận (như nhóm kháng sinh aminosid) hoặc với thuốc lợi niệu furosemid, acid ethacrynic.

Test Coombs dương tính trong khi điều trị bằng cefaclor. Trong khi làm phản ứng chéo truyền máu hoặc thử test Coombs ở trẻ sơ sinh có mẹ đã dùng cefaclor trước khi đẻ, phản ứng này có thể dương tính do thuốc.

Tìm glucose niệu bằng các chất khử có thể dương tính giả. Phản ứng dương tính giả sẽ không xảy ra nếu dùng phương pháp phát hiện đặc hiệu bằng glucose oxydase.

Độ an toàn và hiệu quả của viên nang cefaclor và hỗn dịch uống cefaclor cho đối tượng bệnh nhi dưới 1 tháng tuổi chưa được thiết lập. Độ an toàn và hiệu quả của viên nén giải phóng kéo dài cefaclor cho đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi chưa được thiết lập.

Thời kỳ mang thai

Các nghiên cứu trên động vật với liều gấp từ 3 - 5 lần liều tối đa dùng cho người (1 500mg/ngày) không cho thấy bằng chứng gây ảnh hưởng đến bào thai của thuốc. Kháng sinh cephalosporin thường được coi là an toàn khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, do chưa có công trình nào được nghiên cứu đầy đủ ở người mang thai nên cefaclor chỉ được chỉ định dùng ở người mang thai khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Nồng độ cefaclor trong sữa mẹ rất thấp (0,16 - 0,21 microgam/ml sau khi mẹ dùng liều duy nhất 500mg). Tác động của thuốc trên trẻ đang bú mẹ chưa rõ nhưng nên cần thận trọng khi thấy trẻ bị ỉa chảy, tưa và nổi ban. Mặc dù cefaclor không được đặc biệt liệt kê trong danh sách nhưng Hiệp hội Nhi khoa Hoa kỳ xếp các kháng sinh cephalosporin khác như cefadroxil và cefazolin vào nhóm thuốc tương hợp với thời kỳ cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Ước tính gặp ở khoảng 4% người bệnh dùng cefaclor. Ban da và ỉa chảy thường gặp nhất.

Thường gặp, ADR > 1/100

Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.

Tiêu hóa: Ỉa chảy.

Da: Ban da dạng sởi.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Toàn thân: Test Coombs trực tiếp dương tính.

Máu: Tăng tế bào lympho, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính.

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.

Da: Ngứa, nổi mày đay.

Tiết niệu - sinh dục: Ngứa bộ phận sinh dục, viêm âm đạo, bệnh nấm Candida.

Hiếm gặp, ADR <1/1000

Toàn thân: Phản ứng phản vệ, sốt, triệu chứng giống bệnh huyết thanh (thường gặp ở bệnh nhi dưới 6 tuổi). Hội chứng Stevens - Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell), ban da mụn mủ toàn thân.

Phản ứng giống bệnh huyết thanh hay gặp ở trẻ em hơn người lớn: Ban đa dạng, viêm hoặc đau khớp, sốt hoặc không, có thể kèm theo hạch to, protein niệu.

Máu: Giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết.

Tiêu hóa: Viêm đại tràng màng giả.

Gan: Tăng enzym gan (ASAT, ALAT, phosphatase kiềm), viêm gan và vàng da ứ mật.

Thận: Viêm thận kẽ hồi phục, tăng nhẹ urê huyết hoặc creatinin huyết thanh hoặc xét nghiệm nước tiểu không bình thường.

Thần kinh trung ương: Cơn động kinh (với liều cao và suy giảm chức năng thận), tăng kích động, đau đầu, tình trạng bồn chồn, mất ngủ, lú lẫn, tăng trương lực, chóng mặt, ảo giác, và ngủ gà.

Bộ phận khác: Đau khớp.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Ngừng sử dụng cefaclor nếu xảy ra dị ứng. Các triệu chứng quá mẫn có thể dai dẳng trong một vài tháng. Trong trường hợp dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn nghiêm trọng cần tiến hành điều trị hỗ trợ (duy trì thông khí, thở oxy, sử dụng adrenalin, tiêm tĩnh mạch corticosteroid).

Ngừng điều trị nếu bị ỉa chảy nặng.

Các trường hợp bị viêm đại tràng màng giả do Clostridium difficile phát triển quá mức ở thể nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Các trường hợp thể vừa và nặng, cần lưu ý cho truyền các dịch và chất điện giải, bổ sung protein và điều trị bằng kháng sinh có tác dụng với C. difficile (nên dùng metronidazol, không dùng vancomycin).

Phản ứng giống bệnh huyết thanh thường xảy ra một vài ngày sau khi bắt đầu điều trị và giảm dần sau khi ngừng thuốc vài ngày. Đôi khi phản ứng nặng cần điều trị bằng các thuốc kháng histamin và corticosteroid.

Nếu bị co giật do thuốc điều trị, phải ngừng thuốc. Có thể điều trị bằng thuốc chống co giật nếu cần.

Liều lượng và cách dùng

Cefaclor dùng theo đường uống. Dạng viên nang và hỗn dịch uống có thể sử dụng cả trong bữa ăn hoặc ngoài bữa ăn. Dạng viên nén giải phóng kéo dài nên dùng trong bữa ăn hoặc trong vòng 1 giờ quanh bữa ăn để tăng hấp thu.

Người lớn: Liều thường dùng: 250mg, cứ 8 giờ một lần. Trong trường hợp nặng có thể tăng liều lên gấp đôi. Tối đa 4g/ngày.

Viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm trùng tiết niệu không có biến chứng: Uống 250mg, cứ 8 giờ một lần. Trường hợp nhiễm trùng nặng hơn hoặc chủng vi khuẩn phân lập kém nhạy cảm có thể dùng 500mg, cứ 8 giờ dùng một lần. Dạng viên nén giải phóng kéo dài dùng 375mg, cứ 12 giờ dùng một lần. Thời gian điều trị là 10 ng

Cefadroxil

Tên chung quốc tế: Cefadroxil.

Mã ATC: J01D A09.

Loại thuốc: Thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ thứ nhất.

Dạng thuốc và hàm lượng

Thuốc uống cefadroxil là dạng ngậm một phân tử nước. Liều được biểu thị theo số lượng tương đương cefadroxil khan.

Nang 500 mg; viên nén 1 g; dịch treo 125, 250 và 500 mg/5 ml.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Cefadroxil là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1, có tác dụng diệt khuẩn, ngăn cản sự phát triển và phân chia của vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.

Cefadroxil là dẫn chất para - hydroxy của cefalexin và là kháng sinh dùng theo đường uống có phổ kháng khuẩn tương tự cefalexin.

Thử nghiệm in vitro, cefadroxil có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Các vi khuẩn Gram dương nhạy cảm bao gồm các chủngStaphylococcus có tiết và không tiết penicilinase, các chủng Streptococcus tan huyết beta, Streptococcus pneumoniae và Streptococcus pyogenes. Các vi khuẩn Gram âm nhạy cảm bao gồm Escherichia coli, Kleb-siella pneumoniae, Proteus mirabilis và Moraxella catarrhalis. Haemophilus influenzae thường giảm nhạy cảm.

Theo các số liệu ASTS 1997, những chủng còn nhạy cảm tốt với các kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1 là Staphylococcus aureus, Staph. epidermidis, các chủng Streptococcus tan huyết nhóm A, Streptococcus pneumoniae, và H. influenzae.

Một số chủng đang tăng mức kháng với các kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1 với tỷ lệ như sau: Tỷ lệ kháng của E. coli với cefalexin là khoảng 50%, tỷ lệ kháng của Proteus với cefalexin là khoảng 25% và với cephalotin là 66%, tỷ lệ kháng của Klebsiella pneumoniae với cephalotin là 66% các mẫu phân lập.

Phần lớn các chủng Enterococcus faecalis (trước đây là Streptococcus faecalis) và Enterococcus faecium đều kháng cefadroxil. Về mặt lâm sàng, đây là những gợi ý quan trọng cho việc lựa chọn thuốc để điều trị các nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. Cefadroxil cũng không có tác dụng trên phần lớn các chủng Enterobacter spp.,Morganella morganii (trước đây là Proteus morganii) và Proteus vulgaris. Cefadroxil không có hoạt tính đáng tin cậy trên các loài Pseudomonas và Acinetobacter calcoaceticus (trước đây là các loài Mima và Herellea).

Các chủng Staphylococcus kháng methicilin hoặc Streptococcus pneumoniae kháng penicilin đều kháng các kháng sinh nhóm cephalosporin.

Dược động học

Cefadroxil bền vững trong acid và được hấp thụ rất tốt ở đường tiêu hóa. Với liều uống 500 mg hoặc 1 g, nồng độ đỉnh trong huyết tương tương ứng với khoảng 16 và 30 microgam/ml, đạt được sau 1 giờ 30 phút đến 2 giờ. Mặc dầu có nồng độ đỉnh tương tự với nồng độ đỉnh của cefalexin, nồng độ của cefadroxil trong huyết tương được duy trì lâu hơn. Thức ăn không làm thay đổi sự hấp thụ thuốc. Khoảng 20% cefadroxil gắn kết với protein huyết tương. Nửa đời của thuốc trong huyết tương là khoảng 1 giờ 30 phút ở người chức năng thận bình thường; thời gian này kéo dài trong khoảng từ 
14 đến 20 giờ ở người suy thận.

Cefadroxil phân bố rộng khắp các mô và dịch cơ thể. Thể tích phân bố trung bình là 18 lít/1,73 m2, hoặc 0,31 lít/kg. Cefadroxil đi qua nhau thai và bài tiết trong sữa mẹ.

Thuốc không bị chuyển hóa. Hơn 90% liều sử dụng thải trừ trong nước tiểu ở dạng không đổi trong vòng 24 giờ qua lọc cầu thận và bài tiết ở ống thận. Do đó, với liều uống 500 mg, nồng độ đỉnh của cefadroxil trong nước tiểu lớn hơn 1 mg/ml. Sau khi dùng liều 1 g, nồng độ kháng sinh trong nước tiểu giữ được 20 - 22 giờ trên mức nồng độ ức chế tối thiểu cho những vi khuẩn gây bệnh đường niệu nhạy cảm. Cefadroxil được đào thải nhiều qua thẩm tách thận nhân tạo.

Chỉ định

Cefadroxil được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn thể nhẹ và trung bình do các vi khuẩn nhạy cảm:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viêm thận - bể thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, nhiễm khuẩn phụ khoa.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản - phổi và viêm phổi thùy, viêm phế quản cấp và mạn tính, áp xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm màng phổi, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa.

Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Viêm hạch bạch huyết, áp xe, viêm tế bào, loét do nằm lâu, viêm vú, bệnh nhọt, viêm quầng.

Các nhiễm khuẩn khác: Viêm xương tủy, viêm khớp nhiễm khuẩn.

Với những trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram dương, penicilin vẫn là thuốc ưu tiên được chọn, các kháng sinh cephalosporin thế hệ 1 chỉ là thuốc được chọn thứ hai để sử dụng.

Ghi chú:

Cần tiến hành nuôi cấy và thử nghiệm tính nhạy cảm của vi khuẩn trước và trong khi điều trị. Cần khảo sát chức năng thận ở người bệnh suy thận hoặc nghi bị suy thận.

Chống chỉ định

Cefadroxil chống chỉ định với người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin.

Thận trọng

Vì đã thấy có phản ứng quá mẫn chéo (bao gồm phản ứng sốc phản vệ) xảy ra giữa người bệnh dị ứng với kháng sinh nhóm beta - lactam, nên phải có sự thận trọng thích đáng và sẵn sàng có mọi phương tiện để điều trị phản ứng choáng phản vệ khi dùng cefadroxil cho người bệnh trước đây đã bị dị ứng với penicilin. Tuy nhiên, với cefadroxil, phản ứng quá mẫn chéo với penicilin có tỷ lệ thấp.

Thận trọng khi dùng cefadroxil cho người bệnh bị suy giảm chức năng thận rõ rệt. Trước và trong khi điều trị, cần theo dõi lâm sàng cẩn thận và tiến hành các xét nghiệm thích hợp ở người bệnh suy thận hoặc nghi bị suy thận.

Dùng cefadroxil dài ngày có thể làm phát triển quá mức các chủng không nhạy cảm. Cần theo dõi người bệnh cẩn thận, nếu bị bội nhiễm, phải ngừng sử dụng thuốc.

Ðã có báo cáo viêm đại tràng giả mạc khi sử dụng các kháng sinh phổ rộng, vì vậy cần phải quan tâm tới chẩn đoán này trên những người bệnh bị ỉa chảy nặng có liên quan tới việc sử dụng kháng sinh. Nên thận trọng khi kê đơn kháng sinh phổ rộng cho những người có bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng.

Chưa có đủ số liệu tin cậy chứng tỏ dùng phối hợp cefadroxil với các thuốc độc với thận như các aminoglycosid có thể làm thay đổi độc tính với thận.

Kinh nghiệm sử dụng cefadroxil cho trẻ sơ sinh và đẻ non còn hạn chế. Cần thận trọng khi dùng cho những người bệnh này.

Thời kỳ mang thai

Mặc dù cho tới nay chưa có thông báo nào về tác dụng có hại cho thai nhi, việc sử dụng an toàn cephalosporin trong thời kỳ mang thai chưa được xác định dứt khoát. Chỉ dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Cefadroxil bài tiết trong sữa mẹ với nồng độ thấp, không có tác động trên trẻ đang bú sữa mẹ, nhưng nên quan tâm khi thấy trẻ bị ỉa chảy, tưa và nổi ban.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Ước tính thấy tác dụng không mong muốn ở 6% người được điều trị.

Thường gặp, ADR > 1/100

Tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng, nôn, ỉa chảy.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.

Da: Ban da dạng sần, ngoại ban, nổi mày đay, ngứa.

Gan: Tăng transaminase có hồi phục.

Tiết niệu - sinh dục: Ðau tinh hoàn, viêm âm đạo, bệnh nấm Candida, ngứa bộ phận sinh dục.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Toàn thân: Phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh, sốt.

Máu: Giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu, thử nghiệm Coombs dương tính.

Tiêu hóa: Viêm đại tràng giả mạc, rối loạn tiêu hóa.

Da: Ban đỏ đa hình, hội chứng Stevens - Johnson, pemphigus thông thường, hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyells), phù mạch.

Gan: Vàng da ứ mật, tăng nhẹ AST, ALT, viêm gan.

Thận: Nhiễm độc thận có tăng tạm thời urê và creatinin máu, viêm thận kẽ có hồi phục.

Thần kinh trung ương: Co giật (khi dùng liều cao và khi suy giảm chức năng thận), đau đầu, tình trạng kích động.

Bộ phận khác: Ðau khớp.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Ngừng sử dụng cefadroxil. Trong trường hợp dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn nghiêm trọng cần tiến hành điều trị hỗ trợ (duy trì thông khí và sử dụng adrenalin, oxygen, kháng histamin, tiêm tĩnh mạch corticosteroid).

Các trường hợp bị viêm đại tràng giả mạc nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Các trường hợp thể vừa và nặng, cần lưu ý bổ sung dịch và chất điện giải, bổ sung protein và uống metronidazol, là thuốc kháng khuẩn có tác dụng trị viêm đại tràng do C. difficile.

Liều lượng và cách dùng

Cefadroxil được dùng theo đường uống. Có thể giảm bớt tác dụng phụ đường tiêu hóa nếu uống thuốc cùng với thức ăn.

Người lớn và trẻ em (> 40 kg): 500 mg - 1 g, 2 lần mỗi ngày tùy theo mức độ nhiễm khuẩn.

Hoặc là 1 g một lần/ngày trong các nhiễm khuẩn da và mô mềm và nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng.

Trẻ em (< 40 kg):

Dưới 1 tuổi: 25 - 50 mg/kg thể trọng/24 giờ, chia làm 2 - 3 lần. Thí dụ: Dùng 125 mg mỗi ngày, chia làm 2 lần cho trẻ 6 tháng tuổi cân nặng 5 kg, hoặc dùng 500 mg mỗi ngày chia làm hai lần, cho trẻ 1 năm tuổi cân nặng 10 kg.

Từ 1 - 6 tuổi: 250 mg, 2 lần mỗi ngày.

Trên 6 tuổi: 500 mg, 2 lần mỗi ngày.

Người cao tuổi: Cefadroxil đào thải qua đường thận, cần kiểm tra chức năng thận và điều chỉnh liều dùng như ở người bệnh suy thận.

Người bệnh suy thận: Ðối với người bệnh suy thận, có thể điều trị với liều khởi đầu 500 mg đến 1000 mg cefadroxil. Những liều tiếp theo có thể điều chỉnh theo bảng sau:

Chú ý: Thời gian điều trị phải duy trì tối thiểu từ 5 - 10 ngày.

Tên chung quốc tế: Cefdinir. 

Mã ATC: J01DD15. 

Loại thuốc: Kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nang: 300 mg. 

Bột pha hỗn dịch uống: 125 mg/5 ml; 250 mg/5 ml. 

2 Dược lực học 

Cefdinir là một kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 dùng đường uống. Tương tự các kháng sinh beta-lactam khác, thuốc có tác dụng diệt khuẩn thông qua ức chế tổng hợp mucopeptid của vách tế bào vi khuẩn. Mặc dù cơ chế tác dụng của các cephalosporin chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn, nhóm thuốc này có khả năng gắn thuận nghịch với một số enzym liên quan đến quá trình tổng hợp vách và phân chia tế bào (được gọi chung là các PBP - protein liên kết với penicilin). Kết quả dẫn đến những khiếm khuyết trên vách tế bào, làm cho tế bào vi khuẩn kém ổn định dưới tác động của áp lực thẩm thấu. Cuối cùng, tác dụng diệt khuẩn thường gây ra do sự ly giải tế bào thông qua các enzym tự ly giải của vi khuẩn như peptidoglycan hydroxylase. 

Cefdinir bền vững trong sự có mặt của nhiều loại enzym beta- lactamase do các vi khuẩn Gram âm và Gram dương tiết ra (SHV-1, TEM-1, TEM-2, HMS-1, OXA-1, OXA-2, OXA-3). Tuy nhiên, một số beta-lactamase hoạt phổ rộng di truyền qua trung gian plasmid có thể thủy phân vòng beta-lactam của kháng sinh này (TEM-3, TEM-5, AND TEM-9).  

2.1 Phổ tác dụng 

Cefdinir có phổ tác dụng rộng trên các vi khuẩn Gram dương và Gram âm. So với các cephalosporin thế hệ 1 và 2, cefdinir có phổ tác dụng rộng hơn trên các vi khuẩn Gram âm hiếu khí. Thuốc cũng có hoạt tính in vitro trên liên cầu, tụ cầu và cầu khuẩn ruột (enterococci) mạnh hơn so với Cephalexin, Cefaclor và có thể mạnh hơn so với các cephalosporin thế hệ 3 dùng đường uống khác như cefixim và cefpodoxim. 

2.2 Các vi khuẩn thường nhạy cảm

Vi khuẩn Gram dương: Staphylococcus aureus và S. epidermidis nhạy cảm với methicilin, Streptococcus pneumoniae, S. agalactiae, liên cầu nhóm Viridans. 

Vi khuẩn Gram âm: Haemophilus influenzae, H. parainfluenzae, Moraxella catarrhalis, Citrobacter koseri, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis.

2.3 Xu hướng đề kháng

Các cơ chế đề kháng chủ yếu của vi khuẩn với cefdinir bao gồm sinh beta-lactamase, thay đổi các enzym đích (PBP) và giảm tính thấm của kháng sinh. 

Cefdinir thường bị kháng bởi các vi khuẩn sau: Enterobacter spp., Pseudomonas spp., Enterococcus spp., các chủng liên cầu kháng penicilin và tụ cầu kháng methicilin. 

Các chủng H.influenzae không sinh beta-lactamase và không nhạy cảm với ampicilin thường kháng cefdinir. 

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Sau khi dùng cefdinir dạng viên nang hoặc hỗn dịch uống, nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương đạt được sau 2 -4 giờ. Sinh khả dụng tuyệt đối của viên nang phụ thuộc liều: 21% với liều 300 mg và 16% với liều 600 mg. Sinh khả dụng của hỗn dịch uống khoảng 25%. Thức ăn có thể làm giảm nhẹ sinh khả dụng của thuốc, đặc biệt với dạng hỗn dịch uống. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thời điểm dùng thuốc so với bữa ăn được xem là không có ý nghĩa lâm sàng. 

3.2 Phân bố

Cefdinir liên kết với protein huyết tương khoảng 60 - 70% và không phụ thuộc liều. Thể tích phân bộ trung bình của thuốc ở người lớn và trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi lần lượt là 0,35 lít/kg và 0,67 lit/kg. Thuốc có khả năng phân bố vào dịch vết bỏng, dịch tai giữa, mô xoang, niêm mạc phôi và dịch lót biểu mô màng phối với nồng độ trong khoảng 15 - 48% so với nồng độ thuốc trong huyết tương. Chưa xác định được khả năng thấm của thuốc qua hàng rào máu - não. 

3.3 Chuyển hóa và thải trừ

Cefdinir hầu như không bị chuyển hóa. Thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận với nửa đời thải trừ trung bình khoảng 1,7 - 1,8 giờ. Sau khi uống viên nang cefdinir liều 300 mg hoặc 600 mg, Tỷ lệ thuốc được thải trừ nguyên vẹn qua nước. tiểu lần lượt là 18,4% và 11,6% so với liều dùng ban đầu. Thanh thải của thuốc giảm trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận. Nửa đời thải trừ của thuốc tăng khoảng 2 lần trên các bệnh nhân có thanh thải creatinin trong khoảng 30 - 60 ml/phút và tăng khoảng 5 - 6 lần trên các bệnh nhân có thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút. Cefdinir bị loại bỏ bởi thẩm tách máu với tỷ lệ khoảng 63% sau 4 giờ thẩm tách. 

4 Chỉ định 

Cefdinir được sử dụng để điều trị các nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình do các vi khuẩn nhạy cảm, bao gồm: 

Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng gây ra bởi Haemophilus influenzae, H. parainfluenzae, Moraxella catarrhalis (bao gồm các chủng sinh beta-lactamase) và Streptococcus pneumoniae (nhạy cảm với penicilin). 

Đợt bùng phát nhiễm khuẩn trong viêm phế quản mạn gây ra bởi Haemophilus influenzae, H. parainfluenzae, Moraxella catarrhalis (bao gồm các chủng sinh beta-lactamase) và Streptococcus pneumoniae (nhạy cảm với penicilin). 

Viêm xoang hàm cấp do Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (bao gồm các chủng sinh beta-lactamase) và Streptococcus pneumoniae (nhạy cảm với penicilin). 

Viêm họng và viêm amiđan do Streptococcus pyogenes. 

Nhiễm khuẩn da và mô mềm chưa biến chứng do Staphylococcus aureus (bao gồm các chủng sinh beta-lactamase) và Streptococcus pyogenes. 

Viêm tai giữa cấp do Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (bao gồm các chủng sinh beta-lactamase) và Streptococcus pneumoniae (nhạy cảm với penicilin). 

5 Chống chỉ định 

Mẫn cảm với cefdinir hoặc bất kỳ kháng sinh cephalosporin nào khác. 

6 Thận trọng 

Trước khi bắt đầu điều trị, cần kiểm tra kỹ tiền sử dị ứng của bệnh nhân với cefdinir, các cephalosporin khác, penicilin và các thuốc khác. Do có thể xuất hiện phản ứng dị ứng chéo giữa các cephalosporin và penicilin, cần thận trọng khi sử dụng cefdinir trên các bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicilin và nên tránh sử dụng cefdinir nếu bệnh nhân có tiền sử gặp phản ứng quá mẫn tức thì do penicilin. Cần ngừng thuốc nếu xuất hiện phản ứng dị ứng. 

Sử dụng cefdinir kéo dài có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của các chủng vi sinh vật không nhạy cảm. Trong trường hợp nghi ngờ bội nhiễm, cần áp dụng biện pháp điều trị thích hợp. 

Tiêu chảy do Clostridium difficile đã được ghi nhận với hầu hết các kháng sinh, bao gồm cefdinir và có thể xuất hiện trong thời gian lên tới 2 tháng sau khi sử dụng thuốc. Mức độ nghiêm trọng của phản ứng này có thể dao động từ tiêu chảy nhẹ đến viêm đại tràng đe dọa tính mạng. 

Cần cân nhắc chẩn đoán phân biệt tiêu chảy và viêm đại tràng do Clostridium difficile trên tất các các bệnh nhân có triệu chứng tiêu chảy sau khi sử dụng cefdinir. 

Thuốc cũng cần được sử dụng thận trọng trên các bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh Đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng. 

Để giảm nguy cơ xuất hiện các vi khuẩn kháng thuốc, chỉ nên sử dụng cefdinir trong điều trị hoặc dự phòng các nhiễm khuẩn đã được chứng minh hoặc có nghi ngờ cao là do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra. 

Cần giảm liều dùng hàng ngày trên các bệnh nhân suy giảm chức năng thận do nồng độ cefdinir trong huyết trong có thể tăng cao kéo dài trên các bệnh nhân này (xem thêm mục Liều lượng và cách dùng). 

Dạng hỗn dịch uống có chứa saccharose và cần thận trọng khi sử dụng trên bệnh nhân đái tháo đường. Tùy thuộc vào nhà sản xuất, hỗn dịch uống sau hoàn nguyên có thể chứa 1,37 - 2,86 g saccharose mỗi 5 ml. 

Hiệu quả và tính an toàn của cefdinir chưa được xác định trên trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Mặc dù các tác dụng không mong muốn gặp phải trên bệnh nhi tương tự như trên người lớn, tần suất xuất hiện tiêu chảy (17%) và phát ban (8%) trên trẻ em < 2 tuổi cao hơn so với người lớn và trẻ em > 2 tuổi (tần suất tương ứng là 4% và 1%). 

7 Thời kỳ mang thai 

Các nghiên cứu trên chuột cống và trên thỏ cho thấy cefdinir không gây dị tật thai nhi. Trên người, chưa có báo cáo về ảnh hưởng bất lợi của thuốc đối với thai nhi. Tuy nhiên, do chưa có các nghiên cứu lâm sàng tin cậy trên phụ nữ mang thai, chỉ nên sử dụng cefdinir trong thai kỳ nếu thực sự cần thiết. 

8 Thời kỳ cho con bú 

Sau khi uống một liều đơn 600 mg cefdinir, thuốc không được phát hiện trong sữa mẹ. Tuy nhiên, chưa xác định được nguy cơ xuất hiện các phản ứng có hại trên trẻ nhỏ khi sử dụng thuốc trên người mẹ đang cho con bú. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng thuốc trên đối tượng này. 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

9.1 Thường gặp 

Thần kinh: đau đầu. 

Tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng. 

Khác: bội nhiễm nấm Candida âm đạo, viêm âm đạo. 

9.2 Ít gặp 

Da: phát ban, nhiễm nấm Candida trên da, ngứa. 

Huyết học: giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa eosin. 

Thần kinh: chóng mặt, mất ngủ, ngủ gà. 

Tiêu hóa: đầy bụng, khó tiêu, nôn, chán ăn, táo bón, khô miệng, xét nghiệm chức năng gan bất thường (tăng AST). 

Khác: suy nhược, khí hư ở phụ nữ. 

9.3 Hiếm gặp 

Phản ứng dị ứng: hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc, phản ứng phản vệ. 

Thận: viêm thận kẽ. 

Tiêu hóa: viêm đại tràng do Clostridium difficile, viêm gan cấp, viêm gan kịch phát, vàng da, suy gan. 

9.4 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Nếu xuất hiện phản ứng dị ứng nghiêm trọng trong khi dùng cefdinir, cần ngừng thuốc ngay và áp dụng các biện pháp can thiệp thích hợp khi có chỉ định như tiêm adrenalin, corticosteroid, duy trì thông khi, oxy (cấp cứu theo phác đồ của Bộ Y tế). 

Cần thận trọng khi xuất hiện tiêu chảy trong hoặc sau khi dùng cefdinir do nguy cơ mắc viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile. Trong trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán hoặc nghi ngờ mắc viêm đại tràng do Clostridium difficile, có thể cần ngừng cefdinir và áp dụng các biện pháp can thiệp thích hợp như bù nước, điện giải, bổ sung protein, điều trị kháng sinh (với metronidazol hoặc Vancomycin đường uống), can thiệp ngoại khoa khi có chỉ định. 

10 Liều lượng và cách dùng 

10.1 Cách dùng 

Cefdinir được dùng theo đường uống. Thời điểm dùng thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn. Tuy nhiên, nếu sử dụng đồng thời với các antacid chứa muối nhôm hoặc magnesi, các chế phẩm bổ sung sát hoặc multivitamin chứa sắt, cần uống cefdinir tại thời điểm 2 giờ trước khi dùng các chế phẩm này. 

Dạng bột pha hỗn dịch uống cần được hoàn nguyên tại thời điểm dùng thuốc bằng cách thêm một lượng nước xác định vào lọ thuốc để thu được hỗn dịch chứa 125 hoặc 250 mg cefdinir mỗi 5 ml. Cần lắc kỹ lọ thuốc trước mỗi lần sử dụng. 

10.2 Liều dùng 

Liều thường dùng đối với các trường hợp nhiễm khuẩn nhạy cảm:

Người lớn và trẻ em ≥ 13 tuổi: 600 mg/ngày, dùng một lần hoặc chia làm hai lần mỗi ngày. Chế độ liều 2 lần/ngày được khuyến cáo cho viêm phổi mắc phải tại cộng đồng và nhiễm khuẩn da và mô dưới da chưa biến chứng. Thời gian điều trị thông thường là 10 ngày đối với hầu hết các nhiễm khuẩn. Chế độ liều cụ thể cho từng loại nhiễm khuẩn như sau: 

Loại nhiễm khuẩn 

Liều 

Độ dài đợt điều trị

Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng

300 mg mỗi 12 giờ 

10 ngày 

Đợt bùng phát nhiễm khuẩn trong viêm phế quản mạn 

300 mg mỗi 12 giờ,

hoặc

600 mg mỗi 24 giờ 

5 - 10 ngày 

 

10 ngày 

Viêm xoang hàm cấp 

300 mg mỗi 12 giờ,

hoặc

600 mg mỗi 24 giờ 

10 ngày 

 

10 ngày 

Viêm amidan viêm họng 

300 mg mỗi 12 giờ,

hoặc

600 mg mỗi 24 giờ 

 

Nhiễm khuẩn da và mô dưới da chưa biến chứng 

300 mg mỗi 12 giờ

10 ngày 

Trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi: 14 mg/kg/ngày, dùng một lần hoặc chia làm 2 lần/ngày. Chế độ liều cụ thể cho từng loại nhiễm khuẩn như sau: 

Loại nhiễm khuẩn

Liều 

Độ dài đợt điều trị 

Viêm tai giữa cấp 

7 mg/kg mỗi 12 giờ, hoặc

14 mg/kg mỗi 24 giờ  

5 - 10 ngày 

10 ngày 

Viêm xoang hàm cấp

7 mg/kg mỗi 12 giờ, hoặc

14 mg/kg mỗi 24 giờ  

10 ngày 

10 ngày 

Viêm amiđan/viêm họng 

7 mg/kg mỗi 12 giờ, hoặc

14 mg/kg mỗi 24 giờ  

5 - 10 ngày 

10 ngày 

Nhiễm khuẩn da và mô dưới da chưa biến chứng

7 mg/kg mỗi 12 giờ

10 ngày 

Hiệu chỉnh liều trên người lớn suy giảm chức năng thận: Không cần hiệu chỉnh liều trên các bệnh nhân có Độ thanh thải creatinin từ 30 ml/phút trở lên. Liều khuyến cáo trên người trưởng thành có thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút là 300 mg/lần/ngày và trên trẻ em có thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút/1,73 m2 là 7 mg/kg (tối đa 300 mg/lần/ngày).

Đối với các bệnh nhân thẩm tách máu dài hạn, chế độ liều khuyến cáo trên người lớn là 300 mg một lần mỗi hai ngày và trên trẻ em là 7 mg/kg (tối đa 300 mg) một lần mỗi hai ngày. Ngoài ra, cần bổ sung thêm một liều cefdinir (300 mg đối với người lớn và 7 mg/kg đối với trẻ em) ngay sau mỗi lần thẩm tách. 

11

Cefixim

Tên chung quốc tế: Cefixime

Mã ATC: J01D A23

Loại thuốc: Kháng sinh cephalosporin thế hệ 3

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén hoặc viên bao phim chứa 100 mg, 200 mg hoặc 400 mg cefixim khan.

Nang chứa 100 mg, 200 mg cefixim khan.

Bột cốm pha hỗn dịch chứa 100 mg cefixim khan trong 5 ml hỗn dịch.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Cefixim là 1 kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, được dùng theo đường uống. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn. Cơ chế diệt khuẩn của cefixim tương tự như của các cephalosporin khác: gắn vào các protein đích (protein gắn penicilin) gây ức chế quá trình tổng hợp mucopeptid ở thành tế bào vi khuẩn. Cơ chế kháng cefixim của vi khuẩn là giảm ái lực của cefixim đối với protein đích hoặc giảm tính thấm của màng tế bào vi khuẩn đối với thuốc.

Cefixim có độ bền vững cao với sự thuỷ phân của beta-lactamase mã hoá bởi gen nằm trên plasmid và chromosom. Tính bền vững với beta-lactamase của cefixim cao hơn cefaclor, cefoxitin, cefuroxim, cephalexin, cephradin.

Cefixim có tác dụng cả invitro và trên lâm sàng với hầu hết các chủng của các vi khuẩn sau đây:

  Vinh sinh vật Gram - dương: Streptococcus pneumonia, Streptococcus pyogenes.

  Vinh sinh vật Gram - âm: Haemophilus influenzae (tiết hoặc không tiết beta-lactamase), Moraxella catarrhalis (đa số tiết beta-lactamase), Escherichia coli, Proteus mirabilis, Neisseria gonorrhoeae (tiết hoặc không tiết penicilinase).

Cefixim còn có tác dụng invitro với đa số các chủng của các vi khuẩn sau, tuy nhiên hiệu quả lâm sàng chưa được xác minh:

Vinh sinh vật Gram - dương: Streptococcus agalactiae.

Vinh sinh vật Gram - âm: Haemophilus parainfluenzae (tiết hoặc không tiết beta-lactamase), Proteus vulgaris, Klebsiella pneumoniae, Klebsiella oxytoca, Pasteurella multocida, Providencia spp., Salmonella spp., Shigella spp., Citrobacter amalonaticus, Citrobacter diversus, Serratia marcescens.

Cefixim không có hoạt tính đối với Enterococcus, Staphylococus, Pseudomonas aeruginosa và hầu hết các chủng BacteroidesClostridia.

Dược động học

Sau khi uống 1 liều đơn cefixim, chỉ có 30 - 50% liều được hấp thu qua đường tiêu hoá, bất kể uống trước hoặc sau bữa ăn, tuy tốc độ hấp thu có thể giảm khi uống cùng bữa ăn. Thuốc ở dạng hỗn dịch uống được hấp thu tốt hơn ở dạng viên. Sự hấp thu thuốc tương đối chậm. Nồng độ đỉnh trong huyết tương là 2 microgam/ml (đối với liều 200 mg), 3,7 microgam/ml (đối với liều 400 mg) và đạt sau khi uống 2 – 6 giờ. Nửa đời trong huyết tương thường khoảng 3 đến 4 giờ và có thể kéo dài khi bị suy thận. Khoảng 65% cefixim trong máu gắn với protein huyết tương

Thông tin về sự phân bố của cefixim trong các mô và dịch của cơ thể còn hạn chế. Hiện nay chưa có số liệu đầy đủ về nồng độ thuốc trong dịch não tủy. Thuốc qua được nhau thai. Thuốc có thể đạt nồng độ tương đối cao ở mật và nước tiểu. Khoảng 20% liều uống được đào thải ở dạng không biến đổi ra nước tiểu trong vòng 24 giờ. Có tới 60% liều uống đào thải không qua thận. Không có bằng chứng về chuyển hoá nhưng có thể một phần thuốc được đào thải từ mật vào phân. Thuốc không loại được bằng thẩm phân máu.

Chỉ định

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng do các chủng nhạy cảm E. coli hoặc Proteus mirabilis và một số giới hạn trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng do các trực khuẩn Gram - âm khác như Citrobacter spp., Enterobacter spp., Klebsiella spp., Proteus spp.

Một số trường hợp viêm thận - bể thận và nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng do các Enterobacteriaceae nhạy cảm, nhưng kết quả điều trị kém hơn so với các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng.

Viêm tai giữa do Haemophylus influenzae (kể cả các chủng tiết beta - lactamase), Moraxella catarrhalis (kể cả các chủng tiết beta - lactamase), Streptococcus pyogenes.

Viêm họng và amidan do Streptococcus pyogenes.

Viêm phế quản cấp và mạn do Streptococcus pneumonia, hoặc Haemophilus influenzae, hoặc  Moraxella catarrhalis.

Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng thể nhẹ và vừa.

Còn được dùng điều trị bệnh lậu chưa có biến chứng do Neisseria gonorrhoeae (kể cả các chủng tiết beta - lactamase); bệnh thương hàn do Salmomella typhi (kể cả chủng đa kháng thuốc); bệnh lỵ do Shigella nhạy cảm (kể cả các chủng kháng ampicilin).

Chống chỉ định

Người bệnh có tiền sử quá mẫn với cefixim hoặc với các kháng sinh nhóm cephalosporin khác, người có tiền sử sốc phản vệ do penicilin.

Thận trọng

Trước khi bắt đầu điều trị  bằng cefixim cần điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh đối với  penicilin và các cephalosporin khác do có sự quá mẫn chéo giữa các kháng sinh nhóm beta-lactam, bao gồm: penicilin, cephalosphorin và cephamycin.

Cần thận trọng khi dùng cefixim ở người có tiền sử bệnh đường tiêu hóa và viêm đại tràng, nhất là khi dùng kéo dài, vì có thể có nguy cơ làm phát triển quá mức các vi khuẩn kháng thuốc, đặc biệt là Clostridium dificile ở ruột làm ỉa chảy nặng, cần phải ngừng thuốc và điều trị bằng các kháng sinh khác (metronidazol, vancomycin ...). Ngoài ra, ỉa chảy trong 1 - 2 ngày đầu chủ yếu là do thuốc, nếu nhẹ không cần ngừng thuốc. Cefixim còn làm thay đổi vi khuẩn chí ở ruột.

Liều và/ hoặc số lần đưa thuốc cần phải giảm ở những người bệnh suy thận, bao gồm cả những người bệnh đang lọc máu ngoài thận do nồng độ cefixim trong huyết tương ở bệnh nhân suy thận cao hơn và kéo dài hơn so với những người bệnh có chức năng thận bình thường. (Xem thêm: Liều dùng với người bệnh suy thận).

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cho đến nay chưa có dữ liệu về độ an toàn và hiệu lực của cefixim.

Đối với người cao tuổi: Nhìn chung không cần điều chỉnh liều, trừ khi có suy giảm chức năng thận (độ thanh thải creatinin < 60 ml/phút).

Thời kỳ mang thai

Nghiên cứu trên chuột nhắt và chuột cống với liều uống cefixim cao tới 400 lần liều điều trị thông thường ở người, không thấy có bằng chứng về tác hại của cefixim đối với bào thai. Cho đến nay, chưa có dữ liệu đầy đủ nghiên cứu về sử dụng cefixim ở phụ nữ có thai, trong lúc chuyển dạ và đẻ, vì vậy chỉ sử dụng cefixim cho những trường hợp này khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Hiện nay, chưa khẳng định chắc chắn cefixim có được phân bố vào sữa ở phụ nữ cho con bú hay không. Vì vậy, cefixim nên sử dụng cho phụ nữ cho con bú một cách thận trọng, có thể tạm ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.

Tác dụng không mong muốn

Các tác dụng không mong muốn của cefixim tương tự như các cephalosporin khác. Cefixim thường được dung nạp tốt: các tác dụng không mong muốn thường thoáng qua, mức độ  nhẹ và vừa. Ước tính tỷ lệ mắc tác dụng không mong muốn có thể lên tới 50% số người bệnh dùng thuốc nhưng chỉ 5% số người bệnh cần phải ngừng thuốc.

Thường gặp, ADR > 1/100

Tiêu hoá: Có thể tới 30% người lớn dùng viên nén cefixim bị rối loạn tiêu hóa, nhưng khoảng 20% biểu hiện nhẹ, 5- 9% biểu hiện vừa và 2- 3% ở mức độ nặng. Triệu chứng hay gặp là ỉa chảy và phân nát (27%), đau bụng, nôn, buồn nôn, đầy hơi, ăn không ngon, khô miệng. Rối loạn tiêu hoá thường xảy ra ngay trong 1 – 2 ngày đầu điều trị  và đáp ứng với các thuốc điều trị triệu chứng, hiếm khi phải ngừng thuốc.

Hệ thần kinh: Đau đầu (3- 16%), chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ, mệt mỏi

Quá mẫn (7%): Ban đỏ, mày đay, sốt do thuốc.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Tiêu hóa: Ỉa chảy nặng do Clostridium difficile và viêm đại tràng giả mạc

Toàn thân: Phản vệ, phù mạch, hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng, hoại tử thượng bì nhiễm độc.

Huyết học: Giảm tiểu cầu, bạch cầu, bạch cầu ưa acid thoáng qua; giảm nồng độ hemoglobin và hematocrit.

Gan: Viêm gan và vàng da; tăng tạm thời AST, ALT, phosphatase kiềm, bilirubin và LDH

Thận: Suy thận cấp, tăng nitơ phi protein huyết và nồng độ creatinin huyết tương tạm thời. Khác: Viêm và nhiễm nấm Candida âm đạo.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Huyết học: Thời gian prothrombin kéo dài

Toàn thân: Co giật

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Nếu quá mẫn xảy ra, nên ngừng thuốc, trường hợp quá mẫn nặng, cần điều trị hỗ trợ (dùng epinephrin, thở oxygen, kháng histamin, corticosteroid).

Nếu có co giật, ngừng cefixim và dùng thuốc chống co giật.

Khi bị ỉa chảy do C. difficile và viêm đại tràng màng giả, nếu nhẹ chỉ cần ngừng thuốc. Với các trường hợp vừa và nặng cần truyền dịch, điện giải, bổ sung protein và điều trị bằng metronidazol.

Liều lượng và cách dùng

Người lớn: Liều thường dùng ở người lớn 400 mg/ ngày có thể dùng 1 lần hoặc chia làm 2 lần cách nhau 12 giờ.

Để điều trị lậu không biến chứng do Neisseria gonorrhoeae (kể cả những chủng tiết beta-lactamase): dùng liều 400 mg (một lần duy nhất, phối hợp thêm với một kháng sinh có hiệu quả đối với Chlamydia có khả năng bị nhiễm cùng). Liều cao hơn (1 lần 800 mg) cũng đã được dùng để điều trị bệnh lậu.

Với lậu lan tỏa đã điều trị khởi đầu bằng tiêm ceftriaxon, cefotaxim, ceftizoxim hoặc spectinomycin: Người lớn dùng 400 mg cefixim, 2 lần/ngày, dùng trong 7 ngày.

Khi có suy thận cần điều chỉnh liều cho phù hợp.

Tên chung quốc tế: Cefoperazone.

Mã ATC: J01D A32.

Loại thuốc: Kháng sinh cephalosporin thế hệ 3.

Dạng thuốc và hàm lượng

Bột vô khuẩn pha tiêm cefoperazon dạng muối natri tương đương với 1 g, 2 g cefoperazon cho mỗi lọ. Dung môi pha tiêm bắp, tĩnh mạch: Nước cất pha tiêm, dung dịch natri clorid tiêm 0,9%, dextrose tiêm 5%, dextrose tiêm 10%, dextrose tiêm 5% và dung dịch natri clorid tiêm 0,9%, dextrose tiêm 5% và dung dịch natri clorid tiêm 0,2%.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Cefoperazon là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, có tác dụng diệt khuẩn do ức chế sự tổng hợp thành của tế bào vi khuẩn đang phát triển và phân chia.

Cefoperazon là kháng sinh dùng theo đường tiêm có tác dụng kháng khuẩn tương tự ceftazidim.

Cefoperazon rất vững bền trước các beta - lactamase được tạo thành ở hầu hết các vi khuẩn Gram âm. Do đó, cefoperazon có hoạt tính mạnh trên phổ rộng của vi khuẩn Gram âm, bao gồm các chủng N. gonorrhoeae tiết penicilinase và hầu hết các dòng Enterobacteriaceae (Escherichia coli, Klebsiella, Enterobacter, Citrobacter, Proteus, Morganella, Providencia, Salmonella, Shigella, và Serratia spp.). Cefoperazon tác dụng chống Enterobacteriaceae yếu hơn các cephalosporin khác thuộc thế hệ 3. Cefoperazon thường có tác dụng chống các vi khuẩn kháng với các kháng sinh beta - lactam khác.

Các vi khuẩn Gram âm nhạy cảm khác gồm có Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa, Moraxella catarrhalis,  Neisseria spp. Các chủng Pseudomonas aeruginosa, Serratia  Enterobacter sau một thời gian tiếp xúc các cephalosporin có thể sinh beta - lactamase tạo ra sự kháng thuốc, mà biểu hiện có thể chậm. In vitro, hầu hết các chủng Ps. aeruginosa chỉ nhạy cảm với những nồng độ cao của cefoperazon.

Ngoài ra, cefoperazon còn cho thấy có tác dụng trên các vi khuẩn Gram dương bao gồm hầu hết các chủng Staphylococcus aureus, Staph. epidermidis, Streptococcus nhóm A, và B, Streptococcus viridans  Streptococcus pneumoniae. In vitro, cefoperazon có tác dụng phần nào trên một số chủng Enterococci. Nhưng nói chung tác dụng của cefoperazon trên các cầu khuẩn Gram dương kém hơn các cephalosporin thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai.

Cefoperazon có tác dụng trên một số vi khuẩn kị khí bao gồm Peptococcus, Peptostreptococcus, các chủng Clostridium, Bacteroides fragilis, và các chủng Bacteroides.Hoạt tính của cefoperazon, đặc biệt là đối với các chủng Enterobacteriaceae  Bacteroides, tăng lên với sự hiện diện của chất ức chế beta - lactamase sulbactam nhưng Ps. aeruginosa kháng thuốc thì không nhạy cảm với sự kết hợp này.

Không có cephalosporin nào được coi là có tác dụng với các chủng Enterococcus, các chủng Listeria, Chlamydia, Clostridium difficile, hoặc các chủng Staph. epidermidis hoặc Staph. aureus kháng methicilin. Cefoperazon không có tác dụng với Streptococcus pneumoniae kháng penicilin.

Dược động học

Cefoperazon không hấp thu qua đường tiêu hóa nên phải dùng đường tiêm.

Thuốc tiêm cefoperazon là dạng muối natri cefoperazon. Tiêm bắp các liều 1 g hoặc 2 g cefoperazon, nồng độ đỉnh huyết tương tương ứng là 65 và 97 microgam/ml sau 1 đến 2 giờ. Tiêm tĩnh mạch, 15 đến 20 phút sau, nồng độ đỉnh huyết tương gấp 2 - 3 lần nồng độ đỉnh huyết tương của tiêm bắp. Nửa đời của cefoperazon trong huyết tương là khoảng 2 giờ, thời gian này kéo dài hơn ở trẻ sơ sinh và ở người bệnh bị bệnh gan hoặc đường mật. Cefoperazon gắn kết với protein huyết tương từ 82 đến 93%, tùy theo nồng độ.

Cefoperazon phân bố rộng khắp trong các mô và dịch của cơ thể. Thể tích phân bố biểu kiến của cefoperazon ở người lớn khoảng 10 - 13 lít/ kg, và ở trẻ sơ sinh khoảng 0,5 lít/ kg. Cefoperazon thường kém thâm nhập vào dịch não tủy, nhưng khi màng não bị viêm thì nồng độ thâm nhập thay đổi. Cefoperazon qua nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ ở nồng độ thấp.

Cefoperazon thải trừ chủ yếu ở mật (70% đến 75%) và nhanh chóng đạt được nồng độ cao trong mật. Cefoperazon thải trừ trong nước tiểu chủ yếu qua lọc cầu thận. Ðến 30% liều sử dụng thải trừ trong nước tiểu ở dạng không đổi trong vòng 12 đến 24 giờ; ở người bị bệnh gan hoặc mật, tỷ lệ thải trừ trong nước tiểu tăng. Cefoperazon A là sản phẩm phân hủy ít có tác dụng hơn cefoperazon và được tìm thấy rất ít in vivo.

Chỉ định

Cefoperazon được sử dụng để điều trị các nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn Gram âm, Gram dương nhạy cảm và các vi khuẩn đã kháng các kháng sinh beta - lactam khác.

Cefoperazon được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn sau: Chủ yếu là các nhiễm khuẩn đường mật, đường hô hấp trên và dưới, da và mô mềm, xương khớp, thận và đường tiết niệu, viêm vùng chậu và nhiễm khuẩn sản phụ khoa, viêm phúc mạc và các nhiễm khuẩn trong ổ bụng; nhiễm khuẩn huyết, bệnh lậu.

Chú thích: Nói chung không nên dùng cefoperazon để điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram dương khi có thể dùng penicilin hay cephalosporin thế hệ 1.

Mặc dù phần lớn các mẫu phân lập từ lâm sàng của các chủng Enterococcus không nhạy cảm với cefoperazon nhưng lại rơi vào đúng trong vùng nhạy cảm trung gian và kháng vừa phải với cefoperazon, trong lâm sàng điều trị các nhiễm khuẩn do Enterococcus bằng cefoperazon vẫn có kết quả, nhất là các nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn. Cần phải thận trọng khi dùng cefoperazon để điều trị các nhiễm khuẩn do Enterococcus và phải đủ nồng độ cefoperazon trong huyết thanh.

Có thể dùng cefoperazon làm thuốc thay thế có hiệu quả cho một loại penicilin phổ rộng kết hợp hoặc không kết hợp với aminoglycosid để điều trị nhiễm khuẩn doPseudomonas ở những người bệnh quá mẫn với penicilin.

Nếu dùng cefoperazon để điều trị các nhiễm khuẩn do Pseudomonas thì nên kết hợp với một aminoglycosid.

Lưu ý: Cần phải tiến hành làm kháng sinh đồ trước và trong khi điều trị.

Chống chỉ định

Cefoperazon chống chỉ định với người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin.

Thận trọng

Trước khi bắt đầu điều trị bằng cefoperazon, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác.

Vì đã thấy có phản ứng chéo quá mẫn (bao gồm sốc phản vệ) xảy ra trong số các người bệnh dị ứng với các kháng sinh nhóm beta - lactam, nên dùng cefoperazon phải thận trọng, theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng sốc phản vệ trong lần dùng thuốc đầu tiên, và sẵn sàng mọi thứ để điều trị sốc phản vệ nếu người bệnh trước đây đã dị ứng với penicilin. Tuy nhiên, với cefoperazon phản ứng quá mẫn chéo với penicilin có tỷ lệ thấp.

Sử dụng cefoperazon dài ngày có thể làm phát triển quá mức các chủng không nhạy cảm. Cần theo dõi người bệnh cẩn thận. Nếu bị bội nhiễm, phải ngừng sử dụng thuốc.

Ðã có báo cáo viêm đại tràng màng giả khi sử dụng các kháng sinh phổ rộng; vì vậy cần phải quan tâm tới việc chẩn đoán bệnh này và điều trị với metronidazol cho người bệnh bị ỉa chảy nặng liên quan tới sử dụng kháng sinh. Nên thận trọng khi kê đơn kháng sinh phổ rộng cho những người bệnh có bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng.

Thời kỳ mang thai

Các nghiên cứu về sinh sản trên chuột nhắt, chuột cống và khỉ không cho thấy tác động có hại cho khả năng sinh sản hoặc có hại cho bào thai. Cephalosporin thường được xem là sử dụng an toàn trong khi có thai.

Tuy nhiên, chưa có đầy đủ các công trình nghiên cứu có kiểm soát chặt chẽ trên người mang thai. Vì các nghiên cứu trên súc vật không phải luôn luôn tiên đoán được đáp ứng của người, chỉ nên dùng thuốc này cho người mang thai nếu thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Cefoperazon bài tiết vào sữa mẹ ở nồng độ thấp. Xem như nồng độ này không có tác động trên trẻ đang bú sữa mẹ, nhưng nên quan tâm khi thấy trẻ bị ỉa chảy, tưa và nổi ban.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thường gặp, ADR > 1/100

Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin tạm thời, thử nghiệm Coombs dương tính.

Tiêu hóa: Ỉa chảy.

Da: Ban da dạng sần.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Toàn thân: Sốt.

Máu: Giảm bạch cầu trung tính có hồi phục, thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu.

Da: Mày đay, ngứa.

Tại chỗ: Ðau tạm thời tại chỗ tiêm bắp, viêm tĩnh mạch tại nơi tiêm truyền.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Thần kinh trung ương: Co giật (với liều cao và suy giảm chức năng thận), đau đầu, tình trạng bồn chồn.

Máu: Giảm prothrombin huyết.

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, viêm đại tràng màng giả.

Da: Ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevens - Johnson.

Gan: Vàng da ứ mật, tăng nhẹ AST, ALT.

Thận: Nhiễm độc thận có tăng tạm thời urê huyết/creatinin, viêm thận kẽ.

Cefotaxim

Tên chung quốc tế: Cefotaxime.

Mã ATC: J01D A10.

Loại thuốc: Kháng sinh cephalosporin, thế hệ 3.

Dạng thuốc và hàm lượng

Lọ 0,5 g; 1 g; 2 g bột thuốc, kèm ống dung môi để pha.

Lọ thuốc nước để tiêm tương ứng với 250 mg, 500 mg và 1 g cefotaxim.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Cefotaxim là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng. Các kháng sinh trong nhóm đều có phổ kháng khuẩn tương tự nhau, tuy nhiên mỗi thuốc lại khác nhau về tác dụng riêng lên một số vi khuẩn nhất định. So với các cephalosporin thuộc thế hệ 1 và 2, thì cefotaxim có tác dụng lên vi khuẩn Gram âm mạnh hơn, bền hơn đối với tác dụng thủy phân của phần lớn các beta lactamase, nhưng tác dụng lên các vi khuẩn Gram dương lại yếu hơn các cephalosporin thuộc thế hệ 1.

Cefotaxim dạng muối natri được dùng tiêm bắp. Thuốc hấp thu rất nhanh sau khi tiêm. Nửa đời của cefotaxim trong huyết tương khoảng 1 giờ và của chất chuyển hóa hoạt tính desacetylcefotaxim khoảng 1,5 giờ. Khoảng 40% thuốc được gắn vào protein huyết tương. Nửa đời của thuốc, nhất là của desacetylcefotaxim kéo dài hơn ở trẻ sơ sinh và ở người bệnh bị suy thận nặng. Bởi vậy cần phải giảm liều lượng thuốc ở những đối tượng này. Không cần điều chỉnh liều ở người bệnh bị bệnh gan. Cefotaxim và desacetylcefotaxim phân bố rộng khắp ở các mô và dịch. Nồng độ thuốc trong dịch não tủy đạt mức có tác dụng điều trị, nhất là khi viêm màng não. Cefotaxim đi qua nhau thai và có trong sữa mẹ.

Ở gan, cefotaxim chuyển hóa một phần thành desacetylcefotaxim và các chất chuyển hóa không hoạt tính khác. Thuốc đào thải chủ yếu qua thận (trong vòng 24 giờ, khoảng 40 - 60% dạng không biến đổi được thấy trong nước tiểu). Probenecid làm chậm quá trình đào thải, nên nồng độ của cefotaxim và desacetylcefotaxim trong máu cao hơn và kéo dài hơn. Có thể làm giảm nồng độ thuốc bằng lọc máu. Cefotaxim và desacetylcefotaxim cũng còn có ở mật và phân với nồng độ tương đối cao.

Các vi khuẩn thường nhạy cảm với thuốc: Enterobacter, E. coli, Serratia, Salmonella, Shigella, P. mirabilis, P. vulgaris, Providencia, Citrobacter diversus, Klebsiella pneumonia, K. oxytoca, Morganella morganii, các chủng Streptococcus, các chủng Staphylococcus, Haemophilus influenzae, Haemophilus spp, Neisseria (bao gồm cảN. meningitidis, N. gonorrhoeae), Branhamella catarrhalis, Peptostreptococcus, Clostridium perfringens, Borrellia burgdorferi, Pasteurella multocida, Aeromonas hydrophilia, Corynebacterium diphteriae.

Các loài vi khuẩn kháng cefotaxim: Enterococcus, Listeria, Staphylococcus kháng methicillin, Pseudomonas cepiacia, Xanthomonas maltophilia, Acinetobacter baumanii, Clostridium difficile, các vi khuẩn kỵ khí Gram âm.

Theo thông báo năm 1997 và thông tin số 3 của Chương trình giám sát quốc gia về tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp thì các kháng sinh cephalosporin còn tác dụng tốt với Salmonella trong khi các kháng sinh thường dùng khác như cloramphenicol, cotrimoxazol, ampicilin đã bị mất tác dụng. Có 46,2% Enterobacter aerogenes là nhạy cảm, 38,4% kháng lại cefotaxim; 94,5% Salmonella typhi nhạy cảm, 0,7% kháng cefotaxim; 9,1% các chủng khác củaSalmonella kháng cefotaxim; 6,9% H. influenzae kháng cefotaxim; và 31,1% Klebsiella spp kháng cefotaxim. Cần sử dụng cefotaxim một cách thận trọng và hạn chế để ngăn ngừa xu hướng kháng thuốc của các vi khuẩn đối với cefotaxim, cũng như với các kháng sinh khác đang tăng lên.

Chỉ định

Các bệnh nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch do vi khuẩn nhạy cảm với cefotaxim, bao gồm áp xe não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm màng não (trừ viêm màng não do Listeria monocytogenes), viêm phổi, bệnh lậu, bệnh thương hàn, điều trị tập trung, nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng (phối hợp với metronidazol) và dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ tuyến tiền liệt kể cả mổ nội soi, mổ lấy thai.

Chống chỉ định

Người mẫn cảm với cephalosporin và mẫn cảm với lidocain (nếu dùng chế phẩm có lidocain).

Thận trọng

Các chế phẩm thương mại cefotaxim có chứa lidocain chỉ được tiêm bắp, không bao giờ được tiêm tĩnh mạch.

Trước khi bắt đầu điều trị bằng cefotaxim, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác.

Có dị ứng chéo giữa penicilin với cephalosporin trong 5 - 10% trường hợp. Phải hết sức thận trọng khi dùng cefotaxim cho người bệnh bị dị ứng với penicilin.

Nếu đồng thời dùng thuốc có khả năng gây độc đối với thận (ví dụ như các aminoglycosid) thì phải theo dõi kiểm tra chức năng thận.

Cefotaxim có thể gây dương tính giả với test Coombs, với các xét nghiệm về đường niệu, với các chất khử mà không dùng phương pháp enzym.

Thời kỳ mang thai

Tính an toàn đối với người mang thai chưa được xác định. Thuốc có đi qua nhau thai trong 3 tháng giữa thai kỳ. Nửa đời tương ứng của cefotaxim trong huyết thanh thai nhi và trong nước ối là 2,3 - 2,6 giờ.

Thời kỳ cho con bú

Có thể dùng cefotaxim với người cho con bú nhưng phải quan tâm khi thấy trẻ ỉa chảy, tưa và nổi ban, nếu tránh dùng được thì tốt.

Cefotaxim có trong sữa mẹ với nồng độ thấp. Nửa đời của thuốc trong sữa là từ 2,36 đến 3,89 giờ (trung bình là 2,93 giờ). Tuy nồng độ thuốc trong sữa thấp, nhưng vẫn có 3 vấn đề được đặt ra với trẻ đang bú là: Làm thay đổi vi khuẩn chí đường ruột, tác dụng trực tiếp lên trẻ và ảnh hưởng lên kết quả nuôi cấy vi khuẩn khi trẻ bị sốt.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Hay gặp, ADR > 1/100

Tiêu hóa: Ỉa chảy

Tại chỗ: Viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ tiêm, đau và có phản ứng viêm ở chỗ tiêm bắp.

Ít gặp, 1/100 > ADR > 1/1000

Máu: Giảm bạch cầu ưa eosin hoặc giảm bạch cầu nói chung làm cho test Coombs dương tính.

Tiêu hóa: Thay đổi vi khuẩn chí ở ruột, có thể bị bội nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc như Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter spp....

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Toàn thân: Sốc phản vệ, các phản ứng quá mẫn cảm.

Máu: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu tan máu.

Tiêu hóa: Viêm đại tràng có màng giả do Clostridium difficile.

Gan: Tăng bilirubin và các enzym của gan trong huyết tương.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Phải ngừng ngay cefotaxim khi có biểu hiện nặng các tác dụng không mong muốn (như đáp ứng quá mẫn, viêm đại tràng có màng giả).

Ðể phòng ngừa viêm tĩnh mạch do tiêm thuốc: Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm. Ðể giảm đau do tiêm bắp: Pha thêm thuốc tê lidocain với thuốc ngay trước khi tiêm, hoặc dùng loại thuốc có sẵn lidocain.

Liều lượng và cách dùng

Dùng cefotaxim theo đường tiêm bắp sâu hay tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm (tiêm tĩnh mạch từ 3 đến 5 phút, truyền tĩnh mạch trong vòng từ 20 đến 60 phút). Liều lượng được tính ra lượng cefotaxim tương đương. Liều thường dùng cho mỗi ngày là từ 2 - 6 g chia làm 2 hoặc 3 lần. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng thì liều có thể tăng lên đến 12 g mỗi ngày, truyền tĩnh mạch chia làm 3 đến 6 lần. Liều thường dùng đối với nhiễm khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) là trên 6 g mỗi ngày (chú ý là ceftazidim có tác dụng chống trực khuẩn mủ xanh mạnh hơn).

Liều cho trẻ em: Mỗi ngày dùng 100 - 150 mg/kg thể trọng (với trẻ sơ sinh là 50 mg/kg thể trọng) chia làm 2 đến 4 lần. Nếu cần thiết thì có thể tăng liều lên tới 200 mg/kg (từ 100 đến 150 mg/kg đối với trẻ sơ sinh).

Cần phải giảm liều cefotaxim ở người bệnh bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút): Sau liều tấn công ban đầu thì giảm liều đi một nửa nhưng vẫn giữ nguyên số lần dùng thuốc trong một ngày; liều tối đa cho một ngày là 2 g.

Thời gian điều trị: Nói chung, sau khi thân nhiệt đã trở về bình thường hoặc khi chắc chắn là đã triệt hết vi khuẩn, thì dùng thuốc thêm từ 3 đến 4 ngày nữa. Ðể điều trị nhiễm khuẩn do các liên cầu khuẩn tan máu beta nhóm A thì phải điều trị ít nhất là 10 ngày. Nhiễm khuẩn dai dẳng có khi phải điều trị trong nhiều tuần.

Ðiều trị bệnh lậu: Dùng liều duy nhất 1 g.

Phòng nhiễm khuẩn sau mổ: Tiêm 1 g trước khi làm phẫu thuật từ 30 đến 90 phút. Mổ đẻ thì tiêm 1 g vào tĩnh mạch cho người mẹ ngay sau khi kẹp cuống rau và sau đó 6 và 12 giờ thì tiêm thêm hai liều nữa vào bắp thịt hoặc tĩnh mạch.

Tương tác thuốc

Cephalosporin và colistin: Dùng phối hợp kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin với colistin (là kháng sinh polymyxin) có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương thận.

Cefotaxim và penicilin: Người bệnh bị suy thận có thể bị bệnh về não và bị cơn động kinh cục bộ nếu dùng cefotaxim đồng thời azlocilin.

Cefotaxim và các ureido - penicilin (azlocilin hay mezlocilin): dùng đồng thời các thứ thuốc này sẽ làm giảm độ thanh thải cefotaxim ở người bệnh có chức năng thận bình thường cũng như ở người bệnh bị suy chức năng thận. Phải giảm liều cefotaxim nếu dùng phối hợp các thuốc đó.

Cefotaxim làm tăng tác dụng độc đối với thận của cyclosporin.

Ðộ ổn định và bảo quản

Bảo quản thuốc bột để pha tiêm và thuốc tiêm cefotaxim ở nhiệt độ dưới 300C, tốt hơn là ở nhiệt độ từ 15 đến 300C và tránh ánh sáng.

Các dung dịch cefotaxim đã pha để tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp vẫn giữ được tác dụng sau 24 giờ nếu bảo quản ở nhiệt độ dưới 220C, trong 10 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh (dưới 50C) và trong vòng 12 - 13 tuần nếu để đông lạnh.

Dung dịch cefotaxim đã pha để truyền tĩnh mạch vẫn giữ nguyên hiệu lực trong vòng 24 giờ nếu để ở nhiệt độ dưới 220C, trong vòng 5 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh.

Tương kỵ

Tên chung quốc tế: Ceftriaxone. 

Mã ATC: JOIDD01. 

Loại thuốc: Kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Bột vô khuẩn để pha tiêm ceftriaxon là dạng muối ceftriaxon natri. Liều lượng và hàm lượng biểu thị theo ceftriaxon base khan: 1,19 g ceftriaxon natri tương ứng với 1 g ceftriaxon base khan.  

Thuốc tiêm: Lọ 250 mg, 500 mg, Iọ 2 g dạng bột để tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, có ống dung môi kèm theo. 

Dung môi để tiêm bắp là Dung dịch tiêm lidocain hydroclorid 1%. 

Dung môi tiêm tĩnh mạch là nước vô khuẩn pha tiêm. 

Thuốc tiêm truyền tĩnh mạch: Lọ 1 g và 2 g dạng bột để tiêm truyền. Pha trong dung dịch Natri clorid 0,9% pha tiêm, dung dịch Glucose 5% pha tiêm hoặc dung dịch glucose 10% pha tiêm. 

2 Dược lực học 

Ceftriaxon là một cephalosporin thế hệ 3 có hoạt phổ rộng, được sử dụng dưới dạng tiêm (ceftriaxon natri). Thuốc có tác dụng diệt khuẩn do khả năng ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Thuốc gắn vào một hoặc nhiều protein gắn penicilin (PBP) là các protein tham gia vào thành phần cấu tạo màng tế bào vi khuẩn, do đó ức chế bước cuối cùng của quá trình sinh tổng hợp thành tế bào. 

Giống như các cephalosporin thế hệ 3 (cefotaxim, ceftazidim...), nói chung ceftriaxon có hoạt tính in vitro trên các chủng staphylococcus kém hơn các cephalosporin thế hệ 1 nhưng có phổ tác dụng trên vi khuẩn Gram âm rộng hơn so với các cephalosporin thế hệ 1 và 2. 

2.1 Phổ kháng khuẩn

Ceftriaxon bền vững với đa số các beta lactamase (penicilinase và cephalosporinase) của các vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Ceftriaxon thường có tác dụng in vitro và trên lâm sàng đối với các vi khuẩn dưới đây: 

2.2 Vi khuẩn Gram dương ưa khí

Ceftriaxon có tác dụng in vitro đối với đa số các cầu khuẩn ưa khí Gram dương bao gồm Staphylococcus aureus và S. epidermidis sinh và không sinh penicilinase; S. pneumoniae, S. pyogenes (Streptococcus beta tan huyết nhóm A); S. agalactiae (Streptococcus nhóm B) và S. viridans. Staphylococcus kháng methicilin thường kháng ceftriaxon. 

Streptococcus nhóm D và Enterococcus bao gồm E. faecalis (trước đây là S. faecalis) thường kháng ceftriaxon. 

Các chủng S. pneumoniae có MIC (nồng độ ức chế tối thiểu) 2 microgam/ml hoặc lớn hơn thường được coi là kháng ceftriaxon; các chủng có MIC 0,5 - 1 microgam/ml phân lập ở người bị viêm màng não cũng coi là kháng ceftriaxon. 

Đa số các chủng Listeria monocytogenes kháng ceftriaxon. 

2.3 Vi khuẩn Gram âm ưa khí

Ceftriaxon có tác dụng in vitro đối với Neisseria meningitidis và đa số chủng N. gonorrhoeae sinh hoặc không sinh penicilinase và các chủng kháng qua trung gian nhiễm sắc thể (thí dụ kháng penicilin) hoặc kháng tetracyclin qua trung gian plasmid. Ceftriaxon có tác dụng in vitro đối với các chủng H. influenzae, H. parainfluenzae và H. ducreyi sinh hoặc không sinh beta-lactamase. 

Ceftriaxon thường có tác dụng in vitro đối với các Enterobac- teriaceae sau: Citrobacter diversus, C. freundii, Enterobacter cloacae, E. aerogenes, E. coli, Klebsiella pneumoniae, Morganella morganii (trước đây là Proteus morganii), P. mirabilis, P. vulgaris, Providencia rettgeri (trước đây là Proteus rettgeri). P. stuartii, Serratia marcescens, Salmonella, Shigella và Yersinia enterocolitica. 

Tuy ceftriaxon có tác dụng in vitro đối với một vài chủng Pseudomonas aeruginosa, đa số các chủng kháng ceftriaxon. 

Ceftriaxon thường tác dụng kém hơn in vitro đối với P. aeruginosa nhạy cảm, so với ceftazidim hoặc các penicilin phổ mở rộng (ví dụ piperacilin). 

2.4 Vi khuẩn kỵ khí

Ceftriaxon có tác dụng in vitro đối với một số vi khuẩn kỵ khí, bao gồm: Actinomyces, Fusobacterium, Lactobacillus, Peptococcus, Peptos treptococcus, Propionibacterium và Veillonella, một số chủng Clostridium bao gồm C. perfringens nhưng C. difficile thường kháng ceftriaxon. 

Xoắn khuẩn: Ceftriaxon ức chế in vitro Borrelia burgdorferi, nguyên nhân gây bệnh Lyme, Leptospira và một vài tác dụng đối với Treponema pallidum. 

Chlamydia: Ceftriaxon thường được coi là không tác dụng đối với C. trachomatis. 

2.5 Kháng thuốc

Ceftriaxon thường bền vững không bị thủy phân do các beta- lactamase typ II, III và V; một số typ PSE; đa số beta-lactamase sinh ra do N. gonorrhoeae, H. influenzae và Staphylococcus, Ceftriaxon có thể bị bất hoạt do các beta-lactamase typ IV, một số beta-lactamase sinh ra do Bacteroides, Citrobacter, Morganella, Proteus và Pseudomonas. Ceftriaxon bền vững với beta-lactamase tương tự cefotaxim nhưng kém hơn cefoxitin. 

Trong quá trình điều trị, một số chủng gồm có Enterobacter và P. aeruginosa đã kháng ceftriaxon do các chủng này có các beta- lactamase có khả năng cảm ứng được (inducible beta-lactamase). 

Các beta-lactamase có khả năng cảm ứng được thường là các cephalosporinase typ I qua trung gian thể nhiễm sắc. 

Các beta-lactamase có khả năng cảm ứng được kháng các kháng sinh beta-lactam bằng cách gắn vào thuốc, như vậy ngăn thuốc không gắn vào PBP (protein gắn penicilin).

Đa số kháng sinh beta- lactam bao gồm cephalosporin thế hệ 2 và 3, các penicilin phổ mở rộng bị bất hoạt do các beta-lactamase cảm ứng được. Một số chủng S. pneumoniae kháng ceftriaxon được phát hiện ngày càng tăng. Các chủng này thường kháng penicilin G cao hoặc ngay tức khắc, cũng như giảm nhạy cảm với cephalosporin thế hệ 3. S. pneumoniae kháng ceftriaxon liên quan đến các biến đổi về enzym đích, PBP của vi khuẩn. Staphylococcus kháng methicilin cũng kháng với các cephalosporin bao gồm cả ceftriaxon. Đa số các chủng Clostridium difficile đều kháng với ceftriaxon. 

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Ceftriaxon không được hấp thu qua Đường tiêu hóa, do vậy phải tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Sinh khả dụng sau khi tiêm bắp là 100%. Nồng độ đỉnh trung bình trong huyết tương đạt được do tiêm bắp liều 0,5 g và 1,0 g ceftriaxon là khoảng 40 mg/lít và 80 mg/lít sau 2 giờ. Nồng độ đỉnh trong huyết thanh của thuốc đạt được khi tiêm truyền tĩnh mạch trong 30 phút, liều 1 g ceftriaxon ở vào khoảng 123 - 150 mg/lít và liều 2 g ở khoảng 223 - 276 mg/lít. Nồng độ trong huyết thanh ở các thời điểm 1, 2, 6, 12 và 24 giờ sau khi bắt đầu tiêm truyền 1 g ceftriaxon trung bình khoảng 110 mg/lít, 70 mg/lít, 40 mg/lít, 24 mg/lít và 7 mg/lít (lần lượt). 

3.2 Phân bố

Ceftriaxon phân bố rộng khắp các mô và dịch cơ thể. Thuốc đi qua nhau thai và phân bố vào dịch ối. Thuốc đi qua cả màng não viêm và không viêm, nói chung đạt được nồng độ điều trị trong dịch não tủy. Khoảng 85 - 90% ceftriaxon gắn với protein huyết tương. Thuốc gắn chủ yếu với albumin. Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, ceftriaxon gắn với protein thấp hơn so với người lớn do nồng độ Albumin huyết tương giảm ở nhóm tuổi này và sự gắn protein cũng giảm ở người suy gan, suy thận. Thể tích phân bố của ceftriaxon là 3 - 13 lít và Độ thanh thải huyết thanh là 10 - 22 ml/phút, trong khi thanh thải thận bình thường là 5 - 12 ml/phút. Nửa đời thải trừ trong huyết tương của thuốc thay đổi giữa 6 và 9 giờ; có thể kéo dài hơn ở trẻ sơ sinh, không thay đổi đáng kể ở người suy thận mức độ trung bình, nhưng có thể kéo dài ở người bệnh suy thận trầm trọng, đặc biệt là khi có kèm theo suy gan. Nửa đời thải trở là 5,4 - 10,9 giờ ở người có chức năng gan thận bình thường.

3.3 Thải trừ

Thuốc bài tiết ra sữa với nồng độ thấp. Tốc độ đào thải có thể giảm ở người bệnh thẩm phân. Khoảng 40 - 65% liều thuốc tiêm vào được bài tiết dưới dạng không đổi qua thận, phần còn lại qua mật rồi cuối cùng đến phân dưới dạng không biến đổi hoặc bị chuyển hóa bởi hệ vi sinh đường ruột thành những hợp chất không còn hoạt tính kháng sinh. 

Trong trường hợp suy giảm chức năng gan, sự bài tiết qua thận tăng và ngược lại nếu chức năng thận bị giảm thì bài tiết qua mật tăng lên. 

Ceftriaxon không loại bỏ được bằng thẩm phân máu hoặc màng bụng. 

4 Chỉ định 

Chỉ định cho người lớn và trẻ em trong các trường hợp sau: Viêm phổi cộng đồng và viêm phổi bệnh viện, nhiễm khuẩn trong ổ bụng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu (gồm cả viêm bể thận), nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn xương và khớp, viêm màng trong tim, viêm màng não, viêm tai giữa cấp, lậu, thương hàn, giang mai, bệnh Lyme (giai đoạn sớm (giai đoạn II) và muộn (giai đoạn III) ở người lớn và trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh từ 15 ngày tuổi, dự phòng nhiễm khuẩn trong các phẫu thuật có biến chứng. 

Giảm bạch cầu trung tính có sốt nghi ngờ do vi khuẩn, nhiễm khuẩn huyết xảy ra liên quan hoặc không liên quan đến bất kỳ nhiễm khuẩn nào được liệt kê ở trên. 

Điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người lớn. 

5 Chống chỉ định 

Mẫn cảm với cephalosporin, tiền sử dị ứng nghiêm trọng (như phản ứng phản vệ) với bất kỳ kháng sinh nào thuộc nhóm beta lactam (penicilin, monobactam, carbapenem). 

Với dạng thuốc tiêm bắp: Sử dụng dung môi lidocain phải chống chỉ định theo chống chi định của lidocain, không được tiêm tĩnh mạch. 

Trẻ sơ sinh được sinh đủ tháng (đến 28 ngày tuổi): tăng bilirubin huyết, vàng da hoặc giảm albumin huyết hoặc acid huyết do các nguyên nhân liên quan đến giảm khả năng liên kết của bilirubin, trẻ cần phải (hoặc là mong muốn) điều trị bằng calci đường tĩnh mạch, hoặc các dung dịch truyền tĩnh mạch có chứa calci do nguy cơ tạo muối ceftriaxon calci kết tủa. 

Trẻ sơ sinh đẻ non đến 41 tuần tuổi theo chu kỳ kinh nguyệt (tuổi trong bào thai và sau khi sinh). 

6 Thận trọng 

Trước khi bắt đầu điều trị bằng ceftriaxon, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác. Có nguy cơ dị ứng chéo ở những người bệnh dị ứng với penicilin. Trong những trường hợp suy thận, phải thận trọng xem xét liều dùng. 

Với người bệnh bị suy giảm chức năng thận và gan nặng, cần theo dõi chặt hiệu quả và độ an toàn của thuốc. 

Ceftriaxon có thể tạo muối gây tủa với calci nên tránh pha trộn hoặc truyền dung dịch chứa calci đồng thời khi truyền ceftriaxon cho bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, kể cả truyền qua các đường truyền hoặc vị trí truyền khác nhau. 

Tuy nhiên, ở bệnh nhân trên 28 ngày tuổi có thể truyền lần lượt các dung dịch nếu sử dụng đường truyền ở vị trí khác nhau hoặc thay hoặc tráng rửa đường truyền giữa 2 lần truyền bằng dung dịch nước muối sinh lý để tránh kết tủa. 

Ở bệnh nhân phải truyền liên tục dung dịch nuôi dưỡng tĩnh mạch có chứa calci, cần cân nhắc sử dụng kháng sinh khác. Nếu việc sử dụng ceftriaxon là thiết yếu ở bệnh nhân nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch, có thể truyền dung dịch nuôi dưỡng tĩnh mạch và ceftriaxon lần lượt nếu truyền ở hai đường truyền khác nhau và ở 2 vị trí khác nhau. 

Nếu có thể, nên ngừng truyền dung dịch nuôi dưỡng tĩnh mạch trong thời gian truyền ceftriaxon và rửa đường truyền trước khi truyền các dung dịch này. 

Phải tìm nguyên nhân thiếu máu trong khi điều trị bằng cephalosporin (kể cả ceftriaxon) vì các cephalosporin có nguy cơ gây thiếu máu tan huyết nặng gây tử vong qua trung gian cơ miễn dịch. Nếu nguyên nhân do thuốc, phải ngừng ngay. Nếu điều trị kéo dài phải thường xuyên kiểm tra công thức máu.

Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy trong quá trình điều trị bằng ceftriaxon cần cân nhắc chẩn đoán viêm kết tràng và viêm kết tràng màng giả do Clostridium difficile, cần ngừng ceftriaxon và điều trị Clostridium difficile, không nên sử dụng thuốc ức chế nhu động ruột. 

Nếu siêu âm thấy nốt mờ ở mặt, cần cân nhắc khả năng là muối ceftriaxon calci kết tủa, thường xảy ra ở bệnh nhân dùng liều ceftriaxon > 1 g/ngày. Cần thận trọng ở trẻ em. Tủa này sẽ hết sau khi ngừng ceftriaxon. 

Cần thận trọng ở bệnh nhân có nguy cơ cao ứ mật và cặn mật như bệnh nhân nặng có nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch do chưa loại trừ được nguyên nhân do ceftriaxon kết tủa tại mật. 

Cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng ceftriaxon ở bệnh nhân có tiền sử sỏi thận hoặc tăng calci niệu do nguy cơ gây sỏi thận. 

7 Thời kỳ mang thai 

Ceftriaxon qua hàng rào nhau thai. Kinh nghiệm lâm sàng trong điều trị cho người mang thai còn hạn chế. Số liệu nghiên cứu trên súc vật chưa thấy độc với bào thai. Tuy vậy, chỉ nên dùng thuốc trong suốt thai kỳ và đặc biệt là 3 tháng đầu nếu lợi ích vượt trội nguy cơ. 

8 Thời kỳ cho con bú 

Thuốc bài tiết qua sữa ở nồng độ thấp và ở liều điều trị không ảnh hưởng đến việc cho trẻ bú. Tuy nhiên, không thể loại trừ nguy cơ tiêu chảy và nhiễm nấm ở màng nhày, cần cân nhắc ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc sau khi đánh giá lợi ích của việc bú mẹ với trẻ và liệu pháp điều trị với người mẹ. 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Nói chung, ceftriaxon được dung nạp tốt. Khoảng 8% số người bệnh được điều trị có ADR, tần suất phụ thuộc vào liều và thời gian điều trị. 

9.1 Thường gặp 

Tiêu hóa: ỉa chảy, phân lỏng. 

Da: mẩn ngứa. 

Huyết học: tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu. 

Gan: tăng enzym gan, 

9.2 Ít gặp 

Toàn thân: sốt, viêm tĩnh mạch, phù. 

Huyết học: giảm bạch cầu hạt. 

Da: nổi mày đay. 

Thần kinh: đau đầu, chóng mặt. 

Tiêu hóa: nôn, buồn nôn. 

Tại chỗ: viêm tĩnh mạch, đau tại vị trí tiêm. 

Nhiễm trùng: nhiễm nấm sinh dục. 

Tăng creatin huyết thanh. 

9.3 Hiếm gặp 

Tiêu hóa: viêm đại tràng có màng giả. 

Hô hấp: co thắt phế quản. 

Da: ban đỏ đa dạng. 

Thận, tiết niệu: tiểu máu, glucose niệu. 

Toàn thân: phù, ớn lạnh. 

9.4 Chưa xác định được tần suất 

Tên chung quốc tế: Cefuroxime. 

Mã ATC: J01DC02, S01AA27. 

Loại thuốc: Kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 2. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Dạng thuốc và hàm lượng được biểu thị theo cefuroxim: 

1.1 Cefuroxim axetil

Hỗn dịch uống: 125 mg/5 ml; 250 mg/5 ml. 

Viên nén, viên bao film: 125 mg, 250 mg, 500 mg. 

1.2 Cefuroxim natri

Dạng bột pha tiêm: Lọ 750 mg, 1,5 g và 7,5 g. 

2 Dược lực học 

Cefuroxim là một kháng sinh cephalosporin, bán tổng hợp, thế hệ 2. Dạng thuốc tiêm là dạng muối natri, dạng thuốc uống là ester acetyloxyethyl của cefuroxim. Cefuroxim axetil là tiền thuốc, bản thân chưa có tác dụng kháng khuẩn, vào trong cơ thể bị thủy phân dưới tác dụng của enzym esterase thành cefuroxim mới có tác dụng. 

Cũng như các cephalosporin khác, cefuroxim là kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc thời gian. Cefuroxim diệt vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Thuốc gắn vào các protein gắn với penicilin (Penicillin-binding protein, PBP), là các protein thành phần cấu tạo màng tế bào vi khuẩn, do đó ức chế giai đoạn cuối cùng của quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Vì vậy, thành tế bào vi khuẩn yếu đi và tế bào vi khuẩn bị phân hủy. 

2.1 Phổ kháng khuẩn 

Giống như các kháng sinh cephalosporin thế hệ 2 khác (cefaclor, cefamandol, Cefprozil), cefuroxim có hoạt tính in vitro trên vi khuẩn Gram âm tốt hơn các kháng sinh cephalosporin thế hệ 1, nhưng phổ tác dụng trên vi khuẩn Gram âm lại hẹp hơn so với các kháng sinh cephalosporin thế hệ 3. 

Do có nhóm methoxyimino bảo vệ vòng beta-lactam nên cefuroxim bền vững hơn dưới tác động thủy phân của beta-lactamase và cephalosporinase so với các cephalosporin thế hệ 1 và cefamandol, do đó có tác dụng tốt hơn trên các chủng vi khuẩn tiết ra beta-lactamase như Neisseria gonorrhoeae, Escherichia coli, Enterobacter, Klebsiella.

Cefuroxim không có tác dụng trên một số vi khuẩn kỵ khí như Bacteroides fragilis, Proteus vulgaris, Serratia marcescens. 

2.2 Đối với vi khuẩn hiếu khí Gram dương

In vitro, cefuroxim nồng độ 0,5 - 1 microgam/ml ức chế hầu hết các chủng Staphylococcus aureus (bao gồm chủng sinh penicilinase và không sinh penicilinase) và nồng độ 1 - 2 microgam/ml có tác dụng ức chế các chủng Staphylococcus epidermidis. 

Các chủng tụ cầu kháng nhóm penicillin bền vững với penicilinase (methicilin, oxacilin) cũng kháng với cefuroxim. Cefuroxim cũng có hoạt tính cao trên các chủng Streptococcus (liên cầu tan máu nhóm alpha và beta) ở nồng độ 0,05 - 0,5 microgam/ml. 

Phần lớn các chủng Enterococci, bao gom E. faecalis đều kháng lại cefuroxim. Listeria monocytogenes cũng kháng lại cefuroxim. 

2.3 Đối với các vi khuẩn hiếu khí Gram âm

Cefuroxim có tác dụng trên hầu hết các cầu khuẩn và trực khuẩn ái khí Gram âm, bao gồm cả các vi khuẩn họ Enterobacteriaceae: Citrobacter diversus, C. freundii, Enterobacter aerogenes, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, Providencia stuartii, Salmonella và Shigella. 

Đa số các chủng Morganella morganii, Providencia rettgeri, Proteus vulgaris, Enterobacter cloacae, Legionella, Pseudomonas, Campylobacter, Serretia đều đã kháng lại cefuroxim 

Cefuroxim có hoạt tính cao trên Haemophilus influenzae (kể cả các chủng đã kháng lại ampicilin), H. parainfluenzae và Moraxella catarrhalis.

Cefuroxim cũng có tác dụng tốt trên Neisseria gonorrhoeae và N.meningitidis. 

2.4 Đối với vi khuẩn kỵ khí

Cefuroxim có hoạt tính in vitro ở nồng độ 0,5 - 16 mg/ml đối với Actinomyces, Eubacterium, Fusobacterium, Lactobacillus, Peptococcus, Pepto-streptococcus, Propionibacterium.

Cefuroxim có hoạt tính trên một số chủng Clostridium nhưng không tác dụng trên C. difficile. Đa số các chủng Bacteroides fragilis đều đã đề kháng lại cefuroxim. Cefuroxim còn có tác dụng với vi khuẩn Borrelia burgdorferi gây bệnh Lyme. 

2.5 Cơ chế kháng thuốc

Vi khuẩn kháng lại cefuroxim chủ yếu theo cơ chế biến đổi PBP đích, sinh beta-lactamase hoặc làm giảm tính thấm của cefuroxim qua màng tế bào vi khuẩn. Mặc dù cefuroxim có khả năng chống lại sự thủy phân của beta-lactamase nói chung nhưng vẫn bị thủy phân bởi beta-lactamase sinh ra từ các vi khuẩn B. fragilis, P. vulgaris, P. rettgeri, Serratia. Cefuroxim không có tác dụng với Pseudomonas aeruginosa mặc dù bền vững với beta- lactamase do vi khuẩn này sinh ra nhưng không thấm được vào thành tế bào vi khuẩn. 

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Sau khi uống, cefuroxim axetil được hấp thu qua Đường tiêu hóa và nhanh chóng bị thủy phân ở niêm mạc ruột và trong máu để tạo thành cefuroxim vào hệ tuần hoàn.

Sinh khả dụng đường uống của cefuroxim axetil thay đổi, phụ thuộc vào dạng bào chế và sự có mặt của thức ăn trong ống tiêu hóa. Thuốc được hấp thu tốt nhất khi uống trong bữa ăn. Sinh khả dụng sau khi uống viên nén cefuroxim axetil lúc đói vào khoảng 37% và đạt 52% nếu uống ngay trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn.

Nồng độ đỉnh của cefuroxim trong huyết tương thay đổi tùy theo dạng viên hay hỗn dịch. Sự hấp thu thuốc tăng lên khi uống thuốc cùng với sữa. Sau khi uống hỗn dịch có chứa 250 mg cefuroxim axetil, nồng độ đỉnh 4 - 6 microgam/ml ở thời điểm khoảng 3 giờ và đạt 71% nồng độ đỉnh trong huyết tương của thuốc viên. Do đó, thuốc viên và hỗn dịch uống cefuroxim axetil không thể thay thế nhau theo tương quan mg/mg. Nồng độ đỉnh trong huyết tương 27 microgam/ml đạt được vào khoảng 45 phút sau khi tiêm bắp 750 mg và nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 50 microgam/ml đạt được vào khoảng 15 phút sau khi tiêm tĩnh mạch 750 mg. Sau liều tiêm khoảng 8 giờ, vẫn đo được nồng độ điều trị trong huyết tương. 

3.2 Phân bố

Khoảng 33% đến 50% lượng cefuroxim trong máu liên kết với protein huyết tương. Cefuroxim phân bố rộng rãi đến các tổ chức và dịch trong cơ thể, xâm nhập vào cả tổ chức tuyến tiền liệt, vào được dịch màng phổi, đờm, dịch tiết phế quản, xương, mặt, dịch rỉ viêm, dịch màng bụng, hoạt dịch và thủy dịch. Thể tích phân bố biểu kiến ở người lớn khỏe mạnh nằm trong khoảng từ 9,3 - 15,8 lit/1,73 m2.

Một lượng nhỏ cefuroxim có thể đi qua hàng rào máu - não trong trường hợp màng não không bị viêm. Tuy nhiên, cefuroxim chỉ đạt được nồng độ điều trị trong dịch não tủy khi tiêm tĩnh mạch trong trường hợp màng não bị viêm. Thuốc qua nhau thai và có bài tiết qua sữa mẹ. 

3.3 Chuyển hóa

Cefuroxim không bị chuyển hóa và được thải trừ ở dạng không biến đổi cả theo cơ chế lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận. 

3.4 Thải trừ

Nửa đời thải trừ của thuốc trong huyết tương khoảng 1 - 2 giờ. Trong trường hợp suy thận, nửa đời thải trừ kéo dài hơn, dao động từ 1,9 đến 16,1 giờ tùy thuộc vào mức độ suy thận. Nửa đời thải trừ của cefuroxim cũng kéo dài hơn ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ nghịch với số tuần tuổi của trẻ và đạt giá trị tương đương với giá trị ở người trưởng thành sau 3 - 4 tuần tuổi.

Thuốc đạt nồng độ cao trong nước tiểu. Sau khi tiêm, hầu hết liều sử dụng thải trừ trong vòng 24 giờ, phần lớn thải trừ trong vòng 6 giờ. Probenecid ức chế thải trừ cefuroxim qua ống thận, làm cho nồng độ cefuroxim trong huyết tương tăng cao và kéo dài hơn. Cefuroxim chỉ thải trừ qua mật với lượng rất nhỏ. 

Thẩm phân máu và thẩm phân phúc mạc có thể loại trừ được cefuroxim trong hệ tuần hoàn. 

4 Chỉ định 

Điều trị nhiễm khuẩn thể nhẹ đến vừa ở đường hô hấp do vi khuẩn nhạy cảm gây ra: Viêm tai giữa (do S. pneumoniae, H. influenzae, M. catarrhalis kể cả chủng sinh beta-lactamase hay do S. pyogenes), viêm xoang cấp, viêm amiđan (do S. pneumoniae, H. influenzae), viêm họng tái phát (do S. pyogenes, liên cầu beta tan máu nhóm A), đợt kịch phát của viêm phế quản mạn tính hoặc viêm phế quản cấp có bội nhiễm (do S. pneumoniae, H. influenzae) và viêm phổi mắc phải tại cộng đồng. 

Điều trị bệnh lậu không có biến chứng. 

Điều trị bệnh Lyme do Borrelia burgdorferi: Thể thần kinh thời kỳ đầu, thể ban đỏ loang, thể viêm tim, viêm khớp. 

Điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn tiết niệu - sinh dục, nhiễm khuẩn máu và viêm màng não do các vi khuẩn nhạy cảm. 

Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật tim mạch và các phẫu thuật lồng ngực khác, phẫu thuật xương khớp, phẫu thuật tiêu hóa và phẫu thuật sản phụ khoa. 

5 Chống chỉ định 

Người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin, tiền sử quá mẫn nhanh (phản ứng phản vệ) với penicilin. 

6 Thận trọng 

Trước khi bắt đầu điều trị bằng cefuroxim, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác. 

Các thuốc cefuroxim tiêm cần sử dụng thận trọng ở người có tiền sử dị ứng, nhất là dị ứng thuốc. 

Tương tự các kháng sinh nói chung, cefuroxim chỉ sử dụng để điều trị và dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn được dự kiến là nhạy cảm với cefuroxim, cần khuyên bệnh nhân về tầm quan trọng của điều trị đủ liệu trình và không dùng cefuroxim điều trị bệnh do virus để làm giảm nguy cơ xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Nên lựa chọn kháng sinh dựa trên xét nghiệm kháng sinh đồ, trong trường hợp không có dữ liệu kháng sinh đồ cần dựa vào các thông tin về kháng kháng sinh ở địa phương. 

Dùng cefuroxim dài ngày có thể làm các chủng không nhạy cảm phát triển quá mức. Cần theo dõi người bệnh cẩn thận. Nếu bị bội nhiễm nghiêm trọng trong khi đang điều trị cefuroxim, phải xem xét thay đổi kháng sinh. 

Viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile có thể xảy ra khi sử dụng các kháng sinh phổ rộng, vì vậy cần lưu tâm chẩn đoán bệnh này. Cần thông báo cho người bệnh có thể bị tiêu chảy nặng. do dùng kháng sinh kéo dài. Nếu bị tiêu chảy trong khi dùng không đỡ thì phải ngừng thuốc và thông báo cho bác sĩ. Nên hết sức thận trọng khi kê đơn kháng sinh phổ rộng cho những người có bệnh. đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng. 

Những người bị bệnh phenylceton niệu (bệnh di truyền thiếu hụt phenylalanin hydroxylase) và những người phải hạn chế lượng. phenylalanin cần phải thận trọng khi dùng chế phẩm cefuroxim có chứa aspartam (vì khi uống vào trong đường tiêu hóa sẽ chuyển hóa thành phenylalanin). 

Thận trọng khi sử dụng các chế phẩm cefuroxim có chứa dextrose cho những người đái tháo đường hoặc những người không dung nạp carbohydrat do bất kỳ nguyên nhân nào. 

Mặc dù cefuroxim ít gây biến đổi chức năng thận, nhưng nên kiểm tra thận khi điều trị bằng cefuroxim, nhất là ở bệnh nhân nặng đang dùng liều tối đa kháng sinh. Nên thận trọng khi cho người bệnh dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu mạnh, vì có thể có tác dụng bất lợi đến chức năng thận. Đã ghi nhận tăng nhiễm độc thận khi dùng đồng thời các kháng sinh aminoglycosid và cephalosporin. Nên giảm liều hoặc giảm tần suất đưa liều cefuroxim tiêm ở người suy thận tạm thời hoặc mạn tính, vì ở những người này với liều thường dùng, nồng độ kháng sinh trong huyết thanh cũng có thể cao và kéo dài. Nguy cơ tác dụng bất lợi nghiêm trọng có thể tăng lên ở những người suy thận. Những người cao tuổi thường có giảm chức năng thận, do đó cần tính liều điều trị cẩn trọng và theo dõi chức năng thận trong quá trình điều trị bằng cefuroxim. 

Một số cephalosporin (trong đó có cefuroxim) có khả năng gây động kinh, đặc biệt trên bệnh nhân có chức năng thận suy giảm mà không được hiệu chỉnh giảm liều kháng sinh. Trong quá trình điều trị nếu xuất hiện co giật nên ngừng thuốc và sử dụng các thuốc điều trị động kinh thích hợp. 

Cephalosporin có thể gây giảm hoạt độ prothrombin, nên cần theo dõi thời gian prothrombin khi sử dụng cefuroxim ở những bệnh nhân có rối loạn chức năng thận hoặc chức năng gan, bệnh nhân dinh dưỡng kém, bệnh nhân mới hoàn thành một đợt trị liệu chống nhiễm trùng hoặc những người có tiền sử phải điều trị thuốc chống đông. Khi cần thiết có thể dùng vitamin K để điều trị. 

Độ an toàn và hiệu quả của cefuroxim axetil và cefuroxim natri trên bệnh nhi nhỏ hơn 3 tháng tuổi chưa được thiết lập. 

7 Thời kỳ mang thai 

Các nghiên cứu trên chuột nhắt và thỏ không thấy có dấu hiệu tổn thương khả năng sinh sản hoặc có hại cho bào thai do thuốc cefuroxim. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đầy đủ và đối d chứng về sử dụng cefuroxim ở phụ nữ mang thai. 

Sử dụng cefuroxim để điều trị viêm thận - bể thận ở người mang thai không thấy xuất hiện các tác dụng không mong muốn ở trẻ sơ sinh sau khi tiếp xúc với thuốc trong tử cung người mẹ. Chỉ nên sử dụng cefuroxim cho phụ nữ trong khi thời kỳ mang thai khi thật sự cần thiết. 

8 Thời kỳ cho con bú 

Cefuroxim bài tiết trong sữa mẹ ở nồng độ thấp. Nguy cơ gây ADR (trên hệ vi khuẩn chí ở đường tiêu hóa, tác động trực tiếp, khả năng làm ảnh hưởng đến kết quả nuôi cấy vi khuẩn khi có sốt) trên trẻ bú mẹ còn chưa được đánh giá đầy đủ, khả năng tích lũy kháng sinh ở trẻ là có thể xảy ra. Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú sau khi cân nhắc kỹ nguy cơ và lợi ích, đồng thời phải theo dõi sát trẻ trong quá trình điều trị bằng kháng sinh cho mẹ. 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Ước tính tỷ lệ ADR khoảng 3% số bệnh nhân điều trị. 

9.1 Thường gặp 

Tại chỗ: đau rát tại chỗ tiêm, viêm tĩnh mạch huyết khối tại nơi tiêm truyền. 

Tiêu hóa: tiêu chảy. 

Da: ban da dạng sần. 

9.2 Ít gặp 

Toàn thân: phản ứng phản vệ, nhiễm nấm Candida. 

Máu: tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, thử nghiệm Coombs dương tính. 

Tiêu hóa: buồn nôn, nôn. 

Da: mày đay, ngứa. 

9.3 Hiếm gặp 

Toàn thân: sốt 

Máu: thiếu máu tan huyết, 

Tiêu hóa: viêm đại tràng giả mạc. 

Da: hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc. 

Gan: vàng da ứ mật, tăng AST, ALT, phosphatase kiềm, LDH và nồng độ bilirubin huyết thanh thoáng qua. 

Tên chung quốc tế: Celecoxib. 

Mã ATC: M01AH01, L01XX33. 

Loại thuốc: Thuốc chống viêm không steroid ức chế chọn lọc COX-2. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nang: 50 mg, 100 mg, 200 mg, 400 mg. 

2 Dược lực học 

Celecoxib là một thuốc chống viêm không steroid, ức chế chọn lọc cyclooxygenase-2 (COX-2), có các tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt. Cơ chế tác dụng của celecoxib được coi là ức chế sự tổng hợp prostaglandin, chủ yếu thông qua tác dụng ức chế isoenzym cyclooxygenase-2 (COX-2), dẫn đến làm giảm sự tạo thành các prostaglandin. Khác với phần lớn các thuốc chống viêm không steroid có trước đây, celecoxib không ức chế isoenzym cyclooxygenase-1 (COX-1) với các nồng độ điều trị ở người. COX-1 là một enzym có ở hầu hết các mô, bạch cầu đơn nhân to và tiểu cầu. COX-1 tham gia vào quá trình tạo cục máu đông (như thúc đẩy tiểu cầu ngưng tập) duy trì hàng rào niêm mạc dạ dày và chức năng thận (như duy trì tưới máu thận). Do không ức chế COX-1 nên celecoxib ít có nguy cơ gây các tác dụng phụ (thí dụ xuất huyết, viêm loét dạ dày, kéo dài thời gian chảy máu), nhưng có thể gây các tác dụng phụ ở thận tương tự như các thuốc chống viêm không steroid khác. Celecoxib có thể làm tăng nguy cơ huyết khối mạch máu ở một số bệnh nhân vì thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin (một chất kháng huyết khối) và không tác động đến thromboxan A2 (một chất dễ gây huyết khối). Ngoài ra, celecoxib còn có thể ngăn chặn tăng sinh tế bào ung thư đại tràng và làm giảm kích thước polyp đại trực tràng. 

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Celecoxib hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Uống celecoxib với thức ăn có nhiều chất béo làm chậm thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương so với uống lúc đói khoảng 1 - 2 giờ và làm tăng 10 - 20% AUC. Có thể dùng celecoxib khi ăn hoặc xa các bữa ăn. 

Nồng độ đỉnh trong huyết tương của thuốc thường đạt ở 3 giờ sau khi uống một liều duy nhất 200 mg lúc đói và trung bình bằng 705 nanogam/ml. Nồng độ thuốc ở trạng thái ổn định trong huyết tương đạt được trong vòng 5 ngày; không thấy có tích luỹ.

Ở người trên 65 tuổi, nồng độ đỉnh trong huyết tương và AUC tăng 40 và 50%, tương ứng, so với người trẻ; AUC của celecoxib ở trạng thái ổn định tăng 40 hoặc 180% ở người suy gan nhẹ hoặc vừa, tương ứng, và giảm 40% ở người suy thận mạn tính (tốc độ lọc cầu thận 35 - 60 ml/phút) so với ở người bình thường.

3.2 Phân bố

Thể tích phân bố ở trạng thái ổn định khoảng 400 lít (khoảng 7,14 lít/kg) như vậy thuốc phân bố nhiều vào mô. Ở nồng độ điều trị trong huyết tương, 97% celecoxib gắn với protein huyết tương. Celecoxib có khả năng phân bố vào sữa mẹ. 

3.3 Chuyển hóa

Celecoxib được chuyển hóa chủ yếu trong gan bởi isoenzym CYP450 2C9 thành các chất chuyển hóa không có hoạt tính dược lý như các thuốc ức chế enzym COX-1 và COX-2.

3.4 Thải trừ

Nửa đời thải trừ trong huyết tương của celecoxib sau khi uống lúc đói là 11 giờ và hệ số thanh thải trong huyết tương khoảng 500 ml/phút.

Nửa đời thải trừ của thuốc kéo dài ở người suy thận là 13,1 giờ và suy gan là 11 giờ hoặc 13,1 giờ. Celecoxib thải trừ khoảng 27% trong nước tiểu và 57% trong phân, dưới 3% liều được thải trừ không thay đổi. 

4 Chỉ định 

Điều trị triệu chứng thoái hóa khớp ở người lớn. 

Điều trị triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở người lớn.

Điều trị đau cấp. 

Điều trị thống kinh nguyên phát. 

5 Chống chỉ định 

Mẫn cảm với celecoxib, sulfonamid. 

Viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển hoặc chảy máu dạ dày ruột. 

Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim, bệnh mạch ngoại biên, bệnh mach não. 

Suy tim sung huyết độ II - IV theo phân loại NYHA. 

Suy thận nặng (Clcr < 30 ml/phút). 

Suy gan nặng (Albumin huyết tương dưới 25 g/1 hoặc điểm Child-Pugh ≥10). 

Bệnh viêm ruột (bệnh Crohn, viêm loét đại tràng). 

Tiền sử bị hen, viêm mũi cấp, polyp mũi, phù mạch thần kinh, mày đay hoặc các phản ứng kiểu dị ứng khác sau khi dùng Aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác. Đã có báo cáo về các phản ứng kiểu phản vệ nặng, đôi khi gây chết, với các thuốc chống viêm không steroid ở những người bệnh này. 

Không dùng giảm đau trong thời gian ghép nối tắt động mạch vành.

Phụ nữ đang mang thai và phụ nữ có khả năng mang thai trừ khi đang dùng một biện pháp tránh thai có hiệu quả cao. Celecoxib gây dị tật thai nhi trong hai nghiên cứu trên động vật. Nguy cơ trên phụ nữ mang thai chưa rõ nhưng cũng chưa thể loại trừ. 

Phụ nữ cho con bú. 

6 Thận trọng 

Người có tiền sử loét dạ dày tá tràng, hoặc chảy máu đường tiêu hóa, mặc dù thuốc được coi là không gây tai biến Đường tiêu hóa do ức chế chọn lọc COX-2. 

Người cao tuổi, suy nhược vì dễ gây chảy máu đường tiêu hóa và thường chức năng thận bị suy giảm do tuổi. 

Celecoxib có thể gây độc cho thận, nhất là khi duy trì lưu lượng máu qua thận phải cần đến prostaglandin thận hỗ trợ.

Cần rất thận trọng dùng celecoxib cho những người bệnh có nguy cơ cao như suy tim, suy thận hoặc suy gan. 

Người bị phù, giữ nước (như suy tim, thận) vì thuốc gây ứ dịch, làm bệnh nặng lên. 

Người bị mất nước ngoài tế bào (do dùng thuốc lợi tiểu mạnh): Cần phải điều trị tình trạng mất nước trước khi dùng celecoxib. 

Vì chưa rõ celecoxib có làm giảm nguy cơ ung thư đại - trực tràng liên quan đến bệnh polyp dạng tuyến đại - trực tràng có tính chất gia đình hay không, cho nên vẫn phải tiếp tục chăm sóc bệnh này như thường lệ, nghĩa là phải theo dõi nội soi, cắt bỏ đại - trực tràng dự phòng khi cần.

Ngoài ra, cần theo dõi nguy cơ biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim cục bộ). Celecoxib không có hoạt tính nội tại kháng tiểu cầu và như vậy không bảo vệ được các tai biến do thiếu máu cơ tim, nhất là nếu dùng liều cao kéo dài (400 - 800 mg/ngày). 

Nguy cơ huyết khối tim mạch: Các thuốc NSAID, không phải aspirin, dùng đường toàn thân, có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện biến cố huyết khối tim mạch, bao gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ, có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ này có thể xuất hiện sớm trong vài tuần đầu dùng thuốc và có thể tăng lên theo thời gian dùng thuốc. Nguy cơ huyết khối tim mạch được ghi nhận chủ yếu ở liều cao. Cần đánh giá định kỳ sự xuất hiện của các biến cố tim mạch, ngay cả khi bệnh nhân không có các triệu chứng tim mạch trước đó. Người bệnh cần được cảnh báo về các triệu chứng của biến cố tim mạch nghiêm trọng và cần thăm khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng này. Để giảm thiểu xuất hiện biến cố bất lợi, cần sử dụng thuốc ở liều hàng ngày thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể. 

7 Thời kỳ mang thai và cho con bú

7.1 Thời kỳ mang thai

Cho tới nay, chưa có các nghiên cứu đầy đủ về celecoxib ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên các nghiên cứu độc tính trên thai thỏ với liều 150 mg/kg/ngày cho thấy tăng tỷ lệ khuyết tật vách ngăn tâm thất và bất thường ở các xương sườn thai. Vì vậy, chỉ nên dùng celecoxib cho phụ nữ mang thai khi lợi ích cao hơn nguy cơ có thể xảy ra đối với thai. Đặc biệt, không dùng celecoxib ở 3 tháng cuối của thai kỳ, vì các chất ức chế tổng hợp prostaglandin có thể có tác dụng xấu trên hệ tim mạch của thai. 

7.2 Thời kỳ cho con bú 

Celecoxib được thải trừ qua sữa mẹ ở chuột nuôi con, nồng độ tương tự như trong huyết tương. Tuy nhiên ở người, vẫn chưa có bằng chứng thuốc có phân bố vào sữa mẹ hay không. Do celecoxib có thể có ADR nghiêm trọng ở trẻ nhỏ bú sữa mẹ, cần cân nhắc lợi/ hại hoặc ngừng cho bú, hoặc ngừng dùng celecoxib cho mẹ.

8 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

ADR của celecoxib ở liều thường dùng nói chung nhẹ và có liên quan chủ yếu đến đường tiêu hóa. ADR khiến phải ngừng dùng thuốc nhiều nhất gồm: Khó tiêu, đau bụng. Khoảng 7,1% người bệnh dùng celecoxib phải ngừng dùng thuốc vì ADR so với 6,1% người bệnh dùng Placebo phải ngừng. Celecoxib đường dùng toàn thân có nguy cơ xảy ra huyết khối tim mạch (xem phần Thận trọng).

8.1 Thường gặp 

Tiêu hóa: đau bụng, ỉa chảy, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn. 

Hô hấp: viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. 

TKTW: mất ngủ, chóng mặt, đau đầu. 

Tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim. 

Da: ban. 

Chung: đau lưng, các triệu chứng giống cúm, phù ngoại biên.

8.2 Hiếm gặp 

Tim mạch: ngất, suy tim sung huyết, rung thất, nghẽn mạch phổi, tai biến mạch máu não, hoại thư ngoại biên, viêm tĩnh mạch huyết khối, viêm mạch. 

Tiêu hóa: tắc ruột, thủng ruột, chảy máu đường tiêu hóa, viêm đại 

tràng chảy máu, thủng thực quản, viêm tụy, tắc ruột. 

Gan mật: bệnh sỏi mật, viêm gan, vàng da, suy gan. 

Huyết học: giảm lượng tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu không tái tạo, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu. 

Chuyển hóa: giảm Glucose huyết. 

TKTW: mất điều hoà, hoang tưởng tự sát. 

Thận: suy thận cấp, viêm thận kẽ. 

Da: ban đỏ đa dạng, viêm da tróc, hội chứng Stevens-Johnson.

Chung: nhiễm khuẩn, chết đột ngột, phản ứng kiểu phản vệ, phù mạch.

8.3 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Nếu có biểu hiện độc hại thận trong khi điều trị celecoxib, cần phải ngừng thuốc, thường chức năng thận sẽ trở về mức trước điều trị sau khi ngừng điều trị thuốc. 

Test gan có thể tăng (gấp 3 lần mức bình thường ở giới hạn cao). Sự tăng này có thể tiến triển, hoặc không thay đổi hoặc chỉ tạm thời trong một thời gian khi tiếp tục điều trị. Nhưng nếu có biểu hiện nặng của viêm gan (vàng da, biểu hiện suy gan...) phải ngừng ngay thuốc. 

Nói chung, khi dùng với liều thông thường và ngắn ngày, celecoxib dung nạp tốt. 

9 Liều lượng và cách dùng 

9.1 Cách dùng

Nuốt cả nang thuốc với nước. Nếu không được, có thể hòa với nước hoặc dịch trái cây rồi uống ngay vào bữa ăn hoặc xa bữa ăn. Dùng liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất phù hợp với mục đích điều trị. Nếu dùng liều 200 mg, ngày 2 lần, có thể uống không cần chú ý đến bữa ăn. Nếu dùng liều cao hơn (400 mg, ngày 2 lần), phải uống với thức ăn để cải thiện hấp thu.

9.2 Liều lượng 

Thoái hóa xương - khớp: Liều thông thường: 200 mg/ngày, uống 1 lần hoặc chia làm 2 liều bằng nhau. Liều cao hơn không có hiệu quả hơn. 

Viêm khớp dạng thấp: Người lớn, liều thông thường: 100 - 200 mg/lần, ngày uống 2 lần, liều cao hơn không có tác dụng tốt hơn. Trẻ em 10 - 25 kg, liều 50 mg/lần, ngày 2 lần; Trẻ em > 25 kg, liều 100 mg/lần, ngày 2 lần. 

Viêm cột sống dính khớp ở người lớn: Ngày 200 mg, uống 1 lần hoặc chia 2 lần. Nếu sau 6 tuần không có đáp ứng, liều có thể tăng lên 400 mg/ngày. Nếu sau 6 tuần tiếp theo với liều 400 mg/ngày không có đáp ứng, phải chuyển sang thuốc khác. 

Polyp đại - trực tràng: Liều 400 mg/lần, ngày uống 2 lần. Theo nhà sản xuất, độ an toàn và hiệu quả của liệu pháp trên 6 tháng chưa được nghiên cứu. 

Đau nói chung và thống kinh: Liều thông thường ở người lớn: 400 mg, uống 1 lần, tiếp theo 200 mg nếu cần, trong ngày đầu. Để tiếp tục giảm đau, có thể cho liều 200 mg/lần, ngày uống 2 lần, nếu cần. 

Người cao tuổi: Trên 65 tuổi, không cần điều chỉnh liều, mặc dù nồng độ thuốc tăng trong huyết tương. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi có trọng lượng cơ thể dưới 50 kg, phải dùng liều khuyến cáo thấp nhất khi bắt đầu điều trị. 

Suy thận: Chưa được nghiên cứu và không khuyến cáo dùng cho người suy thận. Nếu cần thiết phải dùng celecoxib cho người suy thận nặng, phải giám sát cẩn thận chức năng thận. Nhà sản xuất không có khuyến cáo đặc biệt nào về điều chỉnh liều cho người suy thận mạn. Suy gan: Chưa được nghiên cứu. Theo nhà sản xuất, không được dùng cho người bệnh suy gan nặng. Đối với suy gan vừa, nhà sản xuất khuyến cáo giảm liều khoảng 50%. 

10 Tương tác thuốc 

Chung: Chuyển hóa của celecoxib qua trung gian cytochrom P450 2C9 trong gan. Sử dụng đồng thời celecoxib với các thuốc có tác dụng ức chế enzym này có thể ảnh hưởng đến dược động học của celecoxib, nên phải thận trọng khi dùng đồng thời các thuốc này. Ngoài ra, celecoxib cũng ức chế cytochrom P450 2D6. Do đó có khả năng tương tác giữa celecoxib và các thuốc được chuyển hóa bởi enzym P450 2D6. 

Thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin: Các thuốc chống viêm không steroid có thể làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của các thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin. Cần chú ý đến tương tác này khi dùng celecoxib đồng thời với các thuốc ức chế chuyển angiotensin. Thuốc lợi tiểu: Các thuốc chống viêm không steroid có thể làm giảm tác dụng tăng bài tiết natri niệu của furosemid và thiazid ở một số bệnh nhân, có thể do ức chế tổng hợp prostaglandin và nguy cơ suy thận có thể gia tăng. 

Aspirin: Mặc dù có thể dùng celecoxib cùng với liều thấp aspirin, việc sử dụng đồng thời hai thu

Cetirizin

Tên chung quốc tế: Cetirizine hydrochloride. 

Mã ATC: R06AE07. 

Loại thuốc: thuốc kháng histamin H1 thế hệ hai. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén: 5 mg, 10 mg. 

Viên nén nhai: 5 mg, 10 mg. 

Viên nén phân tán trong miệng: 10 mg. 

Viên nén bao phim: 5 mg, 10 mg. 

Sirô: 1 mg/ml (118 ml, 120 ml). 

Viên nang (chứa chất lỏng): 10 mg. 

2 Dược lực học 

Cetirizin là dẫn chất của piperazin và là chất chuyển hóa của hydroxyzin. Cetirizin là thuốc kháng histamin thế hệ hai, thuốc có tác dụng đối kháng mạnh và chọn lọc ở thụ thể H1 ngoại vi, nhưng hầu như không có tác dụng đến các thụ thể khác, do vậy hầu như không có tác dụng đối kháng acetylcholin và không có tác dụng đối kháng serotonin. Cetirizin ức chế giai đoạn sớm của phản ứng dị ứng qua trung gian histamin và cũng làm giảm sự di dời của các tế bào viêm và giảm giải phóng các chất trung gian ở giai đoạn muộn của phản ứng dị ứng. 

Tính phân cực của cetirizin tăng so với hydroxyzin nên phân bố của thuốc vào hệ TKTW giảm và ít tác động lên TKTW so với các thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất (diphenhydramin, hydroxyzin) nên ít gây buồn ngủ. Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh dùng cetirizin có ADR như ngủ gà lại cao hơn so với người bệnh dùng các thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai khác như loratadin. 

Dạng kết hợp của cetirizin và pseudoephedrin hydroclorid được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. 

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Thuốc hấp thu nhanh sau khi uống. Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương là khoảng 1 giờ. Mặc dù thức ăn có thể làm giảm Cmax của cetirizin (lần lượt là 23, 37% đối với viên nên thông thường hoặc viên nhai tương ủng) và kéo dài thời gian (khoảng 1,7 hoặc 2,8 giờ tương ứng) để đạt Cmax thức ăn không ảnh hưởng đến mức độ hấp thu của thuốc (dựa trên AUC). 

3.2 Phân bố

Thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 93%. Thể tích phân bổ biểu kiển khoảng 0,50 lít/kg. Thuốc vào được sữa mẹ, nhưng hầu như không qua hàng rào máu - não. 

3.3 Chuyển hóa

Thuốc chuyển hóa ít ở gan. 

3.4 Thải trừ

Nửa đời thải trừ ở trẻ em là 6,2 giờ, ở người lớn là 8 giờ. 70% liều được thải trừ qua nước tiểu (trong đó 50% liều ở dạng không biến đổi), 10% liều thải trừ qua phân. 

4 Chỉ định và chống chỉ định

4.1 Chỉ định

Điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng quanh năm, viêm mũi dị ứng theo mùa. 

Mày đay, mày đay mạn tính vô căn. 

Viêm da dị ứng. 

4.2 Chống chỉ định 

Có tiền sử dị ứng với cetirizin, hydroxyzin.

Suy thận giai đoạn cuối(Clcr < 10 ml/phút). 

5 Thận trọng 

Cần phải điều chỉnh liều ở người suy thận vừa hoặc nặng, người suy gan. 

Cetirizin có thể gây hiện tượng ngủ gà, do vậy nên thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc. 

Tránh dùng đồng thời cetirizin với rượu và các thuốc ức chế TKTW, vì làm tăng thêm tác dụng của các thuốc này. 

Cần thận trọng ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ bí tiểu hoặc bí tiểu (như tổn thương tủy sống, tăng sản tuyến tiền liệt) vì cetirizin có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu. 

Thận trọng ở những bệnh nhân động kinh và bệnh nhân có nguy cơ co giật. 

Thử nghiệm da bị ức chế bởi thuốc kháng histamin, cần dừng cetirizin ít nhất 3 ngày trước khi làm thử nghiệm da. 

Độ an toàn và hiệu quả dùng cetirizin cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi chưa được xác định. 

6 Thời kỳ mang thai và cho con bú

6.1 Thời kỳ mang thai

Không có bằng chứng thuốc gây quái thai ở động vật và người. Tuy nhiên, nên tránh dùng thuốc kháng histamin cho phụ nữ mang thai. 

6.2 Thời kỳ cho con bú 

Cetirizin bài tiết qua sữa. Nên tránh dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú. 

7 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

7.1 Thường gặp 

Hay gặp nhất là hiện tượng ngủ gà. Tỷ lệ ADR phụ thuộc vào liều dùng. 

Mệt mỏi, khô miệng, viêm họng, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn. 

7.2 Ít gặp 

Kích động, suy nhược, ỉa chảy, khó chịu, dị cảm, phản ứng trên da. 

Chán ăn hoặc tăng thèm ăn, bí tiểu, đỏ bừng, tăng tiết nước bọt. 

7.3 Hiếm gặp hoặc rất hiếm gặp 

TKTW: lú lẫn, trầm cảm, ảo giác, rối loạn cử động, co giật, mất ngủ, muốn gây sự, run. 

Tim mạch: nhịp tim nhanh, phù mạch, hạ huyết áp nặng. 

Huyết học: thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu. 

Mắt: rối loạn vận nhãn mắt, rối loạn thị lực. 

Gan, mật: chức năng gan bất thường, viêm gan, ứ mật.

Thận, tiết niệu: viêm cầu thận, rối loạn tiểu tiện. 

Khác: phù, ngất, thay đổi vị giác, tăng cân, phản vệ.

7.4 Chưa xác định được tần suất 

Đau bụng, buồn ngủ, giảm trí nhớ, ý tưởng tự sát. 

8 Liều lượng và cách dùng 

8.1 Cách dùng

Cetirizin được dùng đường uống. Mặc dù thức ăn có thể làm giảm nồng độ đỉnh trong máu và kéo dài thời gian đạt nồng độ đỉnh, nhưng không ảnh hưởng đến mức hấp thu thuốc, cho nên có thể uống cùng hoặc không cùng bữa ăn. 

8.2 Liều lượng 

Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi: Uống 10 mg/lần, 1 lần/ngày.

Trẻ em 6 - dưới 12 tuổi: Uống 5 mg/lần, 2 lần/ngày. 

Trẻ em 2 - dưới 6 tuổi: Uống 2,5 mg/lần, 2 lần/ngày. 

Trẻ em 12 tháng - dưới 2 tuổi: Uống 2,5 mg/lần/ngày, có thể tăng liều tối đa uống 2,5 mg cử trong 12 giờ. 

Trẻ em 6 tháng - dưới 12 tháng: Uống 2,5 mg/lần/ngày. 

Trẻ em < 6 tháng tuổi: Không sử dụng. 

8.2.1 Suy gan

Người già: Uống 5 mg/lần/ngày. Có thể dùng tối đa 10 mg/lần/ ngày ở người ≤77 tuổi, và 5 mg/lần/ngày ở người > 77 tuổi. 

Liều khuyến cáo cho người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi là 5 mg/ngày, trẻ em từ 6 - < 12 tuổi có thể dùng liều thấp hơn 5 mg/ lần/ngày, trẻ em dưới 6 tuổi không khuyến cáo dùng.

Tuy nhiên có tài liệu khuyến cáo không cần hiệu chỉnh liều với người suy gan.

8.2.2 Suy thận

Hiệu chỉnh liều dùng theo Clcr như bảng sau: 

Chức năng thận Clcr (ml/phút) Liều dùng 
Bình thường > 80 10 mg × 1 lần/ngày 
Suy thận nhẹ50 - 79 10 mg × 1 lần/ngày 
Suy thận vừa 30 - 49 5 mg × 1 lần/ngày 
Suy thận nặng10 - 30 5 mg, cách 2 ngày 1 lần 
Suy thận giai đoạn cuối hoặc phải thẩm tách < 10chống chỉ định 

Hiệu chỉnh liều cho trẻ em suy thận: 

GFR > 30 ml/phút/1,73 m2: Không cần hiệu chỉnh liều.

GFR từ 10 - 29 ml/phút/1,73 m2: Giảm 50% liều.

GFR <10 ml/phút/1,73 m2: Không khuyến cáo dùng. 

Lọc máu ngắt quãng hoặc thẩm phân phúc mạc: Giảm 50% liều.

9 Tương tác thuốc 

Tránh kết hợp với các thuốc ức chế TKTW như thuốc an thần, rượu. Độ thanh thải cetirizin giảm nhẹ khi uống cùng 400 mg theophylin. Không dùng viên giải phóng chậm kết hợp cetirizin hydroclorid và pseudoephedrin hydroclorid ở người bệnh đang dùng hoặc ngừng thuốc IMAO. 

10 Quá liều và xử trí 

10.1 Triệu chứng

Các triệu chứng quan sát được sau khi dùng quá liều cetirizin chủ yếu liên quan đến tác dụng lên TKTW hoặc các tác dụng kháng cholinergic. Các ADR được báo cáo sau khi uống ít nhất 5 lần liều khuyến cáo hàng ngày: lú lẫn, tiêu chảy, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, khó chịu, giãn đồng tử, ngứa, bồn chồn, buồn ngủ, ngủ gà, choáng, nhịp tim nhanh, run, bí tiểu; trẻ em có thể bị kích động. 

10.2 Xử trí

Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Khi quá liều cần gây nôn, rửa dạ dày, điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Thẩm tách máu không có tác dụng trong điều trị quá liều cetirizin. 

Cập nhật lần cuối: 2019 

Phần nghiên cứu sau đây không nằm trong Dược thư quốc gia Việt Nam 2022 lần xuất bản thứ 3

11 Giải đáp các thắc mắc về Cetirizine

11.1 Có nên sử dụng Cetirizine cho trẻ em không?

Cetirizine được chỉ định dùng được cho trẻ >6 tháng tuổi nên các phụ huynh có con nhỏ gặp các biểu hiện dị ứng có thể cho con dùng thuốc. Tuy nhiên, để an toàn vẫn nên hỏi tư vấn bác sĩ và sau khi đã được chỉ định loại thuốc phù hợp thì nên cho trẻ uống đúng chỉ định và theo dõi con nghiêm ngặt trong suốt thời gian sử dụng thuốc.

11.2 Có thai có dùng được Cetirizine không?

Tên chung quốc tế: Chlorpheniramine maleate (Chlorphenamine maleate). 

Mã ATC: R06AB04. 

Loại thuốc: thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất.

Dạng thuốc và hàm lượng 

Thuốc được dùng dưới dạng clorpheniramin maleat.

Viên nén: 4 mg. 

Viên nén tác dụng kéo dài: 8 mg, 12 mg. 

Dung dịch uống (sirô): 2 mg/5 ml. 

Dung dịch tiêm: 10 mg/ml. 

1 Dược lực học 

Clorpheniramin maleat là thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất, thuốc cũng có tác dụng an thần (mức trung bình) nhưng cũng có thể kích thích nghịch thường (đặc biệt ở trẻ nhỏ), và kháng cholinergic. Clorpheniramin làm giảm hoặc làm mất các tác dụng chính của histamin trong cơ thể bằng cách cạnh tranh phong bế có đảo ngược trên các thụ thể H1 ở các mô; thuốc không làm mất hoạt tính của histamin hoặc ngăn cản tổng hợp hoặc giải phóng histamin. Clorpheniramin maleat được dùng chủ yếu để điều trị triệu chứng các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, mày đay, ngứa. 

2 Dược động học 

2.1 Hấp thu

Clorpheniramin maleat hấp thu tốt qua đường uống, nhưng thuốc bị chuyển hóa đáng kể ở niêm mạc Đường tiêu hóa và chuyển hóa bước đầu ở gan. Sau khi uống viên nén thông thường hoặc dạng dung dịch, thuốc xuất hiện trong huyết tương trong vòng 30 - 60 phút, đạt Cmax trong khoảng 2 - 6 giờ. Khoảng 25 - 45% và 35 - 60% liều đơn dạng viên nén thông thường hoặc dung dịch tương ứng vào được tuần hoàn chung dưới dạng không chuyển hóa. Thời gian tác dụng của thuốc kéo dài từ 4 - 6 giờ, ngắn hơn dự đoán so với các thông số dược động. Số liệu nghiên cứu có giới hạn cho thấy Sinh khả dụng dạng thuốc giải phóng kéo dài giảm so với dạng thuốc viên nén thông thường hoặc dung dịch uống.

2.2 Phân bố

Khi dùng đường tĩnh mạch, thuốc phân bố nhanh và rộng khắp cơ thể. Vd khi tiêm tĩnh mạch là khoảng 2,5 - 3,2 lít/kg (người lớn) và 3,8 lít/kg (trẻ em). Clorpheniramin được phân bố vào nước bọt, thuốc và/hoặc các chất chuyển hóa của nó được phân bố một lượng nhỏ vào mật. In vitro, thuốc liên kết với protein khoảng 70%.

2.3 Chuyển hóa

Clorpheniramin maleat trải qua quá trình N-dealkyl hóa thành dạng monodesmethylclorpheniramin và didesmethylclorpheniramin và một số chất (ít nhất là 2) chưa được xác định. Nồng độ clorpheniramin trong huyết thanh không tương quan đúng với tác dụng kháng histamin vì còn một chất chuyển hóa chưa xác định cũng có tác dụng. 

2.4 Thải trừ

Thuốc được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không đổi hoặc dạng chuyển hóa, sự thải trừ phụ thuộc vào pH và lưu lượng nước tiểu. Thải trừ thuốc giảm nhiều khi pH nước tiểu tăng và lưu lượng nước tiểu giảm. Chỉ một lượng nhỏ thải trừ qua phân. Người có chức năng gan và thận bình thường, t1/2 từ 12 - 43 giờ (ở người lớn), và 5,2 - 23,1 giờ (ở trẻ em). Ở người bệnh suy thận mạn đã phải thẩm tách máu, t1/2 kéo dài tới 280 - 330 giờ. 

3 Chỉ định 

Điều trị triệu chứng dị ứng do: viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng quanh năm, mày đay, dị ứng thuốc hoặc thức ăn. 

Giảm ngứa do thủy đậu. 

Điều trị phản vệ (điều trị bổ trợ). 

4 Chống chỉ định 

Quá mẫn với clorpheniramin hoặc Dexclorpheniramin. 

Sử dụng thuốc IMAO trong vòng 14 ngày trước, do tác dụng kháng cholinergic của clorpheniramin được tăng cường bởi các chất ức chế monoamin oxidase. 

Trẻ sinh non và trẻ sơ sinh. 

5 Thận trọng 

Không nên dùng chế phẩm điều trị ho, cảm lạnh có chứa clorpheniramin bán không cần đơn cho trẻ em dưới 6 tuổi. Chế phẩm thông thường hoặc viên nén giải phóng kéo dài chỉ dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi hoặc dưới 12 tuổi tương ứng khi có chỉ định và sự theo dõi của thầy thuốc. 

Thuốc là thành phần phổ biến trong nhiều chế phẩm để điều trị họ, cảm lạnh, tuy vậy các chế phẩm này phải dùng thận trọng cho trẻ em và thường phải tránh dùng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, vì có nguy cơ gây tử vong. Đã có báo cáo về quá liều và độc tính (bao gồm cả tử vong) khi dùng chế phẩm không kê đơn chứa kháng histamin cho trẻ em dưới 2 tuổi. 

Clorpheniramin dùng thận trọng ở người bệnh động kinh, glôcôm, phì đại tuyến tiền liệt, tăng huyết áp nặng hoặc bệnh tim mạch, viêm phế quản, giãn phế quản hoặc hen suyễn, bệnh phổi mạn tính, thở ngắn hoặc khó thở, bí tiểu, tắc môn vị tá tràng, nhược cơ, nhiễm độc giáp, suy gan, suy thận. 

Tác dụng an thần của clorpheniramin tăng lên khi uống rượu và khi dùng đồng thời với các thuốc an thần khác. 

Dùng thận trọng ở trẻ em và với người cao tuổi (>60 tuổi) vì những người này thường tăng nhạy cảm với tác dụng kháng cholinergic ở thần kinh. 

Thuốc có thể gây ngủ gà, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mở và suy giảm tâm thần vận động trong một số người bệnh, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy. Cần tránh dùng cho người đang lái xe hoặc điều khiển máy móc. 

6 Thời kỳ mang thai 

Chưa có bằng chứng thuốc gây quái thai ở người. Tuy nhiên, nên tránh dùng thuốc kháng histamin ở người mang thai, chỉ dùng khi thật cần thiết. Dùng thuốc trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể dẫn đến những phản ứng nghiêm trọng (như cơn động kinh, kích thích nghịch lý, run) ở trẻ sơ sinh. 

7 Thời kỳ cho con bú 

Không có bằng chứng khẳng định clorpheniramin có thể được tiết sữa mẹ hay không nhưng các thuốc kháng H1 khác được tìm thấy trong sữa. Vì các thuốc kháng histamin có thể gây phản ứng nghiêm trọng với trẻ bú mẹ, nên cần cân nhắc hoặc không cho con bú hoặc không dùng thuốc, tùy thuộc mức độ cần thiết của thuốc đối với người mẹ.

8 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Khi dùng với liều điều trị, ADR phổ biến nhất là buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, mất phối hợp động tác và tác dụng kháng muscarin nhẹ, các ADR này thường hết sau vài ngày điều trị. Trẻ em (đặc biệt là sơ sinh) và người cao tuổi rất nhạy cảm với tác dụng kháng cholinergic. 

8.1 Thường gặp 

Ức chế hệ TKTW: ngủ nhẹ đến ngủ sâu, mệt mỏi, chóng mặt, phối hợp bất thường (đôi khi kích thích nghịch lý, đặc biệt ở trẻ nhỏ, dùng liều cao ở người cao tuổi hay trẻ em). Nhức đầu, rối loạn tâm thần - vận động. 

Tác dụng kháng muscarin: khô miệng, đờm đặc, nhìn mờ, bí tiểu, táo bón, tăng trào ngược dạ dày, buồn nôn. 

8.2 Ít gặp 

Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau vùng thượng vị. 

Tim mạch: đánh trống ngực, loạn nhịp tim. 

Da: phát ban, phản ứng mẫn cảm (co thắt phế quản, phù mạch và phản vệ). 

8.3 Hiếm gặp 

Huyết học: mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu huyết tán, giảm tiểu cầu. 

Khác: co giật, vã mồ hôi, đau cơ, dị cảm, tác dụng ngoại tháp, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lú lẫn, ù tai, hạ huyết áp, rụng tóc.

8.4 Chưa xác định được tần suất 

Tăng tiết dịch phế quản, yếu cơ, phản ứng nhạy cảm ánh sáng. 

9 Liều lượng và cách dùng 

Liều lượng clorpheniramin được sử dụng tùy theo đáp ứng và sự dung nạp của từng bệnh nhân. 

9.1 Cách dùng 

Thuốc được dùng đường uống hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch. 

Uống viên nén thông thường hoặc sirô lúc no hoặc trước khi đi ngủ. Uống viên nên tác dụng kéo dài không được nhai, không bẻ gãy viên. Thuốc được tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng 1 phút. Viên nén tác dụng kéo dài 12 mg duy trì giải phóng dược chất trong vòng 12 giờ. Viên nén không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, sirô không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

9.2 Liều lượng 

9.2.1 Điều trị dị ứng do viêm mũi dị ứng, mày đay, dị ứng do thuốc hoặc thức ăn, ngứa do thủy đậu

Đường uống: 

  • Trẻ em 1 - dưới 2 tuổi: 1 mg, 2 lần/ngày; 

  • Trẻ em 2 - dưới 6 tuổi: 1 mg, cách 4 - 6 giờ/lần, tối đa 6 mg/ngày;

  • Trẻ em 6 - dưới 12 tuổi: 2 mg, cách 4 - 6 giờ/lần, tối đa: 12 mg/ ngày. Viên nén giải phóng kéo dài: Uống viên 8 mg, 1 lần/ngày lúc đi ngủ hoặc trong ngày. 

  • Trẻ em 12 - dưới 18 tuổi: 4 mg, cách 4 - 6 giờ/lần, tối đa 24 mg/ ngày. Viên nén giải phóng kéo dài: Uống viên 8 mg, 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối, không dùng quá 24mg/ngày. 

  • Người lớn: 4 mg, cách 4 - 6 giờ/lần. Tối đa 24 mg/ngày (người cao tuổi tối đa 12 mg/ngày). Viên nén giải phóng kéo dài: Uống viên 8 mg hoặc 12 mg, 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối, không dùng quả 24 mg/ngày. 

Đường tiêm:

  • Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da trong vòng 1 phút. 

  • Trẻ em 1 tháng - dưới 6 tháng: 250 microgam/kg (tối đa 2,5 mg), tiêm lặp lại nếu cần, tối đa 4 lần/24 giờ. 

  • Trẻ em 6 tháng - 6 tuổi: 2,5 mg, tiêm lặp lại nếu cần, tối đa 4 lần/24 giờ. 

  • Trẻ em 6 tuổi - dưới 12 tuổi: 5 mg, tiêm lặp lại nếu cần, tối đa 4 lần/24 giờ. 

  • Trẻ em 12 tuổi - 18 tuổi: 10 mg, tiêm lặp lại nếu cần, tối đa 4 lần/ 24 giờ. 

  • Người lớn: 10 mg, tiêm lặp lại nếu cần, tối đa 4 lần/24 giờ. 

9.2.2 Điều trị hỗ trợ phản vệ

Dùng đường tiêm, liều như ở trên. 

10 Tương tác thuốc 

IMAO: Làm tăng tác dụng kháng cholinergic của clorpheniramin (xem mục Chống chỉ định). 

Ethanol, thuốc an thần gây ngủ: Có thể tăng tác dụng ức chế hệ TKTW của clorpheniramin. 

Phenytoin: Clorpheniramin ức chế chuyển hóa Phenytoin, có thể dẫn đến ngộ độc phenytoin. 

Thuốc ức chế CYP3A4 (như Dasatinib, pramilintid): Làm tăng nồng độ hoặc tác dụng của clorpheniramin. 

Chất ức chế cholinesterase và betahistidin: Clorpheniramin làm giảm tác dụng của các chất ức chế cholinesterase và betahistidin.

Thuốc giảm đau nhóm opioid: Có thể làm tăng tác dụng an thần của clorpheniramin. 

11 Tương kỵ 

Clorpheniramin tương kỵ với Calci clorid, Kanamycin sulfat, noradrenalin acid tartrat, pentobarbital, meglumin adipiodon. 

12 Quá liều và xử trí 

12.1 Triệu chứng

Liều gây chết của clorpheniramin khoảng 25 - 50 mg/kg. Những triệu chứng và dấu hiệu quả liều bao gồm ngủ nhiều, kích thích nghịch thường hệ TKTW, loạn tâm thần, cơn động kinh, ngừng thở, co giật, tác dụng kháng cholinergic, phản ứng loạn trương lực và trụy tim mạch, loạn nhịp. 

12.2 Xử trí

Điều trị triệu chứng và hỗ trợ chức năng sống, cần chú ý đặc biệt đến chức năng gan, thận, hô hấp, tim và cân bằng nước, điện giải. 

Rửa dạ dày hoặc gây nôn. Sau đó, cho dùng than hoạt và thuốc tẩy để hạn chế hấp thu. 

Khi gặp hạ huyết áp và loạn nhịp, cần được điều trị tích cực. Có thể điều trị co giật bằng tiêm tĩnh mạch Diazepam hoặc phenytoin. Có thể phải truyền máu trong những ca nặng. 

Cập nhật lần cuối: 2019

 

Cilnidipin

1 Dược lý và cơ chế tác dụng

1.1 Dược lực học

Cilnidipin là một chất đối kháng Canxi dihydropyridine mới và độc đáo có tác dụng giãn mạch khởi phát chậm và kéo dài. Cilnidipin được báo cáo là ức chế giải phóng-noradrenaline từ các đầu dây thần kinh giao cảm trong mạch máu mạc treo ruột chuột. Gần đây, cilnidipin đã được phát hiện là có tác dụng ức chế mạnh đối với các kênh canxi phụ thuộc vào điện thế loại N cũng như loại L trong tế bào thần kinh hạch gốc ở lưng chuột. Về ưu điểm lâm sàng của cilnidipin so với các dihydropyridine khác, chúng tôi đã chỉ ra rằng cilnidipine ít ảnh hưởng đến nhịp tim và hệ thần kinh tự trị hơn nifedipine Retard và ít gây nhịp tim nhanh hơn nisoldipine ở bệnh nhân tăng huyết áp. Hơn nữa, ở chuột bị tăng huyết áp tự phát (SHRs), cilnidipine đã được báo cáo là gây ra sự ức chế phản ứng huyết áp do căng thẳng lạnh cấp tính gây ra bên cạnh tác dụng hạ huyết áp của nó. Nó có vai trò như thuốc chẹn kênh canxi, thuốc hạ huyết áp và thuốc tim mạch. Cilnidipin bằng cách làm giảm giải phóng norepinephrine từ các đầu dây thần kinh giao cảm dẫn đến giãn mạch, giảm nhịp tim và tăng lưu lượng máu đến thận. Cilnidipin có ưu điểm là ít gây nhịp nhanh phản xạ, ít phù cơ bàn đạp và kiểm soát protein niệu tốt hơn so với chẹn kênh canxi typ L.

Bằng cách làm giãn tiểu động mạch đi, nó ít gây tổn thương cầu thận hơn và ức chế tổn thương tế bào mỡ. Cilnidipin cũng làm tăng độ nhạy insulin. Do đó, cilnidipin dưới dạng ức chế canxi có thể là một lựa chọn tốt ở bệnh nhân tăng huyết áp mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận mãn tính và ở những bệnh nhân bị phù bàn chân với các thuốc chẹn kênh canxi khác.

1.2 Dược động học

Hấp thu: Sau 2 giờ, Cilnidipin đạt nồng độ tối đa. Cilnidipin có Sinh khả dụng 13%.

Phân bố: 98% Cilnidipin gắn với protein huyết tương.

Chuyển hóa: Ở gan, thận.

Thải trừ: Qua phân, nước tiểu tỷ lệ 80% và 20%. Nửa đời thải trừ của Cilnidipin là 20,4 phút.

2 Công dụng và chỉ định

Điều trị tăng huyết áp.

3 Chống chỉ định

Không dùng Cilnidipin cho:

Người hẹp động mạch chủ nặng.

Người sốc tim.

Người đau thắt ngực không ổn định.

Người mẫn cảm với Cilnidipine.

Người nhồi máu cơ tim cấp.

4 Liều dùng và cách dùng

4.1 Liều dùng của Cilnidipin

Người lớn: 5-10mg/ngày hoặc tăng lên 20mg.

4.2 Cách dùng của Cilnidipin

Thuốc dùng đường uống.

5 Tác dụng không mong muốn

Hệ cơ quan

Triệu chứng

Thần kinh

Đau đầu, chóng mặt

Tim mạch, huyết áp

Nhịp tim nhanh

Huyết áp thấp

Phù nề ngoại biên

Đánh trống ngực

đau ngực do thiếu máu cục bộ

Tiết niệu, Sinh dục

Đi tiểu nhiều

Liệt dương

Tâm thần

Trầm cảm

Gan-Thận

Chức năng gan bất thường

Tuần hoàn

Thiếu máu não hoặc cơ tim

Da

Phát ban

Toàn thân

Sốt

Răng, Hàm, Mặt

Tăng sản nướu

Cơ-Xương-Khớp

Sự rung chuyển

Đau cơ

Mắt

Đau mắt

6 Tương tác thuốc

Thuốc chống loạn thần

Thuốc điều trị ung thư thận Aldesleukin

Thuốc hạ huyết áp khác

Làm tăng tác dụng hạ áp

Thuốc chống động kinh phenytoin

Thuốc điều trị loạn nhịp quinidin

Phản ứng Insulin và glucose

Thuốc kiểm soát động kinh carbamazepin

Kháng sinh Rifampicin, Cimetidin, Erythromycin

Bị thay đổi phản ứng

Quang phổ của axit vanillylmandelic

Có thể tăng cao trong nước tiểu

7 Thận trọng

Cilnidipin thận trọng cho người:

  • Người dự trữ tim kém

  • Phụ nữ có thai.

  • Người suy tim.

  • Phụ nữ cho con bú.

  • Người hạ huyết áp.

Không uống thuốc với người đau do thiếu máu cục bộ.

Đau thắt ngực nghiêm trọng hơn nếu ngừng Cilnidipin đột ngột.

8 Cách bảo quản

Cilnidipin là thuốc cho người lớn nên cần để cẩn thận, xa tầm tay trẻ, để tránh ẩm mốc, nắng nóng, những nơi dễ bị hỏng do thời tiết. Nen để Cilnidipine nơi <30 độ.

9 Các dạng bào chế phổ biến

Cilnidipine ở dạng viên nén bao phim 5, 10mg. Thuốc dễ láy liệu, số lượng viên thuốc dễ tính với mỗi tình trạng bệnh. Dạng uống thích hợp để mang theo dùng khi cần nên được nhiều người lựa chọn.

Biệt dược gốc của Cilnidipin là: Nexovas, Cilnidipine Teva Pharma, Atelec,...

Thuốc khác chứa Cilnidipin là: Kaldaloc, Thuốc Cilacar Cilnidipine 10mg, Esseil Cilnidipin 5mg...

 

Cinnarizin

Tên chung quốc tế: Cinnarizine. 

Mã ATC: N07CA02. 

Loại thuốc: Kháng histamin H1

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén: 15 mg. 

2 Dược lực học 

Cinarizin là một dẫn chất của piperazin có tác dụng như một kháng histamin. Thuốc ức chế co thắt tế bào cơ trơn mạch máu theo cơ chế ức chế kênh calci phụ thuộc hiệu điện thế typ T và L. Thuốc ức chế đặc hiệu trên kênh calci tác dụng trên hệ thống tiền đình trung ương, ảnh hưởng đến dẫn truyền thông tin giữa hệ tiền đình của tai trong và trung tâm nôn ở hành não. Thuốc cũng có tác dụng kháng muscarinic receptor, do vậy có tác dụng chống nôn. Ngoài ra, thuốc còn tác dụng lên receptor dopamin D2 

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Cinarizin hấp thu tương đối chậm, nồng độ đỉnh đạt được sau uống từ 2,5 - 4 giờ. 

3.2 Phân bố

Thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 91%.

3.3 Chuyển hóa

Thuốc chuyển hóa nhiều ở gan chủ yếu qua CYP2D6, tuy nhiên có sự thay đổi đáng kể giữa các cá thể khác nhau trên mức độ chuyển hóa. 

3.4 Thải trừ

Nửa đời thải trừ của thuốc khoảng 4 - 24 giờ, 1/3 các chất chuyển hóa thải trừ qua nước tiểu và 2/3 thải trừ qua phân. 

4 Chỉ định, chống chỉ định

4.1 Chỉ định

Điều trị triệu chứng rối loạn tiền đình như chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn. 

Dự phòng say tàu xe. 

4.2 Chống chỉ định 

Mẫn cảm với cinarizin. 

Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp. 

5 Thận trọng 

Tương tự các thuốc kháng histamin khác, cinarizin có thể gây khó chịu thượng vị, nên uống thuốc sau bữa ăn để giảm kích ứng dạ dày. Thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh Parkinson, chỉ nên sử dụng nếu lợi ích vượt trội nguy cơ do thuốc có thể làm nặng thêm triệu chứng Parkinson. 

Do tác dụng kháng histamin, thuốc có thể ngăn cản phản ứng dương tính với các test trên da nếu được sử dụng trong vòng 4 ngày trước khi xét nghiệm. 

Thận trọng khi sử dụng thuốc trên người bệnh suy gan hoặc suy thận. Thận trọng khi sử dụng thuốc trên người bệnh động kinh, tắc nghẽn môn vị tá tràng, bí tiểu. 

Thận trọng khi sử dụng thuốc trên người lớn phì đại tuyến tiền liệt, nhạy cảm với tăng nhãn áp góc đóng, trẻ em có tăng nhãn áp. 

6 Thời kỳ mang thai và cho con bú

6.1 Thời kỳ mang thai

Chưa đủ dữ liệu về tính an toàn của thuốc trên phụ nữ mang thai. Không khuyển cáo dùng thuốc trong thời kỳ mang thai. 

6.2 Thời kỳ cho con bú 

Chưa có dữ liệu về khả năng bài tiết của thuốc vào sữa mẹ. Không khuyến cáo dùng thuốc trên phụ nữ cho con bú. 

7 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

7.1 Thường gặp 

Thần kinh: ngủ gà. 

Tiêu hóa: buồn nôn. 

Khác: tăng cân. 

7.2 Ít gặp 

Thần kinh: ngủ nhiều. 

Tiêu hóa: nôn. 

Da và mô dưới da: tăng tiết mồ hôi, dày sừng dạng liken bao gồm liken phẳng. 

Toàn thân: mệt mỏi. 

7.3 Hiếm gặp 

Tiêu hóa: đau bụng, khó tiêu. 

Chưa xác định được tần suất 

Thần kinh: loạn vận động, rối loạn ngoại tháp, hội chứng Parkinson, run. 

Gan - mật: vàng da ứ mật. 

Da và mô dưới da: lupus ban đỏ bán cấp trên da. 

Cơ - xương và mô liên kết: cứng cơ. 

7.4 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Có thể phòng tình trạng ngủ gà và rối loạn tiêu hóa, thường có tính chất tạm thời, bằng dùng tăng dần liều tới mức tối ưu. Phải ngừng thuốc khi bệnh nặng hơn hoặc thấy xuất hiện những triệu chứng ngoại tháp khi điều trị dài ngày cho người cao tuổi. 

8 Liều lượng và cách dùng 

8.1 Cách dùng 

Cinarizin có thể được nhai hoặc nuốt nguyên viên, nên dùng thuốc sau bữa ăn. 

8.2 Liều lượng 

8.2.1 Rối loạn tiền đình

Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi: Uống 30 mg, 3 lần/ngày.

Trẻ em 5 - 11 tuổi: 1/2 liều người lớn. 

Lưu ý: Đây là thuốc điều trị triệu chứng, chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn. 

8.2.2 Phòng say tàu xe

Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi: Uống 30 mg, 2 giờ trước khi đi tàu xe; sau đó 15 mg, cách 8 giờ/lần trong cuộc hành trình nếu cần.

Trẻ em 5 - 11 tuổi: 1/2 liều người lớn.

Người bệnh suy gan, suy thận: Cần sử dụng thận trọng.

9 Tương tác thuốc 

Rượu (chất ức chế hệ TKTW), thuốc chống trầm cảm ba vòng: Sử dụng đồng thời với cinarizin có thể làm tăng tác dụng an thần của mỗi thuốc nêu trên hoặc của cinarizin. 

10 Quá liều và xử trí 

10.1 Triệu chứng

Tình trạng quá liều đã được ghi nhận khi sử dụng mức liều 90 - 2 250 mg. Dấu hiệu và triệu chứng quá liều chủ yếu do tác dụng kháng cholinergic (giống atropin) của cinarizin. Các triệu chứng quá liều thường gặp bao gồm thay đổi nhận thức từ buồn ngủ đến bất tỉnh và hôn mê, nôn, triệu chứng ngoại tháp và giảm trương lực. Ở một số trẻ nhỏ có thể có co giật. 

10.2 Xử trí

Không có thuốc giải độc đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. 

Ciprofibrat

Tên chung quốc tế: Ciprofibrate

Mã ATC: C10AB08. 

Loại thuốc: Thuốc hạ lipid huyết (nhóm fibrat). 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén: 100 mg. 

Viên nang: 100 mg. 

2 Dược lực học 

Ciprofibrat là một dẫn chất của acid fibric, có tác dụng điều chỉnh lipid huyết cụ thể là hạ cholesterol và triglycerid huyết trong các chứng rối loạn lipid huyết.

Ciprofibrat làm giảm cholesterol huyết là do giảm tạo ra các lipoprotein có tỷ trọng thấp (VLDL và LDL) vì ức chế sinh tổng hợp cholesterol ở gan và tăng sản xuất HDL-cholesterol (có tác dụng bảo vệ mạch). Hai hiện tượng này góp phần cải thiện sự phân bố cholesterol trong huyết tương, làm giảm rõ rệt tỷ lệ: VLDL + LDL/HDL là tỷ lệ thường tăng mạnh trong các chứng tăng lipid huyết gây xơ vữa động mạch. 

Mặc dù các fibrat có thể làm giảm nguy cơ sự cố mạch vành ở những người có HDL-cholesterol thấp, hoặc triglycerid cao, nhưng các statin (các chất ức chế HMG-CoA reductase) nên được dùng trước. Các fibrat chỉ là thuốc điều trị hàng đầu đối với những người bệnh có nồng độ triglycerid huyết cao hơn 10 mmol/lít hoặc người không dung nạp được statin. 

3 Dược động học 

Ciprofibrat dễ hấp thu qua đường tiêu hóa. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt trong vòng 1 - 4 giờ sau khi uống.

Thuốc liên kết mạnh với protein huyết tương và có thể chiếm chỗ và đẩy một số thuốc khác ra khỏi vị trí gắn kết, vì vậy nên điều chỉnh liều lượng của những thuốc này, nhất là các kháng vitamin K (xem mục Tương tác thuốc). 

Nửa đời trong huyết tương của ciprofibrat khoảng 17 giờ. Ciprofibrat được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không biến đổi và dạng liên hợp glucuronic.

Nửa đời thải trừ thay đổi từ 38 giờ đến 86 giờ ở người bệnh điều trị dài ngày. Ciprofibrat không bị tích lũy, nồng độ ciprofibrat trong huyết tương tỷ lệ thuận với liều dùng.

Ở người suy thận nặng, sự thanh thải của ciprofibrat bị giảm và nửa đời thải trừ tăng khoảng gấp đôi. Suy thận nhẹ làm chậm sự bài tiết nhưng không làm giảm mức độ bài tiết của ciprofibrat qua nước tiểu. Sự thanh thải của ciprofibrat không bị ảnh hưởng bởi thẩm tách huyết. 

4 Chỉ định và chống chỉ định

4.1 Chỉ định

Tăng lipid huyết thể hỗn hợp mà không dùng được statin do chống chỉ định hoặc không dung nạp. 

Phối hợp với chế độ ăn và liệu pháp khác khi tăng triglycerid huyết nặng có kèm theo giảm HDL-cholesterol hoặc không. 

4.2 Chống chỉ định 

Quá mẫn với ciprofibrat. 

Suy gan nặng. 

Suy thận nặng(Clcr < 30 ml/phút/1,73 m2), giảm Albumin huyết, xơ gan mật nguyên phát, bệnh sỏi mật, hội chứng thận hư.

Không dùng phối hợp với các fibrat khác. 

Phụ nữ mang thai, cho con bú. 

Bệnh nhân từng bị nhạy cảm ánh sáng do fibrat. 

5 Thận trọng 

Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân nghiện rượu, hoặc trên 70 tuổi, hoặc có tiền sử bản thân hoặc gia đình có các rối loạn về cơ. Các tổn thương cơ, kể cả tiêu cơ vân đã được thông báo khi dùng các fibrat. Các ADR này xảy ra nhiều hơn khi bị suy thận hoặc hạ albumin huyết, thí dụ trong trường hợp hội chứng thận hư.

Phải nghĩ đến tổn thương cơ ở bất kỳ người bệnh nào thấy đau cơ lan tỏa, cơ nhạy cảm đau và/hoặc creatinphosphokinase tăng (trên 5 lần bình thường); phải thông báo bệnh nhân ngừng thuốc ngay lập tức và hỏi ý kiến thầy thuốc khi gặp các dấu hiệu này. Nguy cơ tổn thương cơ có thể tăng lên trong trường hợp phối hợp với một fibrat khác hoặc với một thuốc ức chế HMG-CoA reductase (statin). Tổn thương cơ phụ thuộc vào liều dùng, liều hàng ngày của ciprofibrat không được vượt quá 100 mg. 

Giảm chức năng tuyến giáp có thể là nguyên nhân của rối loạn lipid huyết cần phải được chẩn đoán và điều chỉnh trước khi điều trị với ciprofibrat. Hơn nữa, bệnh này là một yếu tố nguy cơ của bệnh cơ, có thể làm tăng độc tính của fibrat đối với cơ. 

Ở trẻ em, ảnh hưởng của điều trị dài ngày ciprofibrat chưa được chứng minh và các tác dụng trên sự phát triển của một cơ thể đang lớn chưa được biết rõ, vì vậy không nên dùng ciprofibrat cho trẻ em.

Ở một số người bệnh, thấy có tăng nhất thời các enzym gan. Vì vậy cần kiểm tra đều đặn các enzym gan, cứ 3 tháng một lần, trong 12 tháng đầu điều trị. Nếu AST và ALT tăng hơn gấp 3 lần giới hạn trên của bình thường, thì phải ngừng điều trị ciprofibrat. 

Nếu kết hợp điều trị với các thuốc chống đông máu loại uống, cần thường xuyên kiểm tra tỷ lệ prothrombin và giám sát INR. Điều chỉnh liều của thuốc chống đông máu trong thời gian điều trị ciprofibrat và 8 ngày sau khi ngừng thuốc ciprofibrat. 

Nếu sau một thời gian dùng thuốc (3 - 6 tháng) mà không giảm được nồng độ lipid huyết thanh ở mức độ thỏa đáng, thì cần xem xét cách điều trị bổ sung hoặc phác đồ điều trị khác. 

6 Thời kỳ mang thai và cho con bú

6.1 Thời kỳ mang thai

Không có đủ dữ liệu về việc dùng ciprofibrat trên phụ nữ mang thai. Các dữ liệu trên động vật cho thấy chứng huyết khối sơ sinh. Nguy cơ trên người chưa rõ. Ciprofibrat chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. 

6.2 Thời kỳ cho con bú 

Chưa có thông tin về sự phân bố của ciprofibrat vào sữa mẹ, nên chống chỉ định ciprofibrat cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. 

7 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

7.1 Thường gặp 

Tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn, khó tiêu, tiêu chảy. 

7.2 Ít gặp 

Thần kinh: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngủ gà. 

Da: ban da, ngứa, mày đay, rụng tóc, mẫn cảm ánh sáng. 

Cơ: cảm giác đau cơ, yếu mệt, viêm cơ, tăng CPK. 

Sinh dục: rối loạn chức năng cương dương. 

Ứ mật, suy thận. 

7.3 Hiếm gặp 

Gan: sỏi mật. 

Máu: thiếu máu, giảm bạch cầu, tăng tiểu cầu, tăng enzym gan. 

Cơ: tiêu cơ vân. 

Viêm tụy, bệnh thần kinh ngoại vi. 

7.4 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Các tác dụng không mong muốn trên Đường tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy thường xuất hiện lúc khởi đầu điều trị ở mức độ nhẹ đến trung bình và dần được dung nạp khi tiếp tục điều trị. Khi có nghi ngờ về khả năng xảy ra các bệnh về cơ như viêm cơ, tiêu cơ vân, hoặc khi nồng độ creatinphosphokinase tăng đáng kể, nên ngừng dùng ciprofibrat. Khi xảy ra các ADR của ciprofibrat như rối loạn thần kinh ngoại biên, nhức đầu nặng, bất lực hãy tạm thời ngừng dùng ciprofibrat, các triệu chứng trên sẽ hết. 

8 Liều lượng và cách dùng 

Ciprofibrat là một liệu pháp chữa triệu chứng dài hạn cần phối hợp với chế độ ăn kiêng và được giám sát hiệu quả định kỳ. Liều hàng ngày là 100 mg dùng đường uống. 

Đối với người bệnh suy thận vừa, cho uống cách nhật với liều 100 mg.

9 Tương tác thuốc 

Không dùng phối hợp với các fibrat khác vì có nguy cơ tăng các ADR như tiêu cơ vân. 

Không nên phối hợp với các chất ức chế HMG-CoA reductase (statin), vì tăng nguy cơ ADR kiểu như tiêu cơ vân. 

Ciprofibrat và các fibrat khác làm tăng tác dụng của các thuốc chống đông máu đường uống và tăng nguy cơ chảy máu. 

10 Quá liều và xử trí 

Khi xảy ra quá liều, tiến hành điều trị triệu chứng.

Có thể dùng các biện pháp ngăn hấp thu như rửa dạ dày nếu cần thiết. Không có chất đối kháng đặc hiệu của ciprofibrat, và thuốc này cũng không lọc được. 

Ciprofloxacin

Tên chung quốc tế: Ciprofloxacin. 

Mã ATC: J01MA02, S01AE03, S02AA15, S03AA07. 

Loại thuốc: Kháng sinh nhóm fluoroquinolon. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Dạng uống: Sử dụng loại ciprofloxacin hydroclorid hoặc base. 

Dạng thuốc nhỏ mắt, mỡ mắt hoặc nhỏ tai: Sử dụng loại ciprofloxacin hydroclorid. 

Dạng tiêm truyền tĩnh mạch: Sử dụng loại ciprofloxacin lactat. 

Liều và hoạt lực của thuốc được biểu thị theo ciprofloxacin base: 

1 mg ciprofloxacin tương ứng với 1,16 mg ciprofloxacin hydroclorid và 1 mg ciprofloxacin tương đương với 1,27 mg ciprofloxacin lactat. 

Viên nén: 100 mg, 250 mg, 500 mg, 750 mg. 

Viên nén giải phóng kéo dài: 500 mg; 1 000 mg. 

Bột hoặc cốm để pha hỗn dịch uống: 250 mg/5 ml, 500 mg/5 ml. 

Dung dịch tiêm truyền: 200 mg/100 ml, 400 mg/200 ml. 

Dung dịch đậm đặc pha tiêm truyền: 10 mg/ml (200 mg hoặc 400 mg hoặc 1.200 mg). 

Thuốc nhỏ mắt, tra mắt: 0,3%. 

Thuốc nhỏ tai: 0,2%; dạng hỗn dịch dùng cho tai (tiêm xuyên nhĩ hoặc đưa thuốc vào ống tai ngoài): 6%. 

2 Dược lực học 

Ciprofloxacin là kháng sinh bán tổng hợp, có phổ kháng khuẩn rộng, thuộc nhóm fluoroquinolon. Thuốc có tác dụng diệt vi khuẩn do ức chế enzym DNA gyrase và topoisomerase IV (những enzym cần thiết cho quá trình tái bản DNA của vi khuẩn), nên ngăn sự sao chép của nhiễm sắc thể khiến cho vi khuẩn không sinh sản được nhanh chóng. 

Ciprofloxacin có tác dụng in vitro mạnh hơn Acid Nalidixic (quinolon không fluor hóa). Ciprofloxacin cũng có tác dụng với các vi khuẩn đã kháng lại kháng sinh thuộc các nhóm khác (aminoglycosid, Cephalosporin, tetracyclin, penicilin...). 

Không như các kháng sinh beta-lactam có tác dụng mạnh nhất đối với vi khuẩn nhạy cảm ở giai đoạn phát triển nhanh (pha log), ciprofloxacin diệt khuẩn ở cả giai đoạn phát triển nhanh và chậm. 

Đối với đa số vi khuẩn nhạy cảm, nồng độ tối thiểu diệt khuẩn (MBC) của ciprofloxacin cao gấp 1 - 4 lần MIC; MBC đôi khi cao gấp 8 lần MIC. 

Ở nồng độ đạt được trong điều trị, quinolon không tác động đến topoisomerase typ II ở động vật có vú, enzym này tương tự như ở vi khuẩn, nhưng hoạt động khác với DNA gyrase vi khuẩn và không gây siêu xoắn DNA (supercoiling). Tuy chưa xác định được ý nghĩa lâm sàng, ciprofloxacin có tác dụng ức chế hậu kháng sinh và có tác dụng đến chức năng miễn dịch. Tác dụng của thuốc giảm trong môi trường acid, trong nước tiểu nhưng không giảm trong huyết thanh. 

2.1 Phổ kháng khuẩn 

Ciprofloxacin có phổ kháng khuẩn rất rộng, bao gồm phần lớn các mầm bệnh quan trọng. Thuốc có phổ kháng khuẩn tương tự một số fluroquinolon khác như Norfloxacin, ofloxacin. 

Tác dụng in vitro của ciprofloxaxin với hầu hết các chủng vi khuẩn nhạy cảm tương tự hoặc hơi mạnh hơn Ofloxacin và mạnh gấp hai lần norfloxacin. 

Vi khuẩn Gram âm ưa khí: Ciprofloxacin có tác dụng in vitro với chủng Enterobacteriaceae bao gồm Escherichia coli và Citrobacter, Enterobacter, Klebsiella, Proteus, Providencia, Salmonella, Shigella, Serratia, và Yersinia spp. 

Ciprofloxacin cũng có tác dụng với Pseudomonas aeruginosa và Neisseria gonorrhoeae, H. influenzae, Moraxella catarrhalis (Branhamella catarrhalis) và N. meningitidis. 

Những vi khuẩn Gram âm ưa khí khác cũng nhạy cảm với ciprofloxaxin như Gardnerella vaginalis, Helicobacter pylori, Legionella spp., Pasteurella multocida và Vibrio spp. 

Ciprofloxacin cũng có hoạt tính thay đổi với Acinetobacter spp., Brucella melitensis và Campylobacter spp.. 

Như vậy phần lớn các vi khuẩn Gram âm, kể cả Pseudomonas và Enterobacter đều nhạy cảm với ciprofloxacin. 

Các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như Haemophilus và Legionella thường nhạy cảm, Mycoplasma và Chlamydia chỉ nhạy cảm vừa phải với ciprofloxacin. Neisseria thường rất nhạy cảm với ciprofloxacin. 

Vi khuẩn Gram dương ưa khí: Ciprofloxacin có tác dụng với Staphylococci, bao gồm cả chủng sinh penicilinase và không sinh penicilinase, một số MRSA; Streptococci, riêng Streptococcus pneumoniae và enterococci kém nhạy cảm. 

Vi khuẩn Gram dương khác nhạy cảm in vitro với ciprofloxacin là Bacillus spp.; ciprofloxacin có hoạt tính thay đổi với Corynebacterium spp.. 

Nói chung, các vi khuẩn Gram dương (các chủng Enterococcus, Staphylococcus, Streptococcus, Listeria monocytogenes...) kém nhạy cảm hơn. 

Vi khuẩn kỵ khí: Ciprofloxacin không có tác dụng trên phần lớn các vi khuẩn kỵ khí. Hầu hết các vi khuẩn kỵ khí, bao gồm: Bacteroides fragillis và Clostridium difficile kháng ciprofloxacin, mặc dù một số chủng khác của Clostridium spp. có thể còn nhạy cảm. Ciprofloxacin cũng có một vài tác dụng chống lại Mycobacteria, Mycoplasma, Rickettsia, Chlamydia trachomatis và Ureaplasma urealyticum. 

Do cơ chế tác dụng đặc biệt của thuốc nên ciprofloxacin không có tác dụng chéo với các kháng sinh khác như aminoglycosid cephalosporin, tetracyclin, penicilin... 

2.2 Kháng thuốc 

Kháng thuốc xảy ra ở mức độ khác nhau trên các vùng miền theo phân bố địa lý. Kháng thuốc phát triển trong quá trình điều trị với ciprofloxacin đã được báo cáo liên quan tới MRSA, P. aeruginosa, E.coli, Klebsiella pneumoniae, C. jejuni, N. gonorrhoeae và S. pneumoniae.

Kháng ciprofloxacin thường là qua trung gian nhiễm sắc thể, mặc dù kháng qua trung gian plasmid đã được ghi nhận. 

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Ciprofloxacin đường uống hấp thu nhanh và chủ yếu ở ruột non. Khi có thức ăn và các thuốc kháng acid, hấp thu ciprofloxacin bị chậm lại nhưng không bị ảnh hưởng đáng kể. Sau khi uống, nồng độ tối đa của ciprofloxacin trong máu xuất hiện sau 1 - 2 giờ với Sinh khả dụng là 70 – 80%. Với liều 250 mg (cho người bệnh nặng 70 kg), nồng độ tối đa trung bình trong huyết thanh vào khoảng 1,2 mg/lít. Nồng độ tối đa trung bình trong huyết thanh ứng với các liều 500 mg, 750 mg, 1.000 mg là 2,4 mg/lít, 4,3 mg/lít và 5,4 mg/lít. Nồng độ tối đa trong huyết tương sau khi truyền tĩnh mạch trong 30 phút với liều 200 mg là 3 - 4 mg/lít. 

Dùng đồng thời với các sản phẩm từ sữa, nước trái cây bổ sung calci đơn độc; thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hoặc nuôi ăn qua Đường tiêu hóa có chứa calci, magnesi, sắt, kẽm... đã được ghi nhận có thể ảnh hưởng đến hấp thu của ciprofloxacin. 

3.2 Phân bố

Khoảng từ 20 - 40% nồng độ thuốc liên kết với protein huyết tương. Ciprofloxacin được phân bố rộng khắp cơ thể và thâm nhập tốt vào các mô, có nồng độ cao ở những nơi bị nhiễm khuẩn (các dịch cơ thể, các mô). Nồng độ trong mô thường cao hơn nồng độ trong huyết thanh, đặc biệt là ở các nhu mô, cơ, mật và tuyến tiền liệt. Nồng độ trong dịch bạch huyết và dịch ngoại bào cũng gần bằng nồng độ trong huyết thanh. Nồng độ ciprofloxacin trong nước bọt, nước mũi, đờm, dịch ổ bụng, da, sụn và xương tuy có thấp hơn, nhưng vẫn ở mức độ thích hợp. Nếu màng não bình thường thì nồng độ ciprofloxacin trong dịch não tủy chi bằng 10% nồng độ trong huyết tương; nhưng khi màng não bị viêm, ciprofloxacin ngấm qua nhiều hơn. Ciprofloxacin đi qua nhau thai và bài tiết qua sữa mẹ. Trong mật cũng có nồng độ ciprofloxacin cao. 

Thể tích phân bố của ciprofloxacin rất lớn (2 - 3 lít/kg thể trọng) và do đó, lọc máu hay thẩm tách màng bụng chỉ rút đi được một lượng nhỏ ciprofloxacin. 

3.3 Chuyển hóa

Thuốc được chuyển hóa một phần ở gan thành ít nhất 4 chất chuyển hóa là desethylenciprofloxain(M1), sulfociprofloxacin (M2), oxociprofloxacin (M3) và N-formylciprofloxacin (M4) có hoạt tính vi sinh thấp hơn ciprofloxacin. Oxociprofloxaxin xuất hiện chủ yếu trong nước tiểu và sulfociprofloxacin là chất chuyển hóa chính theo đường phân. 

3.4 Thải trừ

Ciprofloxacin được đào thải chủ yếu qua nước tiểu nhờ lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận. Các đường đào thải khác chiếm khoảng 1/3 là chuyển hóa ở gan, bài xuất qua mật và thải niêm mạc vào trong lòng ruột (đây là cơ chế đào thải bù trừ ở người bệnh bị suy thận nặng). 

Khoảng 40 - 50% liều uống được đào thải dưới dạng không đổi qua nước tiểu và khoảng 15% ở dạng chuyển hóa. Theo đường tiêm: Khoảng 70% liều tiêm đào thải dưới dạng không biến đổi sau 24 giờ và 10% dưới dạng các chất chuyển hóa. 

Đào thải qua phân trên 5 ngày: 20 - 35% liều uống và 15% liều tiêm tĩnh mạch. Nửa đời thải trừ của ciprofloxacin ở trẻ em khoảng 2,5 giờ và người lớn khoảng 3 - 7 giờ ở người bệnh có chức năng thận bình thường. 

Thời gian này dài hơn ở người bệnh bị suy thận và ở người cao tuổi. Tuy nhiên, không cần điều chỉnh liều với người bệnh suy thận nhẹ và người cao tuổi không bị suy thận nặng. 

Nửa đời của ciprofloxacin kéo dài không đáng kể ở người bệnh xơ gan mạn tính ổn định và hầu hết các nghiên cứu cũng cho thấy được động học của ciprofloxacin không ảnh hưởng rõ rệt tới người bệnh bị tổn thương gan. 

4 Chỉ định 

Ciprofloxacin tác dụng toàn thân được chỉ định cho các nhiễm khuẩn nặng mà các kháng sinh thông thường không còn tác dụng để tránh phát triển các vi khuẩn kháng cipofloxacin. 

Ciprofloxacin được dùng điều trị các nhiễm khuẩn gây bởi các tác nhân nhạy cảm bao gồm: 

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do vi khuẩn Gram âm bao gồm nhiễm Pseudomonas ở người bị viêm phổi, xơ nang tụy. 

Ciprofloxacin có hiệu quả nhưng không phải là lựa chọn ưu tiên trong trường hợp nghi hoặc xác định viêm phổi do Streptococcus pneumoniae. 

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm tai giữa mạn tính, viêm tai ngoài cấp tính. 

Chỉ nên sử dụng khi không có lựa chọn điều trị thay thế trong trường hợp Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn, đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp như viêm bàng quang không biến chứng (chỉ nên sử dụng khi không có lựa chọn điều trị thay thế), nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng bao gồm viêm thận - bể thận. 

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do nhiễm khuẩn. 

Nhiễm khuẩn đường sinh dục: bệnh lậu (viêm niệu đạo và viêm cổ tử cung do lậu, viêm mào tinh hoàn do lậu), nhiễm khuẩn vùng chậu. 

Nhiễm khuẩn ổ bụng. 

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa (tiêu chảy nhiễm khuẩn ví dụ bệnh tả do Vibrio cholerae, ly do Shigella; sốt thương hàn do Salmonella; hoặc do các vi khuẩn Gram âm khác, tiêu chảy du lịch). 

Bệnh Crohn. 

Nhiễm khuẩn da, mô mềm. 

Nhiễm khuẩn xương, khớp. 

Bệnh than do hít (dự phòng sau phơi nhiễm và điều trị). 

Bệnh dịch hạch. 

Nhiễm khuẩn ở người bị giảm bạch cầu trung tính có sốt nghi do nhiễm khuẩn. 

Viêm màng não, nhiễm trùng thần kinh trung ương với vi khuẩn có nhạy cảm. 

Dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật. 

Ciprofloxacin cũng được dùng tại chỗ trong điều trị nhiễm khuẩn mắt và tai. 

Chỉ định ở trẻ em: Nói chung, không khuyến cáo dùng ciprofloxacin cho trẻ em dưới 18 tuổi. Tuy vậy, vẫn được cấp phép dùng cho những trường hợp nặng, trên 1 năm tuổi như viêm đường hô hấp dưới do Pseudomonas aeruginosa ở trẻ bị xơ nang, dự phòng và điều trị bệnh than do hít, bệnh dịch hạch và một số nhiễm khuẩn nặng khác mà lợi ích vượt nguy cơ, như nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng (viêm thận, bể thận), nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nặng. 

Hỗn dịch ciprofloxacin 6% (dùng xuyên nhĩ hoặc tại ống tai ngoài) được chỉ định cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên: Điều trị viêm tai giữa có tràn dịch hai bên ở trẻ đang đặt ống thông khí màng nhĩ; điều trị viêm tai ngoài cấp tính do Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus. 

5 Chống chỉ định 

Người có tiền sử quá mẫn với ciprofloxacin hoặc các quinolon khác. 

Người bệnh đang điều trị với tizanidin. 

6 Thận trọng 

Viêm gân hoặc đứt gân xảy ra khi dùng kháng sinh nhóm quinolon. Phản ứng có hại này thường liên quan đến gân gót chân Achille hoặc cơ vai, bắp tay, bàn tay, ngón tay và có thể đối xứng. Viêm gân hoặc đứt gân có thể xảy ra trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi dùng ciprofloxacin hoặc thậm chí vài tháng sau khi đã ngưng thuốc. Nguy cơ này tăng lên khi dùng đồng thời với các corticosteroid, người cấy ghép tạng và người bệnh trên 60 tuổi. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm tập luyện thể lực quá mức, suy thận, bệnh viêm khớp dạng thấp. Nên ngừng điều trị ciprofloxacin ngay nếu người bệnh bị đau, sưng, viêm, đứt gân. Tránh dùng fluoroquinolon ở những người bệnh rối loạn về gân hoặc tiền sử viêm gân, đứt gân. 

Bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể không hồi phục, cần ngưng thuốc ngay nếu bệnh nhân có các biểu hiện của đau thần kinh ngoại biên gồm: đau, bỏng rát, tê rần, cảm giác như kiến bò và/hoặc yếu cơ hoặc thay đổi cảm giác về nhiệt độ, ánh sáng, mức độ đau. Tác dụng bất lợi trên thần kinh trung ương bao gồm co giật, tăng áp lực sọ não, rối loạn tâm thần và các triệu chứng khác như lo âu, mất ngủ, trầm cảm, ảo giác, chóng mặt, lú lẫn, run và có thể có ý nghĩ tự tử hoặc tự gây hại cho bản thân. Do nguy cơ khởi phát cơn động kinh hoặc hạ ngưỡng của cơn động kinh, cần thận trọng khi dùng ciprofloxacin đối với người có tiền sử động kinh hay rối loạn hệ thần kinh trung ương, người bị suy thận hoặc phối hợp thuốc gây tương tác làm tăng nồng độ ciprofloxacin. 

Các fluoroquinonlon bao gồm ciprofloxacin có hoạt tính ức chế thần kinh - cơ nên tránh dùng ở người bị bệnh nhược cơ. 

Nguy cơ phình vỡ động mạch chủ, có thể dẫn đến xuất huyết và tử vong đã được báo cáo. Nguy cơ này tăng lên ở người cao tuổi. 

Tránh sử dụng hoặc sử dụng thận trọng đối với người bệnh có khoảng thời gian QT kéo dài hoặc các yếu tố nguy cơ liên quan như tuổi cao, rối loạn điện giải không kiểm soát được (hạ Kali huyết, hạ magnesi huyết), nhịp tim chậm, bệnh tim đã có từ trước (suy tim, nhồi máu cơ tim), đang sử dụng các thuốc cũng có thể gây kéo dài khoảng QT (như các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA và III, chống trầm cảm ba vòng, kháng sinh macrolid, chống loạn thần). 

Nhiễm độc gan nghiêm trọng bao gồm hoại tử gan, suy gan đe dọa tính mạng, tử vong đã được báo cáo với tỷ lệ cao ở người trên 55 tuổi. Tổn thương gan cấp tính thường khởi phát nhanh và thường kết hợp với phản ứng quá mẫn, đặc biệt ở những bệnh nhân bị tổn thương gan trước đó. Nên ngừng thuốc nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh viêm gan (ví dụ vàng da, nước tiểu sậm màu). 

Tránh dùng ciprofloxacin cho người thiếu G6PD glucose-6- phosphat dehydrogenase vì nguy cơ gây huyết tán. 

Nên tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và tia cực tím khi điều trị với ciprofloxacin. 

Phải chú ý đến mẫn cảm, đã xảy ra phản ứng phản vệ gây tử vong. Phải ngừng ciprofloxacin khi có dấu hiệu đầu ti

Citrullin malat

1 Dược lý và cơ chế tác dụng

1.1 Dược lực học

Citicoline là thuốc gì?

Cytidine 5′-diphosphocholine, còn được gọi là citicoline, là một mononucleotide mà quá trình chuyển hóa tạo ra phospholipid, một thành phần cấu trúc và chức năng chính của màng tế bào, cũng như các chất dẫn truyền thần kinh như acetylcholine và dopamine. Các cơ chế bảo vệ thần kinh được đề xuất của nó bao gồm kích hoạt alpha-7 acetylcholine các thụ thể, do đó làm giảm độc tính kích thích do glutamate gây ra. Ngoài ra, quá trình tổng hợp các phospholipid quan trọng như phosphatidylcholine giúp ổn định màng tế bào và sản xuất cardiolipin giúp ổn định màng ty thể, do đó ức chế quá trình chết theo chương trình phụ thuộc vào ty thể.

Citicoline được chứng minh có hiệu quả giúp điều trị các bệnh Alzheimer, Parkinson, hồi phục chấn thương não nhờ tác dụng bảo vệ thần kinh.

1.2 Dược động học

Hấp thu: Citicoline hấp thu tốt cả khi uống và tiêm. Citicoline có Sinh khả dụng >90%. Sau 1 giờ và 14 giờ, Citicoline đạt nồng độ tối đa.

Phân bố: Citicoline vượt qua hàng rào máu não, phân bố khắp cấu trúc não.

Chuyển hóa: Ở thành ruột, gan thành Cytidine và Choline.

Thải trừ: Nước tiểu, hô hấp, phân. Citicoline có nửa đời thải trừ hô hấp và nước tiểu là 56 giờ và 71 giờ.

2 Công dụng và chỉ định

Citicoline dùng trong:

Bệnh Parkinson.

Chấn thương đầu.

Rối loạn nhận thức.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Rối loạn mạch máu não.

Chấn thương sọ não.

Xuất huyết não.

Suy giảm trí nhớ do tuổi tác.

Bệnh Alzheimer.

Tâm thần phân liệt, trầm cảm.

3 Chống chỉ định

Người mẫn cảm với Citicoline.

Hypertonia thuộc hệ thần kinh đối giao cảm.

4 Liều dùng và cách dùng

4.1 Liều dùng của Citicoline

Thuốc dùng cho người lớn với liều:

Đường tiêm bắp, tĩnh mạch

Liều dùng: 100-1000mg/ngày tùy mỗi người. khi truyền tĩnh mạch nên chậm, với tốc độ 40-60 giọt/phút còn với tiêm tĩnh mạch nên kéo dài 3-5 phút.

Đường uống

Dạng viên: 500mg x 1-2 lần/ngày hoặc 1000mg/lần/ngày.

Dạng dung dịch: 100-200mg x 2 lần/ngày hoặc 500-2000mg/ngày tùy vào mỗi người.

4.2 Cách dùng của Citicoline

Thuốc uống với nước hoặc dùng Citicoline tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm bắp với liều lượng chỉ định.

Nên uống trong/cách bữa ăn.

5 Tác dụng không mong muốn

Tim mạch, Huyết áp

Mắt

Tiêu hóa

Toàn thân

Gan

Chuyển hóa, dinh dưỡng

Thần kinh

Tâm thần

Da

Nhịp tim nhanh/chậm

Đỏ bừng mặt

Thay đổi huyết áp thoáng qua

Nhìn đôi

Buồn nôn, đau dạ dày

Nóng rát vùng thượng vị

Tiêu chảy

Mệt mỏi

Khó chịu

Xét nghiệm chức năng gan bất thường

Chán ăn

Co giật

Chóng mặt, nhức đầu

Kích động

Mất ngủ

Phát ban

6 Tương tác thuốc

Levodopa: Bị tăng cường tác dụng.

7 Thận trọng

Citicoline dùng thận trọng cho người:

Rối loạn cấp, nghiêm trọng.

Phụ nữ có thai.

Người chảy máu nội sọ không dùng liều cao.

Phụ nữ cho con bú.

Thận trọng dùng Citicoline cho trẻ em.

Dùng đúng liều chỉ định.

8 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Citicoline chưa có đủ nghiên cứu khẳng định tính an toàn tuyệt đối sử dụng khi có thai, cho con bú nên trong thời điểm này dù dùng bất cứ thuốc gì các mẹ cũng đều phải thận trọng, hỏi ý kiến bác sĩ,

9 Hiệu quả của Citicoline trong việc ngăn ngừa và làm chậm chứng mất trí nhớ

Bối cảnh: Suy giảm nhận thức là một gánh nặng đáng kinh ngạc cho cá nhân và xã hội; theo đó, có sự quan tâm mạnh mẽ đến các chiến lược tiềm năng để phòng ngừa và điều trị. Các chất bổ sung dinh dưỡng đã được nghiên cứu rộng rãi và citicoline dường như là một tác nhân đầy hứa hẹn; vai trò của nó trong thực hành lâm sàng, tuy nhiên, đã không được thành lập. Chúng tôi đã xem xét một cách có hệ thống các nghiên cứu về tác dụng của citicoline đối với hiệu suất nhận thức.

Phương pháp: Chúng tôi đã tìm kiếm cơ sở dữ liệu Thư viện PubMed và Cochrane để tìm các bài báo được xuất bản từ năm 2010 đến năm 2022. Thông tin liên quan được trích xuất và trình bày theo các khuyến nghị của PRISMA. Dữ liệu được tổng hợp bằng phương pháp phương sai nghịch đảo với các mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên.

Kết quả: Chúng tôi đã chọn bảy nghiên cứu bao gồm những bệnh nhân bị suy giảm nhận thức nhẹ, bệnh Alzheimer hoặc chứng sa sút trí tuệ sau đột quỵ. Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy tác dụng tích cực của citicoline đối với các chức năng nhận thức. Sáu nghiên cứu có thể được đưa vào phân tích tổng hợp. Nhìn chung, citicoline đã cải thiện tình trạng nhận thức, với sự khác biệt trung bình được tiêu chuẩn hóa gộp từ 0,56 (KTC 95%: 0,37-0,75) đến 1,57 (KTC 95%: 0,77-2,37) trong các phân tích độ nhạy khác nhau. Chất lượng tổng thể của các nghiên cứu là kém.

Thảo luận: Dữ liệu hiện có chỉ ra rằng citicoline có tác dụng tích cực đối với chức năng nhận thức.

10 Cách bảo quản

Citicoline cần để cẩn thận, khô ráo.

Thuốc để xa trẻ, đảm bảo tránh ẩm thấp.

11 Các dạng bào chế phổ biến

Citicoline được bào chế dưới dạng:

Viên nén 200, 300, 500mg với đường dùng tiện sử dụng, hàm lượng dế lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng người và dùng tiết kiệm thời gian nên là đường dùng được nhiều người lựa chọn.

Dung dịch uống 100mg/ml dễ uống, dễ tính liều và người khó uống thuốc hay không muốn dùng đường tiêm tốn thời gian thì đây là giải pháp hữu hiệu nhất.

Dung dịch Citicoline tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp 1g, 500mg với người gặp khó khăn hoặc không uống được thuốc, tình trạng bệnh nặng cần tiêm để hấp thu tốt hơn, hiệu quả nhanh hơn.

Biệt dược gốc của Citicolin là: CerAxon.

Các thuốc khác chứa Citicoline là: Thuốc Citicolin A.T 500mg, Cerecozin, Recall Elements Citicoline 1000mg của Mỹ, Citicolin 1000mg/4ml Danapha, PT-Colin Citicoline 100mg,…

Clarithromycin

Tên chung quốc tế: Clarithromycin. 

Mã ATC: J01FA09. 

Loại thuốc: Kháng sinh nhóm macrolid bán tổng hợp. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén, viên nén bao phim: 250 mg và 500 mg. 

Viên nén giải phóng kéo dài: 500 mg. 

Hỗn dịch uống: 125 mg/5 ml, 250 mg/5 ml. 

Thuốc tiêm truyền (dạng thuốc bột): Lọ 500 mg. 

2 Dược lực học 

2.1 Cơ chế tác dụng

Clarithromycin là kháng sinh nhóm macrolid bán tổng hợp. Clarithromycin thường có tác dụng kìm khuẩn đối với nhiều vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm ái khí và kị khí. Thuốc có thể có tác dụng diệt khuẩn ở liều cao hoặc đối với những chủng rất nhạy cảm. Clarithromycin ức chế sự tổng hợp protein ở vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn với tiểu đơn vị 50S ribosom, vì vậy ngăn chặn sự di chuyển của aminocyl transfer-RNA và ức chế sự tổng hợp polypeptid. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của clarithromycin nói chung thấp hơn hai lần so với MIC của erythromycin.

2.2 Mối liên quan PK/PD

Clarithromycin được phân bố rộng rãi trong các mô và dịch cơ thể. Do sự thâm nhập mô cao, nồng độ nội bào cao hơn nồng độ trong huyết thanh. Thời gian thuốc đạt nồng độ trên MIC (T/MIC) là yếu tố quyết định tốt nhất cho hiệu quả của clarithromycin. Bởi vì nồng độ clarithromycin trong mô phổi và biểu mô đạt tới nồng độ cao hơn trong huyết tương nên việc sử dụng các thông số dựa trên nồng độ trong huyết thanh không đủ để dự đoán chính xác đáp ứng trong các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. 

2.3 Phổ kháng khuẩn

In vitro, clarithromycin có tác dụng tương tự hoặc mạnh hơn Erythromycin đối với các vi khuẩn nhạy cảm với erythromycin và cũng có hoạt tính chống một số vi sinh vật (như Mycobacteria không điển hình, Toxoplasma). 

Vi khuẩn nhạy cảm: 

Vi khuẩn hiếu khí Gram dương:

Clarithromycin có tác dụng in vitro mạnh hơn erythromycin đối với các vi khuẩn nhạy cảm streptococci và staphylococci.  

Clarithromycin cũng có tác dụng trên một vài trực khuẩn hiếu khí Gram dương như Listeria monocytogenes và một số Corynebacterium diptheria. 

Vi khuẩn hiếu khí Gram âm

In vitro, clarithromycin có hoạt tính đối với một số vi khuẩn Gram âm như Neisseria gonorrhoeae và Moraxella (Branhamella) catarrhalis, Haemophilus influenzae, H. parainfluenzae, Pasteurella multocida.

Clarithromycin có. tác dụng in vitro mạnh hơn erythromycin với Legionella spp., Campylobacter spp. Bordetella pertussis.

Clarithromycin có tác dụng với hầu hết các chủng Helicobacter pylori và mạnh hơn trên chủng này so với các macrolid khác. 

Clarithromycin có tác dụng mạnh hơn erythromycin và Azithromycin đối với Mycobacteria bao gồm Mycobacterium avium complex (MAC), và M. leprae. 

Các vi khuẩn hiếu khí khác: Clarithromycin có tác dụng với Mycoplasma pneumonia, Ureaplasma urealyticum, Clamydia trachomatis và một số chủng của C. pneumoniae, Mycobacterium spp. 

Vi khuẩn kỵ khí: In vitro, clarithromycin có hoạt tính với hầu hết các chủng Peptococcus, Peptostreptococcus, Clostridium perfringens, Propionibacterium acnes, các chủng Prevotella spp., Bacteroides fragilis. 

Các vi khuẩn khác nhạy cảm với thuốc bao gồm Toxoplasma gondii, Gardnerella vaginalis, Borrelia burgdorferi và Cryptosporidis. Chất chuyển hóa 14-hydroxy clarithromycin có hoạt tính và có thể hiệp đồng in vitro với thuốc mẹ để làm tăng đáng kể hoạt tính của clarithromycin trên lâm sàng đối với Haemophilus influenzae, Legionella spp. 

Kháng thuốc: 

Kháng các kháng sinh macrolid thường liên quan đến thay đổi ở vị trí đích gắn với kháng sinh, nhưng kháng thuốc cũng còn do sự tăng cường đẩy kháng sinh ra ngoài của vi khuẩn. Sự kháng thuốc có thể qua trung gian nhiễm sắc thể hoặc plasmid. Vi khuẩn kháng macrolid tạo ra một enzym làm methyl hóa adenin còn dư lại ở RNA của ribosom và cuối cùng ức chế kháng sinh gắn vào ribosom. Có sự kháng chéo hoàn toàn giữa clarithromycin, erythromycin và azithromycin. 

Các vi khuẩn kháng erythromycin thường kháng tất cả các macrolid vì những thuốc này đều kích thích enzym methylase. Kháng erythromycin của Streptococcus pneumoniae thường kháng chéo với clarithromycin. Các chủng vi khuẩn kháng penicillin cũng kháng cao với clarithromycin và đã phân lập được Helicobacter pylori kháng thuốc. Do sự kháng thuốc phát triển nhanh với M. avium khi dùng riêng clarithromycin nên liệu pháp điều trị kết hợp thường được khuyến cáo. 

Hầu hết các enterococci như Enterococcus faecalis đã kháng cả clarithromycin và erythromycin. 

Kháng thuốc đã xảy ra với các vi khuẩn như: Staphylococcus kháng oxacilin, Staphylococcus coagulase âm tính (S. epidermidis). Enterobacteriaceae (Salmonella enteriditis; Yersinia enterocolitica, Shigella và Vibrio spp. 

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Clarithromycin khi uống được hấp thu nhanh qua Đường tiêu hóa và chịu sự chuyển hóa đầu tiên ở mức độ cao, sinh khả dụng tuyệt đối của clarithromycin khoảng 50%. Sinh khả dụng tăng 25% nếu ăn ngay trước khi uống thuốc, sự gia tăng này nhỏ và ít có ý nghĩa lâm sàng.

Nồng độ đỉnh trong huyết thanh đạt được khoảng 2 - 3 giờ sau khi uống. Nồng độ ổn định đạt được trong khoảng 3 - 4 ngày; nồng độ đỉnh của clarithromycin và chất chuyển hóa chính 14-hydroxy clarithromycin theo thứ tự khoảng 1 và 0,6 microgam/ml, sau khi uống viên nén 250 mg, cách 12 giờ một lần.

Cho cùng liều dưới dạng hỗn dịch lúc đói tạo nồng độ ổn định trong huyết tương khoảng 2 microgam/ml đối với clarithromycin và khoảng 0,7 microgam/ml đối với 14-hydroxyclarithromycin. Dược động học của clarithromycin không tuyến tính và phụ thuộc liều.

Các liều lớn có thể tạo nên các nồng độ đỉnh tăng không theo tỷ lệ thuận do chuyển hóa thuốc bị bão hòa. Sự phụ thuộc không tuyến tính sẽ không đáng kể nếu dùng liều khuyến cáo là 250 - 500 mg, cách 8 giờ hoặc 12 giờ một lần. 

3.2 Phân bố

Clarithromycin thâm nhập tốt vào các ngăn khác nhau với Thể tích phân bố ước tính 200 - 400 lít. Clarithromycin có nồng độ trong một số mở cao gấp nhiều lần so với nồng độ thuốc trong hệ tuần hoàn. Mức độ tăng đã được tìm thấy ở cả amidan và mô phổi. Clarithromycin cũng xâm nhập vào chất nhầy dạ dầy.

Clarithromycin gắn khoảng 70% với protein huyết tương ở các nồng độ 0,45 - 4,5 microgam/ml, sự gắn kết giảm xuống 41% ở nồng độ 45 microgam/ml. Chất chuyển hóa chính là 14-hydroxy clarithromycin cũng có hoạt tính và có thể tăng cường hoạt tính của clarithromycin in vitro, Clarithromycin và chất chuyển hóa chính 14-hydroxy clarithromycin được phân bố rộng rãi và nồng độ trong mô vượt nồng độ trong huyết thanh do một phần thuốc được thu nạp vào trong tế bào.

Ở nồng độ điều trị thông thường, clarithromycin dược phát hiện có trong sữa mẹ và trong dịch não tủy nhưng hiệu quả trong điều trị viêm màng não còn chưa rõ.

3.3 Chuyển hóa và thải trừ

Thuốc chuyển hóa nhiều ở gan và thải ra phân qua đường mật (5 - 10% thuốc mẹ). Một phần đáng kể được thải qua nước tiểu. Khoảng 20 và 30% theo thứ tự ứng với liều 250 mg và 500 mg dạng viên nén và khoảng 40% với liều 250 mg dạng hỗn dịch được thải qua nước tiểu dưới dạng không bị chuyển hóa. 14-hydroxy clarithromycin cũng như các chất chuyển hóa khác được thải qua nước tiểu 10 - 15% liều.

Nửa đời của clarithromycin và 14-hydroxy clarithromycin khoảng 3 - 4 giờ và 5 - 6 giờ theo thứ tự khi người bệnh uống 250 mg clarithromycin, cách 12 giờ một lần; khoảng 5 - 7 giờ và 7 - 9 giờ khi người bệnh uống liều 500 mg, cách 8 - 12 giờ một lần. 

Suy thận: Nồng độ trong huyết tương, nửa đời thải trừ, Cmax, Cmin cho cả clarithromycin và chất chuyển hóa 14-hydroxy clarithromycin cao hơn và AUC lớn hơn ở những bệnh nhân suy thận. Hằng số tốc độ thải trừ (K) và sự bài tiết qua nước tiểu thấp hơn. Mức độ khác biệt của những thông số này có liên quan đến mức độ suy thận, suy thận càng nặng sự khác biệt càng lớn. Có thể cần điều chỉnh liều ở người suy thận. 

Suy gan: Nồng độ trong huyết tương ở trạng thái ổn định và sự đào thải của clarithromycin không có sự khác biệt đáng kể so với người khỏe mạnh. Ở người suy gan vừa đến nặng, có sự giảm tổng hợp 14-hydroxy clarithromycin nhưng lại tăng Độ thanh thải ở thận của chất mẹ. Do vậy, điều chỉnh liều ở người suy gan là không cần thiết trừ khi có tổn thương thận đi kèm. 

Người cao tuổi: Ở nhóm người cao tuổi, nồng độ trong huyết tương cao hơn và sự đào thải chậm hơn so với nhóm trẻ tuổi cho cả chất mẹ và chất chuyển hóa 14-hydroxy clarithromycin. Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm khi sự bài tiết qua thận tương quan với độ thanh thải creatinin. 

4 Chỉ định 

Điều trị các nhiễm khuẩn gây ra do một hoặc nhiều vi khuẩn nhạy cảm:

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: viêm xoang, viêm amiđan, viêm tai giữa và viêm họng. 

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như: viêm phế quản cấp tính và mạn tính, viêm phổi. 

Điều trị ban đầu nhiễm khuẩn hô hấp mắc phải trong cộng đồng và đã được chứng minh là có hoạt tính in vitro chống lại những tác nhân gây bệnh đường hô hấp thông thường và không điển hình như đã được liệt kê trong phần vi sinh học. 

Điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm từ nhẹ đến trung bình.

Phối hợp với các kháng sinh và các thuốc liền vết loét thích hợp trong điều trị diệt trừ Helicobacter pylori ở những bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng. 

Dự phòng và điều trị nhiễm Mycobacteria avium complex (MAC) ở người nhiễm HIV nặng. 

5 Chống chỉ định 

Người bệnh mẫn cảm với thuốc hoặc các kháng sinh nhóm macrolid.

Chống chỉ định sử dụng đồng thời clarithromycin với các thuốc sau: astemizol, cisaprid, pimozid, terfenadin vì có thể gây kéo dài khoảng QT và loạn nhịp tim bao gồm nhịp nhanh thất, rung tâm thất và xoắn đỉnh. 

Chống chỉ định sử dụng clarithromycin cùng các alkaloid nấm cựa gà (ví dụ ergotamin hoặc dihydroergotamin) do có thể gây ngộ độc nấm cựa gà. 

Không được sử dụng clarithromycin cho người bệnh có tiền sử khoảng QT kéo dài (bẩm sinh hoặc có tiền sử mắc phải kéo dài khoảng QT) hoặc loạn nhịp thất, bao gồm cả xoắn đỉnh. 

Không được sử dụng clarithromycin cho người bệnh giảm Kali huyết (nguy cơ kéo dài khoảng QT). 

Không được sử dụng clarithromycin cho người bệnh suy gan nặng có kèm suy thận. 

Clarithromycin không được dùng cùng với các thuốc ức chế enzym HMG-CoA reductase (các thuốc statin) mà chuyển hóa phần lớn bởi CYP3A4 (lovastatin hoặc Simvastatin), do tăng nguy cơ các bệnh về cơ, kể cả ly giải cơ vân. 

Clarithromycin (và các chất ức chế CYP3A4 mạnh khác) không được sử dụng cùng với colchicin, Ticagrelor, Midazolam dạng uống hoặc ranolazin. 

6 Thận trọng 

Đã có báo cáo về rối loạn chức năng gan, bao gồm tăng enzym gan, viêm tế bào gan và/hoặc viêm gan ứ mật, có hoặc không có vàng da khi sử dụng clarithromycin. Rối loạn chức năng gan có thể nghiêm trọng và thường hồi phục được. Trong một số trường hợp, trong đó có báo cáo tử vong do suy gan, thường liên quan tới các bệnh lý nặng có sẵn và/hoặc các thuốc sử dụng đồng thời. Ngừng sử dụng clarithromycin nếu xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng viêm gan, như chán ăn, vàng da, nước tiểu sẫm màu, ngứa, hoặc đau bụng.

Viêm đại tràng giả mạc đã được báo cáo với hầu hết các thuốc kháng khuẩn, bao gồm các macrolid và tình trạng có thể từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Tiêu chảy có liên quan đến Clostridium difficile (CDAD) đã được báo cáo khi sử dụng với hầu hết các loại kháng sinh bao gồm cả clarithromycin và mức độ có thể từ tiêu chảy nhẹ đến tử vong. 

Clarithromycin được bài tiết chủ yếu qua gan, do vậy nên thận trọng khi sử dụng kháng sinh này ở những người bệnh suy giảm chức năng gan. Cũng nên thận trọng khi sử dụng cho những người bệnh suy thận từ vừa đến nặng. 

Đã có các báo cáo sau khi đưa thuốc ra thị trường về ngộ độc Colchicin khi dùng đồng thời clarithromycin và colchicin, đặc biệt ở người cao tuổi, một số xảy ra ở những người bệnh suy thận. Đã có tử vong ở một số trường hợp này. Chống chỉ định sử dụng đồng thời colchicin và clarithromycin. 

Cẩn trọng khi sử dụng đồng thời clarithromycin với các thuốc có ảnh hưởng đến thính giác khác, đặc biệt là aminoglycosid. Cần theo dõi chức năng thính giác và tiền đình trong và sau khi điều trị. Do nguy cơ kéo dài khoảng QT, clarithromycin nên được sử dụng thận trọng ở những người bệnh có bệnh động mạch vành, suy tim nặng, thiếu magnesi, nhịp tim chậm (< 50 lần/phút), hoặc khi sử dụng đồng thời với các thuốc gây kéo dài khoảng QT khác. Không được sử dụng clarithromycin ở những người bệnh có khoảng QT kéo dài bẩm sinh hoặc mắc phải hoặc có tiền sử loạn nhịp tâm thất.

Do tình trạng kháng các thuốc macrolid của Streptococcus pheumoniae đang gia tăng, việc thực hiện kháng sinh đồ là quan trọng khi kê đơn clarithromycin cho người bệnh viêm phổi mắc phải cộng đồng. Clarithromycin nên được sử dụng kết hợp với các thuốc kháng sinh thích hợp khác trong điều trị viêm phổi mắc phải bệnh viện. 

Phần lớn các nhiễm khuẩn da thường do Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes, cả hai vi khuẩn này đều có thể kháng các thuốc macrolid. Do vậy, việc làm kháng sinh đồ rất quan trọng. Trong trường hợp không sử dụng được các kháng sinh nhóm beta- lactam (ví dụ do dị ứng), các kháng sinh khác, như Clindamycin, clarithromycin có thể là lựa chọn đầu tiên. Hiện nay, các thuốc macrolid được cân nhắc chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn da và mô mềm, như nhiễm khuẩn gây ra bởi nấm Corynebacterium minutissimum, trứng cá, nhiễm khuẩn da gây sốt cao cấp tính và các trường hợp không thể dùng được penicillin. 

Trong trường hợp xuất hiện các phản ứng quá mẫn cấp tính, nặng, chẳng hạn như hội chứng Stevens-Jonhnson, sốc phản vệ, hoại tử biểu bì nhiễm độc và DRESS, ngay lập tức ngừng sử dụng clarithromycin và khẩn trương điều trị thích hợp. 

Thận trọng khi sử dụng clarithromycin cùng với các thuốc gây kích ủng hệ enzym CYP3A4. 

Đã có báo cáo về ly giải cơ vân ở những người bệnh sử dụng đồng thời clarithromycin với các thuốc statin. Người bệnh cần được theo dõi về các dấu hiệu và triệu chứng các bệnh lý về cơ. Trường hợp buộc phải sử dụng đồng thời clarithromycin và các thuốc statin, khuyến cáo kê liều thấp nhất của thuốc statin. Cân nhắc sử dụng thuốc statin không phụ thuộc vào chuyển hóa CYP3A (ví dụ như Fluvastatin). 

Sử dụng đồng thời clarithromycin và các thuốc hạ đường huyết dạng uống (như các sulphonylure) và/hoặc Insulin có thể làm giảm đáng kể đường huyết. Cần kiểm soát chặt chẽ đường huyết. 

Sử dụng đồng thời clarithromycin và warfarin có nguy cơ gây chảy máu nghiêm trọng, tăng chỉ số INR (international normalized ratio) và thời gian prothrombin. Phải kiểm tra thường xuyên chỉ số INR và thời gian prothrombin khi người bệnh uống đồng thời clarithromycin và các thuốc chống động. 

Sự gia tăng triệu chứng nhược cơ và xuất hiện triệu chứng mới của chứng suy nhược cơ đã được báo cáo ở những người bệnh dùng liệu pháp clarithromycin. 

Tránh sử dụng viên giải phóng chậm cho người bệnh đã biết bị hẹp đường tiêu hóa. 

An toàn và tác dụng của clarithromycin đối trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa được đánh giá. Độ an toàn của thuốc cho trẻ em trên 20 tháng tuổi bị nhiễm MAC cũng chưa được đánh giá. Không nên cho trẻ em dùng viên nén giải phóng kéo dài. 

7 Thời kỳ mang thai 

Clarithromycin qua được nhau thai. Mặc dù không có các bằng chứng về ngộ độc thai và quái thai trong các nghiên cứu trên động vật, hiện cũng chưa có các nghiên cứu thỏa đáng và được kiểm tra chặt chẽ về việc dùng clarithromycin cho người mang thai hoặc khi sinh đẻ; Vì vậy không nên sử dụng clarithromycin trong thời kỳ mang thai trừ khi lợi ích lớn hơn nguy cơ. 

Clindamycin

Tên chung quốc tế: Clindamycin. 

Mã ATC: J01FF01 (WHO), D10AF01, G01AA10 

Loại thuốc: Kháng sinh họ lincosamid. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Clindamycin được dùng dưới dạng clindamycin hydroclorid hydrat, clindamycin palmitat hydroclorid và clindamycin phosphat ester.

 Liều dùng và hàm lượng thuốc được biểu thị dưới dạng clindamycin: 1 mg clindamycin tương ứng theo thứ tự với 1,1 g clindamycin hydroclorid, 1,6 g clindamycin palmitat hydroclorid và 1,2 g clindamycin phosphat. 

Dạng uống: Viên nang (clindamycin hydroclorid): 75 mg, 150 mg và 300 mg. 

Cốm pha Dung dịch uống (clindamycin palmitat hydroclorid): 75 mg/5 ml. 

Dạng tiêm tiêm truyền (clindamycin phosphat): 150 mg/ml, 300 mg/2 ml, 600 mg/4 ml, 900 mg/6 ml. 

Dạng dùng tại chỗ: Kem bôi (clindamycin phosphat) 1%, 2%; miếng gạc bão hòa dung dịch 1%, dung dịch 1%. 

Viên đạn, nang đặt âm đạo: 100 mg. 

2 Dược lực học 

Clindamycin thuộc nhóm lincosamid, là kháng sinh bán tổng hợp dẫn xuất của Lincomycin lấy từ môi trường nuôi cấy Streptomyces lincolnensis. Clindamycin có tác dụng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn tùy theo nồng độ thuốc đạt được ở vị trí nhiễm khuẩn và mức độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với thuốc. Clindamycin palmitat hydroclorid và clindamycin phosphat không có hoạt tính cho tới khi được thủy phân nhanh in vivo thành clindamycin tự do có hoạt tính. Clindamycin ức chế tổng hợp protein ở vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn với tiểu đơn vị 50S ribosom, tác dụng chính là ức chế sự tạo thành các liên kết peptid. Vị trí tác dụng của clindamycin cũng giống vị trí tác dụng của erythromycin, lincomycin và Cloramphenicol. 

2.1 Phổ kháng khuẩn 

Nhạy cảm: Vi khuẩn Gram dương ưa khí: các chủng Staphylococci, các chủng Streptococci bao gồm Streptococcus pneumoniae, Bacillus anthracis và Corynebacterium diphteriae. 

Vi khuẩn Gram dương kỵ khi: Eubacterium, Propionibacterium, Peptococcus và Peptostreptococcus spp., nhiều chủng Clostridium perfringens và C. tetani. 

Vi khuẩn Gram âm kỵ khí: Bacteroides spp.., một số chủng Actinomyces spp. và Nocardia asteroides. 

2.2 Kháng thuốc 

Cơ chế kháng thuốc mắc phải của vi khuẩn đối với clindamycin là do sự methyl hóa RNA trong tiểu đơn vị 50S ribosom của vi khuẩn; kiểu kháng này thường qua trung gian plasmid. Kháng thuốc xảy ra ở các mức độ khác nhau trên các vùng miền theo phân bố địa lý. 

Có sự kháng chéo giữa clindamycin, lincomycin và Erythromycin vì những thuốc này đều tác dụng lên cùng một vị trí của ribosom vi khuẩn. 

Các loại vi khuẩn sau đây thường kháng clindamycin: 

  • Hầu hết các vi khuẩn Gram âm ưa khí bao gồm Enterobacteriaceae, Pseudomonas spp. và Acinetobacter spp, thực tế đã kháng clindamycin. 

  • Tính trạng kháng clindamycin cũng ghi nhận trên các chủng Neisseria gonorrhoeae, N. meningitidis, Haemophilus influenzae, Enterococci.

  • Mycoplasma spp cùng một vài chúng Staphylococcus aureus kháng methicilin. 

  • Theo một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ kháng trong nhóm B. fragilis khoảng 25% hoặc cao hơn. 

Một số vi khuẩn kỵ khi đã ít nhiều kháng clindamycin: Clostridium spp. (10-20%), Peptostreptococci (8%), Fusobacterium spp. (9%), chủng Prevotella (11%). 

3 Dược động học 

Clindamycin bền vững trong môi trường acid. Khoảng 90% liều uống của clindamycin hydroclorid được hấp thu trong đường tiêu hóa. Sự hấp thu không bị giảm đi đáng kể khi uống cùng thức ăn nhưng tốc độ hấp thu có thể bị giảm. Trước khi hấp thu clindamycin palmitat hydroclorid và clindamycin phosphat bị thủy phân ở Đường tiêu hóa tạo thành clindamycin có hoạt tính. Sau khi uống khoảng 1 giờ liều 150, 300 và 600 mg (tính theo clindamycin), nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương tương ứng là 2 - 3 microgam/ml, 4 microgam/ml và 8 microgam/ml. Nồng độ trung bình vào khoảng 700 nanogam/ml sau 6 giờ. 

Khi dùng đường tiêm, clindamycin phosphat không hoạt tính sinh học cũng được thủy phân thành clindamycin. Sau khi tiêm bắp liều tương ứng với 300 mg clindamycin, nồng độ đỉnh huyết tương đạt được khoảng 6 microgam/ml trong vòng 3 giờ; nồng độ đỉnh trong huyết tương là 9 microgam/ml khi tiêm liều 600 mg clindamycin phosphat. Đối với trẻ em nồng độ đỉnh đạt được trong khoảng 1 giờ. Khi tiêm truyền tĩnh mạch với liều như trên, nồng độ đỉnh là 7 - 10 microgam/ml đạt được sau khi tiêm. 

Một lượng nhỏ clindamycin có thể được hấp thu sau khi dùng chế phẩm tại chỗ trên da. Sinh khả dụng từ các chế phẩm dùng tại chỗ dạng hydroclorid và phosphat thứ tự khoảng 7,5% và 2%. Khoảng 5% liều dùng đường âm đạo và khoảng 30% liều dùng dạng viên đặt âm đạo được hấp thu vào cơ thể. 

Clindamycin được phân bố rộng khắp trong các dịch và mô của cơ thể, gồm cả xương, nhưng sự phân bố không đạt được nồng độ có ý nghĩa lâm sàng trong dịch não tủy. Thuốc khuếch tán qua nhau thai vào tuần hoàn thai; thuốc cũng có xuất hiện trong sữa mẹ và có nồng độ cao trong mật. Thuốc tích lũy trong bạch cầu và đại thực bào. Trên 90% nồng độ clindamycin trong vòng tuần hoàn liên kết với protein huyết tương. Nửa đời của thuốc là 2 – 3 giờ nhưng có thể kéo dài ở trẻ sơ sinh thiếu tháng và những người bệnh suy thận nặng. 

Clindamycin có thể chuyển hóa ở gan tạo thành chất chuyển hóa N-demethyl và sulfoxid có hoạt tính và một số chất chuyển hóa khác không có hoạt tính. Khoảng 10% liều được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng hoạt tính hay chất chuyển hóa và khoảng 4% bài tiết qua phân; số còn lại bài tiết chậm dưới dạng chất chuyển hóa không hoạt tính sau vài ngày. 

Không thể thải loại clindamycin một cách có hiệu quả bằng thẩm tách máu hoặc thẩm phân màng bụng. 

Tuổi tác không làm thay đổi dược động học của clindamycin nếu chức năng gan thận bình thường. 

4 Chỉ định 

Clindamycin được dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm trong những trường hợp: nhiễm khuẩn xương khớp bao gồm cả viêm tủy xương do Staphylococcus aureus từ máu, điều trị hỗ trợ trong các trường hợp phải phẫu thuật do nhiễm khuẩn xương khớp do các chủng vi khuẩn nhạy cảm; nhiễm khuẩn phụ khoa như viêm nội mạc tử cung,áp xe vòi trứng không do lậu cầu, viêm tế bào chậu hông, nhiễm khuẩn băng quấn ở âm đạo sau khi phẫu thuật do vi khuẩn kỵ khí; nhiễm khuẩn ổ bụng như viêm phúc mạc và áp xe ổ bụng do vi khuẩn kỵ khí; nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phổi, tràn mủ màng phổi, áp xe phổi; nhiễm khuẩn huyết; nhiễm khuẩn da và cấu trúc da; clindamycin dùng tại chỗ được chỉ định trong chữa trứng cá và trứng cá đỏ. 

Do nguy cơ cao gây viêm đại tràng giả mạc, clindamycin không phải là thuốc lựa chọn đầu tiên; chỉ nên cho dùng khi không có thuốc thay thế phù hợp. 

Dự phòng: Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn khi làm thủ thuật ở răng, đường hô hấp trong trường hợp dị ứng với beta-lactam 

Ngoài ra, clindamycin còn phối hợp với quinin uống để điều trị sốt rét kháng cloroquin; với primaquin để điều trị viêm phổi do Pneumocystin jiroveci; với pyrimethamin để điều trị bệnh Toxoplasma. 

Clindamycin còn được chỉ định trong phác đồ nhiều thuốc để điều trị bệnh than do hít phải bào tử bệnh than, bệnh than ở da nặng. 

5 Chống chỉ định 

Người bệnh mẫn cảm với clindamycin hoặc lincomycin. 

Các sản phẩm dùng tại chỗ và đường âm đạo: Chống chỉ định cho người bệnh đã có viêm đại tràng giả mạc, viêm ruột non và viêm ruột kết mạn tính. 

Không sử dụng thuốc tiêm clindamycin có chứa benzyl alcohol cho trẻ sơ sinh. 

6 Thận trọng 

Nếu người bệnh bị ỉa chảy liên tục trong quá trình dùng clindamycin nên ngừng dùng thuốc hoặc chỉ tiếp tục dùng nếu có sự theo dõi người bệnh chặt chẽ và có những liệu pháp điều trị phù hợp tiếp theo. 

Phải thận trọng đối với người có bệnh đường tiêu hóa hoặc có tiền sử viêm đại tràng. Người bệnh cao tuổi nhạy cảm đặc biệt với thuốc, cần theo dõi cẩn thận nhu động ruột và bệnh ỉa chảy. 

Clindamycin tích lũy ở những người bệnh suy gan nặng, do đó phải điều chỉnh liều dùng; nếu sử dụng trong thời gian dài, cần theo dõi định kỳ chức năng gan, thận và công thức tế bào máu. 

Dùng clindamycin có thể làm các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc phát triển quá mức. Nhất thiết phải theo dõi người bệnh và làm kháng sinh đồ thường xuyên để có biện pháp điều trị thích hợp. 

Clindamycin cần sử dụng thận trọng cho người bị suy thận và suy gan nặng, khi dùng liều cao cho những người bệnh này cần theo dõi nồng độ clindamycin trong huyết thanh. 

Do các sản phẩm có clindamycin dùng âm đạo có thể giảm tác dụng của dụng cụ tránh thai, không nên dùng đồng thời hoặc trong 3 - 5 ngày sau khi điều trị. 

Cần thường xuyên theo dõi chức năng của các cơ quan trong cơ thể khi sử dụng thuốc trên trẻ em < 16 tuổi. 

Nên tránh dùng thuốc tiêm có chất bảo quản benzyl alcohol cho trẻ sơ sinh vì nguy cơ xảy ra hội chứng thở hổn hển (Gasping Syndrome). 

Không nên dùng clindamycin để điều trị nhiễm khuẩn hệ TKTW. Clindamycin dung nạp kém ở bệnh nhân AIDS. 

Clindamycin không an toàn cho người bệnh bị loạn chuyển hóa porphyrin, tránh dùng cho người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp tính. 

Tránh tiêm clindamycin tĩnh mạch nhanh. 

7 Thời kỳ mang thai 

Độ an toàn khi dùng clindamycin cho phụ nữ mang thai chưa được xác định. Hiện không có các bằng chứng về ngộ độc thai và quái thai trong các nghiên cứu trên động vật nhưng cũng chưa có các nghiên cứu thỏa đáng và được kiểm tra chặt chẽ về việc dùng clindamycin cho người mang thai hoặc khi sinh đẻ; vì vậy không dùng clindamycin cho người mang thai, trừ khi thật cần thiết, không còn liệu pháp nào thay thế và phải theo dõi thật cẩn thận. 

8 Thời kỳ cho con bú 

Clindamycin bài tiết vào sữa mẹ (khoảng 0,7 - 3,8 microgam/ml), vì vậy nên tránh cho con bú trong thời gian điều trị thuốc. 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

ADR thường xảy ra khi dùng clindamycin đường uống, tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch. 

Clindamycin có nguy cơ cao gây viêm đại tràng giả mạc do độc tố của Clostridium difficile tăng quá mức. Điều này xảy ra khi những vi khuẩn thường có ở đường ruột bị clindamycin phá hủy (đặc biệt ở người cao tuổi và những người có chức năng thận giảm).

Ở một số người bệnh (0,1 - 10%) viêm đại tràng giả mạc có thể phát triển rất nặng và dẫn đến tử vong. Viêm đại tràng giả mạc được đặc trưng bởi: đau bụng, ỉa chảy, sốt, có chất nhầy và máu trong phân. Soi trực tràng thấy những mảng trắng vàng trên niêm mạc đại tràng. ADR của clindamycin ở đường tiêu hóa gây ỉa chảy có thể tới 20% ở người bệnh sau khi dùng thuốc uống hoặc tiêm. 

9.1 Thường gặp 

Tiêu hóa: buồn nôn, viêm đại tràng giả mạc, ỉa chảy do Clostridium difficile, đau bụng. 

Gan: chức năng gan bất thường. 

9.2 Ít gặp 

Da: mày đay, ngứa, phát ban, viêm tĩnh mạch huyết khối. 

Khác: phản ứng tại chỗ sau tiêm bắp, viêm tắc tĩnh mạch sau tiêm tĩnh mạch. 

9.3 Hiếm gặp 

Tim mạch: tim ngừng đập (tiêm tĩnh mạch). 

Sinh dục - niệu: viêm âm đạo. 

Thận: chức năng thận bất thường. 

Toàn thân: sốc phản vệ. 

Da: ban đỏ da, viêm tróc da, hội chứng Steven Johnson, hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc. 

Máu: tăng bạch cầu ưa eosin; giảm bạch cầu trung tính hồi phục được, chứng mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu. 

Hệ TKTW: miệng có vị kim loại (tiêm tĩnh mạch). 

Tiêu hóa: viêm đại tràng giả mạc, viêm thực quản. 

Gan: vàng da. 

Miễn dịch: hội chứng dress. 

Cơ - xương - khớp: viêm đa khớp. 

ADR của chế phẩm tại chỗ: 

  • > 10%: khô da, ngứa, rát, ban đỏ, bong vảy. 

  • < 1%: buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, viêm đại tràng giả mạc, phản ứng quá mẫn. 

Âm  đạo: viêm đường niệu, âm đạo do nấm Candida, ngứa âm đạo (> 10%); viêm âm hộ, âm đạo, đau âm đạo, viêm âm đạo do Trichomonas, nhiễm nấm (< 1%). 

9.4 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Ngừng dùng clindamycin nếu ỉa chảy hoặc viêm đại tràng xảy ra, điều trị bằng metronidazol liều 250 - 500 mg uống, 6 giờ một lần, trong 7 - 10 ngày. 

Dùng Nhựa trao đổi anion như: Cholestyramin hoặc colestipol để hấp thụ độc tố của Clostridium difficile. 

Cholestyramin không được uống đồng thời với metronidazol vì metronidazol liên kết với cholestyramin và bị mất hoạt tính. 

Không thể loại clindamycin khỏi máu một cách có hiệu quả bằng thẩm tách máu. 

10 Liều lượng và cách dùng 

10.1 Cách dùng 

Clindamycin có thể uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, bôi trực tiếp hoặc đặt âm đạo. Clindamycin hydroclorid hydrat, clindamycin palmitat hydroclorid dùng cho đường uống; clindamycin phosphat được sử dụng cho đường tiêm. 

Dùng đường uống: Viên hoặc dung dịch uống có thể cho dùng với thức ăn hoặc không; dạng viên nên cho uống với một cốc nước (nhiều nước) để tránh kích ứng. 

Tên chung quốc tế: Clobetasol propionate. 

Mã ATC: D07AD01. 

Loại thuốc: Corticosteroid tác dụng tại chỗ nhóm 1 (tác dụng mạnh nhất). 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Thuốc kem, thuốc mỡ, thuốc gel, thuốc bột, Dung dịch bôi: 0,05% trong tuýp hoặc ống vỏ nhôm hoặc vỏ Nhựa 15, 30, 45, 60 g (hoặc ml). Thuốc gội đầu: 0,05%, chai 30, 60, 125 ml. 

2 Dược lực học 

Clobetasol propionat là một corticosteroid tổng hợp, có hoạt tính glucocorticoid rất mạnh và hoạt tính mineralocorticoid yếu, được dùng tại chỗ để điều trị một số bệnh da. 

Khi dùng tại chỗ trên diện rộng hoặc khi da bị rách, nứt, hoặc khi băng kín, thuốc có thể hấp thu với lượng đủ để gây ra tác dụng toàn thân. 

Giống như các corticosteroid dùng tại chỗ khác, clobetasol propionat có tác dụng chống viêm, chống ngứa và co mạch. Cơ chế chính xác tác dụng chống viêm của clobetasol propionat dùng tại chỗ trong điều trị các bệnh da có đáp ứng với corticosteroid còn chưa rõ. Có thể thuốc gây cảm ứng các protein gọi chung là lipocortin có tác dụng ức chế phosphorylase A,. Các protein này kiểm soát sinh tổng hợp các chất trung gian gây viêm mạnh như prostaglandin và leucotrien, bằng cách ức chế giải phóng acid arachidonic, một tiền chất chung của prostaglandin và leucotrien. Acid arachidonic được giải phóng từ Phospholipid màng nhờ phospholipase A2. 

3 Dược động học 

Clobetasol propionat dùng tại chỗ có thể hấp thu được qua da bình thường (còn nguyên vẹn). Mức độ hấp thu qua da phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng thuốc bôi, tá dược, sự toàn vẹn của hàng rào biểu bì, băng kín trong thời gian lâu, mức độ viêm da, tình trạng bệnh khác ở da. Dạng thuốc gel hấp thu nhanh hơn dạng thuốc kem. 

Sau khi thuốc được hấp thu qua da, clobetasol propionat sẽ trải qua quá trình dược động học như khi dùng toàn thân. Thuốc bị chuyển hóa chủ yếu ở gan; sau đó, được thải trừ qua thận và một phần qua mật, rồi theo phân ra ngoài. 

4 Chỉ định, Chống chỉ định

4.1 Chỉ định 

Điều trị tại chỗ ngắn ngày (thường dưới 2 tuần) các biểu hiện viêm, ngứa do các bệnh da vừa hoặc nặng kháng corticosteroid hoạt tính yếu, như vảy nến, lupus ban đỏ dạng đĩa, eczema, bệnh da vùng đầu (vảy nến da đầu). 

4.2 Chống chỉ định 

Mụn thể thông thường và trứng cá đỏ, viêm da quanh miệng. 

Không được dùng duy nhất thuốc này để điều trị bệnh vảy nến diện rộng. 

Không được tra mắt hoặc uống. 

Không được dùng bôi ở mặt, háng, nách hoặc dùng trong âm đạo. 

Người mẫn cảm với Clobetasol Propionate hoặc corticosteroid khác.

 Tổn thương da do virus, nấm hoặc lao da. 

Nhiễm khuẩn chủ yếu ở da đầu. 

5 Lưu ý và thận trọng

5.1 Thận trọng 

Phải tư vấn cho người bệnh biết, clobetasol propionat là một thuốc rất mạnh, phải dùng theo đúng chỉ định của thầy thuốc, chỉ được dùng ngoài da, không được dùng lâu quá thời gian chỉ định, không được băng bịt kín, trừ khi có chỉ định của thầy thuốc, không được lạm dụng dùng cho các trường hợp không đúng chỉ định. 

Khi có những biểu hiện của ADR hoặc khi dùng thuốc trên diện rộng hoặc băng kín, phải định kỳ đánh giá tình trạng hoạt động của trục dưới đồi - tuyến yên - thượng thận (HPA) bằng các phép thử (test) đặc hiệu. 

Do diện tích da trên trọng lượng cơ thể ở trẻ em lớn hơn so với người lớn, nên trẻ em dễ bị ức chế trục HPA và hội chứng Cushing khi dùng corticosteroid bôi ngoài da. 

Do đó trẻ em dễ có nguy cơ bị suy tuyến thượng thận hơn so với người lớn trong và sau khi dùng thuốc. Vì vậy, không khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Tuy nhiên, BNF vẫn chấp thuận sử dụng clobetasol propionat để điều trị các rối loạn viêm da nặng, không đáp ứng với các corticosteroid hoạt tính yếu cho trẻ trên 1 tuổi. Việc dùng thuốc cần được theo dõi chặt chẽ. 

Với người cao tuổi (trên 65 tuổi), chưa thấy có sự khác nhau về hiệu quả và tai biến của thuốc này so với người trẻ. Tuy nhiên, cần dùng liều thấp nhất có thể được. 

Rối loạn thị giác như đục thủy tinh thể, glôcôm, hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (central serous chorioretinopathy) đã được báo cáo với các thuốc corticosteroid đường toàn thân và tại chỗ. Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt và nếu bệnh nhân có biểu hiện nhìn mờ hoặc rối loạn thị giác khác, cần đi khám bác sĩ để đánh giá nguyên nhân. 

Nếu đồng thời bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm trong khi điều trị clobetasol, phải kết hợp dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm thích hợp. Nếu nhiễm khuẩn, nhiễm nấm không kiểm soát được ngay, phải ngừng clobetasol cho đến khi đã kiểm soát được nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Nhiều dạng thuốc clobetasol propionat có thêm kháng sinh như Neomycin và kháng nấm như Nystatin. Khi dùng clobetasol propionat dạng bọt, kem, nếu bị kích ứng, phải ngừng clobetasol và thay bằng thuốc thích hợp khác. Dạng bọt dễ cháy, phải tránh đứng gần lửa hoặc hút thuốc trong và ngay sau khi bôi thuốc. 

5.2 Thời kỳ mang thai 

Tiêm dưới da clobetasol propionat liều 0,05 mg/kg/ngày cho chuột và thỏ gây tiêu thai và gây quái thai. Dị dạng thai thường biểu hiện bằng biến dạng hệ xương và khe hở vòm miệng. 

Chưa có đủ số liệu nghiên cứu tác dụng trên thai ở người mang thai bôi clobetasol propionat. Tuy nhiên, thuốc có thể hấp thu qua da. Nên cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho thai. Nếu thật cần thiết phải dùng, không nên dùng liều cao và thời gian kéo dài. 

5.3 Thời kỳ cho con bú 

Dùng corticosteroid toàn thân, thuốc có thể qua sữa mẹ, làm chậm sự phát triển của trẻ bú mẹ, ảnh hưởng đến sự sản xuất glucocorticoid nội sinh và gây ra nhiều tai biến khác. Chưa có nghiên cứu trên phụ nữ nuôi con bú dùng thuốc bôi ngoài để đánh giá thuốc có vào sữa mẹ với số lượng đủ gây độc hại cho trẻ hay không. Nếu bôi nhiều và dùng lâu thì không nên cho con bú. 

6 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

6.1 Thường gặp  

Bỏng rát, đau nhói như bị côn trùng đốt, ngứa, 

6.2 Ít gặp 

Teo da, rạn nứt da, giãn mạch. 

6.3 Hiếm gặp 

Da: mỏng da, khô da, rậm lông, vảy nến mủ, ban da, mày đay, xuất hiện kiểu trứng cả - hạt kê ở da, giảm sắc tố da, viêm da quanh miệng, viêm da tiếp xúc dị ứng. 

Chuyển hóa: Tai biến quan trọng nhất là sau khi bôi, nếu thuốc hấp thu nhiều qua da vào tuần hoàn sẽ ức chế trục dưới đồi - tuyến yên - thượng thận, gây suy thượng thận, hội chứng giả Cushing, tăng Glucose huyết và glucose niệu ở một số người bệnh. 

6.4 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Để tránh suy thượng thận, khi dùng lâu và bôi trên diện rộng (dùng liều cao), cần đánh giá chức năng thượng thận vì có thể bị ức chế trục dưới đồi - tuyến yên - thượng thận (trục HPA), bằng các nghiệm pháp như nghiệm pháp kích thích bằng ACTH, định lượng cortisol trong huyết tương và cortisol tự do trong nước tiểu. Nếu thấy có biểu hiện suy thượng thận, phải cố gắng thử ngừng thuốc, phải giảm số lần bôi, hoặc thay bằng một glucocorticoid có hoạt tính thấp hơn. Khi ngừng thuốc, chức năng trục HPA thường hồi phục nhanh và hoàn toàn, nhưng nếu thấy có biểu hiện thiếu glucocorticoid, phải bổ sung bằng cách uống corticosteroid. 

7 Liều lượng và cách dùng 

Bôi một lớp mỏng kem, mỡ, gel, thuốc xức hoặc bọt clobetasol propionat và xoa nhẹ lên vùng da bị bệnh, ngày 2 lần vào sáng và chiều tối. 

Nếu bị bệnh ở da đầu, nên ưu tiên dùng dạng thuốc bột. Lộn ngược ống thuốc, bóp nhẹ để thuốc vào chỗ bị bệnh. Không nên dùng tay lấy thuốc, vì bọt thuốc sẽ tan ngay khi tiếp xúc với da ấm. Vén tóc ra khỏi vùng bị bệnh để bôi thuốc đúng vào vùng cần điều trị. Sau đó, xoa nhẹ vào vùng da đầu có thuốc, cho đến khi hết. Dùng ngày 2 lần, sáng và chiều tối. Bôi thuốc xong, nên để hở, chỉ băng kín lại nếu có chỉ định của thầy thuốc. 

Dạng thuốc gội đầu: Thoa trực tiếp lên da đầu khô mỗi ngày một lần 1 lớp mỏng trên vùng da đầu bị bệnh và để khoảng 15 phút trước khi xả kĩ lại bằng nước và/hoặc dầu gội thông thường. 

Thuốc tác dụng rất mạnh, vì vậy chỉ bôi một lượng vừa đủ lên chỗ bị bệnh, không nên dùng quá 2 g một lần. Nếu chỗ bị bệnh quá lớn, cũng không được dùng quá 50 g (50 ml) mỗi tuần và không nên dùng quá 2 tuần.

Khi triệu chứng cải thiện, nên giảm tần suất dùng thuốc hoặc đổi sang loại corticoid có hoạt tính yếu hơn. Có thể tiếp tục dùng thêm 2 tuần nữa nếu tình trạng vẫn không cải thiện nhưng phải đánh giá nguy cơ và theo dõi thường xuyên sự ức chế trục dưới đồi - tuyến yên - thượng thận. 

Nếu dùng thuốc được 4 tuần mà không thấy có đáp ứng, phải ngừng thuốc và xem lại việc chẩn đoán. 

Do clobetasol propionat có nhiều dạng dùng tại chỗ khác nhau, mỗi dạng lại có thể có những đặc điểm riêng tùy theo nhà sản xuất, cần đọc kỹ và làm theo đúng như tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đính kèm với mỗi sản phẩm thuốc. 

Liều cho trẻ em trên 1 tuổi: Tương tự như người lớn, bôi một lớp mỏng 1 - 2 lần/ngày, tối đa 4 tuần. 

8 Tương tác thuốc 

Dùng đồng thời thuốc bôi clobetasol propionat và thuốc corticosteroid khác (uống, tiêm hoặc xịt mũi) dễ làm tăng nguy cơ quá liều glucocorticoid dẫn đến ức chế trục dưới đồi - tuyến yên - thượng thận. 

9 Tương kỵ 

Thuốc dễ bị bắt lửa, nhất là dạng thuốc bọt, tránh dùng gần nơi có ngọn lửa, hoặc bật lửa hút thuốc trong và ngay sau khi bôi thuốc. 

10 Quá liều và xử trí 

10.1 Triệu chứng

Dùng quá liều làm tăng hấp thụ qua da vào tuần hoàn; nếu đủ lượng sẽ gây tai biến toàn thân, đặc biệt là suy thượng thận, hội chứng giả Cushing, tăng glucose huyết, glucose niệu. 

10.2 Xử trí

Ngừng thuốc, chức năng trục dưới đồi - tuyến yên - thượng thận thường phục hồi nhanh. Nhưng đôi khi sau ngừng thuốc có biểu hiện thiếu glucocorticoid, phải dùng corticosteroid một thời gian; tùy trường hợp mà dùng loại hoạt tính trung bình hoặc mạnh. 

Clopidogrel

Tên chung quốc tế: Clopidogrel. 

Mã ATC: B01AC04. 

Loại thuốc: Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén: 75 mg; 300 mg. 

Dạng uống có thể ở các loại muối khác nhau với liều tính theo dạng base: 75 mg clopidogrel tương đương 111,86 mg clopidogrel besilat; 97,86 mg clopidogrel bisulfat; 83,50 mg clopidogrel hydroclorid. 

2 Dược lực học 

Clopidogrel là một dẫn chất thienopyridin có cấu trúc và tác dụng dược lý tương tự ticlopidin, là chất ức chế kết tập tiểu cầu. Clopidogrel là tiền chất (prodrug) với tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu phụ thuộc vào chuyển hóa ở gan thành chất chuyển hóa thiol có hoạt tính. 

Chuyển hóa xảy ra qua 2 bước: Clopidogrel bị oxy hóa ban đầu thành chất chuyển hóa trung gian là 2-oxo-clopidogrel, sau đó chuyển hóa tiếp thành chất chuyển hóa thiol có hoạt tính. Con đường chuyển hóa liên quan một số isoenzym cytochrom P450 (ví dụ, như CYP3A4, CYP2C19, CYP1A2, CYP2B6). 

Clopidogrel là một chất ức chế thụ thể adenosin diphosphat (ADP receptor), chất chuyển hóa có hoạt tính của clopidogrel gắn chọn lọc và không cạnh tranh với ái lực thấp vào vị trí P2Y12 của thụ thể ADP trên bề mặt tiểu cầu, do đó sẽ ức chế sự gắn của ADP vào thụ thể và dẫn tới ức chế hoạt hóa phức hợp glycoprotein GPIIb/IIla tiểu cầu, phức hợp này cần thiết để gắn fibrinogen - tiểu cầu làm ức chế kết tập tiểu cầu. Clopidogrel còn ức chế giải phóng hạt đặc (chứa ADP, calci và serotonin) tiểu cầu qua trung gian ADP và hạt alfa (chứa fibrinogen và thrombospondin), các hạt này chứa các chất có tác dụng tăng cường ngưng tập tiểu cầu. Tiểu cầu tiếp xúc với clopidogrel duy trì ảnh hưởng đến hết đời sống của tiểu cầu (7 - 10 ngày). Không giống như aspirin, clopidogrel và ticlopidin ức chế ngưng tập tiểu cầu không bất hoạt cyclooxygenase để ngăn chặn tổng hợp prostaglandin và thromboxan A. 

Khi uống liều hàng ngày clopidogrel 75 mg, tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu xuất hiện trong ngày điều trị đầu tiên và đạt được ức chế 40 - 60% ở mức ổn định khoảng 3 - 7 ngày. Sau khi ngừng thuốc, sự ngưng tập tiểu cầu và thời gian chảy máu trở về mức ban đầu trong vòng 5 ngày. 

3 Dược động học 

Clopidogrel hấp thu nhanh và không hoàn toàn qua đường uống, lượng hấp thu ít nhất 50% liều uống. Khi uống liều 75 mg clopidogrel, nồng độ clopidogrel trong huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi uống rất thấp, thường dưới giới hạn định lượng (0,00025 mg/lít). Nồng độ cao nhất của chất chuyển hóa chính trong huyết tương của clopidogrel (dẫn chất acid carboxylic không hoạt tính đối với ngưng tập tiểu cầu) là 3 mg/lít ở thời điểm 1 giờ sau khi uống. 

Clopidogrel là tiền chất và được chuyển hóa qua gan, phần lớn thành dẫn chất carboxylic acid là chất chuyển hóa không hoạt tính. Clopidogrel được chuyển hóa qua gan bởi isoenzym cytochrom P450 bao gồm CYP3A4, CYP2C19, CYPIA2, CYP2B6. Chất chuyển hóa có hoạt tính là một dẫn chất thiol, nhưng rất không ổn định nếu tách ra khỏi huyết tương. Clopidogrel và chất chuyển hóa chính gắn với protein huyết tương tỷ lệ cao (98% và 94%).

Clopidogrel và các chất chuyển hóa được thải trừ qua nước tiểu và phân. Khoảng 50% liều uống được thải trừ qua nước tiểu và 46% thải trừ qua phân. Nửa đời thải trừ của chất chuyển hóa chính là 6 giờ sau khi uống liều đơn và liều lặp lại. 

Nghiên cứu dược động học của chất chuyển hóa chính cho thấy Sinh khả dụng của clopidogrel không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.

Dược lý học di truyền: Tính đa hình gen mã hóa CYP2C19 có thể ảnh hưởng đến đáp ứng dược động học và dược lực học của clopidogrel. CYP2C19 tham gia vào tạo cả 2 chất chuyển hóa có hoạt tính và chất chuyển hóa trung gian 2-oxo-clopidogrel. Dược động học và tác dụng kháng tiểu cầu của chất chuyển hóa có hoạt tính của clopidogrel khi định lượng bằng thực nghiệm ngưng tập tiểu cầu ngoài cơ thể khác nhau tùy theo genotyp của CYP2C19. Các biến thể di truyền của enzym CYP450 khác cũng có thể tác động đến tạo chất chuyển hóa có hoạt tính của clopidogrel. Alen CYP2C19*1 tương ứng với chức năng chuyển hóa đầy đủ, trong khi đó alen CYP2C19*2 và CYP2C19*3 không có chức năng. Tỷ lệ những người mang alen CYP2C19 giảm chức năng trong quần thể chung phụ thuộc vào chủng tộc. 

Nghiên cứu cho thấy nhóm bệnh nhân có tình trạng chuyển hóa kém và trung gian có tỷ lệ cao biến cố tim mạch (tử vong, nhồi máu cơ tim và đột quỵ) hoặc huyết khối do đặt stent so với người có chuyển hóa mạnh. 

4 Chỉ định 

Dự phòng nguy cơ tai biến huyết khối động mạch ở bệnh nhân can thiệp mạch vành qua da (phối hợp với aspirin). 

Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua ở bệnh nhân quá mẫn với Aspirin hoặc không dung nạp aspirin mặc dù đã dùng thuốc ức chế bơm proton.

Cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp ở bệnh nhân quá mẫn với aspirin hoặc không dung nạp aspirin mặc dù đã dùng thuốc ức chế bơm proton.

Dự phòng huyết khối động mạch trong bệnh động mạch ngoại vi hoặc trong vòng 35 ngày kể từ cơn nhồi máu cơ tim hoặc trong vòng 6 tháng kể từ cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ. 

Dự phòng huyết khối động mạch trong hội chứng vành cấp có ST chênh lên (phối hợp với aspirin). 

Dự phòng huyết khối động mạch trong nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên (phối hợp với aspirin). 

Dự phòng huyết khối động mạch và tai biến huyết khối tắc mạch ở bệnh nhân rung nhĩ động mạch và có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ tai biến tim mạch (phối hợp với aspirin) và đối với những bệnh nhân không dùng được warfarin. 

5 Chống chỉ định 

Tình trạng chảy máu cấp tính (ví dụ loét dạ dày - tá tràng, chảy máu nội sọ). 

Mẫn cảm với thuốc. 

6 Thận trọng 

Clopidogrel làm kéo dài thời gian chảy máu, cần thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân có nguy cơ chảy máu do chấn thương, phẫu thuật, hoặc chảy máu bệnh lý như loét dạ dày tá tràng, chảy máu nội nhãn, chảy máu nội sọ. Nếu bệnh nhân cần phẫu thuật, phải ngừng thuốc trước 5 ngày. 

Khi nghi ngờ có xuất huyết hoặc rối loạn về huyết học trong quá trình điều trị bằng clopidogrel phải xét nghiệm số lượng hồng cầu và các xét nghiệm thích hợp khác. 

Xuất huyết giảm tiểu cầu (trong vòng 2 tuần điều trị đầu tiên) đã xảy ra ở một số trường hợp dẫn tới tử vong, trong trường hợp xảy ra xuất huyết giảm tiểu cầu cần huyết khối (TTP) thay huyết tương cấp cứu. 

Ở những bệnh nhân có tiền sử cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ, có nguy cơ tái phát cơn thiếu máu não cục bộ, nếu kết hợp điều trị dự phòng bằng aspirin phối hợp với clopidogrel không tăng hiệu quả so với dùng clopidogrel đơn thuần mà còn làm tăng nguy cơ xuất huyết nghiêm trọng. 

Nguy cơ chảy máu tiêu hóa tăng khi sử dụng clopidogrel, do đó phải thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có tổn thương ở Đường tiêu hóa có xu hướng chảy máu (như bị loét). Trong thời gian điều trị bằng clopidogrel cũng cần thận trọng nếu sử dụng các thuốc khác có nguy cơ gây loét đường tiêu hóa. 

Những bệnh nhân có suy gan hoặc suy thận cũng cần sử dụng thận trọng. Cho đến nay, có rất ít các thông tin liên quan đến tính an toàn của clopidogrel đối với các đối tượng này. 

Cần thông báo cho bệnh nhân biết họ dễ bị bầm tím và chảy máu, thời gian chảy máu kéo dài trong thời gian sử dụng clopidogrel. Bệnh nhân cũng cần thông báo cho thầy thuốc và nha sĩ rằng họ đang sử dụng clopidogrel trước khi họ phải phẫu thuật hoặc dùng thuốc khác. 

Sử dụng kháng kết tập tiểu cầu kép (clopidogrel và aspirin) là chỉ định bắt buộc cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có chỉ định nong và đặt stent phủ thuốc. Thời gian sử dụng trong vòng 12 tháng đối với bệnh nhân ít nguy cơ, kéo dài trên 12 tháng đối với bệnh nhân có nguy cơ cao (tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid huyết, hút thuốc lá, tiền sử gia đình mắc bệnh động mạch vành). Với bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao, thời gian sử dụng thuốc có thể giảm xuống dưới 6 tháng. 

Bệnh nhân có mang biến thể alen CYP2C19*2 và/hoặc CYP2C19*3 (hoặc các biến thể làm giảm chức năng khác) có thể giảm chuyển hóa clopidogrel thành dạng hoạt động thiol, dẫn đến làm giảm khả năng ức chế kết tập tiểu cầu, bệnh nhân có nguy cơ cao hơn gặp biến cố tim mạch, huyết khối stent. Khuyến cáo xét nghiệm xác định kiểu gen CYP2C19 để quyết định chiến lược điều trị. Do cấu trúc tương tự nhau, phản ứng chéo có thể xảy ra giữa các thienopyridin (clopidogrel, prasugrel, ticlopidin), thận trọng hoặc tránh dùng cho bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm hoặc có phản ứng huyết học khi sử dụng thienopyridin. 

Thận trọng khi dùng cùng thuốc chống đông (như Heparin, warfarin) hoặc các thuốc chống kết tập tiểu cầu khác. Sử dụng cùng các thuốc gây ức chế CYP2C19 (như thuốc ức chế bơm proton) có thể làm giảm khả năng chuyển hóa, giảm hiệu quả lâm sàng, tăng nguy cơ gặp biến cố tim mạch, nếu có thể, tránh sử dụng đồng thời với thuốc ức chế trung bình và mạnh CYP2C19. 

Khi điều trị với một thienopyridin, không nên ngừng thuốc sớm vì làm tăng nguy cơ gặp các biến cố tim mạch. Nếu clopidogrel phải dùng tạm thời (ví dụ trước phẫu thuật), thuốc nên được sử dụng lại sớm nhất có thể. Bệnh nhân không được tự dừng clopidogrel mà phải hỏi ý kiến bác sĩ đã kê đơn. 

7 Thời kỳ mang thai và cho con bú

7.1 Thời kỳ mang thai

Thực nghiệm trên động vật không thấy ảnh hưởng của clopidogrel gây độc tính cho thai nhi. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tiến hành trên phụ nữ mang thai. Do đó, chỉ sử dụng clopidogrel cho những phụ nữ mang thai khi thật cần thiết. 

7.2 Thời kỳ cho con bú 

Cho đến nay, chưa có thông tin cho biết clopidogrel có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Do đó cần cân nhắc việc ngừng cho con bú trong thời gian dùng clopidogrel hoặc ngừng clopidogrel tùy thuộc vào mức độ cần thiết phải dùng thuốc ở người mẹ đang cho con bú.

8 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Chảy máu là ADR thường gặp nhất của clopidogrel, chảy máu có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào. Nguy cơ chảy máu phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm cả những thuốc dùng kèm có thể ảnh hưởng đến tình trạng đông máu và tính nhạy cảm của bệnh nhân. 

8.1 Rất thường gặp hoặc thường gặp 

Đau bụng, xuất huyết (bao gồm dạ dày - ruột và nội sọ), tiêu chảy, khó tiêu. 

8.2 Ít gặp 

Táo bón, giảm tiểu cầu, choáng váng, loét tá tràng, đầy hơi, loét dạ dày, viêm dạ dày, nhức đầu, giảm bạch cầu, buồn nôn, dị ứng, ngứa, nổi mẩn, nôn mửa. 

8.3 Hiếm gặp

Chóng mặt.

8.4 Rất hiếm gặp 

Rối loạn đông máu (hemophilia mắc phải), suy gan cấp tính, mất bạch cầu hạt, đau khớp, rối loạn huyết học, co thắt phế quản, viêm đại tràng, viêm phổi bạch cầu ái toan, sốt, viêm cầu thận, ảo giác, viêm gan, phản ứng quá mẫn, viêm phổi kẽ, lichen phẳng, viêm tụy, giảm tế bào máu, giảm tiểu cầu nặng, hội chứng Stevens-Johnson, viêm miệng, rối loạn vị giác, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, hoại tử biểu bì độc, viêm mạch dị ứng và nhạy cảm chéo. 

8.5 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Không cần can thiệp đối với các xuất huyết nhẹ hoặc vừa. 

Khi gặp ADR nghiêm trọng, cần ngừng dùng clopidogrel nhưng phải thay thế bằng 1 thuốc ức chế tiểu cầu khác. Khi gặp xuất huyết nặng, cần xác định vị trí xuất huyết, cầm máu tại chỗ nếu có thể, nếu thất bại, cần xem xét biện pháp truyền hồng cầu và tiểu cầu. (Xem thêm phần Xử trí quá liều). 

9 Liều lượng và cách dùng 

9.1 Cách dùng

Dùng đường uống. Liều dùng được tính theo clopidogrel, phải chú ý đến dược lý học di truyền ở người chuyển hóa kém. 

9.2 Liều dùng 

Dự phòng nguy cơ tai biến huyết khối động mạch ở bệnh nhân can thiệp mạch vành qua da (phối hợp với aspirin): người lớn dùng liều 300 mg, trước khi làm can thiệp, có thể dùng liều 600 mg, liều cao có thể dẫn đến ức chế kết tập tiểu cầu nhiều hơn và nhanh hơn.

Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua ở bệnh nhân quá mẫn với aspirin hoặc không dung nạp aspirin mặc dù đã dùng thuốc ức chế bơm proton.

Cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp ở bệnh nhân quá mẫn với aspirin hoặc không dung nạp aspirin mặc dù đã dùng thuốc ức chế bơm proton: Người lớn 75 mg, 1 lần/ngày. 

Dự phòng huyết khối động mạch trong bệnh động mạch ngoại vi hoặc trong vòng 35 ngày kể từ cơn nhồi máu cơ tim hoặc trong vòng 6 tháng kể từ cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ: người lớn 75 mg, 1 lần/ngày. 

Dự phòng huyết khối động mạch trong hội chứng vành cấp có ST chênh lên (phối hợp với aspirin): người lớn: khởi đầu 300 mg, sau đó 75 mg/ngày trong vòng tối đa 12 tháng. 

Dự phòng huyết khối động mạch trong nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên (phối hợp với aspirin): người lớn 18 - 75 tuổi: khởi đầu 300 mg, sau đó 75 mg trong vòng ít nhất 4 tuần. Người lớn từ 76 tuổi: 75 mg trong vòng ít nhất 4 tuần. 

Dự phòng huyết khối động mạch và tai biến huyết khối tắc mạch ở bệnh nhân rung nhĩ và có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ tai biến tim mạch (phối hợp với aspirin) và đối với những bệnh nhân không dùng được warfarin: người lớn 75 mg/ngày.

10 Tương tác thuốc 

10.1 Tương tác dược động học

Các thuốc ảnh hưởng hoặc chuyển hóa bởi cytochrom P450 có thể gây tương tác dược động học, do clopidogrel ức chế chuyển hóa của isoenzym CYP2C19 làm tăng nồng độ các thuốc sau: Phenytoin, Tamoxifen, tolbutamid, warfarin, torsemid, Fluvastatin, thuốc chống viêm không steroid. Clopidogrel cũng ức chế CYP2B6 (trung bình), CYP2C8 (mạnh), CYP2C9 (yếu), SLCO1B1. Các thuốc ức chế CYP2C19 (ví dụ omeprazol, cimetidin, fluconazol, ketoconazol, etravirin, felbamat, fluoxetin, fluvoxamin) có thể làm giảm nồng độ chất chuyển hóa có hoạt tính trong huyết tương của clopidogrel và làm giảm tác dụng kháng tiểu cầu. 

10.2 Tăng tác dụng/độc tính

Clopidogrel có thể làm tăng tác dụng/độc tính của các thuốc sau: thuốc chống đông, thuốc chống tiểu cầu, thuốc tiêu sợi huyết, drotrecogin alfa, ibritumomab, salicylat, tositumomab, wafarin, amodiquin, apixaban, dabigatran etexilat, dabrafenib, acid deoxycholic, edoxaban, enzalutamid, obinutuzumab, ombitasvir, paritaprevir, ritonavir, dasabuvir, pioglitazon, repaglinid, Rivaroxaban, các chất chuyển hóa qua CYP2B6, các chất chuyển hóa qua CYP2C8. 

Tác dụng của clopidogrel tăng lên khi dùng cùng các thuốc sau: Dasatinib, NSAID, ethyl ester của acid omega-3, pentosan natri polysulfat, prostacyclin, dẫn chất Rifamycin, vitamin khoáng (vitamin A, D, E, K, folat, Sắt). 

Sử dụng clopidogrel phối hợp với Cilostazol có thể cộng hợp tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu. Do đó cần thận trọng khi sử dụng phối hợp cilostazol với clopidogrel, đồng thời phải theo dõi thời gian chảy máu nếu có phối hợp. 

10.3 Giảm tác dụng 

Clopidogrel làm giảm tác dụng của cyclophosphamid. 

Thuốc ức chế bơm proton có thể gây tương tác dược động học với clopidogrel (làm giảm nồng độ chất chuyển hóa có hoạt tính của clopidogrel) và tương tác dược lực học (làm giảm tác dụng kháng tiểu cầu), do thuốc ức chế bơm proton ức chế CYP2C19 làm cho giảm tác dụng của clopidogrel. 

Tác dụng của clopidogrel có thể giảm đi khi dùng kèm các thuốc sau: các thuốc chẹn kênh calci, kháng sinh nhóm macrolid, NSAID, thuốc ức chế bơm proton, các thuốc ức chế CYP2C19, amiodaron, dexlansoprazol, esomeprazol, lansoprazol, Morphin. 

Tránh phối hợp: Nhà sản xuất khuyến cáo tránh phối hợp clopidogrel với những thuốc được biết có tác dụng ức chế CYP2C19 nhu omeprazol, cimetidin, fluconazol, ketoconazol, voriconazol, etravirin, felbamat, fluoxetin, fluvoxamin, ticlopidin. 

Tương tác với thức ăn: Nước Bưởi chùm làm giảm tác dụng của clopidogrel. 

11 Quá liều và xử trí 

Cloxacilin

Tên chung quốc tế: Cloxacillin. 

Mã ATC: J01CF02. 

Loại thuốc: Kháng sinh nhóm penicilin kháng penicilinase, isoxazolyl penicilin 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Cloxacilin được dùng đường uống và tiêm ở dạng muối natri, liều lượng được tính theo cloxacilin, 1,09 g cloxacilin natri tương đương với khoảng 1g cloxacilin. 

Viên nang: 250 mg, 500 mg; 

Bột pha tiêm: Lọ 250 mg, 500 mg bột vô trùng để pha tiêm. 

2 Dược lực học 

Cloxacilin là kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm isoxazolyl penicilin được sử dụng tương tự như flucloxacilin trong điều trị nhiễm khuẩn do tụ cầu kháng benzylpenicilin. 

Cơ chế tác dụng: Ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn theo cơ chế giống như benzylpenicilin, nhưng có khả năng kháng penicilinase của Staphylococcus. Vì vậy thuốc có hoạt tính chống Staphylococcus sinh hoặc không sinh penicilinase.

Cloxacilin không có hoạt tính với Staphylococcus aureus kháng methicilin (MRSA) do vi khuẩn này có những protein gắn penicilin (PBP) biến đổi.

Hoạt tính đối với Streptococcus như Streptococcus pneumoniae và Streptococcus pyogenes thấp hơn benzylpenicilin nhưng cũng đủ để diệt những vi khuẩn này, khi chúng cùng có mặt với tụ cầu khuẩn kháng penicilin.

Cloxacilin không có hiệu lực với Enterococcus faecalis.  

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Cloxacilin natri uống không được hấp thu hoàn toàn qua Đường tiêu hóa và bị giảm khi có thức ăn trong dạ dày. Sau khi uống một liều 500 mg, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được từ 7 - 15 microgam/ml lúc đói, sau 1 - 2 giờ. Sinh khả dụng đường uống khoảng 50 - 75%. Hấp thu hoàn toàn hơn nếu tiêm bắp. Sau khi tiêm một liều 500 mg, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt khoảng 15 microgam/ml trong vòng 30 phút. Khi tăng gấp đôi liều, nồng độ trong huyết tương cũng tăng lên gấp đôi. 

3.2 Phân bố

Khoảng 94% cloxacilin gắn với protein huyết tương. Cloxacilin đi qua nhau thai và phân bố vào sữa mẹ. Thuốc ít khuếch tán vào dịch não tủy trừ khi màng não bị viêm. Nồng độ điều trị có thể đạt được trong dịch màng phổi, dịch mật, dịch ối, hoạt dịch của khớp và trong xương. Thuốc ít phân bố vào dịch cổ trướng nên ở liều thông thường không đạt được nồng độ điều trị trong dịch cổ trưởng. Thể tích phân bố biểu kiến của thuốc từ 6,6 - 10,8 Ift. 

3.3 Chuyển hóa

Cloxacilin chuyển hóa ở mức độ hạn chế. 

3.4 Thải trừ

Thuốc ở dạng chưa biến đổi và các chất chuyển hóa được bài tiết trong nước tiểu bằng cách lọc qua cầu thận và bài xuất ở ống thận. Khoảng 35% liều uống đào thải qua nước tiểu và tới 10% trong mật. Nửa đời thải trừ của cloxacilin thông thường là từ 0,5 - 1 giờ, ở người bệnh suy thận là từ 1 - 3 giờ. Đối với trẻ sơ sinh, nửa đời thải trừ kéo dài hơn. 

Cloxacilin không thải trừ được bằng thẩm phân máu. 

4 Chỉ định 

Cloxacilin dùng tương tự như flucloxacilin trong điều trị các nhiễm khuẩn do tụ cầu khuẩn kháng benzylpenicilin. 

Cloxacilin dạng tiêm dùng để điều trị các nhiễm khuẩn nặng do Staphylococcus sinh hoặc không sinh penicilinase khi cần nồng độ cao trong huyết tương, bao gồm nhiễm khuẩn xương và khớp, viêm nội tâm mạc, viêm màng bụng (kết hợp với lọc màng bụng liên tục ngoại trú), viêm phổi, bệnh lý về da (bao gồm cả nhiễm khuẩn mô mềm), các nhiễm khuẩn phẫu thuật (dự phòng). 

Cloxacilin uống để điều trị khởi đầu các nhiễm khuẩn nhẹ và vừa do tụ cầu sinh hoặc không sinh penicilinase hoặc để điều trị tiếp sau khi điều trị bằng đường tiêm do nhiễm khuẩn nặng. 

Không dùng cloxacilin uống trong điều trị viêm màng não. 

5 Chống chỉ định 

Quá mẫn cảm với cloxacilin hoặc các penicilin khác. 

6 Thận trọng 

Cần thận trọng đối với tất cả các biểu hiện dị ứng. Phải ngừng thuốc ngay và chuẩn bị phương tiện cấp cứu, đề phòng sốc phản vệ ở người điều trị bằng kháng sinh beta-lactam, bao gồm cả cloxacilin. 

Sử dụng thuốc thận trọng ở người bệnh bị hen. 

Cloxacilin có thể gây rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu. Dùng kháng sinh kéo dài có thể tăng sinh nấm hoặc các vi khuẩn không nhạy cảm bao gồm tiêu chảy do C.difficile hay viêm đại tràng giả mạc.

Sử dụng thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử co giật. 

Thuốc dùng với liều cao, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận có thể làm tăng nguy cơ co giật. 

Độ thanh thải qua thận của cloxacilin có thể bị giảm ở trẻ sơ sinh. Cần giảm liều, thường xuyên theo dõi nồng độ thuốc trong máu và biểu hiện lâm sàng các tác dụng bất lợi của thuốc. 

7 Thời kỳ mang thai 

Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật có dùng các penicilin kháng penicilinase không thấy bằng chứng về giảm khả năng sinh sản hoặc gây hại cho thai nhi. Kinh nghiệm lâm sàng sử dụng penicilin ở phụ nữ mang thai không thấy có bằng chứng có hại đối với thai nhi. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát chặt chẽ về sử dụng cloxacilin trong thời kỳ mang thai, vì vậy chỉ dùng cloxacilin khi thật cần thiết. 

8 Thời kỳ cho con bú 

Tương tự các penicilin, cloxacilin có thể được xem là an toàn ở phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên, thuốc phân bố vào sữa, nên thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú, lưu ý phản ứng quá mẫn ở trẻ bú mẹ. 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

ADR thường gặp nhất là phản ứng quá mẫn, đặc biệt là phát ban, đôi khi có choáng hay sốc phản vệ. Người suy thận cũng có nguy cơ cao. 

ADR thường xảy ra là phát ban (khoảng 4% người bệnh tiêm cloxacilin). Đối với người bệnh uống cloxacilin, các ADR thường gặp là các triệu chứng tiêu hóa phụ thuộc theo liều uống. 

9.1 Thường gặp 

Tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy. 

Da: phát ban ở da. 

Khác: viêm tĩnh mạch huyết khối sau khi tiêm tĩnh mạch. 

9.2 Ít gặp 

Da: mày đay. 

Máu: tăng bạch cầu ưa acid. 

9.3 Hiếm gặp 

Toàn thân: sốc phản vệ. 

Chuyển hóa: tăng thân nhiệt. 

Máu: mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu. 

Tiêu hóa: viêm đại tràng giả mạc. 

Gan: viêm gan, vàng da ứ mật. 

Thận - tiết niệu: viêm thận kẽ. 

9.4 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Như đối với benzylpenicilin, để xử trí sốc phản vệ, cần có sẵn adrenalin và phương tiện hồi sức cấp cứu. 

10 Liều lượng và cách dùng 

10.1 Cách dùng 

Nên uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn ít nhất 2 giờ, vì thức ăn trong dạ dày làm giảm hấp thu thuốc. 

Tiêm tĩnh mạch chậm trong 2 - 4 phút. 

Truyền tĩnh mạch chậm trong 30 - 40 phút. 

Thuốc có thể dùng theo đường tiêm trong khớp, tiêm trong màng phổi và khí dung. 

Cloxacilin có thể dùng kết hợp với các kháng sinh khác như ampicilin để tạo ra phổ tác dụng rộng hơn trên các vi khuẩn kháng penicilinase. 

10.2 Liều lượng 

10.2.1 Người lớn

Liều uống thường dùng 250 - 500 mg/lần, ngày 4 lần. Liều tiêm thường khoảng 1 - 2 g/lần, mỗi 6 giờ. Thông thường ở người bệnh suy giảm chức năng thận không cần phải giảm liều. 

Liều cho một số bệnh cụ thể như sau: 

  • Viêm khớp nhiễm khuẩn: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 2 g mỗi 6 giờ. 

  • Viêm nội tâm mạc do tụ cầu: Tiêm tĩnh mạch chậm 2 g mỗi 4 giờ. 

  • Viêm tủy xương: Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch chậm: 2 g mỗi 6 giờ. 

  • Viêm phổi: Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch chậm 1 - 2 g mỗi 6 giờ. 

  • Nhiễm khuẩn huyết. Tiêm tĩnh mạch chậm 2 g mỗi 4 hoặc 6 giờ. 

  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch chậm 2 g mỗi 6 giờ, nếu tình trạng cải thiện có thể chuyển sang đường uống 500 mg mỗi 6 giờ. Với chốc lở hoặc tổn thương da có mủ khu trú, uống 250 - 500 mg mỗi 6 giờ. 

  • Viêm cơ nhiễm khuẩn: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 2 g mỗi 6 giờ.  

10.2.2 Trẻ em

Đường uống: 

  • Trẻ em 20 kg: 25 - 50 mg/kg/ngày chia đều mỗi 6 giờ. 

  • Trẻ em > 20 kg: Dùng liều như người lớn. 

Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch: 

  • Trẻ em ≤ 20 kg: 25 - 50 mg/kg/ngày chia đều mỗi 6 giờ, có thể tăng lên tới 50 mg/kg mỗi 4 - 6 giờ hoặc 200 - 300 mg/kg/ngày chia làm nhiều liều. 

  • Trẻ em > 20 kg: Dùng liều như người lớn. 

Liều cho một số bệnh cụ thể như sau: 

  • Viêm khớp nhiễm khuẩn: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 25 - 50 mg/kg (tối đa 2g) mỗi 6 giờ. 

  • Viêm nội tâm mạc do tụ cầu: Tiêm tĩnh mạch chậm 50 mg/kg (tối đa 2 g) mỗi 4 giờ. 

  • Viêm tủy xương: Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch chậm: 25 - 50 mg/kg (tối đa 2 g) mỗi 4 - 6 giờ. 

  • Viêm phổi: Trẻ em 2 tháng - 5 tuổi: Uống 25 - 50 mg/kg(tối đa 2 g) mỗi 6 giờ. Trẻ em trên 5 tuổi: tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch chậm 50 mg/kg (tối đa 2 g) mỗi 6 giờ. 

  • Nhiễm khuẩn huyết: Trẻ em 2 tháng - 5 tuổi: Uống 50 mg/kg (tối đa 2 g) mỗi 4 - 6 giờ. Trẻ em trên 5 tuổi: tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch chậm 50 mg/kg (tối đa 2 g) mỗi 4 - 6 giờ. 

  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch chậm 25 - 50 mg/kg (tối đa 2 g) mỗi 6 giờ, nếu tình trạng cải thiện có thể chuyển sang đường uống 12,5 - 25 mg/kg (tối đa 500 mg) mỗi 6 giờ. Với chốc lở hoặc tổn thương da có mủ khu trú, uống 12,5 - 25 mg/kg (tối đa 500 mg) mỗi 6 giờ. 

  • Viêm cơ nhiễm khuẩn: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 25 - 50 mg/kg (tối đa 2 g) mỗi 6 giờ, nếu tình trạng cải thiện có thể chuyển sang đường uống 12,5 - 25 mg/kg (tối đa 500 mg) mỗi 6 giờ. 

11 Tương tác thuốc 

Tương tác thuốc của cloxacilin tương tự như các penicilin khác. 

Dùng đồng thời cloxacilin với các thuốc chống đông máu đường uống (như warfarin) có thể làm tăng tác dụng chống đông, gây nguy cơ chảy máu. Do vậy chỉ phối hợp nếu thực sự cần thiết và phải thường xuyên theo dõi chỉ số INR. 

Dùng các thuốc kháng sinh (bao gồm cả cloxacilin) có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc tránh thai đường uống. Nếu cần thiết, nên sử dụng thêm biện pháp tránh thai thứ hai trong quá trình điều trị với cloxacilin. 

12 Tương kỵ 

Không được trộn các kháng sinh aminoglycosid với cloxacilin vì làm mất tác dụng lẫn nhau in vitro. Nếu có chỉ định điều trị đồng thời, cần tiêm hai thuốc ở hai vị trí khác nhau, cách nhau ít nhất một giờ. Thuốc cũng tương kỵ với tetracyclin, Erythromycin và Polymyxin B sulfat. 

13 Quá liều và xử trí 

Nếu xảy ra quá liều cần ngừng dùng thuốc và điều trị triệu chứng. Điều trị ngộ độc hoặc dị ứng như với benzylpenicilin. 

Colchicin

Tên chung quốc tế: Colchicine. 

Mã ATC: M04AC01. 

Loại thuốc: Thuốc điều trị bệnh gút. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén: 0,5 mg, 0,6 mg, 1 mg. 

Dạng kết hợp: Colchicin 0,5 mg và probenecid 0,5 mg. 

2 Dược lực học 

Colchicin có tác dụng giảm sưng đau khớp trong cơn gút cấp (đợt cấp của viêm khớp do gút). Colchicin nên được bắt đầu sử dụng ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của cơn gút cấp. Colchicin cũng có tác dụng dự phòng tái phát cơn gút cấp. Thuốc có tác dụng chống viêm yếu, không có tác dụng giảm đau. Thuốc không có tác dụng lên nồng độ acid uric trong huyết thanh, bài tiết acid uric qua nước tiểu. Cơ chế tác dụng của colchicin chưa rõ ràng. Colchicin có tác dụng chống gián phân bằng cách ngăn cản quá trình polyme hóa beta-tubulin hình thành vi ống và thoi phân bào ở pha G1. Tác dụng này mạnh nhất lên các tế bào phân chia nhanh như bạch cầu trung tính và tế bào biểu mô Đường tiêu hóa. Thuốc ức chế quá trình hoạt hỏa, thoát hạt và di chuyển của bạch cầu trung tính, một yếu tố trung gian có vai trò quan trọng trong bệnh gút.

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Colchicin được hấp thu ở ống tiêu hóa và chuyển hóa một phần ở gan. Thuốc chưa chuyển hóa có thể được hấp thu lại ở ruột. Nồng độ đỉnh trong huyết thanh thường đạt được sau khi uống thuốc 30 - 120 phút. Sự xuất hiện của nồng độ đỉnh thứ hai, có nồng độ từ 39 - 155% nồng độ đỉnh thứ nhất, xuất hiện ở một số cá thể sau 3 - 36 giờ sau khi dùng thuốc, có thể do thuốc chưa chuyển hóa được hấp thu lại ở ruột và/hoặc qua tuần hoàn gan ruột. Thức ăn không ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu nhưng làm giảm mức độ hấp thu 15%. Sinh khả dụng tuyệt đối của thuốc khoảng 45%.

3.2 Phân bố

Tỷ lệ liên kết với protein huyết thanh là 39%, chủ yếu liên kết với Albumin. Thuốc có Thể tích phân bố lớn, tập trung trong tế bào bạch cầu, ngoài ra cũng phân bố vào các mô khác bao gồm thận, gan, lá lách, không phân bố vào tim, cơ xương và não. Thuốc có khả năng phân bố qua nhau thai, với nồng độ thuốc trong huyết tương thai nhi khoảng 15% nồng độ thuốc trong huyết tương mẹ. Thuốc có khả năng phân bố vào sữa mẹ. Nếu uống thuốc dài ngày với liều 1 - 1,5 mg/ngày, nồng độ đỉnh của thuốc trong sữa tương tự như nồng độ trong huyết thanh và dao động từ 1,9 - 8,6 nanogam/ml.

3.3 Chuyển hóa

Thuốc được chuyển hóa một phần ở gan theo cơ chế demethylat thông qua CYP3A3. 

3.4 Thải trừ

Thuốc có vòng tuần hoàn gan ruột và được bài tiết chủ yếu qua mật. Khoảng 80% thuốc thải trừ dưới dạng không đổi hoặc dạng chuyển hóa qua phân. Chỉ khoảng 10 - 20% thuốc được bài tiết qua nước tiểu. Thuốc chịu ảnh hưởng của hệ vận chuyển P-glycoprotein và không bị loại qua lọc máu. Sau khi sử dụng đa liều colchicin (0,6 mg × 2 lần/ngày), nửa đời thải trừ trung bình của colchicin ở người tình nguyện khỏe mạnh khoảng 26,6 - 31,2 giờ. Trong khi đó, sau khi sử dụng đơn liều 1 mg colchicin, nửa đời thải trừ trung bình của colchicin là 4,4 giờ ở người có chức năng thận bình thường và kéo dài đến 18,8 giờ ở người rối loạn chức năng thận. Ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu, thanh thải của thuốc giảm 75%. Bệnh nhân suy gan có sự biến đổi về dược động học của thuốc. Ở một số bệnh nhân có suy gan nhẹ và trung bình, thanh thải của thuốc giảm và nửa đời thải trừ kéo dài hơn, tuy nhiên không thấy hiện tượng này ở bệnh nhân xơ gan mật nguyên phát. 

4 Chỉ định, chống chỉ định

4.1 Chỉ định

Điều trị cơn gút cấp.

Dự phòng cơn gút cấp. 

Colchicine giúp giảm các biến cố tim mạch ở những người trưởng thành mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch

Mới đây (tháng 6/2023), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt colchicine 0,5 mg (Lodoco) là thuốc chống viêm đầu tiên được chỉ định để giảm các biến cố tim mạch ở những người trưởng thành mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch (ASCVD) hoặc có nguy cơ mắc bệnh này (n( Tờ hướng dẫn sử dùng Lodoco do FDA phê duyệt, tải bản PDF tại đây )n)

FDA phê duyệt cho chỉ định này dựa trên dữ liệu từ nghiên cứu mù đôi có đối chứng giữa colchicine và giả dược trong thời gian 28,6 tháng

Kết quả thử nghiệm cho thấy tỷ lệ mắc nhồi máu cơ tim tự phát hoặc tái thông mạch vành do thiếu máu cục bộ (tiêu chí tổng hợp), tử vong do tim mạch hoặc nhồi máu cơ tim tự phát (tiêu chí tổng hợp), tái thông mạch vành do thiếu máu cục bộ và nhồi máu cơ tim tự phát cũng thấp hơn đáng kể với colchicine so với giả dược.

Tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân không phải tim mạch cao hơn ở nhóm colchicine so với nhóm giả dược (tỷ lệ mắc, 0,7 so với 0,5 biến cố trên 100 người-năm) (n( Stefan M. Nidorf và cộng sự (Ngày xuất bản: Tháng 5 năm 2020). Colchicine in Patients with Chronic Coronary Disease, Nejm. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2023. )n) 

4.2 Chống chỉ định

Mẫn cảm với thuốc. 

Phụ nữ mang thai. 

Phụ nữ cho con bú. 

Rối loạn chức năng tạo máu. 

Bệnh nhân suy gan nặng. 

Bệnh nhân suy thận nặng. 

Bệnh nhân suy gan kèm suy thận. 

Bệnh nhân suy gan hoặc suy thận đang sử dụng các thuốc ức chế P-glycoprotein (ví dụ: ciclosporin, Verapamil, quinidin) hoặc các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (ví dụ: ritonavir, Atazanavir, indinavir, Clarithromycin, telithromycin, itraconazol). 

5 Thận trọng 

Colchicin có cửa sổ điều trị hẹp và có khả năng gây độc, vì vậy, cần thận trọng không sử dụng quá liều khuyến cáo. 

Colchicin có thể gây ức chế tủy xương nặng (mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, giảm tiểu cầu).

Các chỉ số huyết học có thể thay đổi từ từ hoặc rất đột ngột.

Cần định kỳ kiểm tra công thức máu ở bệnh nhân điều trị bằng colchicin. 

Thận trọng ở các bệnh nhân suy gan hoặc thận, bệnh tim mạch, rối loạn tiêu hóa, người cao tuổi hoặc suy kiệt, có rối loạn công thức máu. Sử dụng colchicin đồng thời với các thuốc ức chế P-glycoprotein và/hoặc các thuốc ức chế CYP3A4 mạnh dẫn đến tăng nồng độ colchicin, tăng độc tính và có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy, nên cân nhắc ngừng sử dụng colchicin. Trong trường hợp bệnh nhân bắt buộc dùng phối hợp colchicin với các thuốc này ở người có chức năng gan và thận bình thường, cần giảm liều colchicin. 

Độc tính trên thần kinh - cơ và tiêu cơ vân cấp đã được báo cáo ở bệnh nhân sử dụng colchicin, đặc biệt ở những người có rối loạn chức năng thận, người cao tuổi hoặc sử dụng đồng thời với các thuốc có cùng kiểu độc tính này. 

6 Thời kỳ mang thai và cho con bú

6.1 Thời kỳ mang thai

Thuốc có khả năng qua hàng rào nhau thai. Đã có bằng chứng cho thấy thuốc gây quái thai trên động vật nhưng chưa có bằng chứng trên người. Chống chỉ định thuốc này ở phụ nữ mang thai. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần sử dụng biện pháp tránh thai khi sử dụng thuốc. 

6.2 Thời kỳ cho con bú 

Thuốc có khả năng vào sữa mẹ với nồng độ cao. Do đó, chống chỉ định thuốc này ở phụ nữ cho con bú. 

7 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

7.1 Rất thường gặp 

Tiêu hóa: đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy. 

7.2 Thường gặp 

Hô hấp: đau hầu họng. 

7.3 Hiếm gặp 

Da và phần phụ của da: rụng tóc. 

Huyết học: rối loạn huyết học (khi điều trị kéo dài). 

Cơ - xương - khớp: bệnh cơ. 

Thần kinh: bệnh thần kinh ngoại vi. 

7.4 Chưa xác định được tần suất 

Tiêu hóa: xuất huyết tiêu hóa. 

Gan mật: tổn thương gan.

Thận: tổn thương thận. 

Da: phát ban trên da. 

Sinh dục: ức chế sinh tinh trùng. 

7.5 Hướng dẫn xử trí ADR 

Ngừng sử dụng thuốc ngay khi có các dấu hiệu ngộ độc như buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy. 

Khi bệnh nhân có các triệu chứng hoặc dấu hiệu dự đoán rối loạn tế bào tạo máu như sốt, viêm niêm mạc, đau họng, chảy máu kéo dài, bầm tím trên da, cần ngừng sử dụng colchicin và xét nghiệm huyết học ngay. 

8 Liều lượng và cách dùng 

8.1 Cách dùng

Thuốc dùng theo đường uống. 

8.2 Liều dùng 

8.2.1 Người lớn

Điều trị cơn gút cấp: Hiện nay, colchicin không còn là thuốc đầu tay trong điều trị cơn gút cấp. Theo quan điểm mới, không nên sử dụng liều cao colchicin do nguy cơ xảy ra ADR. Nên sử dụng mức liều thấp 1 mg/ngày, trước khi đi ngủ nhưng cần dùng càng sớm càng tốt (trong vòng 12 giờ đầu khởi phát cơn gút). Colchicin có thể phối hợp với một thuốc NSAID nếu không có chống chỉ định để đạt hiệu quả cắt cơn gút. Trong trường hợp bệnh nhân có chống chỉ định với NSAID, colchicin được sử dụng với mức liều 1 mg x 3 lần trong ngày đầu tiên (có thể dùng 0,5 mg, cách nhau 2 giờ một lần nhưng tối đa không quá 4 mg), 1 mg × 2 lần trong ngày thứ 2, 1 mg từ ngày thứ 3 trở đi. Thông thường, các triệu chứng tại khớp sẽ giảm nhanh sau 24 - 48 giờ. 

Theo Hướng dẫn điều trị của Hoa Kỳ, colchicin vẫn là một trong số các lựa chọn cơ bản để điều trị cơn gút cấp. Để điều trị cơn gút cấp, sử dụng liều tải colchicin 1,2 mg; sau 1 giờ, uống 0,6 mg và sau 12 giờ, chuyển sang chế độ dự phòng cơn gút cấp với liều 0,6 mg x 1 - 2 lần/ngày cho đến khi giải quyết được cơn gút cấp. Còn theo Hướng dẫn của Liên đoàn Thấp khớp học Châu  u (European League Against Rheumatism - EULAR), sử dụng liều tải colchicin 1 mg; sau 1 giờ, uống 0,5 mg và sau 12 giờ, tiếp tục sử dụng colchicin trong trường hợp cần thiết, tối đa 0,5 mg × 3 lần/ ngày, cho đến khi cắt được cơn gút cấp. 

Dự phòng tái phát cơn gút cấp: 0,5 - 1,2 mg, uống 1 - 2 lần/ngày, trung bình 1 mg/ngày, kéo dài ít nhất 6 tháng. Thời gian dự phòng phụ thuộc vào các yếu tố như tần suất xuất hiện cơn gút cấp, khoảng thời gian chịu đựng gút, sự xuất hiện và kích thước của hạt tophi. 

8.2.2 Trẻ em

Không khuyến cáo sử dụng trên bệnh nhân nhi. 

Người cao tuổi: Điều chỉnh theo chức năng thận của bệnh nhân.

Suy thận: Chống chỉ định với bệnh nhân suy thận nặng (mức lọc cầu thận < 10 ml/phút/1,73 m), bệnh nhân suy thận kèm theo suy gan. Ở bệnh nhân suy thận trung bình, giảm liều hoặc giãn cách khoảng cách đưa thuốc và theo dõi chặt chẽ các ADR ở những bệnh nhân này. Ở những bệnh nhân suy thận nhẹ, thận trọng khi sử dụng thuốc nhưng không cần hiệu chỉnh liều colchicin. 

Suy gan: Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan nặng. Ở những bệnh nhân suy gan nhẹ đến trung bình, thận trọng khi sử dụng thuốc và theo dõi chặt chẽ các ADR ở những bệnh nhân này. 

9 Tương tác thuốc 

Colchicin là cơ chất của CYP3A4 và bơm tống thuốc P-glycoprotein. Khi dùng đồng thời với các thuốc ức chế CYP3A4 và P-glycoprotein, nồng độ colchicin trong máu tăng, tăng nguy cơ gặp độc tính của thuốc. Vì vậy, chống chỉ định colchicin ở các bệnh nhân suy gan hoặc suy thận đang sử dụng các thuốc ức chế P-glycoprotein (ví dụ: ciclosporin, verapamil, quinidin) hoặc các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (ví dụ: ritonavir, atazanavir, indinavir, clarithromycin, telithromycin, itraconazol). Ở các bệnh nhân có chức năng gan hoặc thận bình thường, cân nhắc việc tạm ngừng colchicin trong trường hợp bắt buộc phối hợp hoặc chỉ phối hợp khi lợi ích vượt trội nguy cơ.

Liều colchicin được khuyến cáo giảm 4 lần trong trường hợp phối hợp với các thuốc ức chế CYP3A4 mạnh hoặc các thuốc ức chế P-glycoproyein. Liều giảm 2 lần trong trường hợp phối hợp với thuốc ức chế CYP3A4 trung bình (ví dụ: Diltiazem, Erythromycin, fluconazol, các thuốc điều trị HIV nhóm ức chế enzym protease khác). 

Hydroxycloroquin, Digoxin, các thuốc điều trị rối loạn lipid huyết nhóm statin, nhóm fibrat: Tăng nguy cơ xuất hiện bệnh cơ và tiêu cơ vân cấp. Cần giám sát độc tính trên cơ nếu dùng đồng thời 2 thuốc (yếu cơ, đau cơ, dị cảm, nước tiểu sẫm màu). 

10 Quá liều và xử trí 

Colchicin là thuốc có khoảng điều trị hẹp, sử dụng thuốc quá liều gây độc tính rất nghiêm trọng. Bệnh nhân có nguy cơ cao gặp độc tính là bệnh nhân suy gan, thận, có bệnh tiêu hóa, tim mạch hoặc bệnh nhân tuổi rất cao. 

Mức liều gây độc tính: Liều gây tử vong có sự khác biệt giữa các cá thể (7 - 65 mg) nhưng thường khoảng 20 mg. 

10.1 Triệu chứng

Triệu chứng ngộ độc cấp có thể xuất hiện chậm (khoảng 3 - 6 giờ): buồn nôn, nôn, đau bụng, xuất huyết tiêu hóa, giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn điện giải, tiêu bạch cầu, tụt huyết áp trong trường hợp nặng. Pha thứ hai với các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra trong 24 - 72 giờ sau khi dùng thuốc: suy đa tạng, suy thận cấp, lẫn lộn, hôn mê, kích thích thần kinh ngoại vi, giảm áp cơ tim, giảm toàn thể tế bào máu, rối loạn nhịp tim, suy hô hấp, bệnh lý đông máu tiêu hủy. Bệnh nhân thường tử vong do suy hô hấp hoặc trụy tim mạch. Nếu không tử vong, bệnh nhân thường gặp các biến chứng do tăng bạch cầu hồi ứng và rụng tóc (có hồi phục) xuất hiện khoảng 1 tuần sau khi dùng thuốc. 

10.2 Xử trí

Nguyên tắc: Ngay khi phát hiện dùng quá liều, tất cả các bệnh nhân cần được xử trí ngay lập tức, cho dù chưa có bất cứ dấu hiệu gì. Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Rửa dạ dày trong vòng 1 tiếng sau khi ngộ độc cấp. Cân nhắc sử dụng than hoạt 50 g ở những bệnh nhân đã sử dụng trên 0,1 mg/kg cân nặng trong vòng 1 giờ và ở trẻ em đã dùng mọi mức liều trong vòng 1 giờ. Liều có thể lặp lại mỗi 4 giờ ở cả người lớn và trẻ em nếu đã u

Dapagliflozin

Tên chung quốc tế: Dapagliflozin. 

Ma ATC: A10BK01. 

Loại thuốc: Thuốc ức chế protein đồng vận chuyển Na-glucose 2 (SGLT2). 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nên: 5 mg, 10 mg (dạng dapagliflozin propanediol monohydrat). 

2 Dược lực học 

Dapagliflozin là chất ức chế mạnh (Ki: 0,55 nM), chọn lọc và có hồi phục protein đồng vận chuyển Na-glucose 2 (SGLT2). Tác dụng ức chế SGLT2 của dapagliflozin làm giảm tái hấp thu Glucose từ dịch lọc cầu thận ở ống lượn gần, đồng thời làm giảm tái hấp thu natri dẫn đến bài tiết glucose qua nước tiểu và bài niệu thẩm thấu. Do đó, dapagliflozin cải thiện cả mức đường huyết lúc đói và đường huyết sau khi ăn. Sự bài tiết glucose (tác dụng tăng glucose niệu) được ghi nhận sau liều đầu tiên, tiếp tục qua 24 giờ dùng thuốc và duy trì trong suốt quá trình điều trị. Lượng glucose thải qua thận theo cơ chế này phụ thuộc vào nồng độ glucose huyết và độ lọc cầu thận (GFR).

Dapagliflozin không làm suy giảm quá trình sản xuất glucose nội sinh do giảm glucose trong máu; thuốc tác dụng độc lập với sự bài tiết insulin và tác dụng của insulin. Sự cải thiện chỉ số mô hình đánh giá chức năng tế bào beta bằng hằng định nội môi (HOMA beta-cell) đã được quan sát thấy trong các nghiên cứu lâm sàng với dapagliflozin.

Dapagliflozin không ức chế các chất vận chuyển glucose khác có vai trò quan trọng vận chuyển glucose vào các mô ngoại vi do có tính chọn lọc đối với SGLT2, chất vận chuyển được biểu hiện chọn lọc ở thận. Tính chọn lọc của thuốc với SGLT2 cao hơn gấp 1 400 lần so với SGLT1, chất vận chuyển chính chịu trách nhiệm hấp thu glucose ở ruột. 

Dapagliflozin làm tăng lượng natri đến ống lượn xa, điều này được cho là làm tăng điều hòa ngược ống - cầu thận và giảm áp lực nội cầu thận. Hiệu ứng này kết hợp với bài niệu thẩm thấu dẫn đến giảm quá tải dịch, giảm huyết áp, giảm tiền gánh và hậu gánh, có thể có lợi cho quá trình tái cấu trúc cơ tim. Các tác dụng khác bao gồm tăng hematocrit và giảm trọng lượng cơ thể. Lợi ích trên tim của dapagliflozin không chỉ phụ thuộc vào tác dụng hạ đường huyết và không giới hạn ở bệnh nhân đái tháo đường như đã được chứng minh trong nghiên cứu DAPA-HF. 


3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Dapagliflozin hấp thu tốt và nhanh sau khi uống. Nồng độ dapagliflozin tối đa trong huyết tương (Cmax) thường đạt được trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc lúc đói. Trung bình nhân Cmax và AUCt ở trạng thái ổn định sau khi uống dapagliflozin 10 mg, 1 lần/ ngày tương ứng là 158 nanogam/ml và 628 nanogam × giờ/ml. Sinh khả dụng tuyệt đối đường uống của dapagliflozin sau khi dùng liều 10 mg là 78%. Dùng thuốc với bữa ăn giàu chất béo làm giảm Cmax của dapagliflozin đến 50% và kéo dài Tmax khoảng 1 giờ, nhưng không ảnh hưởng đến AUC so với dùng thuốc khi đói. Những thay đổi này không có ý nghĩa lâm sàng. Do đó, dapagliflozin có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn. 

3.2 Phân bố

Dapagliflozin liên kết với protein khoảng 91%. Sự gắn kết với protein không bị ảnh hưởng trong các tình trạng bệnh khác nhau (ví dụ như suy thận hoặc gan). Thể tích phân bố trung bình ở trạng thái ổn định của dapagliflozin là 118 lít. 

3.3 Chuyển hóa

Dapagliflozin được chuyển hóa mạnh, chủ yếu thành dapagliflozin 3-O-glucuronid là một chất chuyển hóa không có hoạt tính. Dapagliflozin 3-O-glucuronid hoặc các chất chuyển hóa khác không góp phần vào tác dụng hạ glucose huyết. Sự hình thành dapagliflozin 3-D-glucuronid được thực hiện qua trung gian UGTIA9, một loại enzym có trong gan và thận, và chuyển hóa qua trung gian CYP là con đường thanh thải chủ yếu ở người. 

3.4 Thải trừ

Nửa đời thải trừ trung bình (t1/2) của dapagliflozin ở người khỏe mạnh là 12,9 giờ sau khi uống một liều dapagliflozin 10 mg. Độ thanh thải toàn phần trung bình của dapagliflozin khi tiêm tĩnh mạch là 207 ml/phút. Dapagliflozin và các chất chuyển hóa liên quan được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu với dạng dapagliflozin không đổi ít hơn 2%. Sau khi dùng [14C]-dapagliflozin 50 mg, 96% được tìm thấy, bao gồm 75% trong nước tiểu và 21% trong phân. Trong phân, khoảng 15% liều dùng được bài tiết dưới dạng thuốc không biến đổi. 

Tuyến tính: Phơi nhiễm với dapagliflozin tăng tỷ lệ thuận với sự gia tăng liều dapagliflozin trong khoảng 0,1 đến 500 mg và được động học của thuốc không thay đổi theo thời gian khi dùng lập lại hàng ngày trong tối đa 24 tuần. 

4 Đối tượng đặc biệt

4.1 Suy thận

Ở trạng thái ổn định (20 mg dapagliflozin uống 1 lần ngày, trong 7 ngày), bệnh nhân đái tháo đường typ 2 bị suy thận nhẹ, trung bình hoặc nặng (được xác định bằng độ thanh thải iohexol trong huyết tương) có mức độ phơi nhiễm toàn thân trung bình của dapagliflozin cao hơn tương ứng là 32%, 60% và 87% so với bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có chức năng thận bình thường. Sự bài tiết glucose trong nước tiểu ở trạng thái ổn định trong 24 giờ phụ thuộc nhiều vào chức năng thận, lượng glucose bài tiết ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có chức năng thận bình thường hoặc suy thận nhẹ, vừa hoặc nặng lần lượt là 85, 52, 18 và 11 g/ngày. Ảnh hưởng của thẩm tách máu đối với mức độ phơi nhiễm dapagliflozin chưa được biết rõ. 

4.2 Suy gan

Ở những bệnh nhân suy gan nhẹ hoặc trung bình (Child-Pugh nhóm A và B), Cmax và AUC trung bình của dapagliflozin lần lượt cao hơn tới 12% và 36% so với những đối tượng khỏe mạnh. Những khác biệt này không được coi là có ý nghĩa về mặt lâm sàng. Ở những bệnh nhân suy gan nặng (Child-Pugh nhóm C), Cmax và AUC của dapagliflozin cao hơn tương ứng là 40% và 67% so với nhóm chứng khỏe mạnh. Người cao tuổi (265 tuổi): Không có sự gia tăng phơi nhiễm có ý nghĩa lâm sàng chỉ dựa trên độ tuổi ở những đối tượng bệnh nhân đến 70 tuổi. Tuy nhiên, có thể dự kiến tăng phơi nhiễm do giảm chức năng thận do tuổi tác. Không có đủ dữ liệu để đưa ra kết luận về phơi nhiễm ở bệnh nhân > 70 tuổi. 

4.3 Trẻ em

Dược động học ở trẻ em chưa được nghiên cứu.

4.4 Giới tính

AUC, trung bình của dapagliflozin ở nữ giới ước tính cao hơn khoảng 22% so với nam giới. 

4.5 Chủng tộc

Không có sự khác biệt có liên quan về mặt lâm sàng về mức độ phơi nhiễm toàn thân giữa các chủng tộc Da trắng, Da đen hoặc Châu Á. 

4.6 Trọng lượng cơ thể

Phơi nhiễm với dapagliflozin giảm khi tăng cân. Do đó, những bệnh nhân nhẹ cân có thể tăng phơi nhiễm một phần nào đó và những bệnh nhân nặng cân có phần nào giảm phơi nhiễm. Tuy nhiên, sự khác biệt về mức độ phơi nhiễm không được coi là có ý nghĩa về mặt lâm sàng. 

5 Chỉ định 

Đái tháo đường typ 2: 

  • Dapagliflozin được chỉ định nhằm kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân người lớn (≥ 18 tuổi) bị đái tháo đường typ 2 không kiểm soát tốt đường huyết với chế độ ăn kiêng và luyện tập. 

  • Dapagliflozin có thể sử dụng đơn trị liệu cho những bệnh nhân không thích hợp sử dụng Metformin do không dung nạp, hoặc trị liệu phối hợp với các thuốc làm giảm đường huyết khác kể cả insulin.  

  • Dapagliflozin được chỉ định nhằm làm giảm nguy cơ nhập viện vì suy tim ở bệnh nhân người lớn bị đái tháo đường typ 2 có bệnh tim mạch hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch. 

Suy tim: Dapagliflozin được chỉ định ở người lớn để điều trị suy tim mạn tính có triệu chứng với phân suất tống máu giảm.

Bệnh thận mạn: Dapagliflozin được chỉ định ở người lớn để điều trị bệnh thận mạn. 

6 Chống chỉ định 

Quá mẫn với dapagliflozin. 

Bệnh nhân lọc máu. 

7 Thận trọng 

7.1 Suy thận

Có ít kinh nghiệm khi bắt đầu điều trị bằng apagliflozin ở những bệnh nhân có eGFR - 25 ml/phút/1,73m2, và không có kinh nghiệm khi bắt đầu điều trị ở những bệnh nhân có eGFR < 15 ml/phút/1,73m2. Do đó, không nên bắt đầu điều trị bằng dapagliflozin ở những bệnh nhân có eGFR < 15 ml/phút/1,73m2.

Hiệu quả hạ đường huyết của dapagliflozin phụ thuộc vào chức năng thận và giảm ở bệnh nhân có eGFR < 45 ml/phút/1,73m2 và có thể không có tác dụng ở bệnh nhân suy thận nặng. 

Ở bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (eGFR < 60 ml/phút/1,73m2), tỷ lệ bệnh nhân điều trị với dapagliflozin gặp các ADR như tăng hormon tuyến cận giáp (PTH) và hạ huyết áp cao hơn so với placebo. 

7.2 Suy gan

Kinh nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân suy gan còn hạn chế. Phơi nhiễm với dapagliflozin tăng lên ở bệnh nhân suy gan nặng. 

7.2.1 Sử dụng cho bệnh nhân có nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn và hoặc hạ huyết áp

Do cơ chế tác dụng, dapagliflozin làm tăng bài tiết nước tiểu có thể dẫn đến giảm huyết áp mức độ trung bình. Tác dụng này có thể biểu hiện rõ hơn ở bệnh nhân có nồng độ glucose huyết rất cao. 

Cần thận trọng đối với bệnh nhân có nguy cơ hạ huyết áp do dapagliflozin, như bệnh nhân đang điều trị với thuốc chống tăng huyết áp có tiền sử tụt huyết áp hoặc bệnh nhân cao tuổi. 

Trong trường hợp xuất hiện những tình trạng có thể dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn, cần theo dõi cẩn thận tình trạng thể tích (như khám tổng quát, đo huyết áp, xét nghiệm bao gồm hematocrit và chất điện giải). Khuyến cáo tạm ngừng điều trị với dapagliflozin cho bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn cho đến khi đã điều chỉnh được tình trạng giảm thể tích. 

7.2.2 Nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Các trường hợp hiếm gặp về nhiễm toan ceton do đái tháo đường (DKA), bao gồm cả các trường hợp đe dọa tính mạng và tử vong, đã được báo cáo ở những bệnh nhân được điều trị bằng các chất ức chế đồng vận chuyển natri- glucose 2 (SGLT2), bao gồm cả dapagliflozin. Trong một số trường hợp, tình trạng bệnh không điển hình với chỉ số đường huyết tăng vừa phải, dưới 14 mmol/lit (250 mg/dl). 

Nguy cơ nhiễm toan ceton do đái tháo đường phải được xem xét trong trường hợp có các triệu chứng không đặc hiệu như buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng, khát quá mức, khó thở, lú lẫn, mệt mỏi hoặc buồn ngủ bất thường. Bệnh nhân cần được đánh giá tình trạng nhiễm toan ceton ngay lập tức nếu các triệu chứng này xảy ra, bất kể nồng độ glucose huyết. 

Ở những bệnh nhân nghi ngờ hoặc chẩn đoán DKA, nên ngừng điều trị dapagliflozin ngay lập tức. 

Việc điều trị nên tạm ngừng ở những bệnh nhân nhập viện vì phẫu thuật lớn (ít nhất 3 ngày trước khi phẫu thuật) hoặc các bệnh nội khoa cấp tính nghiêm trọng. Theo dõi ceton được khuyến cáo ở những bệnh nhân này. Đo nồng độ ceton trong máu được ưu tiên hơn trong nước tiểu. Điều trị bằng dapagliflozin có thể được bắt đầu lại khi giá trị ceton bình thường và tình trạng của bệnh nhân đã ổn định. 

 Trước khi bắt đầu dùng dapagliflozin, nên xem xét các yếu tố trong tiền sử bệnh nhân có thể dẫn đến nhiễm toan ceton. 

Những bệnh nhân có thể có nguy cơ DKA cao hơn bao gồm bệnh nhân có dự trữ chức năng tế bào beta thấp (ví dụ như bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có C-peptide thấp hoặc bệnh đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn (LADA) hoặc bệnh nhân có tiền sử viêm tụy), bệnh nhân bị các tình trạng dẫn đến hạn chế ăn hoặc mất nước nghiêm trọng, bệnh nhân giảm liều insulin và bệnh nhân tăng nhu cầu insulin do bệnh nội khoa cấp tính, phẫu thuật hoặc lạm dụng rượu. Thuốc ức chế SGLT2 nên được sử dụng thận trọng cho những bệnh nhân này. 

Không khuyến cáo điều trị lại bằng thuốc ức chế SGLT2 ở những bệnh nhân bị DKA khi đang điều trị bằng thuốc ức chế SOLT2, trừ khi một yếu tố rõ ràng khác thúc đẩy DKA được xác định và giải quyết. Trong các nghiên cứu điều trị đái tháo đường typ 1 với dapagliflozin, DKA được báo cáo với tần suất phổ biến. Dapagliflozin không đạn chỉ định để điều trị đái tháo đường typ 1. 

7.2.3 Viêm cân mạc hoại tử đáy chậu (Hoại thư Fournier)

Các trường hợp bị viêm cân mạc hoại tử (còn gọi là hoại thư Fournier) đã được báo cáo ở các bệnh nhân nữ và nam dùng thuốc ức chế SGLT2 sau khi đưa thuốc ra thị trường. Đây là một ADR hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng, cần can thiệp phẫu thuật khẩn cấp và điều trị kháng sinh. 

Bệnh nhân nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu họ gặp phải các triệu chứng đau, căng, ban đỏ, hoặc sưng tấy ở vùng sinh dục hoặc áp xe tầng sinh môn, kèm theo sốt hoặc khó chịu. Cần lưu ý rằng nhiễm trùng niệu - sinh dục hoặc áp xe tầng sinh môn có thể báo trước viêm cân hoại tử. Nếu nghi ngờ bị hoại thư Fournier, nên ngừng dùng dapaglifozin và tiến hành điều trị kịp thời (bao gồm cả thuốc kháng sinh và phẫu thuật cắt bỏ mô hoại tử). 

7.2.4 Nhiễm trùng đường tiết niệu

Sự bài tiết glucose niệu có thể liên quan đến tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu; do đó, nên cân nhắc việc ngừng tạm thời dapagliflozin khi điều trị viêm thận bể thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. 

7.2.5 Người cao tuổi (65 tuổi)

Bệnh nhân cao tuổi có thể có nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn cao hơn và có nhiều khả năng được điều trị với thuốc lợi tiểu. 

Bệnh nhân cao tuổi thường bị suy giảm chức năng thận và/hoặc được điều trị bằng các thuốc chống tăng huyết áp có thể gây thay đổi chức năng thận như thuốc ức chế enzym chuyển (ACE-I) và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II typ 1 (ARB). Những khuyến cáo đối với bệnh nhân suy thận cũng dành cho bệnh nhân cao tuổi và tất cả các đối tượng bệnh nhân. 

7.2.6 Suy tim

Kinh nghiệm trên bệnh nhân NYHA IV còn hạn chế.

7.2.7 Bệnh thận mạn

Không có kinh nghiệm điều trị bệnh thận mạn với dapagliflozin ở bệnh nhân không bị đái tháo đường không có Albumin niệu. 

Dapagliflozin chưa được nghiên cứu để điều trị bệnh thận mạn ở những bệnh nhân bị bệnh thận đa nang, viêm cầu thận kèm các đợt bùng phát (viêm thận Lupus hoặc viêm mạch liên quan đến kháng thể kháng bào tương của bạch cầu trung tính), nhu cầu liên tục hoặc gần đây đối với liệu pháp gây độc tế bào, ức chế miễn dịch hoặc điều hòa miễn dịch khác trên thận, hoặc ở những bệnh nhân được ghép tạng. 

7.2.8 Cắt cụt chi dưới

Sự gia tăng các trường hợp cắt cụt chi dưới (chủ yếu là ngón chân) đã được quan sát thấy trong các nghiên cứu lâm sàng dài hạn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 khi sử dụng một thuốc ức chế SGLT2. Thuốc trong nghiên cứu đó không phải là dapagliflozin. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu nguy cơ này có gia tăng khi sử dụng các thuốc ức chế SGLT2 khác hay không. Điều quan trọng là phải tư vấn cho bệnh nhân đái tháo đường cách chăm sóc bàn chân dự phòng thường xuyên. 

7.2.9 Xét nghiệm nước tiểu

Do cơ chế tác dụng của thuốc, bệnh nhân sử dụng dapagliflozin sẽ có kết quả dương tính với glucose trong nước tiểu. 

8 Thời kỳ mang thai 

Không có dữ liệu về việc sử dụng dapagliflozin ở phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu trên chuột cống cho thấy độc tính trên thận đang phát triển ở giai đoạn tương ứng với 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ ở người. Do đó, việc sử dụng dapagliflozin không được khuyến cáo trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Khi phát hiện có thai, nên ngừng điều trị bằng dapagliflozin. 

Desloratadin

Tên chung quốc tế: Desloratadine.

Mã ATC: R06AX27.

Loại thuốc: thuốc kháng histamin H1 thế hệ thứ hai.

1 Dạng thuốc và hàm lượng

Sirô: 0,5 mg/ml (100 ml, 150 ml, 473 ml).

Viên nén: 5 mg.

Viên nén phân tán trong miệng: 2,5 mg, 5 mg.

2 Dược lực học

Desloratadin, chất chuyển hóa descarboethoxy có hoạt tính của loratadin, là một thuốc kháng histamin ba vòng thế hệ thứ hai, ít có tác dụng ức chế TKTW hơn thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất. Thuốc có tác dụng đối kháng chọn lọc thụ thể H1 ngoại vi, làm giảm kéo dài triệu chứng của dị ứng, như viêm mũi dị ứng, mày đay. Desloratadin có thể dùng một mình hoặc phối hợp với một thuốc chống sung huyết như pseudoephedrin sulfat.

3 Dược động học

3.1 Hấp thu

Sau khi uống, thuốc có tác dụng trong vòng 1 giờ. Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương là 3 giờ, duy trì tác dụng kéo dài tới 24 giờ. Sinh khả dụng của viên nén thông thường và Dung dịch uống tương đương nhau. Thức ăn và nước ép Bưởi không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc dạng viên nén thông thường và dung dịch uống; nước cũng không ảnh hưởng đến sinh khả dụng sau khi dùng viên nén phân tán trong miệng. Cmax và AUC của desloratadin bị tăng ở người suy thận và người có thẩm tách máu.

3.2 Phân bố

Tỷ lệ gắn với protein huyết tương của desloratadin là 82-87%, của 3-hydroxydesloratadin là 85 - 89%. Tỷ lệ liên kết protein không bị ảnh hưởng ở người bị suy thận.

3.3 Chuyển hóa

Thuốc chuyển hóa ở gan thành chất chuyển hóa có hoạt tính là 3-hydroxydesloratadin (chưa rõ qua enzym đặc hiệu nào), sau đó thải trừ theo con đường liên hợp với acid glucuronic.

3.4 Thải trừ

Nửa đời thải trừ của desloratadin và 3-hydroxydesloratadin là 27 giờ. Khoảng 87% thuốc thải trừ qua nước tiểu và qua phân (dưới dạng chất chuyển hóa) với tỷ lệ tương đương nhau. Desloratadin và 3-hydroxydesloratadin được loại bỏ ít nếu thẩm tách máu. AUC và t1/2 tăng, Độ thanh thải giảm ở người bị suy gan. Nồng độ trong huyết tương và t1/2 của desloratadin cũng tăng ở người trên 65 tuổi.

4 Chỉ định

Giảm triệu chứng dị ứng trong bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng quanh năm, mày đay, mày đay mạn tính vô căn.

5 Chống chỉ định

Mẫn cảm với desloratadin hoặc loratadin.

6 Thận trọng

Quá liều và nhiễm độc (bao gồm cả tử vong) đã được báo cáo ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi dùng các chế phẩm không kê đơn, chứa thuốc kháng histamin, giảm ho, long đờm và chống xung huyết mũi đơn thuần hoặc phối hợp để giảm các triệu chứng của đường hô hấp trên. Cũng chưa xác định được độ an toàn và hiệu quả của thuốc để kiểm soát triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa ở trẻ em dưới 2 tuổi. Vì vậy, nên thận trọng khi dùng các thuốc không kê đơn (đơn thuần hoặc phối hợp) chứa desloratadin để giảm ho, giảm triệu chứng cảm cúm cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Mặc dù hiếm gặp ngủ gà ở các thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai hơn thế hệ thứ nhất, song vẫn có thể xuất hiện ở một số bệnh nhân, do đó phải thận trọng đối với những người lái xe hoặc vận hành máy. Uống rượu cũng nên tránh trong khi dùng thuốc.

Đôi khi có những báo cáo về co giật xuất hiện ở những bệnh nhân dùng thuốc kháng histamin, do đó cũng cần thận trọng khi dùng desloratadin cho những bệnh nhân có tiền sử động kinh.

Desloratadin thải trừ qua thận dưới dạng chất chuyển hóa còn hoạt tính, do đó cần lưu ý giảm liều trên bệnh nhân suy thận. Tương tự, cũng cần giảm liều desloratadin trên bệnh nhân suy gan.

Độ an toàn và hiệu quả của thuốc để kiểm soát triệu chứng viêm mũi dị ứng lâu năm hoặc mày đay mạn tính vô căn ở trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa được xác định.

7 Thời kỳ mang thai

Tuy chưa có bằng chứng cho thấy thuốc gây quái thai, nhưng nên tránh dùng kháng histamin trong thời kỳ mang thai.

8 Thời kỳ cho con bú

Desloratadin qua được sữa mẹ, vì thế không khuyến cáo sử dụng desloratadin cho phụ nữ đang cho con bú.

9 Tác dụng không mong muốn (ADR)

9.1 Rất thường gặp và thường gặp

Đau đầu, suy nhược, khô miệng, viêm họng, Đau Bụng Kinh.

9.2 Hiếm gặp hoặc rất hiếm gặp

Tiêu hóa: ỉa chảy, khó chịu ở Đường tiêu hóa, buồn nôn, nôn.

Thần kinh: chóng mặt, buồn ngủ, ảo giác, mất ngủ.

Tim mạch: loạn nhịp tim, đánh trống ngực.

Khác: chứng ngồi, nằm không yên, rối loạn gan, đau cơ, co giật.

9.3 Chưa xác định được tần suất

Hành vi bất thường, kéo dài khoảng QT, phản ứng nhạy cảm với ánh sáng.

10 Liều lượng và cách dùng

10.1 Cách dùng

Thuốc dùng đường uống, dùng 1 lần hàng ngày, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.

Viên nén phân tán trong miệng được dùng bằng cách để thuốc lên lưỡi và để cho thuốc phân tán xong thì nuốt không có nước. Không được bóc viên ra khỏi vỉ thuốc cho đến tận khi dùng thuốc.

10.2 Liều dùng

10.2.1 Viêm mũi dị ứng lâu năm, mày đay, mày đay mạn tính vô căn

Trẻ em 6 tháng tuổi - dưới 12 tháng tuổi: 1 mg/lần, 1 lần/ngày.

Trẻ em 1 - dưới 6 tuổi: 1,25 mg/lần, 1 lần/ngày.

Trẻ em 6 - dưới 12 tuổi: 2,5 mg/lần, 1 lần/ngày.

Trẻ em ≥ 12 tuổi và người lớn: 5 mg/lần, 1 lần/ngày.

10.2.2 Viêm mũi dị ứng theo mùa

Trẻ em 2 - dưới 6 tuổi: 1,25 mg/lần, 1 lần/ngày.

Trẻ em 6 - dưới 12 tuổi: 2,5 mg/lần, 1 lần/ngày.

Trẻ em ≥ 12 tuổi và người lớn: 5 mg/lần, 1 lần/ngày.

10.2.3 Người suy gan hoặc suy thận

Dùng thận trọng ở người suy thận nặng. Người lớn uống 5 mg/lần, uống cách 1 ngày 1 lần.

Trẻ em: Nhà sản xuất cho rằng không cần điều chỉnh liều (chưa có nghiên cứu chứng minh).

11 Tương tác thuốc

Desloratadin làm tăng nồng độ và tăng tác dụng của rượu, thuốc kháng cholin, thuốc ức chế TKTW, thuốc ức chế chọn lọc thu hồi serotonin.

Nồng độ và tác dụng của desloratadin có thể tăng lên bởi droperidol, hydroxyzin, chất ức chế p-glycoprotein, pramlintid.

Desloratadin làm giảm nồng độ và giảm tác dụng của thuốc ức chế acetylcholinesterase, benzylpeniciloyl polylysin, betahistin, amphetamin, thuốc cảm ứng p-glycoprotein.

Thức ăn không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của desloratadin.

Có tiềm năng tương tác dược động học của desloratadin với các thuốc ảnh hưởng đến enzym chuyển hóa ở microsom gan như Azithromycin, cimetidin, Erythromycin, fluoxetin, ketoconazol. Tuy nhiên, không có những thay đổi quan trọng nào về ECG cũng như triệu chứng lâm sàng, hay ADR nào được ghi nhận.

12 Quá liều và xử trí

12.1 Triệu chứng

Chưa phát hiện ra những thay đổi lâm sàng đáng kể khi dùng desloratadin tới liều 45 mg/ngày, trong 10 ngày ở người tình nguyện.

12.2 Xử trí

Trong trường hợp quá liều, điều trị như các biện pháp điều trị thông thường khác, bao gồm giảm hấp thu và điều trị triệu chứng. Desloratadin không được đào thải bằng thẩm phân phúc mạc.

Dexamethason

Tên chung quốc tế: Dexamethasone. 

Mã ATC: A01AC02, C05AA09, D07AB19, D07XB05, D10AA03, H02AB02, R01AD03, S01BA01, S01CB01, S02BA06, S03BA01. 

Loại thuốc: Glucocorticoid. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén: 0,5 mg. 

Dung dịch tiêm (dexamethason natri phosphat): 2 mg/ml, 4 mg/ml, 5 mg/ml. 

Hỗn dịch tiêm (dexamethason acetat): 5 mg/ml. 

Dung dịch/hỗn dịch nhỏ mắt/tai: 1 mg/ml. 

Thuốc mỡ tra mắt: 1%. 

Kem bôi ngoài da: 0,5 mg/1 g, 1 mg/1g. 

Thuốc tiêm (cấy) trong dịch kính: 700 microgam/implant. 

Chú ý: 

Hàm lượng và liều lượng của dexamethason natri phosphat được tính theo dexamethason phosphat (1,1 mg dexamethason natri phosphat tương ứng với khoảng 1 mg dexamethason phosphat). 

Hàm lượng và liều lượng của dexamethason acetat được tính theo dexamethason base (1,1 mg dexamethason acetat tương ứng với 1 mg dexamethason base). 

2 Dược lực học 

Dexamethason là một glucocorticoid tổng hợp, hầu như không có tác dụng giữ muối nước. Các glucocorticoid tác dụng thông qua gắn kết với thụ thể ở tế bào chất, chuyển vị vào nhân tế bào và điều hòa lên một số gen chức năng. Các thuốc này cũng còn có một số tác dụng trực tiếp, có thể không qua trung gian gắn kết với thụ thể.

Dexamethason có các tác dụng chính của glucocorticoid là chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, hầu như không ảnh hưởng đến cân bằng điện giải. Về hoạt lực chống viêm, dexamethason mạnh hơn hydrocortison 30 lần, mạnh hơn prednisolon 7 lần. Dexamethason được dùng đường uống, tiêm bắp, tiêm tại chỗ, hít hoặc bôi tại chỗ, để điều trị các bệnh cần chỉ định corticosteroid như sốc do chảy máu, do chấn thương, do phẫu thuật, hoặc do nhiễm khuẩn; phù não do u não; các bệnh viêm khớp và mô mềm như viêm khớp dạng thấp, điều trị ngắn ngày dị ứng cấp tính như phù mạch thần kinh, hoặc giai đoạn cấp, bùng phát của các bệnh dị ứng mạn tính, như hen phế quản hoặc bệnh huyết thanh.

Với liều có tác dụng dược lý, dexamethason dùng toàn thân gây ức chế tuyến yên giải phóng corticotropin (ACTH), làm vỏ tuyến thượng thận ngừng tiết hormon corticosteroid nội sinh (gây suy vỏ tuyến thượng thận thứ phát). Nếu cần thiết phải điều trị bằng glucocorticoid lâu dài, chỉ dùng thuốc với liều thấp nhất có thể và thường chỉ dùng như một thuốc điều trị bổ trợ. Khi ngừng liệu pháp toàn thân với liều dược lý, phải giảm dần liều cho đến khi chức năng của trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận được hồi phục. 

3 Dược động học 

Dexamethason được hấp thu tốt qua Đường tiêu hóa cũng như tại vị trí dùng thuốc và sau đó được phân bố vào tất cả các mô trong cơ thể. 

Thuốc qua nhau thai và một lượng nhỏ được bài tiết vào sữa mẹ. Sau khi tiêm, dexamethason natri phosphat thủy phân nhanh thành dexamethason. 

Khi uống, thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương là 1 - 2 giờ; khi tiêm bắp là khoảng 8 giờ; khi tiêm tĩnh mạch với liều 20 mg, nồng độ đỉnh xuất hiện trong huyết tương sau 5 phút. 

Trong máu, thuốc liên kết với protein huyết tương với tỷ lệ 77%, chủ yếu là Albumin. Thuốc phân bố nhiều vào gan, thận và tuyến thượng thận. 

Thuốc được chuyển hóa chậm tại gan và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu (65% liều bài tiết qua nước tiểu trong vòng 24 giờ), hầu hết ở dạng steroid không liên hợp. 

Nửa đời của thuốc trong huyết tương là 3,5 - 4,5 giờ, tuy nhiên, khi đề cập đến tác dụng, thường dùng nửa đời sinh học. Nửa đời sinh học của dexamethason là 36 - 54 giờ, do đó, thuốc đặc biệt thích hợp với các bệnh cần duy trì liên tục tác dụng của glucocorticoid. 

4 Chỉ định 

Các bệnh lý dị ứng nghiêm trọng, đáp ứng kém với phác đồ điều trị thông thường, bao gồm hen phế quản, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, dị ứng thuốc, viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, bệnh huyết thanh... 

Phù não do khối u nguyên phát hoặc di căn, do chấn thương, phẫu thuật. 

Đợt cấp của bệnh đa xơ hóa. 

Sốc nhiễm khuẩn không đáp ứng với điều trị bằng bù dịch hoặc thuốc vận mạch với liều trung bình đến cao. 

Các bệnh về mắt: Phù hoàng điểm do đái tháo đường, do tắc tĩnh mạch nhánh võng mạc hoặc tĩnh mạch võng mạc trung tâm; viêm màng bồ đào; viêm mắt giao cảm; viêm động mạch thái dương; các trạng thái viêm mắt đáp ứng với các corticosteroid. 

Rối loạn tiêu hóa: Điều trị đợt bùng phát trong bệnh Crohn và viêm đại tràng có loét; dự phòng buồn nôn và nôn do hóa trị liệu. 

Rối loạn cấu trúc hệ tạo máu: Thiếu máu tan huyết tự miễn, thiếu máu bất sản bẩm sinh, ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, bất sản hồng cầu đơn thuần, một số trường hợp giảm tiểu cầu thứ phát. 

Rối loạn nội tiết: Suy vỏ thượng thận nguyên phát hoặc thứ phát (ưu tiên hydrocortison hoặc cortison; nếu sử dụng dexamethason, cần kết hợp với một mineralocorticoid tổng hợp), tăng sản thượng thận bẩm sinh, tăng calci huyết ác tính, viêm tuyến giáp không mủ. 

Bệnh đường hô hấp: Lao phổi lan tỏa hoặc kịch phát (cùng với phác đồ chống lao thích hợp), nhiễm độc beri, viêm phổi tăng bạch cầu eosin vô căn, bệnh sarcoid có triệu chứng. 

Bệnh da: Viêm da bọng nước dạng Herpes, viêm da tróc vảy, bệnh u sùi dạng nấm, bệnh Pemphigus, hồng ban đa dạng nặng. 

Các bệnh dạng thấp: Điều trị ngắn hạn viêm khớp cấp do gút, thấp tim, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp bao gồm viêm khớp dạng thấp thiếu niên, viêm màng hoạt dịch, viêm bì cơ, viêm đa cơ, Lupus ban đỏ hệ thống. 

Hội chứng thận hư vô căn hoặc do Lupus ban đỏ hệ thống. 

Điều trị giảm nhẹ triệu chứng trên bệnh nhân ung thư. 

Điều trị bổ trợ lao màng não. 

Viêm thanh khí phế quản cấp. 

Dùng trước khi sinh trong chuyển dạ trước kỳ hạn (giữa 24 và 34 tuần) để thúc đẩy quá trình trưởng thành thai (ví dụ phổi, mạch máu não). 

Điều trị bổ trợ viêm màng não nhiễm khuẩn. 

Chẩn đoán hội chứng Cushing. 

5 Chống chỉ định 

Quả mẫn với dexamethason. 

Nhiễm nấm toàn thân. 

Nhiễm trùng toàn thân do vi khuẩn hoặc virus (trừ khi được sử dụng cùng với phác đồ đặc hiệu). 

Không sử dụng đồng thời vắc xin sống khi dùng mức liều ức chế miễn dịch. 

Nhiễm Herpes hoặc các bệnh do virus khác tại giác mạc hoặc kết mạc, nhiễm nấm, nhiễm lao ở mắt (đối với dạng dùng trong nhãn khoa). 

6 Thận trọng 

Sử dụng dexamethason kéo dài làm tăng nhạy cảm với nhiễm khuẩn và mức độ nặng của nhiễm khuẩn. Các biểu hiện lâm sàng của nhiễm khuẩn có thể không điển hình, do đó các nhiễm khuẩn nghiêm trọng như nhiễm khuẩn huyết và lao có thể đã ở giai đoạn muộn khi được phát hiện. Nhiễm amip hoặc một số kí sinh trùng khác có thể được tái hoạt hóa hoặc tiến triển nặng hơn. Thuốc cũng có thể làm trầm trọng hơn tình trạng nhiễm nấm hoặc nhiễm virus. Cần sử dụng phác đồ kháng khuẩn thích hợp kèm theo glucocorticoid trong những trường hợp cần thiết như bệnh lao hoặc nhiễm trùng mắt do nấm hoặc virus. 

Các corticosteroid có thể gây ức chế có hồi phục trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận (HPA), dẫn đến suy giảm lượng corticosteroid nội sinh sau khi ngừng thuốc. Suy giảm chức năng vỏ thượng thận có thể do ngừng thuốc quá nhanh và có thể hạn chế biến cố này bằng cách giảm liều từ từ. Suy vỏ thượng thận có thể kéo dài nhiều tháng sau khi ngừng điều trị; do đó, bất kỳ trạng thái stress nào xuất hiện trong thời kỳ này, cần điều trị bổ sung bằng phác đồ corticosteroid. Trong trường hợp bệnh nhân vẫn đang dùng corticosteroid, liều dùng có thể cần tăng lên. 

Corticosteroid làm giảm tạo xương và tăng quá trình hủy xương thông qua cơ chế điều hòa chuyển hóa calci (giảm hấp thu và tăng bải xuất) và ức chế chức năng của các tế bào tạo xương. Tác dụng bất lợi này cùng với suy giảm phức hợp protein của xương thứ phát do tăng dị hóa protein và giảm sản xuất hormon giới tính có thể gây ức chế sự phát triển xương ở trẻ em và gây loãng xương ở bất kỳ lứa tuổi nào. Cần đặc biệt thận trọng khi bắt đầu sử dụng corticosteroid trên các bệnh nhân có nguy cơ loãng xương cao (như phụ nữ hậu mãn kinh). 

Bệnh lý cơ cấp đã được ghi nhận khi sử dụng liều cao corticosteroid, thường gặp nhất trên các bệnh nhân mắc rối loạn dẫn truyền thần kinh - cơ (như nhược cơ) hoặc sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế thần kinh - cơ (như pancuronium). Bệnh lý cơ cấp do corticosteroid có tính chất toàn thân, có thể ảnh hưởng đến cơ mắt, cơ hô hấp và có thể gây yếu tứ chi. 

Một số rối loạn tâm thần có thể xuất hiện khi sử dụng corticosteroid bao gồm hưng cảm, mất ngủ, thay đổi tâm trạng, thay đổi tính cách và trầm cảm nặng. Corticosteroid cũng có thể làm trầm trọng thêm các bệnh lý rối loạn tâm thần hiện có. 

Sử dụng trong nhãn khoa: Dùng corticosteroid kéo dài có thể gây đục thủy tinh thể, glôcôm kèm nguy cơ tổn thương dây thần kinh thị giác và nhiễm trùng mắt thứ phát do vi khuẩn, nấm hoặc virus. Không khuyến cáo sử dụng corticosteroid đường uống trong điều trị viêm dây thần kinh thị giác do có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các đợt bùng phát mới. Không nên sử dụng dexamethason và các corticosteroid khác trong nhiễm Herpes tại mắt. 

Tăng nhãn áp có thể xuất hiện trên một số bệnh nhân. Cần kiểm tra nhãn áp khi sử dụng thuốc kéo dài trên 6 tuần. 

7 Thời kỳ mang thai 

Sử dụng dexamethason trên động vật mang thai có thể dẫn đến những bất thường trong quá trình phát triển bào thai, bao gồm hở hàm ếch, chậm phát triển trong tử cung và ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Chưa có bằng chứng cho thấy thuốc làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi (như sứt môi/hở hàm ếch) trên người.

Dexamethason dễ dàng qua hàng rào nhau thai và đã được sử dụng trong các trường hợp chuyển dạ trước kỳ hạn (24 - 34 tuần) để kích thích sự trưởng thành phổi của bào thai, giúp làm giảm tỷ lệ mắc hội chứng suy hô hấp và xuất huyết trong não thất ở trẻ sơ sinh. Sử dụng thuốc dài ngày hoặc lặp lại trong thai kỳ làm tăng nguy cơ chậm phát triển trong tử cung. Suy thượng thận trên trẻ sơ sinh phơi nhiễm với corticosteroid trước sinh thường tự phục hồi và hiếm khi có ý nghĩa lâm sàng. 

8 Thời kỳ cho con bú 

Dexamethason được bài tiết vào sữa mẹ khi dùng đường toàn thân. Với liều đủ lớn, thuốc có thể gây ức chế tăng trưởng, giảm sản xuất corticosteroid nội sinh hoặc các ADR khác cho trẻ đang bú. Tổ chức Y tế thế giới phân loại dexamethason vào nhóm thuốc có thể sử dụng đơn liều cho phụ nữ cho con bú, trong khi chưa có thông tin về sử dụng thuốc dài hạn trên đối tượng này. 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Tần suất gặp các ADR phụ thuộc liều dùng, thời điểm dùng thuốc trong ngày và độ dài đợt điều trị. Khi dùng ngắn hạn, các ADR thường gặp bao gồm tăng cân, rối loạn tâm thần, giảm dung nạp Glucose và suy vỏ thượng thận thoáng qua. Điều trị dài hạn bằng dexamethason thường gây ra các ADR như béo phì vùng trung tâm, mỏng da, teo cơ, loãng xương, chậm phát triển và suy thượng thận kéo dài. 

9.1 Thường gặp 

Nội tiết và chuyển hóa: hội chứng dạng Cushing, giảm bài tiết ACTH, teo tuyến thượng thận, giảm dung nạp glucid, tăng đường huyết, rối loạn kinh nguyệt, tăng huyết áp. 

Cơ - xương: teo cơ có hồi phục, loãng xương, gãy xương bệnh lý, nứt đốt sống, hoại tử xương vô khuẩn. 

Miễn dịch: nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và kí sinh trùng. 

Tiêu hóa: loét dạ dày tá tràng, loét kèm chảy máu, viêm tụy cấp. 

Da: teo da, ban đỏ, bầm máu, rậm lông, chậm lành vết thương. 

Thần kinh và tâm thần: đau đầu, mất ngủ, hưng cảm, trầm cảm. 

Mắt (dùng tại chỗ): rối loạn thị giác, đục thủy tinh thể, tắc tĩnh mạch võng mạc và viêm màng bồ đào, phù kết mạc, viêm kết mạc, khô mắt, tăng nhãn áp. 

9.2 Ít gặp 

Quá mẫn, đôi khi gây choáng phản vệ, tăng bạch cầu, huyết khối tắc mạch, tăng cân, buồn nôn, nấc, áp xe vô khuẩn. 

Ngứa mí mắt, glôcôm, viêm võng mạc hoại tử, đau nửa đầu. 

9.3 Chưa xác định được tần suất 

Tăng bạch cầu, giảm bạch cầu lympho, tăng hồng cầu, rối loạn đông máu. 

Tăng cân, tăng dị hóa protein và bài xuất calci, tăng cholesterol máu, tăng triglycerid huyết. 

Tăng áp lực nội sọ kèm phù gai thị, co giật, viêm dây thần kinh, đau do nguyên nhân thần kinh, dị cảm, chóng mặt. 

Nhịp tim chậm, ngừng tim, loạn nhịp tim, phì đại cơ tim, trụy tuần hoàn, suy tim, thuyên tắc mỡ, phù phổi, ngất, nhịp tim nhanh, viêm mạch, thuyên tắc mạch. 

Khó tiêu, tăng enzym gan, gan to, tăng cảm giác thèm ăn, buồn nôn, viêm thực quản có loét, thủng đường tiêu hóa. 

Giảm đáp ứng với vắc xin và test da. 

Hội chứng cai corticosteroid: Giảm liều quá nhanh sau khi điều trị dài hạn có thể gây suy thượng thận cấp, tụt huyết áp và tử vong; cũng có thể gặp triệu chứng sốt, đau cơ, đau khớp, viêm mũi, viêm kết mạc, nổi ban gây ngứa và đau, giảm cân. 

9.4 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Để bù trừ đáp ứng suy vỏ thượng thận do dùng corticosteroid kéo dài, khi xuất hiện thêm các bệnh mắc kèm, chấn thương hoặc phẫu thuật, cần tăng liều tạm thời các corticosteroid hoặc tái sử dụng thuốc này nếu đã ngừng điều trị trước đó. 

Trên các bệnh nhân đã dùng corticosteroid với liều cao hơn liều sinh lý (tương đương 1 mg dexamethason) trong thời gian trên 3 tuần, không được ngừng thuốc đột ngột. Liệu trình ngừng thuốc phụ thuộc vào khả năng tái phát bệnh khi giảm liều corticosteroid. Nếu bệnh không có khả năng tái phát khi ngừng corticosteroid nhưng chưa chắc chắn về sự suy giảm chức năng vỏ thượng thận, liều có thể được giảm nhanh về mức liều sinh lý. Khi đã giảm về mức liều 1 mg dexamethason mỗi ngày, việc giảm liều cần được thực hiện chậm hơn để cho phép trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận có thể hồi phục. 

Để hạn chế nguy cơ loãng xương do corticosteroid, cần dùng dexamethason với liều thấp nhấ

Diazepam

Tên chung quốc tế: Diazepam. 

Mã ATC: N05BA01. 

Loại thuốc: Dẫn chất benzodiazepin. An thần, giải lo âu, gây ngủ. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén: 2 mg, 5 mg, 10 mg. 

Viên nang: 2 mg, 5 mg, 10 mg. 

Dung dịch uống 5 mg/5 ml; dung dịch uống đậm đặc 5 mg/ml.

Dung dịch để tiêm 5 mg/ml (ống 2 ml); nhũ dịch để tiêm 5 mg/ml (ống 2 ml). 

Dung dịch thụt trực tràng: 2,5 mg/1,25 ml; 5 mg/2,5 ml; 10 mg/2,5 ml. 

Typ thụt trực tràng: 2 mg/ml (5 mg); 4 mg/ml (10 mg).

Gel trực tràng: 5 mg/ml (2,5 mg, 10 mg, 20 mg). 

2 Dược lực học 

Diazepam là thuốc hướng thần nhóm benzodiazepin tác dụng kéo dài. Diazepam có tác dụng an thần làm giảm căng thẳng, kích động, lo âu và gây ngủ. Ngoài ra, diazepam còn làm giãn cơ, chống co giật. Thuốc được dùng trong thời gian ngắn làm thuốc an thần, tiền mê, chống co giật (đặc biệt trạng thái động kinh và co giật do sốt cao), chống co cơ và làm giảm hội chứng cai rượu. 

Cơ chế: Diazepam gắn với các thụ thể benzodiazepin ở hệ TKTW và các cơ quan ngoại vi đặc biệt. Thụ thể benzodiazepin trên hệ TKTW có liên quan chặt chẽ với thụ thể của acid gama aminobutyric (GABA) - một chất dẫn truyền thần kinh chủ yếu gây ức chế ở não. Sau khi gắn với thụ thể benzodiazepin, diazepam làm tăng khả năng gắn GABA vào receptor GABA, gây tăng cường tác dụng ức chế TKTW. 

3 Dược động học 

Diazepam được hấp thu tốt qua Đường tiêu hóa (> 90%), hấp thu chậm và giảm khi uống cùng bữa ăn có mỡ ở mức trung bình. Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khi uống 30 - 90 phút. Tiêm bắp, sự hấp thu của diazepam có thể chậm và thất thường tùy theo vị trí tiêm. Nếu tiêm vào cơ delta, thuốc thường được hấp thu nhanh và hoàn toàn, nồng độ đỉnh trong huyết tương khi tiêm bắp thấp hơn so với uống. Diazepam hấp thu nhanh khi dùng dạng dung dịch trực tràng, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 10 - 30 phút. 

Diazepam gắn mạnh vào protein huyết tương (95 - 98%). Thể tích phân bố trung bình khoảng 1 - 1,2 lít/kg tùy vào tuổi, đường dùng. Diazepam ưa lipid nên vào nhanh dịch não - tủy. Diazepam và chất chuyển hóa chính desmethyldiazepam qua được nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ. 

Diazepam chuyển hóa chủ yếu ở gan, thông qua hệ enzym CYP3A4 và 2C19 thành desmethyldiazepam và qua CYP3A4 thành temazepam. Cả 2 chất chuyển hóa trên chuyển hóa thành oxazepam. Temazepam và oxazepam đều có hoạt tính và thải trừ chủ yếu dưới dạng liên hợp glucuronid. 

Diazepam có nửa đời thải trừ hai pha, pha phân bố ban đầu nhanh và pha thải trừ cuối cùng kéo dài 1 - 2 ngày. Các chất chuyển hóa có hoạt tính là desmethyldiazepam, temazepam và oxazepam, có nửa đời thải trừ tương ứng theo thứ tự 30 - 100 giờ, 10 - 20 giờ và 5 - 15 giờ. 

Nửa đời thải trừ huyết tương của diazepam và/hoặc các chất chuyển hóa kéo dài ở trẻ sơ sinh, người cao tuổi và người tổn thương gan, thận. Ở người cao tuổi, thải trừ kéo dài gấp 2 - 4 lần. Ở người bị bệnh gan (xơ gan, viêm gan), thải trừ kéo dài gấp 2 lần. Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu. 

4 Chỉ định 

Điều trị ngắn ngày trạng thái lo âu, mất ngủ. 

Trong trường hợp trầm cảm có kèm trạng thái lo âu, mất ngủ, có thể dùng diazepam cùng với các thuốc chống trầm cảm. 

Cơ co cứng do não hoặc do thần kinh ngoại biên. 

Co giật do sốt cao, trạng thái động kinh, co giật do ngộ độc thuốc.

Thuốc hỗ trợ trong hội chứng cai rượu cấp, sảng rượu cấp.

Tiền mê trước khi phẫu thuật. 

5 Chống chỉ định 

Mẫn cảm với benzodiazepin. 

Bệnh loạn thần mạn, suy hô hấp, suy gan nặng, hội chứng ngừng thở khi ngủ, suy phổi cấp, trạng thái ám ảnh hoặc sợ hãi, nhược cơ không ổn định, tăng vận động, glôcôm góc đóng cấp, glôcôm góc mở không điều trị. 

Trẻ em dưới 6 tháng tuổi khi dùng đường uống. 

Không sử dụng đơn độc để điều trị trầm cảm (hoặc lo âu kết hợp với trầm cảm) vì có nguy cơ thúc đẩy tự sát ở nhóm người bệnh này.

Không tiêm chế phẩm có chứa benzyl alcohol cho trẻ sơ sinh. 

6 Thận trọng 

Thận trọng với người rối loạn nhân cách, bệnh phổi mạn tính, tổn thương thực thể não, xơ cứng động mạch, yếu cơ và nhược cơ, tiền sử nghiện rượu, nghiện ma túy, giảm chức năng gan, thận. Nghiện thuốc ít xảy ra khi sử dụng diazepam trong thời gian ngắn. Tuy vậy, triệu chứng cai thuốc cũng có thể xảy ra với người bệnh dùng liều điều trị thông thường và trong thời gian ngắn, có thể có di chứng về tâm sinh lý bao gồm cả trầm cảm. Với người bệnh điều trị dài ngày các triệu chứng trên hay xảy ra hơn và cần chú ý. Sử dụng benzodiazepin (diazepam) khi gây mê bởi các thầy thuốc chuyên khoa gây mê có kinh nghiệm sử dụng nhóm thuốc này, có sẵn phương tiện hỗ trợ thở. 

Đặc biệt thận trọng khi dùng đường tĩnh mạch vì nguy cơ cao huyết khối tĩnh mạch (có thể giảm nguy cơ bằng cách sử dụng dạng nhũ dịch). Nên có sẵn máy hỗ trợ hô hấp và tim mạch khi dùng đường tĩnh mạch. Không nên sử dụng thuốc kéo dài và ngừng thuốc đột ngột. Khi dùng đường toàn thân, phải giám sát chặt chẽ người bệnh đến khi trạng thái an thần phục hồi hoàn toàn. 

Không kết hợp diazepam với một benzodiazepin khác vì có thể gây chứng quên ở người bệnh. 

Nên hạn chế kê đơn benzodiazepin (diazepam) với thuốc giảm đau opioid vì có thể gây ADR nghiêm trọng, bao gồm ức chế mạnh hộ hấp, có thể tử vong. Nếu phải kết hợp thì dùng liều thấp nhất có thể và thời gian điều trị ngắn nhất mà vẫn đảm bảo được hiệu quả. Diazepam làm giảm khả năng tập trung lái xe và điều khiển máy móc và tăng tác dụng của rượu, vì vậy cần rất thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc. 

7 Thời kỳ mang thai và cho con bú

7.1 Thời kỳ mang thai

Nguy cơ hội chứng cai thuốc với trẻ sơ sinh khi mẹ dùng thuốc trong thai kỳ. Tránh sử dụng thường xuyên và chỉ sử dụng khi có sự cần thiết rõ ràng như kiểm soát cơn động kinh. Liều cao dùng trong cuối thai kỳ hoặc khi đẻ có thể gây hạ thân nhiệt, giảm trương lực, và ức chế hô hấp ở trẻ sơ sinh. 

Những phụ nữ có cơn động kinh trong nửa sau của thai kỳ nên được đánh giá sản giật trước khi có bất kỳ thay đổi nào đối với điều trị động kinh. Trạng thái động kinh cần được điều trị theo phác đồ chuẩn. 

7.2 Thời kỳ cho con bú 

Thuốc phân bố vào sữa. Nên tránh dùng diazepam nếu có thể trong thời kỳ cho con bú. 

8 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

ADR phổ biến và phụ thuộc vào liều sử dụng. Người cao tuổi nhạy cảm hơn so với người trẻ. 

8.1 Thường gặp 

Thần kinh: nhầm lẫn (đặc biệt người già), chứng quên, phụ thuộc thuốc, buồn ngủ hoặc trạng thái lâng lâng ngày hôm sau, tăng phản ứng nghịch thường như kích động. 

Cơ - xương: mất điều hòa (đặc biệt người già), yếu cơ. 

8.2 Ít gặp 

Toàn thân: chóng mặt, đau đầu (người lớn). 

Tim mạch: hạ huyết áp (người lớn). 

Thần kinh - cơ: khó tập trung tư tưởng, run. 

Tiết niệu - sinh dục: bí tiểu (người lớn), thay đổi ham muốn tình dục (người lớn), nữ hóa tuyến vú. 

Chung: không kiểm soát; thay đổi nước bọt; nói lắp (người lớn), rối loạn thị giác. 

8.3 Hiếm gặp 

Toàn thân: chóng mặt (trẻ em), đau đầu (trẻ em), tăng nhạy cảm. 

Tim mạch: hạ huyết áp (trẻ em), rối loạn về máu.

Hô hấp: chứng ngưng thở, suy hô hấp. 

Da: phản ứng trên da. 

Gan: vàng da, tăng enzym gan. 

Tiết niệu - sinh dục: thay đổi ham muốn tình dục (trẻ em), bí tiểu (trẻ em). 

8.4 Chưa xác định được tần suất 

Giảm trương lực (chống co thắt), suy hô hấp đáng kể (đặc biệt khi dùng liều cao). 

Tiêm tĩnh mạch: đau, viêm tĩnh mạch huyết khối, huyết khối tĩnh mạch (người lớn). 

Trẻ em: ảo tưởng, phấn khích, ảo giác, dễ bị kích thích, rối loạn tâm thần, bồn chồn. 

8.5 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Dùng diazepam kéo dài dẫn đến nghiện thuốc, không nên dùng quá 15 - 20 ngày. Hội chứng cai thuốc (co giật, run, co cứng cơ bụng, nôn, toát mồ hôi) xảy ra khi ngừng thuốc đột ngột. Các triệu chứng cai thuốc nặng hơn, thường giới hạn ở người dùng thuốc liều quá cao và trong thời gian dài. Thông thường các triệu chứng nhẹ hơn (khó ở, mất ngủ) có thể thấy khi ngừng thuốc đột ngột sau vài tháng dùng liều điều trị. Vì vậy thông thường sau khi điều trị tránh ngừng thuốc đột ngột mà phải giảm liều từ từ. 

Để tránh nghiện thuốc, tốt nhất nên dùng ở mức liều thấp nhất có hiệu quả, ngắn ngày nhất và hạn chế chỉ định. 

9 Liều lượng và cách dùng 

9.1 Cách dùng 

Diazepam có thể dùng đường uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch, đường trực tràng. 

Nên tiêm tĩnh mạch chậm. Tốc độ tiêm tĩnh mạch không quá 5 mg/ phút ở người lớn và trong khoảng 3 - 5 phút ở trẻ em. Diazepam cũng được truyền tĩnh mạch liên tục, do nguy cơ kết tủa, nên phải chuẩn bị dung dịch trước khi dùng và phải tuân thủ cách pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi dùng đường tĩnh mạch, nên đưa thuốc trực tiếp vào tĩnh mạch lớn để tránh huyết khối, không nên đưa qua tĩnh mạch nhỏ như ở cổ tay hoặc mặt lưng bàn tay. Cẩn thận để tránh đưa thuốc vào nội động mạch hoặc gây thoát mạch. Nên quay lại dùng thuốc đường uống thay thế đường tiêm càng sớm càng tốt. 

9.1.1 Dùng đường tĩnh mạch ở trẻ em

Đối với truyền tĩnh mạch liên tục diazepam dạng nhũ tương, pha loãng tới nồng độ tối đa 400 microram/ml với dung dịch Glucose 5% hoặc 10%; khoảng thời gian tối đa giữa lúc pha và truyền xong là 6 giờ. 

Đối với truyền tĩnh mạch liên tục diazepam dạng dung dịch, pha loãng tới nồng độ tối đa 50 microgam/ml với dung dịch glucose 5% hoặc dung dịch Natri clorid 0,9%. 

9.1.2 Dùng đường tiêm tĩnh mạch ở người lớn

Đối với truyền tĩnh mạch liên tục diazepam dạng dung dịch, pha loãng với nồng độ không quá 10 mg trong 200 ml với dung dịch glucose 5% hoặc dung dịch natri clorid 0,9%. 

Đối với truyền tĩnh mạch liên tục diazepam dạng nhũ tương, pha loãng tới nồng độ tối đa 200 mg trong 500 ml với dung dịch glucose 5% hoặc 10%; khoảng thời gian tối đa giữa lúc pha và truyền xong là 6 giờ. 

Dung dịch tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch không pha loãng, trừ khi truyền tĩnh mạch. 

Chỉ sử dụng đường tiêm bắp khi đường uống và tiêm tĩnh mạch không thể. 

Liều dùng diazepam nên sử dụng liều nhỏ nhất có thể kiểm soát triệu chứng (đặc biệt là ở người cao tuổi, người suy nhược) và trong thời gian ngắn, thường không quá 4 tuần. Tránh ngừng thuốc đột ngột khi dùng kéo dài mà phải giảm liều dần dần. 

Liều khuyến cáo của nhà sản xuất cho tiêm bắp và tĩnh mạch là giống nhau. 

Khi diazepam được sử dụng với thuốc giảm đau opiat (như Morphin) gây ức chế hô hấp mạnh, liều diazepam nên được giảm ít nhất một phần ba và tăng dần từng lượng nhỏ. 

9.2 Liều lượng 

9.2.1 Người lớn 

Lo âu nặng:

  • Uống: 2 mg/lần, 3 lần/ngày, có thể tăng liều tới tối đa 30 mg/ngày. Dung dịch trực tràng: 500 microgam/kg, có thể dùng nhắc lại sau 12 giờ nếu cần. 

  • Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch: 2 - 10 mg, nhắc lại sau 3 – 4 giờ nếu cần. Mất ngủ kèm lo âu: Người lớn uống 5 - 15 mg trước khi đi ngủ, tối đa 30 mg. 

Tiền mê:

  • Người lớn: Trước khi làm thủ thuật 1 - 2 giờ, uống 5 - 10 mg (người suy nhược, người già uống 2,5 - 5 mg); hoặc dung dịch trực tràng 500 microgam/kg.

  • Hoặc tiêm tĩnh mạch 100 - 200 microgam/kg hay 10 - 20 mg ngay trước khi làm thủ thuật.

Động kinh các loại:

  • Uống 2 - 60 mg/ngày, chia nhiều lần.

  • Gel trực tràng 200 microgam/kg, có thể dùng nhắc lại sau 4 - 12 giờ nếu cần.

Trạng thái động kinh, co giật do sốt cao, co giật do ngộ độc thuốc:

  • Tiêm tĩnh mạch 10 mg, dùng nhắc lại sau 10 phút nếu cần.

  • Dùn

Diclofenac

Tên chung quốc tế: Diclofenac. 

Mã ATC: M01AB05, M02AA15, S01BC03, D11AX18 

Loại thuốc: Thuốc chống viêm không steroid. 

Dạng thuốc và hàm lượng 

Diclofenac được dùng chủ yếu dưới dạng muối natri. Muối diethylamoni và muối hydroxyethylpyrolidin được dùng bôi ngoài.

Dạng base và muối Kali cũng được dùng làm thuốc uống.

Liều lượng diclofenac được tính theo diclofenac natri. 

Viên bao tan trong ruột: 25 mg; 50 mg; 100 mg. 

Viên giải phóng kéo dài: 75 mg, 100 mg 

Ống tiêm: 75 mg/2 ml; 75 mg/3 ml. 

Thuốc đặt trực tràng: 12,5 mg; 25 mg; 50 mg; 100 mg. 

Thuốc nhỏ mắt: 0,01%. 

Thuốc gel để xoa ngoài: 10 mg/g. 

Miếng dán tác dụng tại chỗ: 140 mg. 

Dược lực học 

Diclofenac là thuốc chống viêm không steroid, dẫn xuất từ acid phenylacetic. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt nhanh. Diclofenac là một chất ức chế mạnh hoạt tính của cyclooxygenase, ít nhất là hai isoenzym COX-1 và COX-2 để làm giảm tạo thành prostaglandin, prostacyclin, thromboxan là những chất trung gian của viêm. Ức chế COX-1 gây ra ADR ở niêm mạc dạ dày (ức chế tạo mucin là một chất có tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa) và kết tập tiểu cầu. Tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt chủ yếu do ức chế COX-2. 

Diclofenac nồng độ cao gây ức chế tạo các chất chuyển hóa khác của acid arachidonic bao gồm leukotrien và acid 5-hydroxyeicosatetraenoic (5-HETE). Diclofenac có thể ngăn cản di chuyển bạch cầu (bao gồm bạch cầu đa nhân) vào vị trí viêm. Tuy nhiên, ức chế hình thành leukotrien và di chuyển bạch cầu không do diclofenac ức chế trực tiếp lipooxygenase. Diclofenac cũng ức chế bạch cầu đa nhân giải phóng enzym của các thể tiêu bào và có thể ức chế sản xuất superoxid và hóa ứng động của bạch cầu đa nhân. 

Thực nghiệm trên chuột cống, dựa trên trọng lượng, hiệu quả chống viêm của diclofenac thấp hơn Piroxicam, và gấp khoảng 2,5, 10, 24, 80 hoặc 430 lần hiệu quả của Indomethacin, naproxen, phenylbutazon, ibuprofen, hoặc aspirin, theo thứ tự. Thuốc không làm thay đổi tiến trình của bệnh và không ngăn được phá hủy khớp. Nghiên cứu trên người, dựa trọng lượng, tác dụng giảm đau của diclofenac tương tự như codein và gấp khoảng 3 - 8, 8 - 16, và 12 - 18 lần tác dụng của naproxen, ibuprofen, và aspirin, theo thứ tự. Khi dùng kéo dài diclofenac, tác dụng giảm đau không bị giảm. Cơ chế tác dụng hạ sốt nói chung của các thuốc chống viêm không steroid chưa rõ, nhưng có thể do ức chế tổng hợp prostaglandin ở hệ TKTW (có thể ở hạ đồi). Trên chuột cống, tác dụng hạ sốt của diclofenac liều 0,5 mg/kg tương tự với tác dụng của liều 1, 2, 24, 35, 55, hoặc 185 mg/kg của indomethacin, ibuprofen, phenylbutazon, naproxen hoặc aspirin, theo thứ tự tương ứng. 

Prostaglandin có vai trò duy trì tưới máu thận. Các thuốc chống viêm không steroid ức chế tổng hợp prostaglandin nên có thể gây viêm thận kẽ, viêm cầu thận, hoại tử nhú và hội chứng thận hư, đặc biệt ở những người bị bệnh thận hoặc suy tim mạn. 

Diclofenac có thể ức chế kết tập tiểu cầu và có thể kéo dài thời gian chảy máu, do ức chế tổng hợp prostaglandin do COX-1. 

Dược động học 

Hấp thu

Diclofenac natri và kali hấp thu hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa; vì thuốc chuyển hóa bước đầu mạnh ở gan, nên khoảng 50 - 60% liều diclofenac tới tuần hoàn dưới dạng không đổi. Thuốc cũng hấp thu qua đường hậu môn và qua da. 

Thời gian tác dụng chậm khi uống viên giải phóng chậm, nhưng mức độ hấp thu không đổi. 

Nồng độ đỉnh trong huyết tương: Trong vòng 1 giờ (viên diclofenac kali) hoặc 2 - 3 giờ (viên diclofenac natri giải phóng chậm), hoặc 10 - 30 phút (uống Dung dịch diclofenac natri), hoặc 1 giờ (đặt trực tràng). Thức ăn làm giảm tốc độ hấp thu của thuốc, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến mức độ hấp thu. Thuốc chống acid cũng có thể làm giảm tốc độ hấp thu nhưng không ảnh hưởng đến mức độ hấp thu. So với người khỏe mạnh, Cmax khi uống giảm ở người viêm khớp dạng thấp, nhưng AUC không đổi. Cmax tăng gấp 4 lần ở 4 ở người cao tuổi và AUC tăng gấp 2 lần, mặc dù vậy, cũng không có thay đổi thực sự nào về liều dùng liên quan đến tuổi được báo cáo. Không có sự thay đổi về dược động học ở người suy thận.

Phân bố

Sau khi uống, thuốc phân bố vào dịch màng hoạt dịch, đạt nồng độ đỉnh khoảng 60 - 70% nồng độ đỉnh trong huyết tương, tuy nhiên sau 3 - 6 giờ, nồng độ của thuốc và chất chuyển hóa ở dịch màng hoạt dịch cao hơn nhiều nồng độ trong huyết tương. Thể tích phân bố: 1,3 - 1,4 lít/kg. Diclofenac gắn mạnh nhưng thuận - nghịch với protein, chủ yếu là Albumin. Ở người bị viêm khớp dạng thấp, diclofenac gắn vào protein trong dịch hoạt dịch thấp hơn so với huyết tương. 

Chuyển hóa

Diclofenac và các chất chuyển hóa qua được nhau thai ở chuột nhắt và chuột cống. Khi uống liều 100 mg/ngày, nồng độ thuốc trong sữa mẹ không nhiều, nhưng ít nhất đã có người uống liều 150 mg/ngày, nồng độ diclofenac trong sữa khoảng 100 nanogam/ml. 

Thải trừ

Thuốc bài tiết qua nước tiểu và phân. Dưới 1% liều dạng không đổi thải trừ vào nước tiểu. Khoảng 60% liều thải trừ vào nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hóa, số còn lại thải trừ qua phân. Nửa đời thải trừ của diclofenac không đổi trong huyết tương khoảng 1 - 2 giờ. Thanh thải toàn bộ trong huyết tương khoảng 263 ml/phút. 

Chỉ định 

Điều trị triệu chứng lâu dài các loại viêm khớp mạn tính: Viêm đa khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến, một số thoái hóa khớp gây đau và tàn tật. 

Điều trị triệu chứng ngắn ngày các đợt cấp viêm cạnh khớp (vai đau cấp, viêm gân, viêm bao hoạt dịch), viêm khớp do gút, đau lưng, đau rễ thần kinh nặng. 

Điều trị triệu chứng đau sau phẫu thuật (chỉnh hình, phụ khoa, răng, chấn thương). 

Điều trị thống kinh vô căn. 

Viêm khớp thiếu niên tự phát. 

Điều trị tại chỗ: Viêm sau mổ đục thủy tinh thể, giảm đau tạm thời sau phẫu thuật khúc xạ giác mạc. 

Chống chỉ định 

Quá mẫn với diclofenac, aspirin hay thuốc chống viêm không steroid khác (hen, viêm mũi, mày đay sau khi dùng aspirin).

Loét dạ dày tiến triển, chảy máu dạ dày, có tiền sử chảy máu dạ dày do dùng NSAID. 

Người bị hen hay co thắt phế quản, chảy máu, bệnh tim mạch, suy thận nặng hoặc suy gan nặng. 

Người đang dùng bất cứ thuốc chống đông máu nào (coumarin, thuốc chống kết tập tiểu cầu). 

Người bệnh suy tim sung huyết (từ độ II đến độ IV theo phân độ chức năng của suy tim theo Hội Tim New York - NYHA), bệnh tim thiểu máu cục bộ, bệnh động mạch ngoại vi, bệnh mạch máu não, giảm thể tích tuần hoàn do thuốc lợi niệu hay do suy thận, tốc độ lọc cầu thận < 30 ml/phút (do nguy cơ xuất hiện suy thận). 

Người bị bệnh chất tạo keo (nguy cơ xuất hiện viêm màng não vô khuẩn. Cần chú ý là tất cả các trường hợp bị viêm màng não vô khuẩn đều có trong tiền sử một bệnh tự miễn nào đó, như một yếu tố dễ mắc bệnh). 

Người mang kính áp tròng không dùng thuốc nhỏ mắt diclofenac.

Giảm đau trong hoàn cảnh phẫu thuật ghép nối tắt động mạch vành do nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. 

Không được bôi, dán thuốc lên vùng da bị tổn thương. 

Phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai. 

Thận trọng 

Nguy cơ huyết khối tim mạch: Các thuốc NSAID, không phải aspirin, dùng đường toàn thân, có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện biến cố huyết khối tim mạch, bao gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quy, có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ này có thể xuất hiện sớm trong vài tuần đầu dùng thuốc và có thể tăng lên theo thời gian dùng thuốc. Nguy cơ huyết khối tim mạch được ghi nhận chủ yếu ở liều cao. Cần đánh giá định kỳ sự xuất hiện của các biến cố tim mạch, ngay cả khi bệnh nhân không có các triệu chứng tim mạch trước đó. Người bệnh cần được cảnh báo về các triệu chứng của biến cố tim mạch nghiêm trọng và cần thăm khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng này. Để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến cố bất lợi, cần sử dụng diclofenac ở liều hàng ngày thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể. Cần cân nhắc cẩn thận khi sử dụng diclofenac cho bệnh nhân có các yếu tốt nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch rõ rệt (như tăng huyết áp, tăng lipid huyết thanh, đái thảo đường, nghiện thuốc lá). 

Người bệnh suy thận, suy gan, bị lupus ban đỏ toàn thân. Người bệnh tăng huyết áp hay bệnh tim có ứ nước hoặc phù. Người có tiền sử bệnh gan. Cần theo dõi chức năng gan thường kỳ khi điều trị dài ngày bằng diclofenac. 

Người có tiền sử rối loạn đông máu, chảy máu. 

Cần khám nhãn khoa cho người bệnh bị rối loạn thị giác khi dùng diclofenac. 

Diclofenac nhỏ mắt có thể làm chậm liền sẹo. 

Thời kỳ mang thai 

Chỉ dùng diclofenac cho người mang thai khi thật cần thiết và khi người bệnh không dùng được các thuốc chống viêm thuộc các nhóm khác và chỉ dùng với liều cần thiết thấp nhất. Không nên dùng thuốc trong ba tháng cuối thai kỳ (nguy cơ ức chế tử cung co bóp và làm ống động mạch đóng sớm, gây tăng áp lực tiểu tuần hoàn không hồi phục, suy thận ở thai). 

Người định mang thai không nên dùng bất kỳ thuốc nào có tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin, kể cả diclofenac, vì ức chế phôi bào làm tổ. 

Thời kỳ cho con bú 

Diclofenac vào được sữa mẹ rất ít. Chưa có dữ liệu về tác dụng trên trẻ bú mẹ. Người mẹ cho con bú có thể dùng diclofenac khi cần phải dùng thuốc chống viêm không steroid. 

Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Tất cả các thuốc chứa diclofenac dùng đường toàn thân (đường uống, tiêm và đặt trực tràng) có nguy cơ huyết khối tim mạch: Các thử nghiệm lâm sàng và dịch tễ dược học cho thấy việc sử dụng diclofenac có liên quan đến tăng nguy cơ xuất hiện biến cố huyết khối tim mạch (như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ), đặc biệt khi sử dụng diclofenac ở liều cao (150 mg/ngày) và kéo dài (xem phần Thận trọng). 

Uống

5 - 15% người bệnh dùng diclofenac có ADR ở bộ máy tiêu hóa. Chú ý: Trong số các thuốc chống viêm không steroid, diclofenac độc hơn Ibuprofen và ibuprofen là thuốc ít độc nhất nhưng vẫn hiệu quả. 

Thường gặp 

Toàn thân: nhức đầu, bồn chồn. 

Tiêu hóa: đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, trướng bụng, chán ăn, khó tiêu. 

Gan: tăng các transaminase. 

Tai: ù tai. 

Ít gặp 

Toàn thân: phù, dị ứng (đặc biệt co thắt phế quản ở người bệnh hen), choáng phản vệ kể cả tụt huyết áp, viêm mũi, mày đay. 

Tiêu hóa: đau bụng, chảy máu Đường tiêu hóa, làm ổ loét tiến triển, nôn ra máu, ỉa máu, ỉa chảy lẫn máu, kích ứng tại chỗ (khi đặt thuốc vào trực tràng). 

Hệ thần kinh: buồn ngủ, ngủ gật, trầm cảm, mất ngủ, lo âu, khó chịu, dễ bị kích thích. 

Da: mày đay. 

Hô hấp: co thắt phế quản. 

Mắt: nhìn mờ, điểm tối thị giác, đau nhức mắt, nhìn đôi. 

Hiếm gặp 

Toàn thân: phù, phát ban, hội chứng Stevens-Johnson, rụng tóc.

Hệ thần kinh: viêm màng não vô khuẩn. 

Máu: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu. 

Gan: rối loạn co bóp túi mật, test chức năng gan bất thường, nhiễm độc gan (vàng da, viêm gan). 

Tiết niệu: viêm bàng quang, đái máu, suy thận cấp, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư. 

Dung dịch nhỏ mắt (giọt) 

Rất thường gặp 

Mắt: chảy nước mắt (30%), viêm giác mạc (28%), tăng nhãn áp (15%), ngứa mắt, cay mắt tạm thời (15%). 

Thường gặp 

Tim mạch: phù mặt (≤ 3%). 

TKTW: lảo đảo, đau đầu. 

Da: ngứa, phát ban. 

Nội tiết, chuyển hóa: ứ dịch. 

Tiêu hóa: trướng bụng, đau bụng, táo bón, ỉa chảy, khó tiêu, đầy bụng, thủng đường tiêu hóa, ợ nóng, buồn nôn, loét dạ dày - tá tràng/chảy máu dạ dày, nôn. 

Thần kinh - cơ - xương: đau cơ, yếu cơ. 

Mắt (5%): nhìn bất thường, nhìn mờ, viêm kết mạc, lắng đọng ở giác mạc, phù giác mạc, tổn thương giác mạc, đục giác mạc, chảy nước mắt, phù mi mắt đỏ, kích ứng đồng tử, ngứa, rối loạn chảy nước mắt, dị ứng ở mắt. 

Hô hấp: viêm mũi (≤ 3%). 

Khác: nhiễm virus (≤ 3%). 

Ít gặp 

Loét trợt giác mạc, thâm nhiễm giác mạc, thủy giác mạc; viêm giác mạc nông có chấm. 

Miếng dán tại chỗ 

Thường gặp 

TKTW: lảo đảo, giảm cảm giác. 

Da: viêm da (2%), phản ứng dị ứng. 

Tiêu hóa: buồn nôn (3%), loạn vị giác (2%), đau bụng, táo bón, viêm dạ dày, nôn, khô miệng. 

Tại chỗ: khô, kích ứng, hồng ban, teo da, mất màu da, tăng ra mồ hôi và nốt phỏng phù, ngứa. 

Thần kinh - cơ - xương: tăng động. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Khi có triệu chứng dị ứng với diclofenac phải ngừng thuốc ngay. Điều trị các ADR là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. 

Liều lượng và cách dùng 

Để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến cố bất lợi, cần sử dụng diclofenac ở liều hàng ngày thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể (xem phần Thận trọng). Liều tối đa là 150 mg (ở Mỹ là 200 mg). Trong trị liệu dài ngày, kết quả phần lớn xuất hiện trong 6 tháng đầu và thường được duy trì sau đó. 

Viêm cột sống dính khớp: Uống 100 - 125 mg/ngày, chia làm nhiều lần (25 mg/lần, 4 lần/ ngày, thêm 1 lần 25 mg vào lúc đi ngủ nếu cần).

Thoái hóa (hư) khớp: Uống 100 - 150 mg/ngày, chia làm nhiều lần (50 mg/lần, 2 đến 3 lần/ngày, hoặc 75 mg/lần, ngày 2 lần).

Điều trị dài ngày: 100 mg/ngày; không nên dùng liều cao hơn. Nếu đau nhiều về đêm, chuyển uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Viêm khớp dạng thấp: 

  • Viên giải phóng kéo dài diclofenac natri, viên giải phóng nhanh diclofenac kali hay viên bao tan ở ruột: Liều thường dùng uống 75 - 150 mg/ngày, chia làm 2 - 3 lần. Nếu đặt viên đạn: 75 - 150 mg chia làm nhiều liều. Tổng liều tối đa 150 mg/ngày.
  • Điều trị dài ngày viêm khớp dạng thấp: Liều khuyên nên dùng là 100 mg/ngày và nếu cần tăng, lên tới 150 mg/ngày, chia hai lần. Viêm khớp thiếu niên tự phát: Trẻ em từ 1 - 12 tuổi: 1 - 3 mg/kg/ ngày, chia làm 2 - 3 lần. 

Đau: 

  • Đau cấp hay thống kinh nguyên phát: Viên giải phóng nhanh diclofenac kali 50 mg, 3 lần/ ngày. Một số người bệnh phải dùng liều khởi đầu 100 mg mới đỡ đau, tiếp theo 50 mg, cách nhau 8 giờ nếu cần.
  • Ống tiêm 75 mg/3 ml: Điều trị ngắn ngày đợt cấp viêm khớp, đau lưng cấp, đau rễ thần kinh, cơn đau sỏi thận. Tiêm bắp mỗi ngày 1 lần. Có thể bổ sung thêm 1 viên 50 mg diclofenac. Tiêm mông sâu, nếu phải tiêm lặp lại, nên thay đổi vị trí tiêm. Nếu thấy tiêm đau nhiều, phải ngừng ngay. Thời gian điều trị 2 - 3 ngày (nếu cần, có thể cho điều trị tiếp bằng đường uống hoặc trực tràng). Để tiêm truyền tĩnh mạch, phải pha loãng thuốc tiêm diclofenac chứa 25 mg/ml thành dung dịch chứa 5 mg/ml bằng dung dịch tiêm Natri clorid 0,9% hoặc Glucose 5%, và phải truyền với tốc độ chậm (25 mg trong 10 phút).
  • Miếng dán tác dụng tại chỗ: Người lớn và thanh thiếu niên từ 16 tuổi trở lên: Dán vùng da bị đau hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Liều tối đa hàng ngày là 2 miếng dán tẩm thuốc, kể cả khi có nhiều hơn một vùng bị thương cần được điều trị. Do đó, mỗi lần chỉ có thể điều trị một vùng đau. Thời gian sử dụng không quá 7 ngày. Lợi ích điều trị của việc sử dụng lâu hơn chưa được xác định.

Nhãn khoa:

Người lớn: 

  • Phẫu thuật đục thủy tinh thể: Nhỏ 1 giọt vào mắt bị bệnh, 4 lần/ ngày, bắt đầu 24 giờ sau phẫu thuật và tiếp tục trong 2 tuần. Phẫu thuật khúc xạ giác mạc: Nhỏ 1 - 2 giọt vào mắt phẫu thuật trong vòng 1 giờ trước khi phẫu thuật, trong vòng 15 phút sau khi phẫu thuật và tiếp tục 4 lần/ngày, cho tới 3 ngày. 

Bôi tại chỗ người lớn: 

  • Dày sừng do ánh nắng: Bôi gel 3% vào vùng dày sừng ngày 2 lần; thời gian khuyến cáo điều trị 60 - 90 ngày.
  • Thoái hóa khớp: Liều tối đa gel 1% bôi toàn cơ thể không được vượt quá 32 g/ngày.
  • Chi dưới: Bôi 4 g gel 1% vào vùng đau 4 lần/ngày (tối đa 16 g/khớp/ngày).
  • Chi trên: Bôi 2 g gel 1% vào vùng đau 4 lần/ngày (tối đa 8 g/khớp/ngày). Gel bôi tại chỗ không được bôi vào mắt, niêm mạc, vết thương hở, vùng bị nhiễm khuẩn. Tránh ánh nắng. Bôi thuốc rồi xoa nhẹ, để hở (không che đậy). Không rửa vùng bôi trong 1 giờ sau khi bôi. Tránh mặc quần áo, găng tay chân ít nhất 10 phút sau khi bôi. Đối với gel 3%, thường dùng 0,5 g gel để bôi vùng rộng 5 cm × 5 cm. Liều dùng cho trẻ em: 2 - 3 mg/kg/ngày, chia làm 2 - 4 lần/ngày.

Viêm do bệnh thấp: 2 - 3 mg/kg/ngày, chia làm 2 - 3 lần/ngày.

Thuốc đặt trực tràng: 

  • Từ 6 - 8 tuổi: 1 viên 25 mg/lần, 2 lần/ngày (50 mg/ngày).
  • Từ 8 - 10 tuổi: 1 viên 25 mg/lần, 2 - 3 lần/ngày (50 - 75 mg/ngày). Từ 10 - 12 tuổi: 1 viên 25 mg/lần, 3 lần/ngày tới 2 viên 25 mg, 2 lần/ngày (75 - 100 mg/ngày).
  • Từ 12 - 15 tuổi: 2 viên 25 mg/lần hoặc 1 viên 50 mg, 2 - 3 lần/ngày (100 - 150 mg/ngày). 

Người suy thận: Không khuyến cáo dùng cho người suy thận nặng. Người suy gan: Có thể phải điều chỉnh liều. 

Người cao tuổi: Không có khuyến cáo đặc biệt, dùng theo liều của người lớn, tuy có thể có nhiều tai biến phụ hơn. 

Tương tác thuốc 

Diclofenac có thể làm tăng hay ức chế tác dụng của các thuốc khác.

Không nên dùng diclofenac phối hợp với 

Thuốc chống đông theo đường uống và heparin: Nguy cơ gây xuất huyết nặng. 

Kháng sinh nhóm quinolon: Diclofenac và các thuốc chống viêm không steroid khác có thể làm tăng ADR lên hệ TKTW của kháng sinh nhóm quinolon, dẫn đến co giật (nhưng cần nghiên cứu thêm).

Aspirin hoặc glucocorticoid: Làm giảm nồng độ diclofenac trong huyết tương và làm tăng nguy cơ cũng như làm tăng nghiêm trọng tổn thương dạ dày - ruột. 

Diflunisal: Dùng diflunisal đồng thời với diclofenac có thể làm tăng nồng độ diclofenac trong huyết tương, làm giảm độ thanh lọc diclofenac và có thể gây chảy máu rất nặng ở đường tiêu hóa.

Lithi: Diclofenac có thể làm tăng nồng độ lithi trong huyết thanh đến mức gây độc. Nếu buộc phải dùng đồng thời thì cần theo dõi người bệnh thật cẩn thận để phát hiện kịp thời dấu hiệu ngộ độc lithi và phải theo dõi nồng độ lithi trong máu một cách thường xuyên. Phải điều chỉnh liều lithi trong và sau điều trị bằng diclofenac.

Digoxin: Diclofenac có thể làm tăng nồng độ Digoxin trong huyết thanh và kéo dài nửa đời của digoxin. Cần định lượng nồng độ digoxin trong máu và cần giảm liều digoxin nếu dùng đồng thời cả 2 thuốc. 

Ticlopidin: Dùng cùng diclofenac làm tăng nguy cơ chảy máu. Dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung: Có tài liệu nói dùng diclofenac làm mất tác dụng tránh thai. 

Methotrexat: Diclofenac làm tăng độc tính của methotrexat. 

Có thể dùng diclofenac cùng với các thuốc sau nhưng phải theo dõi sát người bệnh

Cyclosporin: Nguy cơ bị ngộ độc cyclosporin. Cần thường xuyên theo dõi chức năng thận của người bệnh. 

Thuốc lợi tiểu: Có thể làm tăng nguy cơ suy thận thứ phát do giảm lưu lượng máu đến thận vì diclofenac ức chế prostaglandin. Thuốc chữa tăng huyết áp (thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu). 

Dùng thuốc chống toan có thể làm giảm kích ứng ruột bởi diclofenac nhưng lại có thể làm giảm nồng độ diclofenac trong huyết thanh.

Cimetidin có thể làm nồng độ diclofenac huyết thanh giảm đi một chút nhưng không làm giảm tác dụng chống viêm của thuốc. Cimetidin bảo vệ tá tràng khỏi tác dụng có hại của diclofenac. 

Probenecid có thể làm nồng độ diclofenac tăng lên gấp đôi nếu được dùng đồng thời. Điều này có thể có tác dụng lâm sàng tốt ở người bị bệnh khớp nhưng lại có thể xảy ra ngộ độc diclofenac, đặc biệt ở những người bị suy giảm chức năng thận. Tác dụng thải acid uric - niệu không bị ảnh hưởng. Nếu cần thì giảm liều diclofenac. 

Tương kỵ 

Diclofenac tương kỵ với atracurium besylat, cisatracurium besylat, methadon hydroclorid, Midazolam hydroclorid, Morphin hydroclorid, Tramadol hydroclorid. 

Quá liều và xử trí 

Liều gây chết ở người chưa biết, có người đã dùng tới 4 g. Ngộ độc cấp diclofenac biểu hiện chủ yếu là các tác dụng phụ nặng lên hơn.

Biện pháp chung là phải gây nôn ngay tức khắc hoặc rửa dạ dày, tiếp theo là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Sau khi đã gây nôn và rửa dạ dày, có thể dùng than hoạt để giảm hấp thu thuốc ở ống tiêu hóa và ở chu kỳ gan ruột. Thúc đẩy lợi tiểu, kiềm hóa nước tiểu, thẩm phân máu có thể không giúp ích để tăng đào thải diclofenac, vì thuốc gắn mạnh vào protein huyết tương. Nếu gây lợi tiểu thì phải theo dõi chặt chẽ cân bằng nước - điện giải vì có thể xảy ra rối loạn nặng về điện giải và ứ nước. 

Digoxin

Tên chung quốc tế: Digoxin. 

Mã ATC: C01AA05 

Loại thuốc: Thuốc chống loạn nhịp tim, glycosid trợ tim. 

Dạng thuốc và hàm lượng 

Dung dịch uống: 50 microgam/ml. 

Cồn ngọt (elixir): 50 microgam/ml (60 ml). 

Viên nén: 62,5 microgam; 125 microgam; 187,5 microgam; 250 microgam; 500 microgam. 

Thuốc tiêm: 50 microgam/ml; 100 microgam/ml (lọ 1 ml); 250 microgam/ml (lọ 1 ml, 2 ml). 

Dược lực học 

Digoxin là một glycosid trợ tim thu được từ dịch chiết lá Digitalis lanata, được sử dụng phổ biến hơn digitoxin, hoạt chất cùng nhóm dược lý hiện không lưu hành tại Việt Nam. 

Các tác dụng của digoxin đều có liên quan đến hoạt tính của thuốc trên “bơm natri” (natri-kali adenosin triphosphatase hay Na+- K+- ATPase), enzym có vai trò trong vận chuyển tích cực ion qua màng, trao đổi natri trong tế bào với Kali ngoài tế bào. Thông qua ức chế Na+- K+- ATPase, digoxin làm tăng hoạt tính calci nội bào ở cơ tim và hệ thống dẫn truyền, từ đó làm tăng lực co bóp, tăng tính tự động và giảm tốc độ dẫn truyền. Trên hệ thần kinh tự động, thuốc gián tiếp tăng hoạt tính hệ phó giao cảm trên nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất. Digoxin làm giảm tái hấp thu catecholamin tại các đầu dây thần kinh, làm tăng tính nhạy cảm của mạch máu với catecholamin nội và ngoại sinh. Digoxin còn làm tăng độ nhạy của thụ thể nhận cảm áp lực, do đó tăng trương lực thần kinh xoang động mạch cảnh và chặn kích thích giao cảm khi có tăng áp lực động mạch. Ở nồng độ cao, digoxin tăng dẫn truyền giao cảm từ hệ thần kinh trung uơng đến các dây giao cảm ở tim và ngoại vi; đồng thời làm tăng thất thoát kali nội bào gây tăng nồng độ kali huyết thanh. Các cơ chế tác dụng trực tiếp và gián tiếp nói trên làm tăng lực và tốc độ co bóp tâm thu của cơ tim (tác dụng inotropic dương tính), làm chậm nhịp tim (tác dụng chronotropic âm tính), giảm tốc độ dẫn truyền qua nút nhĩ thất và giảm hoạt tính hệ thần kinh giao cảm và hệ renin-angiotensin (tác dụng bất hoạt dẫn truyền thần kinh thể dịch). 

Điều trị bằng digoxin giúp làm tăng cung lượng tim và giảm áp lực động mạch phổi, áp lực mao mạch phổi bít và giảm sức cản mạch toàn thân ở bệnh nhân suy tim. Các tác dụng này trên huyết động đi kèm với tăng phân suất tống máu thất trái và giảm đường kính cuối thì tâm thu và tâm trương. Trên điện tâm đồ, sử dụng digoxin có thể gây kéo dài khoảng PR và giảm độ chênh của đoạn ST. Thuốc có thể gây ra dấu hiệu biến đổi ST-T trên điện tâm đồ khi vận động. Các tác dụng trên điện sinh lý này thường được dự đoán trước và không phải là dấu hiệu của độc tính. 

Digoxin giúp cải thiện các triệu chứng của suy tim, tăng dung nạp với gắng sức và giảm tỷ lệ nhập viện khi phối hợp cùng các thuốc ức chế men chuyển và lợi tiểu ở bệnh nhân suy tim, nhưng không làm giảm tỷ lệ tử vong chung. Lợi ích ghi nhận rõ nhất trên nhóm bệnh nhân có phân suất tống máu ≤ 25%, có tăng kích thước tim và phân loại NYHA độ III và IV. 

Dược động học 

Hấp thu

Sử dụng digoxin đường tĩnh mạch, tùy theo tốc độ tiêm truyền, thời gian thuốc bắt đầu có tác dụng (đáp ứng nhịp thất trong rung nhĩ, tăng co bóp và các biến đổi trên điện tâm đồ) là 5 – 30 phút, với nồng độ đỉnh đạt được sau khi dùng thuốc (tmax) từ 1 đến 5 giờ. Với viên nén, thời gian bắt đầu tác dụng là sau 0,5 - 2 giờ, đỉnh hấp thu đạt được từ 2 - 6 giờ sau khi uống. Khi dùng qua đường uống, digoxin hấp thu ở dạ dày và ruột non. Digoxin là cơ chất của glycoprotein P, protein vận chuyển tham gia vào quá trình hấp thu của thuốc. Khi dùng cùng thức ăn, tốc độ hấp thu của digoxin đường uống giảm nhưng không ảnh hưởng đến mức độ hấp thu. Tuy nhiên, thực phẩm giàu chất xơ có thể làm giảm mức độ hấp thu thuốc. Sinh khả dụng đường uống của digoxin vào khoảng 63% với viên nén và 75% với dung dịch uống.

Phân bố

Pha phân bố đầu tiên của digoxin từ ngăn trung tâm đến ngoại vi kéo dài từ khoảng 6 - 8 giờ. Sau đó, nồng độ digoxin trong huyết thanh giảm chậm, phụ thuộc tốc độ thuốc thải trừ khỏi cơ thể. Thể tích phân bố ở trạng thái cân bằng của thuốc lớn (khoảng 510 lít ở người tình nguyện khỏe mạnh), phản ánh mức độ phân bố rộng vào các mô của cơ thể. Nồng độ cao nhất của digoxin được tìm thấy ở tim, gan và thận, với nồng độ ở tim cao trung bình hơn 30 lần nồng độ thuốc trong máu. Mặc dù nồng độ thuốc trong cơ xương thấp hơn nhiều so với cơ tim, lượng thuốc phân bố tại cơ xương chiếm một tỷ lệ đáng kể do khối lượng cơ chiếm khoảng 40% tổng thể trọng. Một lượng nhỏ digoxin có trong huyết tương và khoảng 25% lượng thuốc này gắn với protein. Thuốc có thể đi qua hàng rào nhau thai và có mặt trong sữa mẹ. Chuyển hóa: Chỉ một lượng nhỏ digoxin trong cơ thể chuyển hóa ở gan thành chất chuyển hóa có và không có hoạt tính, với các sản phẩm chuyển hóa chính là dihydrodigoxin và digoxygenin. Chuyển hóa của digoxin không phụ thuộc vào hệ thống cytocrom P450.

Thải trừ

Khoảng 60 - 75% lượng digoxin sử dụng thải trừ qua thận ở dạng nguyên vẹn, qua glycoprotein P ở tế bào ống lượn gần. Tổng lượng thanh thải của digoxin có liên hệ trực tiếp đến chức năng thận, do đó độ thanh thải creatinin được dùng để tính toán tỷ lệ thuốc thải trừ hàng ngày. Trên người khỏe mạnh, thanh thải digoxin tổng và qua thận lần lượt là 193 ± 25 ml/phút và 152 ± 24 ml/phút. Ở một tỷ lệ nhỏ người dùng, digoxin đường uống bị chuyển hóa bởi hệ vi khuẩn ruột thành các sản phẩm dạng khử không có hoạt tính trên tim. Sản phẩm chuyển hóa này lên đến 40% liều dùng và được đào thải qua nước tiểu. Nửa đời thải trừ cuối của digoxin trên bệnh nhân có chức năng thận bình thường là từ 30 - 40 giờ. Do đa phần lượng digoxin phân bố đến các mô thay vì lưu hành trong máu, tuần hoàn ngoài cơ thể (tim phổi nhân tạo) không tác động đáng kể đến lượng thải trừ digoxin khỏi cơ thể. Ngoài ra, chỉ khoảng 3% digoxin được lọc khỏi cơ thể sau 5 giờ thẩm phân máu. 

Trên các đối tượng đặc biệt

Với bệnh nhân nhi, trong giai đoạn mới sinh, độ thanh thải thận của digoxin giảm và do đó, liều của thuốc cần được hiệu chỉnh phù hợp với mức độ hoàn thiện chức năng thận. Độ thanh thải của digoxin ở 12 tháng tuổi là 88 ± 43 ml/phút/1,73 m2, ở 3 tháng tuổi là 65,6 ± 30 ml/phút/1,73 m2 so với 32 ± 7 ml/phút/1,73 m2 ở 1 tuần tuổi. Sau các giai đoạn này, liều cần dùng trẻ em thường có tỷ lệ cao hơn ở người lớn 

Ở người suy thận, nửa đời thải trừ cuối của digoxin kéo dài, có thể lên đến 100 giờ ở bệnh nhân vô niệu. Suy giảm chức năng gan ít tác động đến độ thanh thải digoxin. 

Ở người cao tuổi, chức năng thận giảm theo độ tuổi có thể làm giảm tốc độ thanh thải digoxin so với ở người trẻ tuổi, với tốc độ thanh thải digoxin được báo cáo ở người cao tuổi vào khoảng 55 ml/phút/1,73 m2. Theo thông tin sản phẩm của Mỹ, người cao tuổi còn có nguy cơ giảm thể tích phân bố digoxin do giảm lượng khối cơ, do đó, cần thận trọng và theo dõi chặt chẽ khi dùng thuốc cho người cao tuổi. Độ thanh thải ở nữ thấp hơn nam giới 12 - 14%, ít có ý nghĩa lâm sàng nhưng có thể cân nhắc khi tính liều. 

Chỉ định, chống chỉ định

Chỉ định

Một số thể loạn nhịp trên thất, đặc biệt là cuồng động nhĩ và rung nhĩ mạn tính. 

Suy tim mạn tính có rối loạn chức năng tâm thu, suy tim kèm theo rung nhĩ. 

Chống chỉ định 

Nghẽn tim hoàn toàn ngắt quãng hoặc nghẽn nhĩ thất độ 2, đặc biệt với người có tiền sử Stokes-Adams. 

Loạn nhịp tim do ngộ độc digitalis. 

Loạn nhịp trên thất kèm theo đường dẫn truyền phụ nhĩ thất, như trong hội chứng Wolff-Parkinson-White, trừ khi đã xem xét các đặc điểm điện sinh lý của đường dẫn truyền phụ và các ảnh hưởng có hại có thể xảy ra của digoxin.

Chống chỉ định dùng digoxin khi bệnh nhân nghi ngờ hoặc có đường dẫn truyền phụ và không có tiền sử loạn nhịp trên thất trước đó. 

Rung thất hoặc nhịp nhanh thất. 

Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn, trừ trường hợp có đồng thời rung nhĩ và suy tim nhưng cần thận trọng khi sử dụng. 

Bệnh viêm màng ngoài tim co thắt, trừ trường hợp kiểm soát rung nhĩ hoặc cải thiện rối loạn tâm thu cần thận trọng khi sử dụng.

Quá mẫn với các digitalis khác. 

Thận trọng 

Digoxin có thể gây nhịp xoang chậm nặng hoặc blốc xoang nhĩ ở bệnh nhân có tiền sử bệnh lý nút xoang, và có thể làm nặng thêm hoặc blốc tim hoàn toàn ở bệnh nhân có tiền sử nghẽn nhĩ thất không hoàn toàn. Nếu cần phải sử dụng digoxin trên những bệnh nhân này, cần xem xét cấy máy tạo nhịp trước khi dùng thuốc. Dấu hiệu ngộ độc của digoxin trên tim (xem phần Quá liều và xử trí) rất khó phân biệt với các triệu chứng của bệnh lý suy tim chưa được kiểm soát dẫn đến xử trí hoàn toàn trái ngược (bệnh nhân có thể cần được tiếp tục dùng hoặc tăng liều thuốc nếu chưa kiểm soát bệnh suy tim, trong khi cần phải ngừng thuốc hoặc điều chỉnh giảm liều nếu có ngộ độc digoxin). Do đó, căn nguyên của các triệu chứng trên tim cần được xác định rõ, nếu có nghi ngờ cần đo nồng độ thuốc trong huyết thanh. 

Không khuyến cáo dùng thuốc cho bệnh nhân có nhồi máu cơ tim cấp, do có thể làm tăng nhu cầu oxy cơ tim không cần thiết và thiếu máu cục bộ, có thể tăng nguy cơ tử vong. Cần lưu ý đến khả năng loạn nhịp tim ở những bệnh nhân có thể bị hạ kali huyết sau nhồi máu cơ tim và có thể chưa ổn định về huyết động. 

Tránh điều trị digoxin ở bệnh nhân suy tim đi kèm bệnh cơ tim do thâm nhiễm amyloid. Tuy nhiên, nếu điều trị thay thế không thích hợp, digoxin có thể được sử dụng để kiểm soát nhịp thất ở những bệnh nhân mắc bệnh cơ tim do thâm nhiễm amyloid và rung nhĩ. Tránh dùng thuốc cho bệnh nhân có viêm cơ tim do digoxin có thể gây co mạch. 

Người mắc bệnh tim beri-beri có thể không có đáp ứng đầy đủ với digoxin nếu có tình trạng thiếu hụt Thiamin mắc kèm không được điều trị. 

Digoxin có thể cải thiện khả năng dung nạp với gắng sức ở bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm thu thất trái và nhịp xoang bình thưởng. Điều này có thể có hoặc không cải thiện tình trạng huyết động. Tuy nhiên, lợi ích của digoxin trên bệnh nhân có loạn nhịp trên thất chủ yếu là khi nghỉ ngơi, không rõ ảnh hưởng đến vận động. Bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc lợi tiểu, có hoặc không đồng thời với các thuốc ức chế men chuyển, việc ngừng dùng digoxin có thể gây các rối loạn trên lâm sàng. 

Bệnh nhân có bệnh lý đường hô hấp nặng có thể tăng nhạy cảm cơ tim với các glycosid trợ tim. 

Các rối loạn điện giải hoặc chuyển hóa làm tăng nguy cơ ngộ độc digitalis, gồm có: tăng hoặc hạ kali huyết, hạ magnesi huyết, tăng hoặc hạ calci huyết, thiếu oxy huyết. Do đó, cần theo dõi nồng độ điện giải khi dùng thuốc. 

Cần thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân có bệnh lý tuyến giáp, liều khởi đầu và duy trì nên được giảm trên bệnh nhân có suy giáp. Có thể có tình trạng kháng digoxin tương đối ở bệnh nhân cường giáp và do đó, có thể phải tăng liều của thuốc. Trong giai đoạn điều trị nhiễm độc giáp, nên giảm liều digoxin cho đến khi kiểm soát được tình trạng nhiễm độc giáp. 

Bệnh nhân có hội chứng giảm hấp thu hoặc phẫu thuật cắt Đường tiêu hóa có thể cần dùng liều digoxin cao hơn. 

Nhiều bệnh nhân suy tim sung huyết mạn tính có được lợi ích khi dùng digoxin trong một thời gian ngắn, một số bệnh nhân không cho thấy cải thiện huyết động rõ rệt và ổn định lâu dài. Do đó, cần đánh giá đáp ứng của từng bệnh nhân khi tiếp tục điều trị dài ngày với digoxin. 

Thực hiện chuyển nhịp tim bằng sốc điện trực tiếp làm tăng mạnh nguy cơ gây loạn nhịp nguy hiểm khi dùng thuốc và nguy cơ này tỷ lệ với mức điện thế được dùng. Nên ngừng digoxin trong 24 giờ trước khi làm thủ thuật và cân nhắc trì hoãn chuyển nhịp tim khi không khẩn cấp; hoặc sử dụng điện thế thấp nhất có hiệu quả để giảm thiểu độc tính. Chuyển nhịp tim bằng sốc điện trực tiếp không thích hợp trong điều trị loạn nhịp do glycosid tim gây ra. 

Thời kỳ mang thai 

Không chống chỉ định dùng digoxin cho phụ nữ mang thai, mặc dù khó dự đoán về liều hơn so với ở người không mang thai. Trong thời kỳ mang thai, có thể cần hiệu chỉnh liều do tăng thể tích huyết tương, giảm khả năng gắn với protein và tăng thải trừ qua thận ở phụ nữ mang thai. Cân nhắc lợi ích và nguy cơ tiềm tàng của việc sử dụng thuốc trước khi kê đơn thuốc này trong thời kỳ mang thai, chỉ kê đơn khi thật sự cần thiết. 

Nhiều phơi nhiễm với thuốc trong thai kỳ chưa ghi nhận các tác dụng bất lợi rõ rệt trên bào thai và trẻ sơ sinh ở người mẹ có nồng độ digoxin huyết thanh ở ngưỡng bình thường. Mặc dù digoxin được cho là có tác dụng trực tiếp đến cơ trơn tử cung, có thể gây sinh non tương đối và nhẹ cân, chưa thể loại trừ vai trò của thuốc với bệnh tim tiềm ẩn. Digoxin dùng cho người mẹ đã được sử dụng thành công trong điều trị nhịp nhanh và suy tim sung huyết ở thai nhi. Các tác dụng phụ lên thai nhi đã được báo cáo ở những bà mẹ có ngộ độc digitalis. 

Không có thông tin về ảnh hưởng của digoxin đối với khả năng sinh sản ở người cũng như khả năng gây dị tật thai nhi. 

Thời kỳ cho con bú 

Digoxin được bài tiết vào sữa mẹ với một lượng rất nhỏ (tỷ lệ thuốc trong sữa so với huyết tương là 0,6 - 0,9), không có ý nghĩa trên lâm sàng và không có chống chỉ định trong thời kỳ cho con bú. 

Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Nhìn chung, các ADR của digoxin phụ thuộc vào liều dùng.

Rất thường gặp 

Điện giải, chuyển hóa: hạ magnesi huyết. 

Thường gặp 

Thần kinh: rối loạn hệ thần kinh, chóng mặt, rối loạn thị giác, giảm phân biệt màu sắc. 

Tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng. 

Máu và hệ tạo máu: giảm bạch cầu ái toan (ưa eosin). 

Da: ban da, dạng mày đay hoặc dạng vảy có thể kèm theo tăng bạch cầu ái toan rõ rệt. 

Điện giải, chuyển hóa: hạ kali huyết. 

Tim: loạn nhịp, rối loạn dẫn truyền, bất thường điện tim (kéo dài khoảng PR, thay đổi sóng T và đoạn ST), thiếu máu cục bộ, nghẽn xoang nhĩ, nhịp chậm xoang, co mạch. 

Ít gặp 

Thần kinh: trầm cảm. 

Hiếm gặp 

Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa. 

Rất hiếm gặp 

Tim: loạn nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh nhĩ (có hoặc không có nghẽn), nhịp nhanh trên thất (loạn nhịp nút), loạn nhịp thất, ngoại tâm thu thất, giảm độ chênh đoạn ST trên điện tâm đồ. 

Máu: giảm tiểu cầu. 

Tiêu hóa: giảm khẩu vị, thiếu máu ruột cục bộ, hoại tử đường tiêu hóa. 

Toàn thân: khó chịu, suy nhược, mệt mỏi. 

Thần kinh: rối loạn ý thức, đau đầu, động kinh, đau dây thần kinh sinh ba, lo âu. 

Tâm thần: rối loạn tâm thần, thờ ơ, ảo giác, mê sảng. 

Nội tiết: vú to ở nam giới (có thể xảy ra khi dùng kéo dài). 

Da: ban da dát sần. Các trường hợp hiếm gặp có ban đỏ, ngứa, ban dát sần và hội chứng Stevens-Johnson đã được báo cáo ở những bệnh nhân dùng các hợp chất digitalis. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Nói chung, độc tính của digoxin phụ thuộc liều, thường xảy ra khi nồng độ thuốc trong máu cao hơn nồng độ điều trị. Do đó ADR ít khi xảy ra khi dùng đúng liều và nồng độ thuốc trong máu trong khoảng điều trị. 

Độc tính trên tim và các dấu hiệu của ngộ độc: xem phần “Quá liều và xử trí”. 

Bất thường về nội tiết trong điều trị dài ngày như vú to ở nam giới có thể hết khi ngừng thuốc. 

Diltiazem

Tên chung quốc tế: Diltiazem hydrochloride. 

Mã ATC: C08DB01. 

Loại thuốc: Thuốc chẹn kênh calci, dẫn chất benzothiazepin. 

Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén: 30 mg, 60 mg, 90 mg, 120 mg. 

Viên nang giải phóng kéo dài: 60 mg, 90 mg, 120 mg, 180 mg, 240 mg, 300 mg, 360 mg. 

Viên nén giải phóng kéo dài: 60 mg, 90 mg, 120 mg, 180 mg, 240 mg, 300 mg, 360 mg. 

Thuốc tiêm: 5 mg/ml, 25 mg/5 ml, 50 mg/10 ml, 125 mg/15 ml. 

Thuốc truyền tĩnh mạch: 100 mg. 

Dược lực học 

Diltiazem là một thuốc chẹn kênh calci thuộc dẫn chất benzothiazepin, không có cấu trúc dihydropyridin (nondihydropyridin). Tác dụng dược lý chủ yếu của diltiazem do ức chế dòng ion calci ở ngoài tế bào đi vào qua màng tế bào cơ tim và cơ trơn mạch máu mà không làm thay đổi nồng độ calci trong huyết thanh. Do “chẹn” kênh calci, diltiazem đã ức chế quá trình co bóp của cơ tim và cơ trơn mạch máu dẫn đến giãn mạch vành và mạch máu toàn thân, giảm co bóp cơ tim. 

Trên những bệnh nhân đau thắt ngực thể Prinzmetal (đau thắt ngực do co thắt), tác dụng ức chế sự co thắt mạch vành của diltiazem làm tăng phân bố oxy đến cơ tim. Tác dụng giãn mạch của diltiazem làm giảm sức cản ngoại vi, giảm huyết áp và giảm hậu gánh cho tim. Khác với nifedipin, diltiazem ức chế hệ thống dẫn truyền tim, tác dụng chủ yếu vào nút nhĩ thất và một phần vào nút xoang. Do gắn vào kênh calci, diltiazem làm tăng thời kỳ trợ trên nút nhĩ thất, làm chậm dẫn truyền và kéo dài tái cực. 

Trên bệnh nhân không bị rối loạn chức năng xoang nhĩ, diltiazem hiếm khi gây ra thay đổi có ý nghĩa lâm sàng đối với xoang nhĩ hoặc thời gian hồi phục nút xoang. Trên người bị bệnh xoang nhĩ (ví dụ, hội chứng nút xoang bệnh lý), thuốc có thể làm chậm nhịp tim, kéo dài chu kỳ nút xoang và có thể làm ngừng xoang hoặc blốc xoang nhĩ. Diltiazem ít tác động trên khoảng QT và không ảnh hưởng đến hệ thống dẫn truyền His-Purkinje. Diltiazem thuộc thuốc chống loạn nhịp nhóm IV. 

Dược động học 

Dược động học của diltiazem hydroclorid biến thiên rất nhiều giữa những người dùng thuốc. 

Hấp thu

Sau khi uống viên nén quy ước, khoảng 80% liều uống được hấp thu nhanh qua Đường tiêu hóa. Do diltiazem bị chuyển hóa bước một qua gan rất mạnh nên chỉ khoảng 40% liều uống vào được vòng tuần hoàn chung dưới dạng thuốc không đổi. 

Sinh khả dụng đường uống và nồng độ thuốc trung bình trong huyết tương ở trạng thái ổn định sau khi uống viên nang giải phóng kéo dài 120 mg ngày uống 2 lần tương đương với viên nén quy ước 60 mg ngày uống 4 lần. Tuy vậy, khi uống viên nang giải phóng kéo dài, nồng độ đỉnh trong huyết tương ở trạng thái ổn định thấp hơn và thời gian đạt được nồng độ đỉnh dài hơn. Thức ăn không ảnh hưởng đến mức độ hấp thu của viên nang giải phóng kéo dài nhưng tốc độ hấp thu có thể tăng nếu uống thuốc vào bữa ăn có nhiều chất béo. 

Nồng độ đỉnh trong huyết thanh thường đạt được trong vòng 2 - 3 giờ sau khi uống viên nên quy ước và 4 - 11 giờ sau khi uống viên nang giải phóng kéo dài. Ở người lớn khỏe mạnh, sau khi tiêm tĩnh mạch liều đơn diltiazem hydroclorid 10 hoặc 15 mg trong 3 phút, giá trị trung bình nồng độ đỉnh của diltiazem trong huyết tương lần lượt tương ứng là 104 hoặc 492 nanogam/ml. Sau khi truyền tĩnh mạch liên tục 10 hoặc 15 mg/giờ, giá trị trung bình nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương người lớn khỏe mạnh lần lượt tương ứng là 170 hoặc 270 nanogam/ml và số liệu này trên bệnh nhân cuồng động nhĩ/rung nhĩ là 242 hoặc 470 nanogam/ml. 

Ở người lớn khỏe mạnh, sau khi truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 10 mg/giờ, nồng độ thuốc ở trạng thái ổn định trong huyết tương trung bình khoảng 160 nanogam/ml. Trên người cao tuổi khỏe mạnh (65 - 77 tuổi) khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch, AUC trung bình của diltiazem tăng khoảng 50% so với người trẻ trưởng thành, có thể do thuốc đào thải chậm hơn ở người cao tuổi. 

Phân bố

Do diltiazem có tính thân lipid nên Thể tích phân bố khá lớn. Thuốc phân bố nhanh và rộng khắp vào các mô trong cơ thể. Ở người lớn khỏe mạnh truyền tĩnh mạch liều 4,8 - 13, 2 mg/giờ trong 24 giờ, thể tích phân bố trung bình của diltiazem ở trạng thái ổn định khoảng 360 - 390 lít. Diltiazem gắn với protein huyết tương khoảng 70 - 85% nhưng chỉ có khoảng 30 - 40% gắn với Albumin. Diltiazem xâm nhập được vào sữa mẹ, nồng độ thuốc trong sữa mẹ xấp xỉ nồng độ thuốc trong huyết thanh mẹ 

Chuyển hóa và thải trừ

Trên người khỏe mạnh dùng thuốc theo đường uống, nửa đời của diltiazem khoảng 2 - 11 giờ, tuy nhiên nửa đời của các chất chuyển hóa có thể lên tới 20 giờ. Nửa đời có thể tăng nhẹ sau khi dùng đa liều. 

Trên người lớn khỏe mạnh tiêm tĩnh mạch đơn liều diltiazem trong khoảng từ 10,5 - 21 mg, dược động học tỷ lệ thuận với liều dùng, nửa đời xấp xỉ 3,4 giờ và thanh thải toàn phần xấp xỉ 65 lít/giờ. 

Trên bệnh nhân cuồng động nhĩ hoặc rung nhĩ tiêm tĩnh mạch diltiazem đơn liều 2,5 - 38,5 mg, Độ thanh thải toàn phần trung bình khoảng 36 lít/giờ. Trên người lớn khỏe mạnh truyền tĩnh mạch liên tục diltiazem 10 và 15 mg/ giờ, nửa đời tăng lên 4,1 - 5 giờ, thanh thải toàn phần giảm xuống tương ứng là 52 - 68 hoặc 48 lít/giờ, dược động học không tuyến tính khi truyền tĩnh mạch liên tục. 

Trên bệnh nhân cuồng động nhĩ hoặc rung nhĩ truyền tĩnh mạch liên tục 10 hoặc 15 mg/giờ, nửa đời tăng lên tương ứng 6,8 hoặc 6,9 giờ và thanh thải toàn phần giảm xuống tương ứng 42 hoặc 31 lít/giờ. 

Nửa đời của thuốc có thể tăng ở người cao tuổi nhưng không đổi hoặc chỉ tăng nhẹ trên bệnh nhân suy thận. Xơ gan làm giảm độ thanh thải biểu kiến của diltiazem và làm kéo dài nửa đời. 

Diltiazem chuyển hóa nhanh và gần như hoàn toàn qua gan thông qua quá trình deacetyl hóa, N-demethyl hoá và O-demethyl hóa thành một vài chất có hoạt tính và ít nhất 5 chất không còn hoạt tính bởi hệ thống cytocrom P450 (CYP), trong đó chủ yếu bởi isoenzym CYP3A4. Thuốc và các chất chuyển hóa cũng trải qua quá trình liên hợp glucuronid và/hoặc liên hợp sulfat. 

Sau khi tiêm tĩnh mạch các liều đơn diltiazem, nồng độ các chất chuyển hóa chính deacetyldiltiazem và N-monodesmethyldiltiazem rất thấp hoặc không phát hiện được. 

Các chất chuyển hóa có hoạt tính chỉ được phát hiện khi truyền tĩnh mạch liên tục sau 30 phút và đạt nồng độ đỉnh sau khoảng từ 0,25 - 5 giờ. Khoảng 10 - 35% diltiazem được chuyển hóa thành deacetyldiltiazem, chất có tác dụng giãn mạch vành bằng 25 - 50% so với diltiazem. 

Khoảng 2 - 4% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không đổi. Phần lớn thuốc thải trừ dưới dạng đã chuyển hóa qua nước tiểu và qua mật. 

Chỉ định 

Điều trị và dự phòng đau thắt ngực (dùng đường uống). 

Điều trị tăng huyết áp nhẹ và vừa (dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác và chỉ dùng đường uống dạng thuốc giải phóng kéo dài). 

Nhịp nhanh trên thất (dùng đường tiêm tĩnh mạch) bao gồm chuyển nhanh sang nhịp xoang trong cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (PSVT) và kiểm soát tạm thời nhịp nhanh thất trong cuồng động nhĩ hoặc rung nhĩ khi không có chống chỉ định. 

Chống chỉ định 

Mẫn cảm với diltiazem. 

Hội chứng suy nút xoang (trừ khi đã đặt máy tạo nhịp thất).

(Blốc) nhĩ thất độ 2 và độ 3 (trừ khi đã đặt máy tạo nhịp thất). 

Hạ huyết áp nặng (huyết áp tâm thu < 90 mmHg). 

Sốc tim. 

Suy thất trái nặng kèm theo sung huyết phổi. 

Porphyrin cấp. 

Không nên dùng cho bệnh nhân nhịp nhanh thất, bệnh nhân cuồng động nhĩ hoặc rung nhĩ có đường dẫn truyền phụ (ví dụ kèm hội chứng Wolff-Parkinson-White hoặc hội chứng Lown-Ganong-Levine). 

Chống chỉ định dùng đường uống đối với người bị nhồi máu cơ tim cấp có sung huyết phổi trên hình ảnh X-quang. 

Chống chỉ định tiêm tĩnh mạch diltiazem đồng thời hoặc trong vòng vài giờ sau khi tiêm tĩnh mạch thuốc chẹn beta. 

Thận trọng 

Khởi đầu dùng diltiazem đường tiêm tĩnh mạch phải giám sát điện tâm đồ, huyết động và có đầy đủ phương tiện hồi sức sẵn sàng vì diltiazem làm giảm sức cản thành mạch ngoại biên nên có thể gây giảm huyết áp. Tất cả bệnh nhân dùng diltiazem đường tiêm tĩnh mạch phải được theo dõi điện tâm đồ. 

Phải thận trọng khi dùng diltiazem cho người bị suy tim sung huyết, nhất là khi dùng đồng thời với thuốc chẹn beta hoặc Digoxin vì diltiazem có thể thúc đẩy hoặc làm nặng suy tim. Diltiazem tiêm tĩnh mạch đã được dùng điều trị trên bệnh nhân cuồng động nhĩ hoặc rung nhĩ và đồng thời có suy tim sung huyết mức độ vừa đến nặng, tuy nhiên kinh nghiệm lâm sàng khi dùng thuốc đường tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân suy chức năng thất vẫn còn hạn chế, vì vậy nhà sản xuất cảnh báo cần sử dụng thận trọng trên những đối tượng này. Phải kiểm tra xem có phù ngoại biên trong quá trình điều trị vì có thể là dấu hiệu của suy chức năng thất trái do thuốc. Nếu thấy xuất hiện blốc nhĩ thất độ cao ở người có nhịp xoang, phải ngừng ngay diltiazem tiêm tĩnh mạch và sử dụng biện pháp điều trị hỗ trợ thích hợp. 

Lưu ý khả năng ban da do diltiazem có thể tiến triển thành phản ứng da nặng. Hiện chưa có báo cáo về các phản ứng này đối với diltiazem tiêm tĩnh mạch nhưng vẫn phải đề phòng nguy cơ. Phải ngừng dùng thuốc nếu thấy xuất hiện các tác dụng trên da. 

Thời kỳ mang thai 

Trong các nghiên cứu về độc tính sinh sản trên động vật thí nghiệm, diltiazem có thể bất thường phôi, thai, bất thường cơ xương và giảm cân nặng, giảm tỷ lệ sống ở liều gấp 5 - 10 lần và làm tăng tỷ lệ chết sau sinh ở liều gấp 20 lần so với liều dùng trên người. Hiện chưa có số liệu nghiên cứu trên người mang thai. Do đó, cần tránh dùng thuốc trong thời kỳ mang thai, trừ khi đã cân nhắc lợi ích cho mẹ cao hơn nguy cơ trên thai nhi. 

Thời kỳ cho con bú 

Diltiazem xâm nhập được vào sữa mẹ, không nên cho con bú trong thời gian dùng thuốc. 

Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Diltiazem dung nạp tốt ở liều điều trị. Ít gặp trường hợp phải ngừng thuốc hoặc điều chỉnh liều do gặp các tai biến nghiêm trọng. Khoảng 1% người bệnh phải ngừng thuốc vì các rối loạn tiêu hóa, phát ban ở da và chậm nhịp tim. 

Thường gặp 

Da: ngứa, rát bỏng tại nơi tiêm. 

Thần kinh: đau đầu, chóng mặt, ngủ gà. 

Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, chán ăn. 

Tim mạch: hạ huyết áp và hạ huyết áp không triệu chứng thường gặp đối với diltiazem tiêm tĩnh mạch. 

Ít gặp 

Da: mẩn ngứa, mày đay, nhạy cảm với ánh sáng, viêm da tiếp xúc. 

Thần kinh: trầm cảm, rối loạn trí nhớ, dáng đi bất thường, bệnh lý thần kinh, đổ mồ hôi, thay đổi tính khí, run cơ, chóng mặt, cũng thẳng, rối loạn suy nghĩ. 

Tiêu hóa: tiêu chảy, đau bụng, táo bón, khô miệng, loét tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu. 

Tim mạch: hạ huyết áp, đau thắt ngực, loạn nhịp, chậm nhịp tim, rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ, đau ngực, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, ngừng xoang, suy nút xoang, suy tim, blốc nhĩ thất độ 1, 2 hoặc 3, nghẽn nhánh vào lại, bất thường điện tâm đồ, nhịp nhanh thất, rung thất, giãn mạch. 

Hiếm gặp 

Da: hồng ban đa dạng, phù Quincke, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc, phù mạch, rụng lông tóc. 

Thần kinh: phản ứng ngoại tháp. 

Tim mạch: nhồi máu cơ tim. 

Khác: thay đổi các thông số chức năng gan (AST, ALT, LDH, creatin kinase, creatin phosphokinase, phosphatase kiềm, bilirubin), tổn thương tế bào gan. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Nếu xảy ra tụt huyết áp, cần có biện pháp xử trí phù hợp (đặt bệnh nhân ở tư thế Trendelenburg, tăng thể tích huyết tương). 

Liều lượng và cách dùng 

Cách dùng 

Diltiazem có thể dùng theo đường uống, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. 

Đường uống

Viên nén quy ước được uống trước khi ăn và lúc đi ngủ. Các dạng thuốc giải phóng kéo dài được dùng theo hướng dẫn của từng nhà sản xuất, có thể vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày (nhưng cũng có nhà sản xuất khuyến cáo nên uống vào lúc dạ dày rỗng), phải nuốt nguyên viên, không được mở nang, nhai hay bẻ viên. 

Tiêm, truyền tĩnh mạch

Tiêm chậm, phải theo dõi liên tục điện tâm đồ và huyết áp trong quá trình tiêm, truyền. Khi tiêm tĩnh mạch trực tiếp, dùng dạng thuốc hàm lượng 5 mg/ml, không cần pha loãng. Khi dùng theo đường truyền tĩnh mạch, pha 25 - 50 - 50 ml diltiazem hydroclorid hàm lượng 5 mg/ml vào 100 - 250 - 500 ml Dung dịch tương hợp (natri clorid 0,9%, dextrose 5% hoặc dextrose 5% và Natri clorid 0,45%) để được nồng độ diltiazem hydroclorid cuối cùng tương ứng là 1 - 0,83 - 0,45 mg/ml. Có thể dùng lọ thuốc 100 mg pha thành dung dịch có nồng độ cuối cùng là 1 mg/ml để truyền tĩnh mạch. 

Liều lượng 

Cần hiệu chỉnh liều dùng theo khả năng dung nạp và đáp ứng của từng cá thể. Đối với người cao tuổi, cần thận trọng trong lựa chọn liều dùng vì trên những đối tượng này có thể gặp tình trạng suy giảm chức năng gan, thận và/hoặc có bệnh lý tim mạch, bệnh mắc kèm và các thuốc dùng đồng thời. 

Điều trị đau thắt ngực

Để điều trị đau thắt ngực Prinzmetal hoặc đau thắt ngực ổn định mạn tính, liều khởi đầu thông thường đối với viên nén quy ước là 30 mg/lần, ngày uống 4 lần. Nhìn chung, liều được tăng từ từ trong từng khoảng 1 đến 2 ngày để đạt được liều cho hiệu quả tối ưu.

Khoảng liều trung bình tối ưu của viên nén diltiazem hydroclorid thường trong khoảng 180 - 360 mg/ngày, chia thành 3 đến 4 liều nhỏ. Người cao tuổi có thể đáp ứng với mức liều thấp hơn.

Sau khi đã kiểm soát được cơn đau thắt ngực, giảm dần liều xuống mức thấp nhất có tác dụng.

Dạng thuốc giải phóng kéo dài thường khởi đầu với liều 120 mg hoặc 180 mg, dùng 1 lần/ ngày. Liều dùng nên cá thể hoá theo đáp ứng. Nếu cần phải tăng liều, nên hiệu chỉnh dần trong vòng 7 - 14 ngày. Một số bệnh nhân có thể đáp ứng với mức liều cao lên tới 360 mg, ngày dùng một lần. 

Điều trị tăng huyết áp

Khi dùng diltiazem đơn độc để điều trị tăng huyết áp, liều khởi đầu của dạng thuốc giải phóng kéo dài là 60 - 120 mg/ lần, ngày dùng 2 lần hoặc 180 - 240 mg, ngày dùng một lần. Điều chỉnh liều dùng theo đáp ứng huyết áp của bệnh nhân. Một số bệnh nhân có thể đáp ứng với mức liều khởi đầu thấp hơn.

Đáp ứng hạ áp tối đa đối với liều dùng thường thể hiện trong vòng 14 ngày dùng thuốc. Liều duy trì thường trong khoảng 240 - 360 mg.

Nếu không kiểm soát được huyết áp bằng diltiazem đơn độc hoặc khi tăng liều xuất hiện tác dụng không mong muốn, có thể phối hợp thêm một thuốc hạ huyết áp khác, tuy nhiên cần hết sức thận trọng khi thiết lập mức liều của từng thuốc. 

Loạn nhịp trên thất 

Nhịp nhanh kịch phát trên thất: Khi không đáp ứng với thủ thuật cường phế vị hoặc adenosin, dùng diltiazem hydroclorid tiêm tĩnh mạch với liều khởi đầu thông thường là 15 - 20 mg (0,25 mg/kg) trong 2 phút.

Nếu không thấy đáp ứng mong muốn (ví dụ không chuyển về được nhịp xoang) và không thấy hạ áp, 15 phút sau có thể dùng thêm liều thứ hai 20 - 25 mg (0,35 mg/kg).

Truyền tĩnh mạch liều duy trì thông thường là 5 - 15 mg/giờ, điều chỉnh liều theo nhịp tim. 

Rung nhĩ và cuồng động nhĩ

Tiêm tĩnh mạch diltiazem hydroclorid liều nạp 15 - 20 mg (0,25 mg/kg) trong 2 phút. Nếu không thấy đáp ủng thỏa đáng sau liều khởi đầu (không giảm được nhịp thất như mong muốn, 15 phút sau có thể dùng thêm liều thứ hai 20 - 25 mg (0,35 mg/kg).

Để tiếp tục giảm nhịp thất trên những bệnh nhân cuồng động nhĩ hoặc rung nhĩ có đáp ứng với liều khởi đầu, tốc độ và thời gian truyền tĩnh mạch liều duy trì nên được điều chỉnh thận trọng theo khả năng dung nạp (ví dụ giảm huyết áp) và đáp ứng (ví dụ giảm nhịp tim), truyền duy trì có thể lên tới 24 giờ.

Khuyến cáo truyền tĩnh mạch liều duy trì nên khởi đầu với tốc độ 10 mg/giờ (với khoảng dao động 5 - 15 mg/giờ). Tính an toàn và hiệu lực của tốc độ truyền duy trì cao hơn 15 mg/giờ, khoảng thời gian truyền dài hơn 24 giờ chưa được thiết lập. 

Người suy gan, suy thận

Diltiazem được chuyển hóa chủ yếu qua gan, thải trừ qua nước tiểu và mật. Mặc dù không có khuyến cáo cụ thể hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân suy thận, vẫn nên chuẩn liều thận trọng trên đối tượng này, nên khởi đầu với mức liều thấp hơn.

Nên sử dụng thận trọng diltiazem cho bệnh nhân suy gan vì đã có báo cáo tổn thương gan cấp do thuốc. Hơn nữa, thanh thải toàn phần và nửa đời của diltiazem dùng theo đường uống tăng trên người xơ gan. Không có khuyến cáo hiệu chỉnh liều cụ thể trên người suy gan nhưng vẫn nên giảm liều. 

Tương tác thuốc 

Tránh phối hợp

Tránh dùng đồng thời diltiazem với các thuốc: Acid fusidic (toàn thân), aprepitant, bosutinib, certinib, cobimetinib, conivaptan, dantrolen, Domperidon, flibanserin, ibrutinib, idelalisib, ivabradin, lomitapid, naloxegol, olaparib, pimozid, rifampin, simeprevir, tolvaptan, trabectedin, uripristal.

Tăng tác dụng/độc tính 

Diltiazem có thể làm tăng nồng độ/tác dụng của: Amifostin, amiodaron, apixapan, aripiprazol, atovastatin, atosiban, avanafil, Bosentan, brexpiprazol, Bromocriptin, budesonid (toàn thân, tại chỗ), buspiron, cannabis, carbamazepin, chẹn beta, chẹn kênh calci (dihydropyridin), Cilostazol, Colchicin, cơ chất của CYP3A4, cyclosporin (toàn thân), dapoxetin, dofetilid, Doxorubicin (dạng bào chế quy ước), dronabinon, dronedaron, duloxetin, eletriptan, eliglustat, eplerenol, Everolimus, Fentanyl, fingolimod, fosaprepitant, fosphenytoin, glycosid tim, halofantrin, hydrocodon, imatinib, ivacaftor, lacosamid, Levodopa, lithi, lovastatin, lurasidon, midodrin, muối magnesi, nimodipin, nitroprusiat, oxycodon, Phenytoin, pimecrolimus, propafenon, quinidin, ranolazin, salicylat, salmeterol, Saxagliptin, Simvastatin, sonidegib, suvorexant, Tacrolimus (toàn thân, tại chỗ), tetrahydrocannabinol, thuốc chống loạn thần (không điển hình), thuốc giãn cơ loại chống khử cực, thuốc làm chậm nhịp tim, thuốc gây hạ huyết áp, vilazodon, vindesin, zopiclon, zuclopethixol. 

Các chất có thể làm tăng nồng độ/tác dụng của diltiazem: Alfuzosin, Atorvastatin, bretylium, Brimonidin (tại chỗ), các barbiturat, các chất ức chế CY3A4 (trung bình và mạnh), các chất ức chế P-glycoprotein/ABCB1, các chất ức chế phosphodiesterase 5, chất ức chế protease, các opioid nhóm anilidopiperidin, chẹn kênh calci (dihydropyridin), chẹn thụ thể alpha 1, chống nấm (dẫn chất azol hấp thu toàn thân), cimetidin, Clonidin, cyclosporin (toàn thân), Dasatinib, diazoxid, dronedaron, fluconazol, fosaprepitant, kháng sinh macrolid, lovastatin, luliconazol, mifepriston, molsidomin, muối magnesi, netupitant, Nicorandil, nước ép Bưởi chùm, obinutuzumab, Osimertinib, palbociclib, pentoxifylin, regorafenib, ruxolitinib, simvastatin, stiripentol, tofacitinib. 

Giảm tác dụng 

Diltiazem có thể làm giảm nồng độ/tác dụng của: Clopidogrel, ifosfamid. 

Các chất có thể làm giảm nồng độ/tác dụng của diltiazem: Amphetamin, bosentan, các barbiturat, carbamazepin, colestipol, các muối calci, các chất cảm ứng CYP3A4 (trung bình và mạnh), các chất cảm ứng P-glycoprotein/ABCB1, dabrafenib, dẫn chất của Rifamycin, Deferasirox, efavirenz, enzalutamid, methylphenidat, mitotan, nafcilin, osimertinib, phenytoin, rifampin, siltuximab, cỏ St. John, Tocilizumab, yohimbin. 

Tương kỵ 

Diltiazem có tiềm năng tương kỵ với nhiều thuốc bao gồm: Acetazolamid, Aciclovir, aminophylin, ampicilin, ampicilin natri phối hợp với Sulbactam natri, cefamandol, cefoperazon, Diazepam, furosemid, Heparin, hydrocortison natri succinat, Insulin thường, methylprednisolon natri succinat, mezlocilin, nafcilin, phenytoin, rifampin và natri bicarbonat. 

Quá liều và xử trí 

Triệu chứng

Chậm nhịp tim, hạ huyết áp, blốc tim và suy tim. Có thể xuất hiện giảm dẫn truyền, thay đổi điện tâm đồ (ví dụ, khoảng QT kéo dài, QRS giãn rộng, phong bế bó nhánh phải), loạn nhịp (ví dụ nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, xoắn đinh). 

Xử trí

Rửa dạ dày và uống than hoạt để giảm khả năng hấp thu diltiazem kết hợp với hỗ trợ chức năng và điều trị triệu chứng.

Nếu có biểu hiện chậm nhịp hoặc blốc nhĩ thất độ 2 – 3, nên dùng atropin tiêm tĩnh mạch (0,6 - 1 mg). Nếu chậm nhịp hoặc blốc nhĩ thất không đáp ứng với hủy phó giao cảm, có thể dùng isoproterenol nhưng cần thận trọng. Nên kiểm soát blốc nhĩ thất độ 2 - 3 bằng máy tạo nhịp.

Dùng các thuốc cường giao cảm (ví dụ isoproterenol, dopamin, dobutamin) và lợi tiểu để điều trị biểu hiện suy tim.

Có thể điều trị hạ huyết áp bằng cách truyền dịch và dùng thuốc co mạch (như dopamin, levarterenol bitartrat, norepinephrin). Muối calci cũng có thể hữu ích trong điều trị giảm huyết áp và các rối loạn tim mạch khác, tuy nhiên dùng muối calci để điều trị quá liều diltiazem cho kết quả mâu thuẫn. Khi dùng muối calci tiêm tĩnh mạch, người bệnh phải được theo dõi dấu hiệu tăng calci huyết và giám sát nồng độ ion calci.

Tiêm tĩnh mạch glucagon, Natri bicarbonat và/hoặc truyền insulin và Glucose cũng được dùng trong điều trị quá liều các thuốc chẹn kênh calci. Diltiazem không bị loại bỏ bằng thẩm phân máu hoặc thẩm phân màng bụng. 

Dimenhydrinat

Tên chung quốc tế: Dimenhydrinate. 

Mã ATC: Không có. 

Loại thuốc: thuốc kháng histamin H1, thế hệ thứ nhất. 

Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén, viên nén bao phim: 50 mg. 

Viên nén nhai: 50 mg. 

Dung dịch uống: 12,5 mg/5 ml. 

Dung dịch tiêm: 50 mg/ml (1 ml). 

Đạn đặt trực tràng: 25 mg, 50 mg, 100 mg. 

Dược lực học 

Dimenhydrinat là một thuốc kháng histamin H1 thế hệ thứ nhất, thuộc nhóm dẫn xuất ethanolamin, có chứa gần một nửa là diphenhydramin. Thuốc tác dụng bằng cách cạnh tranh với histamin ở thụ thể H1

Ngoài tác dụng kháng histamin, dimenhydrinat còn có tác dụng ức chế TKTW, kháng cholinergic, chống nôn. Dimenhydrinat được dùng chủ yếu làm thuốc dự phòng (có hiệu quả hơn), chống nôn khi say tàu xe và chống chóng mặt.

Cơ chế của các tác dụng này chưa biết chính xác, nhưng tác dụng chống nôn có thể liên quan tới dimenhydrinat làm giảm kích thích tiền đình, tác động đến ốc tai và khi dùng liều cao, tác động tới các ống bản khuyên của tai trong.

Tác dụng chống nôn có thể do tác động lên vùng nhận cảm hóa học (chemoreceptive trigger zone). Một số nghiên cứu cho rằng dimenhydrinat ức chế acetylcholin là cơ chế tác dụng chính, vì kích thích cholinergic ở hệ thống tiền đình và lưới có thể là nguyên nhân gây buồn nôn và nôn do say tàu xe.

Tác dụng ức chế hệ TKTW thường giảm sau một vài ngày điều trị và hiệu quả chống nôn có thể giảm phần nào sau khi dùng kéo dài. Dimenhydrinat tuy là một kháng histamin nhưng chưa được đánh giá về tác dụng chống dị ứng. 

Dược động học 

Hấp thu

Dimenhydrinat hấp thu tốt sau khi uống hoặc tiêm. Tác dụng chống nôn thường bắt đầu ngay sau tiêm tĩnh mạch, trong vòng 15 - 30 phút sau khi uống, 30 - 45 phút sau khi đặt trực tràng và 20 - 30 phút sau tiêm bắp. Thời gian tác dụng từ 3 - 6 giờ sau khi dùng thuốc. 

Phân bố

Giống như các thuốc kháng histamin khác, thuốc có thể được phân bố rộng rãi vào các tổ chức trong cơ thể, qua được nhau thai, một lượng nhỏ được phân bố vào sữa. 

Chuyển hóa, thải trừ

Thuốc bị chuyển hóa ở gan và thải trừ qua nước tiểu. 

Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định

Phòng và điều trị triệu chứng buồn nôn, nôn, chóng mặt khi say tàu xe. 

Điều trị triệu chứng nôn và chóng mặt trong bệnh Ménière và các rối loạn tiền đình khác. 

Chống chỉ định 

Quá mẫn với dimenhydrinat hoặc các thành phần của nó (diphenhydramin, 8-clorotheophylin). 

Trẻ sơ sinh. 

Thận trọng 

Cần báo trước cho người bệnh phải thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc vì dimenhydrinat có tác dụng gây buồn ngủ nên làm giảm sự tỉnh táo. 

Tránh dùng thuốc cùng rượu hoặc các thuốc ức chế TKTW khác vì làm tăng tác dụng buồn ngủ. 

Phải dùng thận trọng ở người mắc những bệnh có thể bị nặng lên do tác dụng kháng cholinergic (như phì đại tuyến tiền liệt, hẹp môn vị - tá tràng, tắc cổ bàng quang (bí tiểu), glôcôm góc hẹp, hen phế quản, loạn nhịp tim) hoặc dùng cho người bị động kinh vì có thể gây co giật. 

Thuốc có thể che lấp các triệu chứng độc đối với thính giác, do đó phải thận trọng ở những người bệnh có dùng các thuốc đặc biệt có độc tính đối với thính giác và phải theo dõi chặt chẽ khi dùng cùng với dimenhydrinat. 

Cần thận trọng dùng thuốc cho người cao tuổi vì dễ bị hạ huyết áp thể đứng, chóng mặt và buồn nôn. 

Tác dụng chống nôn của dimenhydrinat có thể gây trở ngại cho chẩn đoán viêm ruột thừa và che đậy các dấu hiệu nhiễm độc khi dùng quá liều các thuốc khác. 

Thời kỳ mang thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai

Chưa có nghiên cứu đầy đủ về sử dụng dimenhydrinat ở phụ nữ mang thai. Một số nghiên cứu lâm sàng cho biết dùng dimenhydrinat ở một số người mang thai không thấy có sự tăng nguy cơ bất thường đối với thai trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Các nghiên cứu trên động vật không thấy dimenhydrinat gây tác hại cho thai. Tuy nhiên, chỉ nên dùng dimenhydrinat trong thời kỳ mang thai khi thực sự cần thiết. 

Thời kỳ cho con bú 

Các thuốc kháng histamin thế hệ 1 có thể ức chế tiết sữa do tác dụng kháng cholinergic của thuốc. Một lượng nhỏ dimenhydrinat được phân bố vào sữa mẹ, có nguy cơ gây tác dụng có hại cho con. Vì vậy phải ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc nếu dùng dimenhydrinat. 

Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Buồn ngủ là ADR hay gặp nhất của dimenhydrinat. Một số ADR của dimenhydrinat có liên quan đến tác dụng kháng cholinergic của thuốc. 

Thường gặp 

TKTW: buồn ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất phối hợp vận động. 

Nhìn mờ, khô miệng và đường hô hấp, ù tai. 

Ít gặp 

Tiêu hóa: chán ăn, táo bón hoặc ỉa chảy. 

Tiết niệu: bí đái, khó tiểu tiện. 

Tim mạch: đánh trống ngực (nhịp tim nhanh), hạ huyết áp. 

Hiếm gặp 

Kích thích nghịch thường ở trẻ em, đôi khi gặp ở người lớn: kích động, run, mất ngủ, co giật. 

Chưa xác định được tần suất 

Ban da, tăng tiết dịch phế quản, đau vùng thượng vị. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Các ADR thường nhẹ. Buồn ngủ thường hết sau vài ngày dùng thuốc. Cần thận trọng đối với người cao tuổi, nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả để tránh bí đái do có thể có phì đại tuyến tiền liệt. Có thể uống thuốc cùng với thức ăn, sữa để tránh kích ứng dạ dày. Nếu khô mồm, có thể ngậm kẹo hoặc kẹo cao su không đường. Các ADR thường hết khi ngừng thuốc. 

Liều lượng và cách dùng 

Cách dùng

Dimenhydrinat dùng bằng đường uống, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Tiêm tĩnh mạch phải pha loãng 50 mg trong 10 ml dung dịch Natri clorid 0,9%, tiêm chậm trong ít nhất 2 phút.

Liều lượng 

Phòng và điều trị buồn nôn, nôn, chóng mặt do say tàu xe 

Phòng say tàu xe, liều đầu tiên phải uống 30 phút trước khi khởi hành. 

Liều uống: 

  • Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi: Mỗi lần 50 - 100 mg, cách 4 - 6 giờ/ lần khi cần, không quá 400 mg/ngày.
  • Trẻ em từ 6 - 11 tuổi: Mỗi lần 25 - 50 mg, cách 6 - 8 giờ/lần khi cần, tối đa mỗi ngày 150 mg.
  • Trẻ em từ 2 - 5 tuổi: Mỗi lần 12,5 - 25 mg, cách 6 - 8 giờ/lần khi cần, tối đa mỗi ngày 75 mg.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi chỉ dùng dimenhydrinat đường uống khi có sự theo dõi của bác sĩ.
  • Trẻ sơ sinh: Không dùng. 

Liều tiêm: 

Đặt trực tràng: 

  • Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi: Mỗi lần 50 mg, cách 8 - 12 giờ đặt lại nếu cần thiết.
  • Trẻ em 8 - 11 tuổi: Mỗi lần 25 - 50 mg, cách 8 - 12 giờ đặt lại nếu cần.
  • Trẻ em 6 - 7 tuổi: Mỗi lần 12,5 - 25 mg, cách 8 - 12 giờ đặt lại nếu cần.
  • Trẻ em 2 – 5 tuổi: 12,5 - 25 mg đặt 1 lần không lặp lại trừ khi có chỉ định của thầy thuốc. 
Điều trị triệu chứng bệnh Ménière 

Uống mỗi lần 25 - 50 mg, ngày 3 lần để điều trị duy trì hoặc tiêm bắp 50 mg trong cơn cấp. 

Người suy gan, suy thận: Theo nhà sản xuất thì không cần điều chỉnh liều. 

Tương tác thuốc 

Thuốc ức chế TKTW (như rượu và barbiturat): Dimenhydrinat có thể làm tăng tác dụng của các thuốc ức chế TKTW. Nếu dùng đồng thời thì cần thận trọng để tránh quá liều. 

Thuốc kháng cholinergic: Làm tăng tác dụng của các thuốc kháng cholinergic. 

Kháng sinh nhóm aminoglycosid hoặc các thuốc độc đối với thính giác khác: Dimenhydrinat có thể che lấp các triệu chứng sớm của độc tính đối với thính giác. 

Tương kỵ 

Dạng dung dịch dimenhydrinat tương kỵ với nhiều thuốc, như aminophylin, glycopyronium bromid, hydrocortison natri succinat, hydroxyzin hydroclorid, meglumin adipiodon, một số phenothiazin và một số barbiturat. Những tương kỵ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố (như nồng độ thuốc, dung môi, pH, nhiệt độ).

Quá liều và xử trí 

Triệu chứng

Quá liều dimenhydrinat thường xảy ra ở trẻ em. Các triệu chứng độc của dimenhydrinat ở trẻ em tương tự như quá liều atropin, bao gồm giãn đồng tử, đỏ mặt, sốt cao, kích động, ảo giác, lú lẫn, mất điều hòa, co giật, hôn mê, suy hô hấp, trụy tim mạch và có thể tử vong. Các triệu chứng có thể chậm trễ tới 2 giờ sau dùng thuốc, tử vong có thể xảy ra trong vòng 18 giờ. 

Ở người lớn, liều 500 mg hoặc lớn hơn của dimenhydrinat có thể gây khó nói và khó nuốt, loạn tâm thần không thể phân biệt được với ngộ độc atropin. 

Xử trí

Không có thuốc giải độc đặc hiệu, điều trị triệu chứng và hỗ trợ. 

Giảm hấp thu: Gây nôn thường không có hiệu quả. Khi không có cơn co giật, có thể rửa dạ dày sớm (sử dụng ống đặt nội khí quản có nút bịt để đề phòng hít phải các chất chứa trong dạ dày). Để người bệnh nằm yên để giảm thiểu kích thích thần kinh trung ương cho người bệnh. 

Nếu co giật, điều trị bằng Diazepam ở người lớn và phenobarbital ở trẻ em. 

Suy hô hấp: Dùng máy hỗ trợ hô hấp. 

Dioctahedral smectit

Tên chung quốc tế: Diosmectite. 

Mã ATC: A07BC05. 

Loại thuốc: Thuốc hấp phụ và làm săn niêm mạc đường tiêu hóa.

Dạng thuốc và hàm lượng 

Thuốc bột pha hỗn dịch: Gói 3 g. 

Dược lực học 

Diosmectit là silicat nhôm và magnesi tự nhiên có cấu trúc từng lớp lá mỏng xếp song song với nhau và có độ quánh dẻo cao, nên có khả năng rất lớn bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa. Diosmectit tương tác với glycoprotein của niêm dịch bao phủ Đường tiêu hóa nên làm tăng tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc đường tiêu hóa khi bị các tác nhân lạ xâm hại. Thuốc có khả năng bám dính và hấp phụ cao tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc tiêu hóa. Thuốc có khả năng gắn vào độc tố vi khuẩn ở ruột, nhưng đồng thời cũng có khả năng gắn vào các thuốc khác làm chậm hấp thu hoặc làm mất tác dụng, đặc biệt tetracyclin và Trimethoprim (là những kháng sinh có thể được chỉ định ở trẻ em bị ỉa chảy). 

Diosmectit không cản quang, không làm phân biến màu và với liều thường dùng thuốc không làm thay đổi thời gian chuyển vận sinh lý các chất qua ruột. 

Dược động học 

Diosmectit không hấp thu vào máu qua đường tiêu hóa và bị thải trừ hoàn toàn theo phân. 

Chỉ định, chống chỉ định

Chỉ định

Điều trị triệu chứng đau do viêm thực quản - dạ dày - tá tràng và đại tràng. 

Điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp và mạn tính sau khi đã bồi phụ đủ nước và điện giải mà còn ỉa chảy kéo dài. 

Chống chỉ định 

Mẫn cảm với diosmectit. 

Bệnh nhân không dung nạp Fructose. 

Không dùng chữa ỉa chảy cấp mất nước và điện giải nặng cho trẻ em, khi chưa bồi phụ đủ nước và điện giải. 

Thận trọng 

Nếu tiêu chảy mất nước cần bù nước kết hợp dùng thuốc bằng đường uống hoặc tiêm truyền dịch tĩnh mạch, số lượng nước cần bù tùy theo tuổi, cơ địa người bệnh và mức độ bị tiêu chảy. Cần thận trọng khi dùng diosmectit để điều trị tiêu chảy nặng, vì thuốc có thể làm thay đổi độ đặc của phân và chưa biết có ngăn được mất nước và điện giải còn tiếp tục trong ỉa chảy cấp. 

Cần thận trọng khi dùng diosmectit để điều trị tiêu chảy cấp cho người bệnh có tiền sử táo bón nặng vì dễ làm táo bón nặng thêm. Cần thông báo cho người bệnh tự bổ sung nước như nước muối, nước đường để bù lại lượng nước đã mất do ỉa chảy. Lượng nước uống trung bình 1 ngày là 2 lít ở người lớn. Duy trì dinh dưỡng trong thời gian ỉa chảy, không ăn đồ ăn sống, đồ uống lạnh có đá.

Thời kỳ mang thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai

Không có ghi nhận quái thai khi dùng thuốc ở động vật. Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. 

Thời kỳ cho con bú 

Không có chống chỉ định với phụ nữ thời kỳ cho con bú. Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết.

Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Các ADR phần lớn xảy ra ở đường tiêu hóa. 

Thường gặp: táo bón. 

Ít gặp: đầy hơi, nôn. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Cần giảm liều khi bị táo bón. 

Liều lượng và cách dùng 

Cách dùng

Pha gói thuốc thành dịch treo trước khi dùng. Trẻ em: Hòa mỗi gói thuốc với khoảng 50 ml nước, trước mỗi lần dùng thuốc cần lắc hoặc khuấy đều. Có thể thay nước bằng dịch thức ăn như cháo, nước canh, nước rau hoặc trộn kỹ với thức ăn nửa lỏng như món nghiền rau - quả. Người lớn: Pha 1 gói vào 1/4 cốc nước ấm, khuấy đều. Uống sau bữa ăn với người bệnh viêm thực quản. Uống xa bữa ăn với các chỉ định khác. 

Liều lượng 

Trẻ em

Dưới 1 tuổi: 1 gói/ngày. Trường hợp tiêu chảy cấp: 2 gói/ngày trong 3 ngày, sau đó giảm xuống 1 gói/ngày. Từ 1 - 2 tuổi: 2 gói/ ngày. Trường hợp tiêu chảy cấp: 4 gói/ngày trong 3 ngày sau đó giảm xuống 2 gói/ngày. 

Trên 2 tuổi: 2 - 3 gói/ngày. Trường hợp tiêu chảy cấp: 4 gói/ngày trong 3 ngày, sau đó giảm xuống 2 gói/ngày. 

Người lớn

Mỗi lần 1 gói, 3 gói/ngày. Trường hợp tiêu chảy cấp liều khởi đầu có thể tới ngày 6 gói. 

Riêng viêm loét trực tràng dùng cách thụt. 

Thụt trực tràng

Mỗi lần 1 - 3 gói hòa với 50 - 100 ml nước ấm, rồi thụt. Ngày 1 - 3 lần. 

Tương tác thuốc 

Diosmectit có thể hấp phụ một số thuốc khác, do đó có thể ảnh hưởng đến thời gian và tỷ lệ hấp thu của các thuốc đó, nên uống diosmectit sau khi uống thuốc cần hấp thu khoảng 2 - 3 giờ. 

Tương kỵ 

Cần tránh ẩm. 

Quá liều và xử trí 

Triệu chứng: Dùng thuốc quá liều có thể dẫn đến táo bón hoặc ỉa chảy.

Xử trí: Cần ngừng dùng thuốc và điều trị triệu chứng. 

Diosmin

Diosmin (Diosmine) là thuốc hỗ trợ tim mạch, có tác dụng tăng sự dẻo dai và độ bền thành mạch máu, tăng trương lực tĩnh mạch.

Mã ATC

C - Hệ tim mạch

C05 - Thuốc vận mạch

C05C - Chất ổn định mao quản

C05CA - Bioflavonoid

C05CA03 - Diosmin

Tác dụng dược lý

Diosmin là một flavone glycoside của diosmetin, được phân lập từ các loại thực vật khác nhau (đặc biệt là vỏ cam quýt), hoặc có nguồn gốc từ Hesperidin flavonoid.

Dược lực học: Diosmin là một loại thuốc hoạt huyết hỗ trợ sức khỏe tuần hoàn thông qua các hoạt động khác nhau trên các mạch máu, nó hỗ trợ dẫn lưu bạch huyết và cải thiện vi tuần hoàn đồng thời làm tăng trương lực và độ đàn hồi của tĩnh mạch. Vì những lý do này, diosmin thường được dùng bởi những người mắc bệnh tĩnh mạch mãn tính để hỗ trợ sức khỏe mạch máu và đã được chứng minh là cải thiện chất lượng cuộc sống. Ngoài các tác dụng trên, diosmin còn có tác dụng chống oxy hóa và loại bỏ oxy các gốc tự do, giảm mức độ căng thẳng oxy hóa thường được phát hiện thông qua các dấu ấn sinh học như tiền chất isoprostane prostaglandin. Trong một nghiên cứu lâm sàng, hàm lượng trung bình của TNF alpha, VEGF-C, VEGF-A IL-6, ngoài FGF2 đã giảm sau khi điều trị bằng diosmin; phát hiện có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, giảm phù nề và giảm chu vi chân trung bình của bệnh nhân dùng diosmin trong ba tháng đã được quan sát thấy trong một nghiên cứu lâm sàng. Diosmin đã được chứng minh là tăng cường chuyển hóa Glucose trong các rối loạn tiểu đường.

Dược động học: 

  • Hấp thu: Diosmin được hấp thu nhanh ở Đường tiêu hóa. Sau khi uống một liều đơn 900 mg trong một nghiên cứu sử dụng phương pháp sắc ký lỏng với phương pháp sắc ký khối phổ song song (LC-MS/MS), Cmax là 4,2±3,8 ng ·mL-1 , Tmax là 18,7±9,9 giờ và AUC0~96 là 185,4 ±166,2 ng·mL-1 ở những người tình nguyện khỏe mạnh. Một nghiên cứu dược động học khác trên 5 người trưởng thành cho thấy Cmax là 417±94,1 ng/dL.
  • Con đường loại bỏ: Dữ liệu dược động học cho thấy diosmin và aglycone diosmetin của nó không bị đào thải qua nước tiểu. Các chất chuyển hóa nhỏ được tìm thấy được loại bỏ trong nước tiểu dưới dạng liên hợp axit glucuronic.
  • Khối lượng phân phối: Một nghiên cứu dược động học trên 5 người trưởng thành cho thấy Thể tích phân bố là 62,1±7,9 L.
  • Trao đổi chất: Các sản phẩm thoái hóa của diosmin như axit alkyl-phenolic xác nhận mô hình trao đổi chất tương tự như các Flavonoid khác.
  • Thời gian bán hủy sinh học: Thời gian bán hủy của Diosmin dao động từ 26 đến 43 giờ. Một nghiên cứu sử dụng phương pháp sắc ký lỏng với phương pháp sắc ký khối phổ song song (LC-MS/MS) sau khi dùng một liều duy nhất 900 mg diosmin đã chứng minh thời gian bán hủy là 60,2±85,7 giờ ở những người tình nguyện khỏe mạnh.

Cơ chế hoạt động: Diosmin giúp duy trì cấu trúc và chức năng hệ thống tuần hoàn, đặc biệt là sức mạnh và năng lực của tĩnh mạch. Cơ chế hoạt động phân tử của diosmin chưa được thiết lập. Một số tài nguyên chỉ ra rằng diosmin liên kết với thụ thể aryl hydrocarbon, tuy nhiên, sự liên quan lâm sàng với chức năng mạch máu vẫn chưa được biết. Một nghiên cứu chứng minh rằng diosmin uống có tác dụng đối với quá trình chuyển hóa in vitro của Noradrenaline do giãn tĩnh mạch, có khả năng mang lại lợi ích cho sức khỏe mạch máu.

Chỉ định

Diosmin được sử dụng không kê đơn đơn lẻ hoặc với các thành phần như hesperidin và diosmetin để hỗ trợ chức năng tĩnh mạch và mao mạch.

Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng Diosmin cho các đối tượng bị dị ứng hay mẫn cảm với thành phần này.

Bệnh nhân có tiền sử bị ung thư.

Trẻ em.

Phụ nữ đang mang thai và bà mẹ đang cho con bú.

Liều dùng và cách sử dụng

Cách dùng:

  • Diosmin sản xuất dạng viên dùng theo đường uống, tốt nhất là cuối các bữa ăn. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bệnh nhân hãy tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ và dược sĩ trước khi dùng thuốc Diosmin.

Liều dùng:

Tác dụng không mong muốn

Tần suấtTác dụng phụ
Thường gặp 

Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thường gặp là đau dạ dày và thượng vị, buồn nôn, tiêu chảy và chóng mặt,...

Rối loạn nhịp tim (nhịp tim nhanh), ngứa, ban đỏ, viêm da, thiếu máu tan máu.

Ít gặpViêm ruột kết.
Hiếm gặp

Co thắt mạch ngoại vi quá mức, tổn thương do thiếu máu cục bộ.

Chóng mặt, đau đầu, khó chịu.

Không xác định tần suất 

Đau bụng, phù cục bộ mặt, mí mắt và môi.

Cá biệt, xảy ra phù Quink’s.

Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C. Không để thuốc ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.

Tương tác thuốc

Diosmine có thể được dùng cùng hoặc không cùng thức ăn.

Nồng độ trong huyết thanh có thể tăng lên khi dùng đồng thời các thuốc được chuyển hóa bởi cytochrom P450 (CYP-450) 2E1 hoặc 2C9, hoặc bởi P-glycoprotein.

Chlorzoxazone: Nồng độ chlorzoxazone trong huyết thanh, chất nền của CYP2E1, có thể tăng lên khi có mặt diosmin.

Fexofenadine: Sinh khả dụng và nồng độ trong huyết thanh của Fexofenadine, một cơ chất của P-glycoprotein, có thể tăng lên khi có mặt diosmin.

Diclofenac natri: Sinh khả dụng và nồng độ diclofenac natri trong huyết thanh, một chất nền của CYP2C9, có thể tăng lên khi có mặt diosmin.

Thận trọng khi sử dụng

Thận trọng khi sử dụng Diosmin đối với bệnh nhân bị dị ứng hay mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc.

Diosmin không khuyến cáo sử dụng cho đối tượng bị ung thư.

Diosmin chưa được thử nghiệm trên bệnh nhi, không khuyến cáo dùng cho trẻ em.

Phụ nữ đang mang thai và bà mẹ đang cho con bú: Tránh sử dụng, Diosmin không dành cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ điều trị.

Diphenhydramin

Tên chung quốc tế: Diphenhydramine. 

Mã ATC: D04AA32, R06AA02. 

Loại thuốc: Thuốc kháng histamin thế hệ 1; chất đối kháng thụ thể histamin H1

Dạng thuốc và hàm lượng 

Dùng dưới dạng muối hydroclorid: 

Viên nén, viên bao phim: 25 mg, 50 mg. 

Viên nhai: 12,5 mg. 

Viên nang: 25 mg, 50 mg. 

Dung dịch uống, sirô, cồn ngọt (elixir): 10 mg/5 ml; 12,5 mg/5 ml. 

Dung dịch tiêm: 50 mg/ml. 

Kem bôi: 2%. 

Ngoài ra còn có các dạng thuốc uống kết hợp diphenhydramin dạng muối hydroclorid hoặc citrat với các thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol, Aspirin, naproxen, thuốc chống sung huyết như phenylephrin, pseudoephedrin, guaifenesin; các dạng thuốc ngoài da kết hợp với Kẽm acetat. 

Dược lực học 

Cơ chế tác dụng: Diphenhydramin là một thuốc kháng histamin H1 thế hệ thứ nhất, thuộc nhóm dẫn xuất ethanolamin. Diphenhydramin cạnh tranh với histamin ở thụ thể histamin H1 và do đó ngăn cản tác dụng của histamin. Thuốc kháng histamin không ức chế giải phóng histamin. Diphenhydramin còn có tác dụng gây ngủ và kháng muscarinic. 

Diphenhydramin được dùng để làm giảm các triệu chứng dị ứng như mày đay, phù mạch, viêm mũi, viêm kết mạc, ngứa ngoài da và phối hợp điều trị sốc phản vệ. Thuốc có hiệu quả trong điều trị triệu chứng ho và cảm lạnh. Diphenhydramin được dùng để phòng và điều trị buồn nôn, nôn, chóng mặt do say tàu xe. Do tính chất kháng muscarinic, diphenhydramin được dùng để điều trị Parkinson. Thuốc còn được dùng để điều trị ngắn ngày chứng mất ngủ. Ngoài ra, thuốc còn được dùng để bôi ngoài da điều trị chứng ngứa và đau do tổn thương da. 

Dược động học 

Hấp thu

Diphenhydramin hydroclorid được hấp thu tốt qua đường uống, tuy nhiên bị chuyển hóa bước đầu ở gan, do đó chỉ có khoảng 40 - 60% diphenhydramin vào được hệ tuần hoàn và có tác dụng toàn thân. Thời gian đạt nồng độ đỉnh là 1 - 4 giờ sau khi uống một liều đơn. Sau khi uống liều đơn diphenhydramin 50 hoặc 100 mg ở người lớn khỏe mạnh, nồng độ đỉnh của thuốc lần lượt là 37 - 83 hoặc 81 - 159 ng/ml. Sau khi uống diphenhydramin liều 25 mg mỗi 4 giờ hoặc 50 mg mỗi 6 giờ, nồng độ đỉnh ở trạng thái ổn định của thuốc trong huyết tương lần lượt là 55 và 85 ng/ml. 

Tiêm tĩnh mạch diphenhydramin liều đơn 50 mg trên người lớn khỏe mạnh, nồng độ trong máu đạt được 99 - 196 ng/ml sau 1 giờ. Diphenhydramin có thể hấp thu qua da sau khi bôi và hiếm khi gây tác dụng toàn thân. 

Phân bố

Phân bố của diphenhydramin vào các mô và dịch của cơ thể chưa được mô tả đầy đủ. Sau khi tiêm tĩnh mạch trên chuột, thuốc đạt nồng độ cao ở phổi, lách, não và đạt nồng độ thấp hơn ở tim, cơ và gan. Diphenhydramin qua được nhau thai và vào được sữa mẹ, song mức độ phân bố vào sữa chưa được xác định. Sau khi tiêm tĩnh mạch ở người khỏe mạnh, Thể tích phân bố của diphenhydramin khoảng 188 - 336 lít, thể tích phân bố của thuốc ở người châu Á cao hơn ở người da trắng. Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương cao, khoảng 80 - 85% in vitro. Tỉ lệ gắn với protein ít hơn ở người xơ gan và người châu Á (so với người da trắng).

Chuyển hóa

Diphenhydramin được chuyển hóa nhanh và gần như hoàn toàn. Diphenhydramin được chuyển hóa qua gan khoảng 50%. Sau khi uống, diphenhydramin được chuyển qua gan lần đầu trước khi vào vòng tuần hoàn. Chất chuyển hóa chính là acid diphenylmethoxyacetic, các chất chuyển hóa đều không có hoạt tính. 

Thải trừ

Diphenhydramin được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hóa, một lượng rất ít (khoảng 1%) đào thải dưới dạng không chuyển hóa. Ở người khỏe mạnh, nửa đời thải trừ khoảng 2,4 - 9,3 giờ. Tốc độ thải trừ diphenhydramin giảm theo tuổi và trên bệnh nhân xơ gan. 

Chỉ định 

Diphenhydramin được chỉ định để điều trị ở người lớn và trẻ em các bệnh hoặc tình trạng sau: 

Các tình trạng dị ứng, bao gồm viêm kết mạc dị ứng, bệnh da dị ứng không có biến chứng, phù mạch, phản ứng dị ứng ở máu hoặc huyết tương. 

Phối hợp trong điều trị sốc phản vệ sau khi các triệu chứng cấp đã được kiểm soát. 

Viêm mũi dị ứng. 

Ho và cảm lạnh. 

Hỗ trợ giấc ngủ. 

Ngứa ngoài da. 

Phòng và điều trị say tàu xe. 

Parkinson. 

Chống chỉ định 

Mẫn cảm với diphenhydramin và những thuốc kháng histamin tương tự khác. 

Trẻ sơ sinh và trẻ sinh non. 

Phụ nữ đang cho con bú. 

Dùng gây tê tại chỗ (tiêm). 

Thận trọng 

Người cao tuổi: Sử dụng các thuốc kháng histamin có thể gây chóng mặt, an thần và hạ huyết áp ở người cao tuổi. Tránh sử dụng diphenhydramin ở người cao tuổi (trừ những trường hợp đặc biệt như tình trạng dị ứng nặng) do tác dụng kháng cholinergic mạnh của diphenhydramin và do Độ thanh thải giảm theo tuổi, do đó sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng kháng cholinergic và độc tính của thuốc. 

Đặc biệt nên tránh sử dụng diphenhydramin ở bệnh nhân cao tuổi có nguy cơ bị mê sảng, vì tác dụng phụ trên thần kinh trung ương của thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng mê sảng, sa sút trí tuệ và giảm nhận thức. Tránh sử dụng diphenhydramin ở bệnh nhân nam giới cao tuổi có bệnh đường tiết niệu dưới hoặc phì đại tuyến tiền liệt lành tính, do nguy cơ làm giảm lưu lượng nước tiểu và bí tiểu. 

Dạng kem bôi: Tránh dùng dạng kem bôi trên bệnh nhân bị thủy đậu, sởi, mụn nước hoặc những vùng da lớn. Đã có báo cáo về một số trường hợp ngộ độc ở trẻ em (giãn đồng tử, đỏ bừng mặt, ảo giác, bí tiểu, thay đổi dáng đi) khi dùng bôi ở da trên diện rộng (thường có tổn thương da) hoặc khi dùng đồng thời dạng bôi với dạng uống. Vì vậy không dùng đồng thời dạng bôi da với các dạng dùng khác của diphenhydramin. 

Tiền sử bệnh: Diphenhydramin có tác dụng giống atropin, do đó cần sử dụng diphenhydramin thận trọng trên bệnh nhân có tiền sử hen phế quản, tăng nhãn áp, cường giáp, bệnh tim mạch hoặc tăng huyết áp, tắc môn vị, tắc nghẽn cổ bàng quang, hô hấp. 

Tương tác thuốc: Tránh sử dụng diphenhydramin cùng với rượu và các thuốc khác gây ức chế thần kinh trung ương (hướng thần, an thần, gây ngủ), các thuốc khác có thể gây chóng mặt (như kháng histamin, thuốc cảm cúm dùng ban đêm). 

Đường tiêm: Không dùng diphenhydramin đường tiêm dưới da, trong da do có thể gây hoại tử cục bộ. 

Trẻ em: Sử dụng quá liều thuốc kháng histamin ở trẻ nhỏ có thể gây ảo giác, co giật và tử vong. Giống như ở người lớn, sử dụng thuốc kháng histamin cho trẻ có thể làm giảm tỉnh táo, tăng kích thích. Phải hết sức thận trọng khi dùng các loại thuốc ho, chống cảm cúm, ngạt mũi, không được kê đơn cho trẻ nhỏ thuốc có chứa diphenhydramin, vì đã xảy ra ngộ độc ở nhiều trẻ nhỏ dưới 2 tuổi (có cả tử vong). 

Cảnh báo bệnh nhân: Cần báo trước cho bệnh nhân thuốc này có thể gây chóng mặt, đặc biệt khi uống rượu. Bệnh nhân phải thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc vì diphenhydramin có tác dụng làm buồn ngủ nên làm giảm sự tỉnh táo. 

Thời kỳ mang thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy diphenhydramin không gây hại cho thai. Tuy nhiên, diphenhydramin có thể qua nhau thai. Sử dụng diphenhydramin trong 3 tháng đầu thai kỳ có liên quan đến tăng nguy cơ hở vòm miệng và/hoặc một số bất thường khác của thai. Chưa có các nghiên cứu đầy đủ, được kiểm chứng trên phụ nữ mang thai, vì vậy chỉ dùng cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết. Có thể lựa chọn diphenhydramin đường tiêm trong trường hợp cần sử dụng thuốc kháng histamin đường tiêm cho phụ nữ mang thai. 

Thời kỳ cho con bú 

Diphenhydramin qua được sữa mẹ và có thể gây ra các phản ứng không mong muốn nghiêm trọng ở trẻ còn bú, cần phải lựa chọn giữa dùng thuốc này và cho con bú. 

Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Các tác dụng không mong muốn của diphenhydramin thường là hiếm gặp và được phân chia theo các cơ quan tổ chức của cơ bị tác dụng: 

Da: mày đay, phát ban, viêm da, sung huyết tại chỗ tiêm. 

Miễn dịch: sốc phản vệ. 

Tim mạch: hạ huyết áp, đau đầu, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu. 

Máu: thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt. 

TKTW: an thần, buồn ngủ, chóng mặt, rối loạn vận động, rối loạn trương lực cơ, dị cảm, nhìn mờ, ù tai, viêm mê đạo cấp, viêm dây thần kinh, co giật. 

Tâm thần: mệt mỏi, lú lẫn, bồn chồn, kích thích, lo lắng, run, mất ngủ, hưng phấn. 

Tiêu hóa: đau thượng vị, chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón.

Tiết niệu - sinh dục: tiểu nhiều lần, khó tiểu, bí tiểu, kinh nguyệt sớm.

Hô hấp: dịch tiết phế quản đặc hơn, co thắt phế quản, khò khè, nghẹt mũi. 

Khác: nhạy cảm với ánh sáng, đổ mồi hôi, ớn lạnh, khô miệng - mũi - họng. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Cần giám sát các dấu hiệu trên bệnh nhân và điều trị giảm triệu chứng nếu cần. 

Liều lượng và cách dùng 

Cách dùng

Diphenhydramin có thể dùng đường uống (dạng viên nén, viên nang, viên nhai, dung dịch, sirô, cồn thuốc), tiêm (thuốc tiêm) và ngoài da (kem bôi). Dùng diphenhydramin qua đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch khi không thể uống được. Không dùng đường tiêm dưới da, trong da do tác dụng gây kích ứng. Khi tiêm bắp cần tiêm sâu. Khi tiêm tĩnh mạch cho trẻ em, có thể dùng dung dịch thuốc nồng độ 50 mg/ml hoặc pha loãng bằng dung dịch tiêm truyền Glucose 5%. Tiêm tĩnh mạch chậm, tốc độ không quá 25 mg/phút. 

Liều dùng 

Các tình trạng dị ứng, bao gồm

Viêm kết mạc dị ứng, phản ứng dị ứng ở máu và huyết tương, bệnh da dị ứng, phù mạch, phối hợp trong điều trị sốc phản vệ sau khi các triệu chứng cấp đã được kiểm soát 

Người lớn: Uống 25 - 50 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày. Nếu không dùng được đường uống, chuyển sang tiêm bắp hoặc tĩnh mạch liều 10 - 50 mg/lần mỗi 4 - 6 giờ nếu cần, có thể tới 100 mg/lần, liều tối đa 400 mg/ngày. 

Trẻ em: Uống 12,5 - 25 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày. Liều dùng có thể tính theo cân nặng 5 mg/kg/ngày, hoặc diện tích da cơ thể 150 mg/ m2/ngày, liều tối đa 300 mg/ngày. Nếu không dùng được đường uống, chuyển sang tiêm bắp hoặc tĩnh mạch liều 5 mg/kg/ngày hoặc 150 mg/m3/ngày chia 4 lần, liều tối đa 300 mg/ngày. 

Viêm mũi dị ứng, ho và cảm lạnh

Người lớn: Uống 25 - 50 mg/lần, cứ 4 - 6 giờ một lần, không quá 6 lần/ngày. 

Trẻ em ≥ 12 tuổi: Uống 25 - 50 mg/lần, cứ 4 - 6 giờ một lần, liều tối đa 300 mg/ngày. 

Trẻ em 6 - 12 tuổi: Uống 12,5 - 25 mg/lần, cứ 4 - 6 giờ một lần, liều tối đa 150 mg/ngày. 

Hỗ trợ giấc ngủ

Người lớn và trẻ > 12 tuổi: Uống 25 - 50 mg trước khi đi ngủ 30 phút.

Ngứa ngoài da

Người lớn và trẻ em ≥ 2 tuổi: Bôi lên vùng da bị ngứa, không quá 3 - 4 lần/ngày. 

Say tàu xe

Người lớn: Uống 25 - 50 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày. Nếu không dùng được đường uống, chuyển sang tiêm bắp hoặc tĩnh mạch liều 10 - 50 mg/lần mỗi 6 giờ nếu cần, có thể tới 100 mg/lần, liều tối đa 400 mg/ngày. 

Trẻ em: Uống 12,5 - 25 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày. Liều dùng có thể tính theo cân nặng 5 mg/kg/24 giờ, hoặc diện tích da cơ thể 150 mg/m2/24 giờ, liều tối đa 300 mg/ngày. Nếu không dùng được đường uống, chuyển sang tiêm bắp hoặc tĩnh mạch liều 5 mg/kg/ ngày hoặc 150 mg/m2/ngày chia 4 lần, liều tối đa 300 mg/ngày. 

Trường hợp dự phòng say tàu xe: Uống liều đầu 30 phút trước khi đi xe, các liều tiếp theo sau bữa ăn và sau khi đi tàu xe. 

Parkinson

Người lớn: uống 25 - 50 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày. Nếu không dùng được đường uống, chuyển sang tiêm bắp hoặc tĩnh mạch liều 10 - 50 mg, có thể tới 100 mg khi cần, liều tối đa 400 mg/ngày. 

Tương tác thuốc 

Thuốc ức chế hệ TKTW: Tác dụng ức chế hệ TKTW có thể tăng khi dùng đồng thời thuốc kháng histamin với các thuốc ức chế hệ TKTW như: rượu, thuốc an thần, gây ngủ và các thuốc kháng histamin khác. 

Thuốc ức chế MAO kéo dài và làm tăng tác dụng kháng cholinergic của thuốc kháng histamin. 

Quá liều và xử trí 

Triệu chứng

Quá liều thuốc kháng histamin có thể gây ức chế hoặc kích thích TKTW. Các triệu chứng thường gặp nhất là suy giảm nhận thức, rối loạn tâm thần, co giật, các phản ứng kháng muscarinic như giãn đồng tử, nhịp tim nhanh, loạn nhịp nhanh và suy hô hấp. Có thể xuất hiện khô miệng, đỏ bừng mặt và các triệu chứng trên tiêu hóa kèm theo. Quá liều ở trẻ em có thể dẫn đến ảo giác, co giật, thậm chí tử vong. 

Xử trí

Trường hợp quá liều do nuốt phải diphenhydramin trong vòng 1 giờ, có thể rửa dùng than hoạt để hấp phụ thuốc. Phương pháp này có thể hiệu quả vì chính tác dụng kháng cholinergic của diphenydramin làm chậm nhu động Đường tiêu hóa nên sẽ làm chậm quá trình hấp thu thuốc. 

Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho ngộ độc diphenhydramin, do đó xử trí bằng các phương pháp điều trị hỗ trợ. Trong trường hợp co giật, điều trị bằng benzodiazepin, Phenobarbital và Propofol nếu cần; tránh dùng Phenytoin hoặc fosphenytoin. Khi có triệu chứng kháng cholinergic nặng ở TKTW, kích thích, ảo giác, có thể dùng physostigmin tiêm tĩnh mạch. Dùng natri carbonat nếu có rối loạn nhịp thất, magnesi sulfat tĩnh mạch nếu có kéo dài khoảng QT trong Điện tim đồ. Có thể sử dụng các thuốc vận mạch trong trường hợp bệnh nhân có hạ huyết áp.

Dobutamin

Tên chung quốc tế: Dobutamine. 

Mã ATC: C01CA07. 

Loại thuốc: Thuốc chủ vận beta -adrenergic; thuốc kích thích tim. 

Dạng thuốc và hàm lượng 

Thuốc tiêm truyền tĩnh mạch, thường dùng dưới dạng dobutamin hydroclorid: 

Dung dịch đậm đặc: 12,5 mg/ml (20 ml). 

Dung dịch pha sẵn, thường pha trong dung dịch Glucose 5%: 0,5 mg/ml; 1 mg/ml; 2 mg/ml; 4 mg/ml. 

Dược lực học 

Dobutamin là một catecholamin tổng hợp, có tác dụng co cơ tim, được sử dụng điều trị suy tim và sốc tim. Tác dụng dược lý của dobutamin tương đối phức tạp. 

Dobutamin dùng trong lâm sàng là hỗn hợp racemic, trong đó đồng phân (-) của dobutamin là chất chủ vận của thụ thể alpha1, đồng phân (+) là một chất chủ vận mạnh trên beta1 nhưng cũng là chất chủ vận yếu trên beta2. Hoạt tính tổng hợp của hai đồng phân gây tác dụng tăng co cơ tim mạnh, tăng thể tích tâm thu, từ đó làm tăng cung lượng tim, nhưng ít ảnh hưởng đến tần số tim. Dobutamin ít gây nhịp tim nhanh và loạn nhịp hơn catecholamin nội sinh hoặc isoproterenol. 

Với những liều tăng co cơ tim tương đương, dobutamin làm tăng tính tự động của nút xoang ở mức độ yếu hơn isoproterenol. Tuy nhiên, tác dụng tăng dẫn truyền nhĩ - thất và tăng các hoạt động ngoại tâm thu thất giống nhau đối với hai thuốc. 

Không như dopamin, dobutamin không gây giải phóng noradrenalin nội sinh. Thuốc cũng không có tác động trên các thụ thể của hệ dopamin và không gây giãn mạch thận hay mạch mạc treo ruột.

Dược động học 

Hấp thu: Tiêm truyền tĩnh mạch, tác dụng xuất hiện nhanh, khởi đầu tác dụng trong vòng 2 phút. 

Tác dụng đỉnh đạt được trong khoảng 10 phút kể từ khi bắt đầu truyền. Nửa đời huyết tương khoảng 2 phút. 

Chuyển hóa: Dobutamin được chuyển hóa trong gan và mô thành những chất chuyển hóa không có hoạt tính, trong đó chủ yếu là những chất liên hợp glucuronic của dobutamin và 3-O-methyldobutamin.

Thải trừ: Những chất chuyển hóa được thải trừ qua nước tiểu. 

Chỉ định, chống chỉ định

Chỉ định

Dobutamin được chỉ định để làm tăng co cơ tim trong suy tim cấp (gặp trong sốc do tim, nhồi máu cơ tim).

Thuốc cũng được dùng trong sốc nhiễm khuẩn.

Có thể chỉ định dobutamin trong một số trường hợp khác như phẫu thuật tim, thông khí áp lực dương cuối thì thở ra nếu tác dụng làm tăng co cơ tim của thuốc là hữu ích.

Đối với suy tim sung huyết mạn tính, thuốc có thể được sử dụng điều trị nhưng phải thận trọng và không dùng thuốc dài hạn.

Thuốc còn được sử dụng trong nghiệm pháp gắng sức để chẩn đoán bệnh động mạch vành bằng siêu âm hoặc xạ hình tim.

Chống chỉ định 

Mẫn cảm với dobutamin. 

Những người bệnh tim phì đại tự phát do hẹp dưới van động mạch chủ. 

Thận trọng 

Phải bù đủ thể tích tuần hoàn trước khi dùng dobutamin. 

Ngấm thuốc ra ngoài mạch có thể gây viêm tại chỗ hoặc gây hoại tử da. 

Cần giám sát điện tâm đồ, huyết áp và cung lượng tim, áp lực phổi (nếu có thể) trong quá trình dùng thuốc. 

Dùng hết sức thận trọng sau nhồi máu cơ tim. 

Phải pha loãng dung dịch đậm đặc dobutamin trước khi dùng. 

Thời kỳ mang thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai

Vì không có những nghiên cứu đầy đủ trên người mang thai, nên không sử dụng dobutamin trong thời kỳ mang thai trừ khi lợi ích vượt trội so với tiềm năng nguy cơ cho thai. 

Thời kỳ cho con bú 

Không biết dobutamin có phân bố vào sữa mẹ hay không. Nếu người mẹ cần điều trị bằng dobutamin, thì phải ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc. 

Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Tất cả những ADR đều phụ thuộc vào liều và có thể kiểm soát bằng việc giảm tốc độ tiêm truyền. Ở một số người bệnh, huyết áp và tần số tim có thể tăng một cách có ý nghĩa trong khi dùng dobutamin. Những người bệnh có bệnh sử về tăng huyết áp có thể dễ tăng huyết áp quá mức. 

Vì dobutamin làm dễ dàng sự dẫn truyền nhĩ - thất, người bệnh rung nhĩ có nguy cơ tăng rõ rệt nhịp thất. Một số người bệnh có thể phát sinh ngoại tâm thu thất. 

Cũng như với mọi thuốc có tác dụng tăng co cơ tim khác, dobutamin có khả năng làm tăng mức độ nghiêm trọng của nhồi máu cơ tim do làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim. 

Việc sử dụng lặp lại dài hạn những thuốc tăng co cơ tim có ảnh hưởng tiêu cực đối với tình trạng của bệnh suy tim sung huyết mạn tính. Đã có bằng chứng về sự phát sinh quen thuốc nếu liên tục tiêm truyền dobutamin kéo dài 72 giờ hoặc hơn; vì vậy, có thể phải dùng liều cao hơn để duy trì tác dụng như trước. 

Thường gặp hoặc rất thường gặp 

Tuần hoàn: tăng huyết áp tâm thu, tăng tần số tim, ngoại tâm thu thất, đau thắt ngực, đau ngực lan tỏa, đánh trống ngực. 

Tiêu hóa: buồn nôn. 

Hô hấp: thở nhanh nông. 

Ít gặp 

Tuần hoàn: viêm tắc tĩnh mạch. 

Da: viêm tại chỗ trong trường hợp tiêm thuốc ra ngoài mạch máu.

Hiếm gặp hoặc rất hiếm gặp 

Tuần hoàn: nhịp nhanh thất, hạ huyết áp. 

Chú ý: 

Đa số người bệnh có đáp ứng tăng huyết áp tâm thu lên 10 - 15 - 20 mmHg, và tần số tim thường tăng lên 5 - 15 nhịp mỗi phút. 

Ở những người bệnh có ngoại tâm thu thất, có thể có một số ít trường hợp có nhịp nhanh thất. Dobutamin, cũng như các thuốc chủ vận beta1, làm giảm nồng độ K+ huyết tương, và có thể dẫn đến hiện tượng hạ Kali huyết (hiếm gặp). 

Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Nếu huyết áp và tần số tim tăng trong khi dùng dobutamin, thì có thể cần phải giảm tốc độ tiêm truyền. 

Có thể dự phòng nguy cơ tăng tần số thất ở những người bệnh có rung nhĩ bằng Digoxin hoặc bằng những biện pháp khác. 

Cần cân nhắc giữa nguy cơ/lợi ích do thuốc có thể tăng mức độ nghiêm trọng của nhồi máu cơ tim và tình trạng lâm sàng chung của người bệnh. Cần giám sát nồng độ kali huyết thanh trong quá trình điều trị bằng dobutamin. 

Điều trị trường hợp tiêm dobutamin ra ngoài mạch máu: Trộn 5 mg phentolamin với 9 ml dung dịch muối đẳng trương, tiêm một lượng nhỏ dung dịch này vào vùng thuốc thoát mạch, sẽ hết tái nhợt ngay lập tức. Nếu tái nhợt trở lại, có thể cần phải tiêm bổ sung phentolamin. 

Liều lượng và cách dùng 

Tiêm truyền tĩnh mạch

Người lớn: 2,5 - 10 microgam/kg/phút; tối đa: 40 microgam/kg/ phút, chỉnh liều cho tới khi đạt tác dụng mong muốn. 

Trẻ em: 

  • Trẻ sơ sinh: Khởi đầu với liều 5 microgam/kg/phút, chỉnh liều theo đáp ứng; liều thường dùng 2 - 15 microgam/kg/phút; tối đa 20 microgam/kg/phút.
  • Trẻ từ 1 tháng tuổi đến 18 tuổi: Khởi đầu với liều 5 microgam/kg/phút, chỉnh liều theo đáp ứng; liều thường dùng 2 - 20 microgam/kg/phút. 

Tác dụng của dobutamin xuất hiện nhanh. Do đó, không cần có liều nạp ban đầu, và thường đạt những nồng độ ở trạng thái ổn định trong vòng 10 phút kể từ khi bắt đầu tiêm truyền.

Tốc độ và thời gian tiêm truyền được xác định bởi đáp ứng lâm sàng và huyết động của người bệnh. Chỉnh liều lượng theo tần số tim, nhịp tim, huyết áp và lưu lượng nước tiểu. 

Dùng một dụng cụ tiêm truyền để kiểm soát tốc độ chảy; tiêm truyền vào một tĩnh mạch lớn, 

Phải pha loãng dung dịch đậm đặc dobutamin trước khi truyền

Pha 20 ml dung dịch đậm đặc với ít nhất 50 ml dung dịch glucose 5%, dung dịch glucose 5% và Natri clorid 0,9%, dung dịch glucose 10%, dung dịch Ringer lactat, dung dịch glucose 5% trong dung dịch Ringer lactat, dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dung dịch natri lactat.

Nồng độ dobutamin tiêm truyền phụ thuộc vào liều lượng và nhu cầu dịch truyền cho từng người bệnh, nhưng không được vượt quá 5.000 microgam/ml. 

Tương tác thuốc 

Giảm tác dụng: Những thuốc phong bế beta-adrenergic dùng đồng thời làm giảm tác dụng của dobutamin, dẫn đến làm tăng sức cản ngoại biên. 

Tăng độc tính: Những thuốc gây mê (halothan hoặc cyclopropan) dùng đồng thời với những liều thông thường của dobutamin có thể gây loạn nhịp thất nặng. 

Tương kỵ 

Dobutamin tương kỵ với các dung dịch kiềm như natri bicarbonat; tương kỵ với các thuốc có tính kiềm như aminophylin, furosemid, natri thiopental; tương kỵ vật lý bumetanid, calci gluconat, Insulin, Diazepam, phenytoin; đã có báo cáo về tương kỵ với alteplase, Heparin, natri warfarin. 

Quá liều và xử trí 

Những triệu chứng quá liều là tăng huyết áp và/hoặc nhịp tim nhanh. Phải giảm tốc độ tiêm truyền dobutamin hoặc ngừng tiêm truyền cho tới khi tình trạng ổn định trở lại. 

Domperidon

Tên chung quốc tế: Domperidone. 

Mã ATC: A03FA03. 

Loại thuốc: Thuốc chống nôn/thuốc đối kháng dopamin. 

Dạng thuốc và hàm lượng 

Domperidon thường được sử dụng ở dạng muối maleat; dạng muối hydroclorid hoặc betacyclodextrin cũng đã được dùng.

Liều lượng thuốc được tính theo domperidon base. 

Viên nén: 10 mg (dùng dạng domperidon maleat). 

Hỗn dịch uống: 1 mg/1 ml, chai 200 ml (dùng dạng domperidol base). 

Dược lực học 

Domperidon là chất đối kháng thụ thể dopamin, tương tự như metoclopramid. Tác dụng của thuốc chủ yếu là do đối kháng thụ thể D​​​​​2, ít ảnh hưởng trên các thụ thể khác. Do thuốc hầu như không có tác dụng lên các thụ thể dopamin ở não nên domperidon không có ảnh hưởng lên tâm thần và thần kinh. Domperidon thúc đẩy nhu động của dạ dày (prokinetic agent), làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị và làm tăng biên độ mở rộng của cơ thắt môn vị sau bữa ăn, nhưng lại không ảnh hưởng lên sự bài tiết của dạ dày. Thuốc dùng để điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn cấp, cả buồn nôn và nôn do dùng Levodopa hoặc Bromocriptin ở người bệnh Parkinson. Tuy nhiên, do không vào được TKTW, chỉ tác dụng ở ngoại biên (vùng kích hoạt thụ thể hóa học ở sàn não thất 4 và trên ống tiêu hóa) nên tác dụng chống nôn của domperidon không bằng metoclopramid nhưng ít gây hội chứng ngoại tháp hơn. Domperidon cũng có khả năng đối kháng lại tác dụng ức chế bài tiết prolactin gây ra bởi dopamin hoặc apomorphin, làm tăng rõ rệt nồng độ prolactin trong huyết tương.

Dược động học 

Domperidon được hấp thu ở đường tiêu hóa, nhưng có sinh khả dụng đường uống thấp (uống lúc đói chỉ vào khoảng 15%) do chuyển hóa bước đầu của thuốc qua gan và chuyển hóa ở ruột. Thuốc cũng được hấp thu khi đặt trực tràng với sinh khả dụng tương đương với sinh khả dụng sau khi uống, nhưng nồng độ đỉnh trong huyết tương chỉ bằng 1/3 nồng độ đỉnh đạt được sau khi uống và hấp thu chậm hơn (đạt nồng độ đỉnh sau 1 giờ so với 30 phút sau khi uống hoặc tiêm bắp). Sinh khả dụng của thuốc sau khi uống tăng lên rõ rệt (từ 13% lên khoảng 23%) nếu uống thuốc 90 phút sau khi ăn, nhưng thời gian để đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương thì chậm lại. 

Thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng từ 91 - 93%. Thể tích phân bố của thuốc khoảng 5,71 lít/kg thể trọng. Có khoảng 0,2 - 0,8% lượng thuốc có khả năng qua hàng rào nhau thai. Domperidon được bài tiết vào sữa mẹ, đạt nồng độ từ 10 - 50% so với nồng độ trong huyết tương mẹ. Domperidon hầu như không qua hàng rào máu - não. 

Thuốc chuyển hóa rất nhanh và nhiều ở gan nhờ quá trình hydroxyl hóa và khử N-alkyl oxy hóa. Nửa đời thải trừ ở người khỏe mạnh khoảng 7,5 giờ và kéo dài ở người có suy giảm chức năng thận (nửa đời thải trừ có thể tăng lên đến 21 giờ trên bệnh nhân có nồng độ creatinin huyết tương lớn hơn 530 mmol/lít).

Domperidon đào thải theo phân và nước tiểu, chủ yếu dưới dạng các chất chuyển hóa: 30% liều uống đào thải theo nước tiểu trong 24 giờ (1% ở dạng nguyên vẹn); 66% đào thải theo phân trong vòng 4 ngày (10% ở dạng nguyên vẹn). 

Chỉ định, chống chỉ định 

Chỉ định

Điều trị ngắn hạn triệu chứng buồn nôn và nôn do các nguyên nhân khác nhau như dùng các thuốc đồng vận dopamin để điều trị bệnh Parkinson (levodopa hoặc bromocriptin).

Thuốc không dùng để chống nôn kéo dài, không dùng để phòng ngừa nôn sau phẫu thuật.

Giảm đau dạ dày ruột trong chăm sóc giảm nhẹ. 

Chống chỉ định 

Quá mẫn với domperidon. 

Rối loạn dẫn truyền tim hoặc bệnh tim. 

Suy gan vừa và nặng. 

Dùng phối hợp với thuốc kéo dài khoảng QT, hoặc phối hợp với các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (như cimetidin, ketoconazol, erythromycin) do có khả năng gia tăng nguy cơ làm kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ. 

Chảy máu Đường tiêu hóa hoặc thủng đường tiêu hóa. 

Tắc ruột cơ học. 

U tuyến yên tiết prolactin.

Phụ nữ mang thai. 

Thận trọng 

Chỉ nên dùng domperidon cho người bệnh Parkinson khi các biện pháp chống nôn khác an toàn hơn không có tác dụng. Do đã có những báo cáo về tác dụng ngoại tháp liên quan đến sử dụng domperidon, cần thận trọng với nguy cơ thuốc gây tác dụng có hại ở TKTW. 

Thận trọng khi dùng cho người bệnh có rối loạn điện giải rõ rệt (hạ Kali huyết, hạ magnesi huyết). Ở bệnh nhân trên 60 tuổi, có tăng nguy cơ loạn nhịp thất khi sử dụng domperidon. Cần đánh giá điện tâm đồ trước và trong quá trình điều trị với domperidon ở trẻ em nếu có lo ngại về bệnh tim. 

Giảm 30 - 50% liều ở người bệnh suy thận và cho uống thuốc làm nhiều lần trong ngày. 

Thời kỳ mang thai và cho con bú 

Thời kỳ mang thai 

Chưa có dữ liệu về độ an toàn của domperidon trên người mang thai, tuy nhiên trên động vật đã thấy có khả năng gây dị tật thai, do vậy không dùng thuốc cho người mang thai. 

Thời kỳ cho con bú 

Một lượng nhỏ thuốc được bài tiết vào sữa mẹ, tuy nhiên chưa ghi nhận tác dụng bất lợi nào cho trẻ bú mẹ. Domperidon với liều thấp có thể được sử dụng để kích thích tiết sữa, nhưng do khả năng gây độc tính cao trên mẹ, nên tránh dùng thuốc này cho phụ nữ đang cho con bú. 

Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Ít gặp 

Tiêu hóa: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, khô miệng. 

TKTW: đau đầu, mất ngủ. 

Hiếm gặp 

Domperidon khó qua được hàng rào máu - não và ít có khả năng hơn metoclopramid gây ra các tác dụng ở TKTW như phản ứng ngoại tháp (bao gồm rối loạn trương lực cơ cấp và hội chứng an thần kinh ác tính), co giật.

Rối loạn ngoại tháp và buồn ngủ xảy ra với tỷ lệ rất thấp và thường do rối loạn tính thấm của hàng rào máu - não (trẻ đẻ non, tổn thương màng não) hoặc do quá liều.

Chảy sữa, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, vú to hoặc đau tức vú, giảm khoái cảm do tăng prolactin huyết thanh có thể gặp ở người bệnh dùng thuốc liều cao dài ngày. 

Nguy cơ loạn nhịp thất nặng hoặc tử vong đột ngột do tim mạch cao hơn ở người bệnh dùng liều hàng ngày trên 30 mg và người bệnh trên 60 tuổi. 

Phản ứng dị ứng bao gồm sốc phản vệ, mày đay, phù Quinck hiếm gặp khi dùng domperidon. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Ngừng dùng thuốc và điều trị triệu chứng nếu cần. 

Liều lượng và cách dùng

Cách dùng

Thuốc dùng chủ yếu theo đường uống. Nên uống thuốc 15 - 30 phút trước bữa ăn. 

Nên dùng domperidon với liều thấp nhất có hiệu quả, trong thời gian ngắn nhất.

Đợt điều trị thông thường không nên kéo dài quá 1 tuần. 

Liều lượng 

Điều trị nôn và buồn nôn 

Người lớn (cân nặng ≥ 35 kg): 10 mg/lần, nhiều nhất 3 lần/ngày tới liều tối đa 30 mg/ngày. 

Trẻ em (cân nặng < 35 kg): 250 microgam/kg/lần, nhiều nhất 3 lần/ ngày tới liều tối đa 750 microgam/kg/ngày. 

Trẻ em 12 - 17 tuổi (cân nặng ≥ 35 kg): 10 mg/lần, nhiều nhất 3 lần/ ngày, tối đa 30 mg/ngày. 

Giảm đau dạ dày ruột trong chăm sóc giảm nhẹ 

Người lớn: 10 mg/lần, 3 lần mỗi ngày. 

Tương tác thuốc 

Thuốc giảm đau opioid và các thuốc kháng cholinergic có thể đối kháng tác dụng của domperidon trên nhu động đường tiêu hóa.

Các thuốc ức chế enzym chuyển hóa thuốc CYP3A4 ở gan (như ketoconazol và các azol chống nấm khác, ErythromycinClarithromycin, amiodaron, amprenavir, atazanavir, fosamprenavir, indinavir, nelfinavir, ritonavir, saquinavir, DiltiazemVerapamil) có thể làm giảm chuyển hóa của domperidon, làm gia tăng nguy cơ gây kéo dài đoạn QT trên điện tâm đồ và nguy cơ gây loạn nhịp tim. Vì vậy nên tránh dùng cùng các thuốc này với domperidon. 

Domperidon có thể đối kháng tác dụng làm giảm prolactin huyết tương của bromocriptin. Domperidon có thể làm tăng tốc độ hấp thu qua đường tiêu hóa của Paracetamol do làm thay đổi nhu động đường tiêu hóa. 

Tương kỵ 

Hầu như không có tương kỵ với các thuốc khác. 

Quá liều và xử trí 

Triệu chứng

Buồn ngủ, mất khả năng xác định phương hướng, hội chứng ngoại tháp, đặc biệt hay gặp ở trẻ em.

Xử trí

Rửa dạ dày, dùng than hoạt, điều trị triệu chứng. Các thuốc kháng cholinergic hoặc các thuốc điều trị Parkinson có khả năng giúp kiểm soát hội chứng ngoại tháp trong trường hợp quá liều.

Doripenem*

Tên chung quốc tế: Doripenem. 

Mã ATC: J01DH04. 

Loại thuốc: Kháng sinh nhóm carbapenem, họ beta-lactam. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Bột thuốc pha tiêm chứa doripenem monohydrat tương đương với 250 mg, 500 mg doripenem. 

2 Dược lực học 

Phổ tác dụng

Doripenem có phổ tác dụng rộng, trên nhiều loại vi khuẩn Gram âm, Gram dương hiếu khí và một số vi khuẩn kỵ khí. Phổ tác dụng của doripenem tương tự như Meropenem và imipenem, tuy nhiên doripenem có phần mạnh hơn so với các carbapenem khác trên Enterobacteriaceae và Pseudomonas aeruginosa. 

Doripenem có tác dụng in vitro và trên lâm sàng đối với vi khuẩn Gram dương hiếu khí tùy tiện, bao gồm Streptococcus intermedius và Streptococcus constellatus. Thuốc cũng có tác dụng in vitro đối với Staphylococcus aureus (bao gồm các chủng nhạy cảm với methicilin và oxacilin), S. epidermidis, S.agalactiae (Streptococcus nhóm B) và S. pyogenes (Streptococcus beta tan huyết nhóm A). Doripenem có tác dụng in vitro và trên lâm sàng đối với vi khuẩn Gram âm hiếu khí tùy tiện, bao gồm Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii

Thuốc cũng có tác dụng in vitro đối với Citrobacter freundii, Enterobacter cloacae, E. derogenes, K. oxytocaMorganella morganii, Serratia marcescens và một số chủng Burkhoderia cepacia

Doripenem có tác dụng in vitro và trên lâm sàng đối với nhiều vi khuẩn kỵ khí, bao gồm Bacteroides fragills, BcaccaeB. thetaiotaomicron, B. uniformis, Bvulgatus  Peptostreptococcus micros

Cơ chế tác dụng

Doripenem là một kháng sinh tổng hợp nhóm carbapenem, có cấu trúc và tác dụng dược lý tương tự các carbapenem khác (ertapenem, imipenem, meropenem). Doripenem có tác dụng diệt khuẩn.

Giống như các beta-lactam khác, doripenem ức chế sự tổng hợp vách tế bào vi khuẩn bằng cách gắn vào protein liên kết penicilin (PBP) để làm bất hoạt các protein này.

Thuốc có ái lực cao với PBP 2 và PBP 3 của Pseudomonas aeruginosa và PHP 2 của Escherichia coli. 

Kháng thuốc

Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn đối với doripenem bao gồm bất hoạt thuốc bởi enzym thủy phân carbapenem (metallo-beta-lactamase), đột biến tại PBP, giảm tính thấm lớp màng ngoài do giảm các kênh porin và bơm đẩy chủ động thuốc ra ngoài.

Doripenem bền vững với nhiều beta-lactamase bao gồm các penicilinase và cephalosporinase, tuy nhiên không bền với tác dụng thủy phân của các beta-lactamase thủy phân carbapenem.

Kháng chéo có thể xảy ra giữa doripenem và các kháng sinh carbapenem khác, tuy nhiên một số chủng (ví dụ như vài chủng P. aeruginosa) kháng với các carbapenem khác có thể vẫn nhạy cảm với doripenem. 

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Thuốc được dùng theo đường tĩnh mạch nên được hấp thu hoàn toàn. 

4 Phân bố

Dược động học của doripenem tuyến tính trong khoảng liều truyền tĩnh mạch 0,5 - 1 g. Ở người khỏe mạnh, sau khi truyền tĩnh mạch 500 mg doripenem trong 1 giờ, nồng độ tối đa đo được trong huyết tương là 23 microgam/ml. Tỷ lệ doripenem liên kết với protein huyết tương khoảng 8,1% và không phụ thuộc vào nồng độ thuốc trong huyết tương. Thuốc được phân bố rộng rãi tới các mô và dịch của cơ thể, bao gồm các tổ chức trong ổ bụng, dịch màng bụng, mật, mô túi mật và nước tiểu. Thể tích phân bố ở trạng thái cân bằng ở người trưởng thành khỏe mạnh là 16,8 lít (dao động từ 8,09 - 55,5 lít), tương tự thể tích dịch ngoại bào (18,2 lít). 

4.1 Chuyển hóa

Doripenem được chuyển hóa một phần thành chất chuyển hóa mở vòng không còn hoạt tính (doripenem MI), chủ yếu nhờ dehydropeptidase-I. Nghiên cứu in vitro cho thấy thuốc không được chuyển hóa bởi các isoenzym cytochrom P450 ở gan. 

4.2 Thải trừ

Doripenem được thải trừ chủ yếu dưới dạng không đổi qua thận, nhờ quá trình bài tiết ở ống thận và lọc qua cầu thận. Sau khi dùng một liều đơn doripenem 500 mg, 75% liều ban đầu ở dạng không đổi và 15% liều ban đầu dưới dạng chất chuyển hóa được tìm thấy trong nước tiểu trong vòng 48 giờ. Ít hơn 1% liều dùng thải trừ qua phân. Doripenem không bị tích lũy khi dùng chế độ liều lặp lại (truyền tĩnh mạch 500 mg hoặc 1 g trong 1 giờ, cách mỗi 8 giờ, trong 7 - 10 ngày) ở người có chức năng thận bình thường. Nửa đời thải trừ trong huyết thanh của thuốc khoảng 1 giờ ở người trưởng thành khỏe mạnh. Diện tích dưới đường cong (AUC) của thuốc tăng lên ở người suy thận. Thuốc bị loại trừ bởi thẩm tách máu. 

4.3 Liên quan được lực học/dược động học

Các nghiên cứu tiền lâm sàng đã chứng minh, giống như các kháng sinh khác họ beta-lactam, thời gian có nồng độ doripenem trong huyết tương cao hơn nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là thông số tương quan tốt nhất với hiệu quả. Tuy nhiên, liên quan được lực học dược động học của doripenem chưa được chứng minh trên người. 

5 Chỉ định 

Nhiễm khuẩn trong ổ bụng có biến chứng, do vi khuẩn Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, Bacteroides caccae, Bacteroides fragilis, Bacteroides thetaiotaomicron, Bacteroides uniformis, Bacteroides vulgatus, Streptococcus intermedius, Streptococcus constellatus và Peptostreptococcus micros

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, gồm cả viêm thận bề thận, do vi khuẩn Escherichia coli (gồm cả trường hợp có nhiễm khuẩn huyết đồng thời), Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii

6 Chống chỉ định 

Tiền sử bị phản ứng quá mẫn nặng với doripenem hoặc các carbapenem khác. 

Tiền sử bị phản ứng phản vệ khi dùng beta-lactam. 

7 Thận trọng 

7.1 Hô hấp

Viêm phổi đã xuất hiện khi dùng đường hít (đường dùng không được cấp phép). Tỷ lệ tử vong tăng ở những bệnh nhân viêm phổi thở máy sử dụng doripenem so với bệnh nhân sử dụng Imipenem (chỉ định này không được cấp phép cho doripenem). 

7.2 Phản ứng quá mẫn

Các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng và đôi khi đe dọa tính mạng đã được ghi nhận khi bệnh nhân sử dụng kháng sinh beta-lactam; nguy cơ này tăng lên trên bệnh nhân có tiền sử nhạy cảm với nhiều kháng nguyên và phản ứng chéo có thể xảy ra. Ngừng thuốc nếu phản ứng xảy ra. 

7.3 Dị ứng chéo

Phản ứng dị ứng chéo có thể xảy ra giữa các kháng sinh beta-lactam. Trước khi bắt đầu liệu pháp doripenem, cần khai thác kỹ tiền sử dị ứng với doripenem, Cephalosporin, penicilin hoặc các thuốc khác. Cần sử dụng doripenem thận trọng trên bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicilin hoặc các beta-lactam khác, và chống chỉ định doripenem trên bệnh nhân có tiền sử phản vệ với beta- lactam. 

7.4 Thần kinh

Co giật đã được báo cáo trên bệnh nhân sử dụng doripenem, nguy cơ tăng lên ở những người sẵn có bệnh ở hệ TKTW, bệnh nhân suy giảm chức năng thận và bệnh nhân dùng liều vượt quá 500 mg mỗi 8 giờ. 

7.5 Tiêu hóa

Tiêu chảy liên quan đến Clostridium difficile, từ mức độ nhẹ đến viêm đại tràng đe dọa tính mạng, đã được báo cáo sau 2 tháng sử dụng thuốc. Trường hợp nghi ngờ hoặc xác định tiêu chảy liên quan đến C. difficile cần ngừng liệu pháp kháng sinh đang sử dụng. 

7.6 Tương tác thuốc

Không nên sử dụng đồng thời doripenem với probenecid. Bệnh nhân sử dụng acid valproic hoặc natri valproat tăng nguy cơ tái phát cơn động kinh khi đồng thời sử dụng doripenem, do tương tác thuốc làm giảm nồng độ acid valproic trong huyết thanh. Trong một số báo cáo, tăng liều acid valproic hoặc natri valproat trong trường hợp này không làm tăng nồng độ acid valproic trong huyết thanh. Cân nhắc liệu pháp kháng sinh thay thế trên bệnh nhân đang sử dụng acid valproic hoặc natri valproat. Nếu không thay thế được, cần bổ sung thuốc chống co giật. 

7.7 Kháng thuốc

Để hạn chế sự phát triển các vi khuẩn kháng thuốc và duy trì hiệu quả của doripenem, chỉ sử dụng doripenem cho các trường hợp đã được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc. 

7.8 Trẻ em

Hiệu quả và an toàn của doripenem chưa được chứng minh. 

8 Thời kỳ mang thai 

Trong các nghiên cứu trên động vật, doripenem không gây ADR nào đối với thai. Chưa có các nghiên cứu có đối chứng được thực hiện trên phụ nữ mang thai và không rõ thuốc có gây hại cho thai nhi hay không. Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không thể hoàn toàn dự đoán nguy cơ trên người, do đó chỉ sử dụng doripenem cho phụ nữ mang thai khi thực sự cần thiết. 

9 Thời kỳ cho con bú 

Nghiên cứu trên chuột cho thấy doripenem và chất chuyển hóa có bài tiết vào sữa. Trên người, không rõ thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Tuy nhiên, do nhiều thuốc được bài tiết vào sữa mẹ, nên cần thận trọng khi sử dụng doripenem cho phụ nữ đang cho con bú. 

10 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

10.1 Thường gặp

Da: viêm tĩnh mạch, ngứa, phát ban. 

Tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, Candida hầu họng. 

Gan: tăng enzym gan. 

Thần kinh: đau đầu. 

Máu: thiếu máu. 

Sinh dục: nấm âm hộ. 

10.2 Ít gặp 

Tiêu hóa: viêm đại tràng do C. difficile

10.3 Chưa xác định được tần suất 

Da: hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc. 

Máu: giảm bạch cầu hạt, giảm bạch cầu đa nhân trung tính, giảm tiểu cầu. 

Miễn dịch: sốc phản vệ, phản ứng quá mẫn. 

Thần kinh: co giật. 

Thận: suy thận, giảm chức năng thận. 

Hô hấp: viêm phổi kẽ. 

10.4 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Nếu xảy ra phản ứng quá mẫn ở bệnh nhân dùng doripenem, cần ngừng thuốc và xử trí cấp cứu. Trường hợp nghi ngờ hoặc xác định tiêu chảy liên quan đến C. difficile, cần ngừng liệu pháp kháng sinh đang sử dụng; xử tri bằng truyền dịch và điện giải, bổ sung protein và liệu pháp kháng sinh đối với C. difficile. 

11 Liều lượng và cách dùng 

10.4.1 Cách dùng 

Hoàn nguyên: Thêm 10 ml nước cất pha tiêm hoặc dung dịch tiêm Natri clorid 0,9% vào lọ thuốc 250 mg hoặc 500 mg doripenem, lắc nhẹ để tạo hỗn dịch 25 mg/ml hoặc 50 mg/ml. Hỗn dịch này không được tiêm trực tiếp và bắt buộc phải được pha loãng trước khi truyền cho bệnh nhân. 

Pha loãng trước khi truyền: 

Đối với liều 500 mg doripenem, hỗn dịch sau khi hoàn nguyên tử lọ bột 500 mg được rút ra và bơm vào túi dịch truyền 100 ml dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dung dịch Glucose 5%, lắc đều để tạo dung dịch trong suốt. Dung dịch sau khi pha loãng có nồng độ thuốc khoảng 4,5 mg/ml. 

Đối với liều 250 mg doripenem, hỗn dịch sau khi hoàn nguyên từ lọ bột 250 mg được rút ra và bơm vào túi dịch truyền 50 hoặc 100 ml dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dung dịch glucose 5%, lắc đều để tạo dung dịch trong suốt. 

Dung dịch sau khi pha loãng có nồng độ thuốc khoảng 4,2 mg/ml (túi dịch 50 ml) hoặc khoảng 2,3 mg/ ml (túi dịch 100 ml). 

Ngoài ra, đối với liều 250 mg doripenem, hỗn dịch sau khi hoàn nguyên từ lọ bột 500 mg được rút ra và bơm vào túi dịch truyền 100 ml dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dung dịch glucose 5%, lắc đều để tạo dung dịch trong suốt. Sau đó rút 55 ml dịch và bỏ đi, lượng dịch còn lại chứa 250 mg doripenem (nồng độ khoảng 4,5 mg/ml). 

11.1 Liều lượng 

11.1.1 Người lớn

Nhiễm khuẩn trong ổ bụng có biến chứng: Doripenem 500 mg, mỗi 8 giờ, truyền tĩnh mạch trong 1 giờ. Thời gian dùng 5 - 14 ngày, bao gồm cả liệu pháp kháng sinh đường uống thích hợp được chuyển đổi khi bệnh nhân có đáp ứng lâm sàng cải thiện sau ít nhất 3 ngày dùng doripenem đường tĩnh mạch. 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, bao gồm cả viêm thận bể thận: Doripenem 500 mg, mỗi 8 giờ, truyền tĩnh mạch trong 1 giờ. Thời gian dùng 10 ngày, có thể lên tới 14 ngày nếu bệnh nhân mắc đồng thời nhiễm khuẩn huyết. 

11.1.2 Bệnh nhân suy thận

Cần giảm liều doripenem khi dùng cho bệnh nhân có Clcr < 50 ml/ phút

  • Clcr 30 - 50 ml/phút: 250 mg, cách mỗi 8 giờ, truyền tĩnh mạch trong 1 giờ.
  • Clcr 11 - 29 ml/phút: 250 mg, cách mỗi 12 giờ, truyền tĩnh mạch trong 1 giờ. 

Doripenem bị thải loại trong khi thẩm tách máu, tuy nhiên chưa đủ dữ liệu để khuyến cáo điều chỉnh liều ở bệnh nhân thẩm tách máu. 

11.1.3 Bệnh nhân suy gan

Chưa có thông số về dược động học của doripenem ở bệnh nhân suy gan. Vì doripenem không chuyển hóa qua gan nên suy giảm chức năng gan sẽ không ảnh hưởng đến được động học của thuốc. 

11.1.4 Người cao tuổi

Không cần hiệu chỉnh liều doripenem ở bệnh nhân trên 65 tuổi có chức năng thận bình thường. Tuy nhiên, cần lựa chọn liều dùng cẩn thận vì bệnh nhân cao tuổi thường bị giảm chức năng thận hoặc tăng nitơ huyết trước thận so với người trẻ tuổi. 

12 Tương tác thuốc 

Acid valproic: Doripenem làm giảm nồng độ acid valproic xuống dưới giới hạn điều trị mong muốn, có thể làm tăng nguy cơ bị cơn động kinh. Cơ chế tương tác chưa được biết, tuy nhiên dữ liệu từ nghiên cứu in vitro và động vật cho thấy doripenem có thể ức chế thủy phân chất chuyển hóa glucuronid để chuyển dạng về acid valproic nên làm giảm nồng độ acid valproic trong huyết thanh. Nếu không thể thay doripenem bằng kháng sinh khác, cần cân nhắc bổ sung liệu pháp chống động kinh. Dược động học của doripenem không bị ảnh hưởng bởi acid valproic. 

Probenecid: Probenecid làm giảm bài tiết doripenem qua ống thận, làm tăng nồng độ thuốc trong máu và kéo dài thời gian thải trừ thuốc. Nên tránh sử dụng đồng thời. 

Các thuốc kháng sinh khác: Nghiên cứu in vitro cho thấy ít có khả năng doripenem đối kháng hoặc bị đối kháng tác dụng bởi các kháng sinh khác (như Amikacin, co-trimoxazol, daptomycin, Levofloxacin, Linezolid, Vancomycin). 

Các thuốc ảnh hưởng hoặc được chuyển hóa bởi enzym cytochrom P450 ở gan: Nghiên cứu in vitro cho thấy không có khả năng xảy ra tương tác. 

Các thuốc chuyển hóa bởi uridin diphosphat-glucuronosyl- transferase 1A1 (UGT 1A1): Nghiên cứu in vitro cho thấy doripenem không gây cảm ứng UGT 1A1. 

13 Tương kỵ 

Doripenem tương kỵ với amphotericin, Diazepam, Propofol. 

Ngoài dung dịch natri clorid 0,9% hoặc glucose 5%, không trộn doripenem với bất kỳ dung môi và thuốc nào khác. 

14 Quá liều và xử trí 

Khi quá liều doripenem cần ngừng thuốc và điều trị triệu chứng. Doripenem có thể được thải trừ nhờ thẩm tách máu nhưng hiện chưa có thông tin phù hợp về việc tiến hành thẩm tách máu khi quá liều doripenem. 

Doxycyclin

Tên chung quốc tế: Doxycycline. 

Mã ATC: A01AB22, J01AA02. 

Loại thuốc: Kháng sinh nhóm tetracyclin. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Hàm lượng tính theo doxycyclin base. 

Doxycyclin calci: 

  • Dịch treo uống: 50 mg/5 ml. 

Doxycyclin hyclat: 

  • Viên nang 50 mg, 100 mg; viên nang giải phóng chậm 100 mg; viên bao phim 100 mg; bột để tiêm truyền tĩnh mạch 100 mg, 200 mg. 

Doxycyclin monohydrat:

  • Viên nang 50 mg, 100 mg; bột để pha dịch treo uống 25 mg/5ml. 

2 Dược lực học 

Doxycyclin là kháng sinh thuộc nhóm tetracylin, được tổng hợp từ oxytetracyclin. Doxycyclin là kháng sinh phổ rộng, có tác dụng kìm khuẩn. Thuốc ức chế tổng hợp protein do gắn vào tiểu đơn vị 30S và có thể cả với 50S của ribosom vi khuẩn nhạy cảm; thuốc cũng có thể gây thay đổi ở màng bào tương. 

Doxycyclin có phạm vi kháng khuẩn rộng với vi khuẩn ưa khí, kỵ khí Gram dương, Gram âm và cả với một số vi sinh vật kháng thuốc tác dụng với thành tế bào như Rickettsia, Coxiella burnetii, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia spp., Legionella spp., Ureaplasma, một số Mycobacterium không điển hình và Plasmodium spp... 

Doxycyclin có hoạt tính mạnh hơn tetracyclin đối với nhiều chủng vi khuẩn như Streptococcus pyogenes, Enterococci, Nocardia spp., Yersinia pestis và nhiều vi khuẩn kỵ khí. Doxycyclin còn có tác dụng đối với các protozoa, đặc biệt là Plasmodium spp. Doxycyclin không có tác dụng trị nấm trên lâm sàng. Mặc dù có độc tính tương tự các tetracyclin nhưng doxycyclin ít độc với gan hơn, tác dụng phụ xuất hiện ít hơn (kích ứng tại chỗ, kích ứng dạ dày - ruột, rối loạn hệ vi khuẩn ở ruột) so với các tetracyclin ưa nước. Doxycyclin còn được ưa dùng hơn các tetracyclin khác vì hấp thu tốt hơn và có nửa đời thải trừ dài hơn, cho phép dùng thuốc ít lần trong một ngày. Ngoài ra, doxycyclin còn có thể dùng cho người suy thận (tuy vẫn phải thận trọng). 

Cả doxycyclin và tetracyclin đều có tác dụng với hầu hết các chủng S. pneumoniae, nhưng hiện nay, phế cầu kháng thuốc thường gặp ở nhiều vùng của Việt Nam. Plasmodium falciparum ở Việt Nam thường kháng nhiều thuốc như cloroquin, sulfonamid và các thuốc chống sốt rét khác, nhưng vẫn có thể dùng doxycyclin để dự phòng. 

Kháng với kháng sinh nhóm tetracyclin: Vi sinh vật kháng với một tetracyclin thì cũng kháng với các tetracyclin khác. Escherichia coli và có thể cả một số chủng vi khuẩn khác đã kháng các tetracyclin, chủ yếu qua trung gian plasmid. Theo báo cáo ASTS (1997 - 1998), ở Việt Nam, nhiều chủng vi khuẩn như E. coli, Enterobacter, Shigella flexneri, Salmonella typhi, Staphylococcus aureus đã kháng doxycyclin. Vì mức kháng cao của vi khuẩn, nên không thể dùng các tetracyclin điều trị trong các phác đồ kinh nghiệm. Tuy vậy, các tetracyclin vẫn có hiệu quả trong những bệnh do Rickettsia, Mycoplasma và Chlamydia. Cần tham khảo thông tin về tình hình kháng doxycyclin, tetracyclin và kháng thuốc kháng sinh nói chung, trước khi chỉ định thuốc vì tỷ lệ kháng thuốc thay đổi theo vùng và theo thời gian. 

3 Dược động học 

Doxycyclin hấp thụ tốt qua Đường tiêu hóa (90 - 100% liều uống được hấp thu nếu uống lúc đói). Vị trí hấp thu chủ yếu ở dạ dày và phần đầu của ruột non. Một số chế phẩm doxycyclin giải phóng kéo dài có thành phần màng bao pellet doxycyclin hyclat phụ thuộc pH, được thiết kế để giải phóng thuốc khi pellet ở trong môi trường pH cao hơn trong ruột non. 

Khi uống doxycyclin hyclat lúc đói, ở người lớn có chức năng thận bình thường, nồng độ thuốc trong huyết tương cao nhất đạt được 1,5 - 2,1 microgam/ml (với liều đơn 100 mg), 2,6 - 3 microgam/ml (với liều 200 mg) trong huyết tương ở 1,5 - 4 giờ sau khi uống và duy trì nồng độ trong huyết tương > 1 microgam/ml trong khoảng 8 - 12 giờ sau khi uống. Sau khi uống liều đơn 200 mg doxycyclin monohydrat, ở người lớn khỏe mạnh ở thời điểm 2,5 giờ nồng độ cao nhất trong huyết trong khoảng 3,6 microgam/ml. 

Sau khi tiêm truyền tĩnh mạch khoảng 1 giờ liều 100 mg doxycyclin hyclat (pha với nồng độ 0,4 mg/ml), nồng độ cao nhất trong huyết tương là 2,5 microgam/ml. Sau khi truyền tĩnh mạch 2 giờ với liều 200 mg doxycyclin hyclat, nồng độ cao nhất doxycyclin trong huyết tương là 3,6 microgam/ml. 

Thức ăn và sữa có ảnh hưởng đến hấp thu doxycyclin qua đường tiêu hóa nhưng mức độ ảnh hưởng thay đổi tùy thuộc: Dạng muối (doxycyclin calci, doxycyclin hyclat hay doxycyclin monohydrat), hoặc dạng bào chế (viên nang thông thường, viên nén hay dịch treo uống, viên nang hay viên nén giải phóng chậm), hoặc thành phần thức ăn (thức ăn có sữa hay không, thức ăn nhiều hay ít mỡ, sữa nguyên kem hay tách kem). Cần có nghiên cứu kỹ hơn để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng này 

Vì các tetracyclin dễ tạo phức với các cation hóa trị 2 hoặc hóa trị 3 như calci, magnesi, nhôm, nên các thuốc kháng acid và các thuốc khác có chứa các cation ảnh hưởng đến khả năng hấp thu doxycyclin. 

Khoảng 80 - 95% doxycyclin trong máu được gắn vào protein huyết tương. 

Doxycyclin có tính tan trong lipid cao hơn tetracyclin, phân bố rộng trong cơ thể vào các mô và dịch, gồm cả nước tiểu và tuyến tiền liệt. Thuốc thấm rất tốt vào trong mô gan, thận và xoang; nhưng vào trong dịch não tủy chỉ ở mức độ trung bình (< 1 microgam/ml). Thuốc qua được nhau thai và phân bố trong sữa mẹ với nồng độ khoảng 40% nồng độ trong huyết tương. Khả năng gây độc cho trẻ bú mẹ cao hơn so với tetracyclin. Thuốc tích lũy trong các tế bào lưới - nội mô của gan, lách, tủy xương, trong xương, ngà răng và men răng chưa mọc. Nửa đời thải trừ của doxycyclin từ 12 - 24 giờ. Ở những người có chức năng thận bình thường, khoảng 40% liều dùng doxycyclin được bài tiết từ từ vào nước tiểu, nếu nước tiểu được kiềm hóa thì lượng bài tiết cao hơn. Tuy nhiên, phần lớn doxycyclin được bài tiết qua phân sau khi được chelat hóa ở ruột.

Doxycyclin không tích lũy nhiều so với tetracyclin khác ở người suy thận, do đó là một trong những tetracyclin an toàn nhất để điều trị nhiễm khuẩn ở người bệnh suy thận. Tuy nhiên, do doxycyclin ít được bài tiết qua thận nên phải dùng doxycyclin liều cao để điều trị nhiễm khuẩn đường niệu. Thẩm phân máu ít có tác dụng loại bỏ doxycyclin. 

4 Chỉ định 

Điều trị: Bệnh Brucella; bệnh tả do Vibrio cholerae; u hạt bẹn do Calymmatobacterium granulomatis; hồng ban loang mạn tính do Borrelia burgdorferi; sốt hồi quy do Borrelia recurrentis; viêm niệu đạo không đặc hiệu do Ureaplasma urealyticum; Viêm phổi không điển hình do Mycoplasma pneumoniae; bệnh do Rickettsia rickettii; sốt Q và bệnh do Rickettsia akari; bệnh sốt vẹt do Chlamydia psittaci; các bệnh Nicolas - Favre, viêm kết mạc hạt vùi, viêm niệu đạo không đặc hiệu và viêm cổ tử cung do Chlamydia trachomatis; viêm phổi do Chlamydia pneumoniae. 

Điều trị bệnh nhiễm trùng do Legionella pneumophila

Điều trị và dự phòng bệnh do xoắn khuẩn Leptospira

Điều trị hỗ trợ bệnh viêm nha chu. 

Điều trị bệnh trứng cá. 

Điều trị lậu không có biến chứng, giang mai (ở bệnh nhân dị ứng với penicilin). 

Phòng và điều trị bệnh than do Bacillus anthracis

Dự phòng sốt rét do P. falciparum cho người đi du lịch thời gian ngắn đến vùng có chủng ký sinh trùng kháng cloroquin. 

Điều trị sốt rét không biến chứng và sốt rét nặng do P. falciparum

Điều trị chứng mũi đỏ (Rosacea), 

Điều trị nhiễm trùng do Mycobacteria marinum

5 Chống chỉ định 

Quá mẫn với doxycyclin và các tetracyclin. 

Trẻ em dưới 8 tuổi (trừ trường hợp bị bệnh than, bệnh tả nặng, bệnh do Ricketsia, sốt Q, sốt rét nặng kháng cloroquin). 

Suy gan nặng. 

6 Thận trọng 

Ở trẻ dưới 8 tuổi, doxycyclin gây biến màu răng vĩnh viễn, giảm sản men răng, giảm tăng trưởng xương và chậm phát triển xương. Do đó, không dùng doxycyclin cho người bệnh ở nhóm tuổi này trừ khi những thuốc kháng khuẩn khác không chắc có hiệu quả, hoặc bị chống chỉ định. 

Tránh dùng doxycyclin trong thời gian dài vì có thể gây bội nhiễm (nấm và vi khuẩn). 

Tránh phơi nắng kéo dài vì có thể tăng mẫn cảm với ánh sáng khi dùng doxycyclin. 

Nồng độ doxycyclin ở người nghiện rượu có thể bị giảm xuống thấp hơn nồng độ điều trị. 

Dùng viên nang doxycyclin giải phóng chậm có thể làm một số vi sinh vật phát triển, nhất là nấm Candida. 

Tránh chỉ định doxycyclin cho phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai uống, có dự định mang thai hoặc cho con bú. 

7 Thời kỳ mang thai 

Các tetracyclin phân bố qua nhau thai; không dùng doxycyclin trong nửa cuối thai kỳ vì doxycyclin có thể gây biến màu răng vĩnh viễn, giảm sản men răng và có thể tích lũy trong xương, gây rối loạn cấu trúc xương. Ngoài ra, có thể xảy ra gan nhiễm mỡ ở phụ nữ mang thai, đặc biệt khi tiêm tĩnh mạch liều cao. 

8 Thời kỳ cho con bú 

Doxycyclin được bài tiết vào sữa và tạo thành phức hợp không hấp thu với calci trong sữa. Không dùng doxycyclin cho người mẹ cho con bú (hoặc phải thôi cho con bú). 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Doxycyclin có thể gây kích ứng đường tiêu hóa với mức độ khác nhau, thường gặp hơn sau khi uống. Doxycyclin có thể gây phản ứng từ nhẹ đến nặng ở da, khi phơi nắng (mẫn cảm với ánh sáng). Phần lớn phản ứng độc hại với gan xảy ra ở người tiêm hoặc uống liều cao doxycyclin. Người mang thai dễ bị thương tổn gan nặng do doxycyclin, đầu tiên xuất hiện vàng da, tiếp đó là tăng urê huyết, nhiễm acid và sốc không hồi phục. 

9.1 Thường gặp 

Thần kinh: nhức đầu, hội chứng cảm cúm thông thường, đau răng. 

Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa (ỉa chảy, nôn, khó tiêu), viêm thực quản.  

Khác: đau khớp. 

Dùng viên nang đặt dưới lưỡi: nhức đầu, hội chứng cảm cúm thông thường, đau lợi, đau răng, răng tăng nhạy cảm với nhiệt, chảy mủ lợi, tiết nhiều dịch. 

9.2 Ít gặp 

Da: ban, mẫn cảm ánh sáng. 

Tiêu hóa: buồn nôn, ỉa chảy. 

Thần kinh: nhức đầu, rối loạn thị giác. 

Máu: giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa eosin. 

Tại chỗ: viêm tĩnh mạch. 

9.3 Hiếm gặp 

TKTW: tăng áp lực nội sọ lành tính, thóp phồng ở trẻ nhỏ. 

Tiêu hóa: độc gan, viêm đại tràng do kháng sinh, răng kém phát triển. 

9.4 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Cần uống doxycyclin với nhiều nước để tránh kích thích thực quản và gây loét thực quản. 

Dùng viên ngậm dưới lưỡi cần tránh cọ, chải, xỉa răng 7 ngày kể từ khi bắt đầu dùng thuốc.

Tránh nắng, tránh tia cực tím khi dùng doxycyclin. Nếu da mẩn đỏ thì phải ngừng thuốc ngay. 

Có thể uống doxycyclin với thức ăn hoặc sữa nếu có biểu hiện kích ứng đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và nôn. Nếu bội nhiễm, ngừng doxycyclin và áp dụng các liệu pháp thích hợp. Ngừng thuốc nếu có phồng thóp ở trẻ nhỏ và tăng áp lực nội sọ lành tính ở người lớn. 

10 Liều lượng và cách dùng 

10.1 Cách dùng 

Uống: Phải uống viên nén với tối thiểu một cốc nước đầy và ở tư thế đứng, để tránh loét thực quản, hoặc để giảm kích ứng đường tiêu hóa. 

Tiêm: Hiện nay, rất ít chỉ định truyền tĩnh mạch tetracyclin, vì có những thuốc khác tốt hơn, hơn nữa thuốc có thể gây viêm tĩnh mạch huyết khối nặng. Doxycyclin là kháng sinh nhóm tetracyclin được lựa chọn nhất khi dùng tiêm. Doxycyclin dùng trong trường hợp bệnh nặng, người không uống được thuốc, hoặc buồn nôn và nôn nhiều khi uống thuốc. Không dùng các tetracyclin tiêm bắp vì kích ứng tại chỗ và kém hấp thu. 

10.2 Liều dùng 

Liều dùng tính theo doxycyclin base, thay đổi tùy theo tính chất và mức độ nặng của nhiễm khuẩn. 

Người lớn: 100 mg/lần cho mỗi 12 giờ trong ngày đầu, sau đó 100 mg/ngày, uống 1 lần hoặc chia 2 lần. Những trường hợp bệnh nặng những ngày sau 100 mg/lần cho mỗi 12 giờ. 

Trẻ em: 

  • Trẻ em trên 8 tuổi nặng dưới 45 kg: 4,4 mg/kg/ngày (không quá 200 mg/ngày), chia thành 2 liều bằng nhau, cứ 12 giờ một lần trong ngày đầu, những ngày sau uống một nửa liều này (2,2 mg/ kg/ngày), một lần duy nhất; không vượt quá 200 mg/ngày. Đối với bệnh nặng, uống liều 2,2 mg/kg/lần, cứ 12 giờ một lần.
  • Với trẻ trên 8 tuổi nặng trên 45 kg: Liều giống như người lớn. 

Tiêm truyền tĩnh mạch: Doxycyclin là thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin được ưu tiên lựa chọn khi dùng đường tiêm, dùng cho các bệnh nặng, không uống được thuốc, buồn nôn và nôn nhiều. Liều doxycyclin 200 mg/ngày, truyền một lần hoặc chia làm 2 lần trong ngày thứ nhất, 100 mg đến 200 mg trong những ngày sau. Nếu dùng liều 200 mg/ngày thì chia làm 2 lần truyền. Trẻ em cân nặng dưới 45 kg là 4,4 mg/kg trong ngày thứ nhất chia 1 - 2 lần truyền, những ngày sau đó 2,2 mg/kg/ngày. 

Liều dùng trong suy thận: Mặc dù doxycyclin thải trừ qua thận, người suy thận thường không cần giảm liều vì doxycyclin còn thải trừ qua gan, đường mật và đường tiêu hóa. Liều doxycyclin cho người lớn là 200 mg/ngày cho ngày đầu tiên, cứ 12 giờ một lần; tiếp theo là 100 mg/ngày, ngày một lần. Nếu bị nhiễm khuẩn nặng thì duy trì liều 200 mg/ngày trong quá trình điều trị. 

Điều trị bệnh tả: Uống 300 mg/lần/ngày hoặc 100 mg/lần, ngày 2 lần trong 3 ngày, phối hợp với bù nước và điện giải. 

Điều trị nhiễm khuẩn lậu không có biến chứng: Hiện nay Azithromycin được ưu tiên lựa chọn, doxycyclin là lựa chọn thay thế, phối hợp với ceftriaxon. Uống doxycyclin 100 mg/lần, ngày 2 lần, trong 7 ngày; hoặc uống 1 lần 300 mg, sau đó 1 giờ uống thêm 1 liều 300 mg (tổng liều 600 mg). 

Điều trị giang mai cho bệnh nhân dị ứng với penicilin: Uống 100 - 200 mg/lần, ngày 2 lần trong ít nhất là 14 ngày. Với người đã mắc giang mai trên 1 năm: 100 mg/lần, ngày 2 lần trong 28 ngày. 

Phòng bệnh do xoắn khuẩn ( Leptospirosis): Uống 200 mg/lần, tuần 1 lần, uống trước khi đến vùng có nguy cơ 1 - 2 ngày và duy trì liều trên trong suốt thời gian ở vùng có nguy cơ. 

Điều trị bệnh do xoắn khuẩn ( Leptospirosis): Uống 100 mg/lần, ngày 2 lần trong 7 ngày. 

Phòng sốt rét: Những người đi vào vùng sốt rét do P. falciparum kháng cloroquin hoặc không rõ kháng cloroquin: Người lớn uống 100 mg, ngày một lần; trẻ em từ 8 tuổi trở lên uống 2 mg/kg/ngày (tối đa 100 mg/ngày). Liệu pháp dự phòng bắt đầu 1 hoặc 2 ngày trước khi đến vùng sốt rét, tiếp tục uống hàng ngày và 4 tuần sau khi rời vùng sốt rét. Liên quan đến dung nạp doxycyclin hoặc tương tác với các thuốc khác mà từng cá thể đang sử dụng, có thể khuyến cáo dùng doxycyclin dự phòng 3 - 4 tuần trước khi đến vùng sốt rét để đảm bảo doxycyclin và thuốc dùng phối hợp được dung nạp, cũng như có thời gian để chuyển lựa chọn biện pháp dự phòng sốt rét khác nếu cần thiết. Đối với những người đi vào vùng dịch sốt rét do P. ovale hoặc P. vivax nên phối hợp doxycyclin với primaquin trong 2 tuần cuối của liệu trình dự phòng bằng doxycyclin. 

Điều trị sốt rét không biến chứng: Sốt rét do P. falciparum kháng cloroquin: Người lớn uống doxycyclin 100 mg/lần, ngày 2 lần trong 7 ngày, phối hợp với uống quinin sulfat 650 mg/lần, 3 lần/ ngày trong 3 ngày nếu mắc sốt rét ở châu Phi hoặc Nam Mỹ, trong 7 ngày nếu mắc sốt rét ở Đông Nam Á. Trẻ em từ 8 tuổi trở lên uống doxycyclin 4 mg/kg/ngày (tối đa 200 mg/ngày) chia đều làm 2 lần, uống trong 7 ngày, đồng thời phối hợp với uống quinin sulfat 10 mg/kg/lần, 3 lần/ngày trong 3 ngày nếu mắc sốt rét ở châu Phi hoặc Nam Mỹ, trong 7 ngày nếu mắc sốt rét ở Đông Nam Á. Đối với sốt rét không biến chứng do P. vivax kháng cloroquin dùng các thuốc như trên phối hợp với uống primaquin trong 14 ngày (người lớn 30 mg/lần/ngày, trẻ em 0,6 mg/kg/lần/ngày). 

Điều trị sốt rét nặng do P. falciparum: Người lớn uống hoặc truyền doxycyclin 100 mg/lần, ngày 2 lần trong 7 ngày, phối hợp với quinidin gluconat đường tĩnh mạch liều khởi đầu 10 mg/kg trong 1 - 2 giờ đầu, sau đó 0,2 mg/kg/phút truyền tĩnh mạch liên tục trong ít nhất 24 giờ, tiếp tục trong 3 ngày nếu mắc sốt rét ở châu Phi hoặc Nam Mỹ, trong 7 ngày nếu mắc sốt rét ở Đông Nam Á. Có thể chuyển từ quinidin gluconat đường tĩnh mạch sang uống quinin khi xét nghiệm tải lượng ký sinh trùng < 1%. Trẻ em từ 8 tuổi trở lên hoặc cân nặng ít hơn 45 kg uống hoặc truyền tĩnh mạch doxycyclin 4 mg/kg/ngày chia đều làm 2 lần, nếu cân nặng > 45 kg dùng liều 100 mg/lần, ngày 2 lần, uống hoặc truyền trong 7 ngày, đồng thời phối hợp với quinidin gluconat theo liều khuyến cáo cho trẻ em. 

Điều trị brucella: Uống 100 mg/lần, ngày 2 lần, uống trong 6 tuần cùng với rifampin hoặc Streptomycin. 

Điều trị viêm nha chu: Uống 20 mg/lần, ngày 2 lần, cách nhau 12 giờ (vào buổi sáng và buổi tối), uống 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Nếu dùng viên ngậm giải phóng chậm, liều dùng phụ thuộc vào tình trạng cụ thể (kích thước, dạng, số lượng ổ viêm). 

Phòng bệnh than sau khi hít phải vi khuẩn than: Người lớn, trẻ em > 8 tuổi và có cân nặng > 45 kg: Uống 100 mg/lần, ngày 2 lần trong 60 ngày. Cần phải kết hợp với 1 hoặc 2 thuốc kháng sinh khác. Trẻ em ≤ 8 tuổi và trẻ trên 8 tuổi cân nặng ≤ 45 kg: 2,2 mg/kg/lần (tối đa 100 mg) cách 12 giờ một lần trong 60 ngày. Đối với trẻ em < 8 tuổi sau từ 10 - 14 ngày đầu điều trị, cần xem xét chuyển sang dùng amoxicilin thay thế doxycyclin nếu xác định nhạy cảm với penicilin. 

Điều trị bệnh than: Cần phải kết hợp doxycyclin với 1 hoặc 2 thuốc kháng sinh khác. Người lớn, trẻ em > 8 tuổi và có cân nặng >45 kg: doxycyclin 100 mg, ngày 2 lần. Trẻ em < 8 tuổi và trẻ trên 8 tuổi cần nặng ≤ 45 kg: 2,2 mg/kg/lần (tối đa 100 mg) cách 12 giờ một lần. Những ngày đầu doxycyclin dùng đường truyền tĩnh mạch, khi tình trạng lâm sàng có cải thiện tốt lên, thay thế doxycyclin đường dùng tĩnh mạch bằng đường uống (riêng đối với bệnh than thể da nhẹ, không biến chứng có thể chỉ cần dùng đường uống). Thời gian điều trị tùy thuộc từng thể bệnh, có thể từ 7 ngày đến 60 ngày. Đối với trẻ em < 8 tuổi, khi cần điều trị dài ngày thì sau từ 10 - 14 ngày đầu điều trị, cần xem xét chuyển sang dùng amoxicilin thay thế doxycyclin nếu xác định nhạy cảm với penicilin. 

Điều trị viêm niệu đạo không do lậu: Uống 100 mg/lần, ngày 2 lần, trong 7 ngày. 

Điều trị viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ, viêm phúc mạc: Tiêm tĩnh mạch 100 mg/lần, ngày 2 lần cùng với cefoxitin (cứ mỗi 6 giờ lại uống 2 g) trong 4 ngày và tiêm thêm trên 48 giờ sau khi tình trạng được cải thiện. Sau đó tiếp tục uống 100 mg, ngày 2 lần để hoàn thành trị liệu 10 - 14 ngày. 

Điều trị nhiễm Chlamydia không có biến chứng: Liều ở người lớn và trẻ trên 8 tuổi, nặng hơn 45 kg: Uống 100 mg/lần, ngày 2 lần, trong ít nhất là 7 ngày. 

Điều trị bệnh lyme (bệnh do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi), bệnh sốt Q (do Coxiella burnetii), bệnh tularemia (do Pasteurella tularensis): Uống 100 mg/lần, ngày 2 lần, trong 14 - 21 ngày. 

Điều trị bệnh do rickettsia: Uống 100 mg/lần, ngày 2 lần trong 7 - 14 ngày. 

Điều trị chứng mũi đỏ (Rosacea): Uống 40 mg/lần, ngày 1 lần vào buổi sáng. 

Làm xơ màng phổi trong tràn dịch màng phổi: Bơm tưới 500 mg liều một lần hòa trong 25 - 30 ml Dung dịch nước muối đẳng trương (sau khi đã rút hết dịch trong khoang màng phổi), bơm qua ống dẫn lưu màng phổi và kẹp ống dẫn lưu rồi tháo kẹp khi có nhiều dịch để dẫn lưu dịch. 

Điều trị nhiễm trùng do Mycobacteria marinum: 100 mg/lần, ngày 2 lần trong ít nhất 3 tháng, thời gian điều trị khoảng 4 - 6 tuần mới có thể xác định bệnh có đáp ứng với điều trị hay không. 

Điều trị bệnh nhiễm trùng do Legionella pneumophila: Doxycyclin liều uống thông thường thay thế Erythromycin (khi có chống chỉ định hoặc không hiệu quả) dùng đơn độc hoặc phối hợp với rifampin. 

11 Tương tác thuốc 

Tránh phối hợp doxycyclin với các thuốc sau: BCG, mecamylamin, dẫn xuất acid retinoic, strotium ranelat (do làm tăng độc tính), penicilin do có thể có tác dụng đối kháng nhau. 

11.1 Tăng tác dụng/độc tính

Doxycyclin làm tăng nồng độ hoặc tác dụng khi phối hợp doxycyclin với mecamylamin, mipomesan, thuốc ức chế thần kinh - cơ, dẫn xuất retinoic acid, thuốc kháng vitamin K, verteporfin, cyclosporin. 

Dùng đồng thời doxycyclin với methoxyfluran có thể gây tăng độc tính trên thận. 

Doxycyclin có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông warfarin. 

11.2 Giảm tác dụng

Doxycyclin có thể làm giảm nồng độ/tác dụng của các thuốc: BCG vắc xin, vắc xin thương hàn, muối sắt, penicilin, thuốc tránh thai dạng uống. 

Doxycyclin có thể làm giảm hấp thu calci, sắt, magnesi, Kẽm và các acid amin. 

Các thuốc sau làm giảm nồng độ/tác dụng của doxycyclin 

  • Thuốc kháng acid chứa nhôm, calci, hoặc magnesi làm giảm hấp thu doxycyclin.
  • Muối Sắt và Bismuth subsalicylat có thể làm giảm Sinh khả dụng của doxycyclin.
  • Barbiturat, Phenytoin và carbamazepin có thể làm giảm nửa đời của doxycyclin do làm tăng chuyển hóa.
  • Carbamazepin làm tăng nhanh chuyển hóa của doxycyclin.
  • Rifampicin làm giảm nồng độ doxycyclin trong huyết tương. 

11.3 Tương tác thuốc - thức ăn 

Nghiện rượu mạn tính có thể làm giảm nồng độ doxycyclin trong huyết tương. 

Thức ăn hoặc sữa có thể làm giảm nhẹ hấp thu doxycyclin nhưng mức độ ít hơn so với các tetracyclin khác. 

Doxycyclin làm giảm hấp thu calci, sắt, magnesi và acid amin. 

Giải pháp: Uống doxycyclin xa các bữa ăn và các thuốc có chứa sắt, calci, magnesi và acid amin. 

12 Quá liều và xử trí 

Triệu chứng quá liều doxycyclin tùy thuộc từng bệnh nhân và mức độ quá liều doxycylin. Các triệu chứng thường gặp là buồn nôn và nôn, có thể kèm theo một số biểu hiện tác dụng không mong muốn. Không có thuốc điều trị đặc hiệu quá liều, thường dùng biện pháp rửa dạ dày và điều trị triệu chứng. Lọc máu nhân tạo không áp dụng vì không làm giảm doxycyclin trong máu. 

Dutasterid

Tên chung quốc tế: Dutasterid. 

Mã ATC: G04CB02. 

Loại thuốc: Thuốc ức chế 5 alpha-reductase, điều trị phì đại tiền liệt tuyến. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nang: 0,5 mg. 

2 Dược lực học 

Dutasterid là thuốc ức chế 5 alpha-reductase, enzym có vai trò chuyển testosteron thành dihydrotestosteron (DHT), một chất có hoạt tính mạnh hơn testosteron. DHT có vai trò khởi phát và tăng trưởng tuyến tiền liệt. Enzym 5 alpha-reductase có 2 dạng là typ 1 và typ 2. Typ 2 có vai trò chính ở cơ quan sinh sản, trong khi typ 1 có vai trò chủ yếu đối với sự chuyển hóa testosteron ở da và gan. Dutasterid ức chế cạnh tranh và đặc hiệu với 5 alpha- reductase cả typ 1 và typ 2, tạo thành phức ổn định với enzym nên làm giảm nồng độ DHT trong máu. Các nghiên cứu in vitro và in vivo cho thấy sự phân ly dutasterid ra khỏi phức hệ enzym là rất thấp. Dutasterid và finasterid dùng thay thế các thuốc ức chế alpha- adrenergic để điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt. 

2.1 Tác dụng trên DHT/Testosteron 

Tác dụng của dutasterid trên DHT được quan sát thấy sau 1 - 2 tuần điều trị và phụ thuộc vào liều (giảm 85 và 90% tương ứng theo thời gian). Ở bệnh nhân phì đại lành tính tuyến tiền liệt (BPH), sử dụng dutasterid 0,5 mg/ngày, mức giảm DHT trung bình là 94% sau 1 năm và 93% sau 2 năm; mức tăng testosteron trung bình là 19% sau cả 1 và 2 năm. 

2.2 Tác dụng trên thể tích tuyến tiền liệt

Sự giảm thể tích tuyến tiền liệt được quan sát rõ ngay từ 1 tháng sau điều trị, và tiếp tục giảm trong vòng 24 tháng sau đó. Dutasterid làm giảm thể tích tuyến tiền liệt trung bình 23,6% ở tháng thứ 12 so với mức giảm trung bình 0,5% ở nhóm Placebo. Dutasterid cũng làm giảm thể tích tuyến tiền liệt ở vùng chuyển tiếp (prostate transitional zone) ngay 1 tháng sau điều trị và tiếp tục đến 24 tháng, với tỷ lệ giảm trung bình ở vùng chuyển tiếp là 17,8% so với 7,9% ở nhóm chứng sau 12 tháng điều trị. Sự giảm thể tích tuyến tiền liệt được quan sát thấy trong vòng 2 năm đầu tiên trong 1 thử nghiệm lâm sàng mù đôi và duy trì trong 2 năm sau đó trong nghiên cứu nhãn mở tiếp theo. Giảm kích thước tuyến tiền liệt dẫn đến làm giảm triệu chứng và giảm nguy cơ bí tiểu và phẫu thuật liên quan đến BPH. 

3 Dược động học 

Dutasterid hấp thu qua Đường tiêu hóa, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương từ 1 - 3 giờ sau khi uống, Sinh khả dụng khoảng 60% và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Thuốc gắn với protein huyết tương cao, khoảng 99,5%. Chuyển hóa qua CYP3A4 và CYP3A5. Phần lớn được đào thải qua phân (40%), 5% đào thải dưới dạng không đổi; < 1% đào thải qua thận. Nửa đời thải trừ là 5 tuần. 

4 Chỉ định 

Dutasterid có thể dùng một mình hoặc kết hợp với thuốc ức chế alpha-adrenergic để điều trị: 

Phì đại lành tính tuyến tiền liệt. 

Giảm nguy cơ bị tiểu cấp tính (AUR) và phẫu thuật ở những bệnh nhân có triệu chứng phì đại lành tính tuyến tiền liệt từ trung bình đến nặng. 

5 Chống chỉ định 

Mẫn cảm với dutasterid hoặc thuốc ức chế 5-alpha reductase, với đậu nành, đậu phộng hoặc các tá dược khác có trong thành phần thuốc. 

Phụ nữ mang thai hoặc đang trong độ tuổi sinh đẻ (xem phần Thời kỳ mang thai). 

Suy gan nặng. 

Trẻ em và trẻ vị thành niên. 

6 Thận trọng 

Dutasterid làm giảm nồng độ chỉ dấu sinh học (PSA) của ung thư tuyến tiền liệt tới 50% sau 3 - 6 tháng, do đó cần thiết lập giá trị mới sau ít nhất 3 tháng và kiểm soát định kỳ giá trị này sau đó. Sử dụng biện pháp mới để thay thế PSA trong kiểm soát nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. 

Dutasterid làm tăng nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến. Cần loại bỏ, khả năng ung thư và các bệnh tiết niệu khác trước khi khởi trị bằng dutasterid. 

Dutasterid gây hại đối với thai nhi. Thuốc bài tiết qua tinh dịch, do đó khuyến cáo người dùng sử dụng bao cao su khi sinh hoạt tình dục để tránh nguy cơ có thai cho người bạn tình. Phụ nữ đang trong tuổi sinh đẻ nên hạn chế tiếp xúc hoặc xử lý viên thuốc trong tình trạng viên nang bị nghiền nát, bị vỡ, hoặc bị rò rỉ. 

Không cho máu, truyền máu trong vòng 6 tháng sau liều dùng cuối cùng do nguy cơ độc tính với thai nếu truyền máu cho phụ nữ mang thai. 

Dutasterid làm giảm số lượng tinh trùng, thể tích tinh dịch và độ di động của tinh trùng, nhưng chưa rõ tác dụng trên khả năng sinh sản. Tác dụng trên tổng số tinh trùng không hồi phục sau 24 tuần theo dõi. Đã có báo cáo về trường hợp mắc ung thư vú ở nam giới. Do đó, bệnh nhân hoặc người chăm sóc cần được cảnh báo về nguy cơ này và báo cáo với bác sĩ bất cứ khi nào có dấu hiệu bất thường ở tuyến vú như nổi cục, đau, tiết dịch bất thường ở vú. 

Dutasterid hấp thu qua da nên tránh tiếp xúc với viên thuốc không còn nguyên vẹn. Nếu lỡ tiếp xúc, cần rửa ngay vùng tiếp xúc với xà phòng và nước sạch. 

7 Thời kỳ mang thai 

Thuốc có những rủi ro tiềm ẩn đối với thai nhi, đặc biệt thai nam nên phụ nữ đang trong tuổi sinh đẻ không dùng thuốc, không sinh hoạt tình dục với người dùng thuốc mà không sử dụng biện pháp tránh thai, không tiếp xúc hoặc xử lý viên thuốc trong khi viên thuốc ở tình trạng bị nghiền nát, bị vỡ, hoặc bị rò rỉ. 

8 Thời kỳ cho con bú 

Không rõ dutasterid có bài tiết qua sữa mẹ không. 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

9.1 Thường gặp 

Rối loạn chức năng tuyến vú, rối loạn PSA. 

Rối loạn xuất tinh (tới 7,8%), rối loạn cương dương (0,3 - 12%), giảm tình dục (tới 4,5%). 

Tăng nhạy cảm da. 

Tăng mẫn cảm, dị ứng thuốc. 

Ung thư tuyến tiền liệt. 

9.2 Ít gặp

Phù mạch. 

10 Liều lượng và cách dùng 

Liều thông thường 0,5 mg, uống 1 lần/ngày, dùng hàng ngày, kiểm tra điều trị sau 3 - 6 tháng, sau đó là 6 - 12 tháng. Phải nuốt nguyên viên với nước, không được nhai hoặc làm vỡ viên thuốc. Có thể uống thuốc cùng bữa ăn hoặc không. 

Không cần giảm liều ở người già và người suy thận. 

Ở người suy gan: Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của suy chức năng gan đến dược động học của dutasterid, nhưng cần thận trọng khi có suy gan nhẹ và vừa, không dùng thuốc khi có suy gan nặng (xem Chống chỉ định). 

11 Tương tác thuốc 

Clarithromycin và các thuốc chuyển hóa qua CYP3A4 có thể ảnh hưởng đến nồng độ dutasterid trong huyết tương. 

Kết hợp dutasterid với các thuốc ức chế CYP3A4 như ritonavir, indinavir, nefazodon, itraconazol, ketoconazol có thể làm tăng nồng độ dutasterid trong máu. 

Tương tác với các thuốc chẹn kênh calci: Nồng độ dutasterid có thể bị tăng lên bởi Diltiazem và Verapamil. 

12 Quá liều và xử trí 

12.1 Triệu chứng

Quá liều do dutasterid ít khi xảy ra. Trong một nghiên cứu trên người tình nguyện, đã sử dụng 1 liều đơn tới 40 mg/ngày (gấp 80 lần liều điều trị) trong 7 ngày không thấy có dấu hiệu nào đáng ghi nhận. Trong những thử nghiệm lâm sàng đã dùng đến liều 5 mg/ngày dùng hàng ngày trong 6 tháng cũng không quan sát thấy tác dụng không mong muốn nào đáng ghi nhận. 

12.2 Xử trí

Không có thuốc giải độc đặc hiệu với dutasterid nên nếu có nghi ngờ quá liều xảy ra thì điều trị triệu chứng và hỗ trợ là cần thiết. 

Dydrogesteron

Tên thuốc gốc (Hoạt chất)

  • Dydrogesterone.
  • Dydrogesterone thuốc biệt dược: Duphaston.

Loại thuốc

  • Dydrogesterone thuộc nhóm nào? Thuốc Dydrogesterone là thuốc nội tiết – Progestogens(Progestin).

Dạng thuốc và hàm lượng

  • Viên nén bao phim dydrogesterone - 10 mg
  • Viên nén phối hợp Estradiol hemidrate/ dydrogesterone – 0,5 mg/ 2,5 mg; 1 mg/ 5 mg; 1 mg/ 10 mg; 2 mg/ 10 mg

Mã ATC

  • G - Genito tiết niệu và hormone sinh dục
  • G03 - Hormon giới tính và các chất điều hòa của hệ sinh dục
  • G03D - Progestogen
  • G03DB - Dẫn xuất Pregnadien
  • G03DB01 - Dydrogesterone

Công thức

  • C21H28O2

2 Thuốc Dydrogesterone có tác dụng gì?

2.1 Dược lực học

Dydrogesterone là một Progesterone có hoạt tính qua đường uống, tác động trực tiếp lên tử cung, tạo ra nội mạc tử cung bài tiết hoàn chỉnh trong tử cung có chứa estrogen. Ở mức độ điều trị, dydrogesterone không có tác dụng tránh thai vì nó không ức chế hoặc cản trở sự rụng trứng hoặc hoàng thể. Hơn nữa, dydrogesterone không chứa androgen, không estrogen, không corticoid, không đồng hóa và không được bài tiết dưới dạng pregnanediol. Dydrogesterone giúp điều chỉnh sự phát triển khỏe mạnh và sự bong ra bình thường của niêm mạc tử cung. Do đó, nó có thể hữu ích trong việc điều trị các rối loạn kinh nguyệt như kinh nguyệt không đều, không đều hoặc đau đớn, vô sinh, hội chứng tiền kinh nguyệt và lạc nội mạc tử cung.

2.2 Dược động học

Hấp thụ: Hấp thụ nhanh qua Đường tiêu hóa với Sinh khả dụng là 28%.

Phân bố: Progestin được báo cáo là được phân bố vào sữa. Tác dụng có thể có của progesterone trong sữa đối với trẻ bú mẹ chưa được xác định. Trên 90% dydrogesterone và DHD liên kết với protein huyết tương.

Chuyển hóa: Dydrogesterone được chuyển hóa nhanh chóng thành DHD tại bào tương nhờ enzyme aldo-keto-reductase 1C (AKR 1C). Ngoài ra, dydrogesterone cũng được chuyển hóa qua CYP3A4 và tạo ra những chất chuyển hoá ít quan trọng hơn.

Thải trừ: Sau khi uống dydrogesterone có nhãn, trung bình 63% liều dùng được bài tiết vào nước tiểu. Trong vòng 72 giờ, quá trình bài tiết hoàn tất. Thời gian bán hủy: Dydrogesterone: 5 -7 giờ, chất chuyển hóa 20-dihydro dydrogesterone (DHD): 14 -17 giờ.

2.3 Cơ chế hoạt động

Dydrogesterone là một progestagen hoạt động bằng đường uống. Việc bổ sung progestagen làm giảm đáng kể nguy cơ tăng sản nội mạc tử cung và ung thư do estrogen gây ra ở phụ nữ không cắt tử cung bằng cách làm giảm sự phát triển của nội mạc tử cung.

3 Chỉ định - Chống chỉ định

3.1 Chỉ định

Dydrogesterone được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:

Điều trị các bệnh lý: 

  • Lạc nội mạc tử cung.
  • Đau bụng kinh.
  • Vô sinh do suy hoàng thể.
  • Doạ sảy thai do thiếu hụt progesterone.
  • Sảy thai liên tiếp do thiếu hụt progesterone.
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt.

Hỗ trợ hoàng thể trong hỗ trợ sinh sản (ART)

Điều hoà chu kỳ kinh nguyệt.

Hỗ trợ liệu pháp oestrogen cho phụ nữ còn tử cung nguyên vẹn nhằm:

  • Ngăn ngừa tăng sản nội mạc tử cung trong giai đoạn sau mãn kinh.
  • Điều trị chảy máu tử cung bất thường.
  • Điều trị vô kinh thứ phát.

3.2 Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng Dydrogesterone cho những đối tượng sau:

  • Tiền sử quá mẫn nghiêm trọng với dydrogesterone.
  • Xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân.
  • Có tiền sử hoặc đang bị rối loạn chức năng gan nghiêm trọng.
  • Nghi ngờ hoặc đã chẩn đoán mắc ung thư ác tính do hormone.

4 Liều dùng - Cách dùng

4.1 Liều dùng

Tình trạngLiều dùng
Điều hoà kinh nguyệt10 mg/ ngày, uống vào ngày thứ 11 – 25 của chu kỳ
Lạc nội mạc tử cung10 mg/lần x 3 lần/ngày, uống trong cả chu kỳ hoặc uống vào ngày thứ 5 – 25 của chu kỳ. Nên bắt đầu điều trị bằng liều cao nhất.
Đau Bụng Kinh10 mg/lần x 2 lần/ngày, uống vào ngày thứ 5 – 25 của chu kỳ. Nên bắt đầu điều trị bằng liều cao nhất.
Vô sinh do suy hoàng thể

10 mg/ ngày, uống vào ngày thứ 14 – 25 của chu kỳ.

Điều trị duy trì trong ít nhất 6 chu kỳ liên tiếp. Nên tiếp tục trị liệu này trong những tháng đầu của thai kỳ với liệu lượng như đã chỉ định cho sảy thai liên tiếp.

Hỗ trợ hoàng thể trong hỗ trợ sinh sản (ART)10 mg/lần x 3 lần/ngày, bắt đầu từ ngày lấy noãn và tiếp tục sử dụng trong 10 tuần tiếp theo nếu chắc chắn đã mang thai.
Doạ sảy thai

Liều khởi đầu: 40 mg dydrogesterone.

Liều duy trì: 10 mg mỗi 8 giờ.

Nên bắt đầu điều trị bằng liều cao nhất. Duy trì thêm 1 tuần sau khi hết các triệu chứng, sau đó có thể giảm liều dần dần.

Nếu triệu chứng vẫn còn hoặc tái phát trong quá trình điều trị, tiếp tục tăng thêm 10 mg dydrogesterone mỗi 8 giờ.

Sảy thai liên tiếp:10 mg mỗi ngày, kéo dài đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Có thể giảm liều dần dần. Tốt nhất nên bắt đầu trị liệu từ trước khi thụ thai. 
Xuất huyết tử cung bất thường

20 mg/ngày x 5 – 7 ngày. Một vài ngày sau khi kết thúc điều trị, có thể có tình trạng xuất huyết.

Có thể dự phòng tình trạng xuất huyết trên bằng cách uống 10 mg x 1 lần/ngày, uống từ ngày 11 – 25 của chu kỳ. Có thể phối hợp với oestrogen trong 2 – 3 chu kỳ nếu cần.

Vô kinh thứ phát10 – 20 mg/ngày, uống từ ngày 11 – 25 của chu kỳ.
Phòng ngừa tăng sinh nội mạc tử cung trong thời kỳ mãn kinh

Uống oestrogen trong 14 ngày đầu tiên của chu kỳ.

Trong 14 ngày sau, bổ sung thêm dydrogesterone liều 10 mg/lần x 2 lần/ngày.

Hội chứng tiền kinh nguyệt10 mg/ lần x 2 lần/ ngày, bắt đầu uống từ nửa sau của chu kỳ cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo.

4.2 Cách dùng

Có thể uống thuốc cùng thức ăn hoặc không.

5 Tác dụng phụ

Thường gặp 

  • Đau đầu, đau nửa đầu. Buồn nôn. Rối loạn kinh nguyệt (xuất huyết âm đạo, rong kinh, mất kinh, thống kinh và kinh nguyệt không đều). Đau/ nhạy cảm vú. Đau bụng. 

Ít gặp 

  • Trầm cảm. Chóng mặt. Nôn. Bất thường chức năng gan (vàng da, mệt mỏi, khó ở và đau bụng dưới). Viêm da dị ứng (phát ban, ngứa, nổi mẩn). Tăng cân.

Hiếm gặp

  • Tăng kích cỡ khối u phụ thuộc progrestogen (ví dụ u màng não). Thiếu máu tán huyết. Quá mẫn cảm. Buồn ngủ. Phù mạch. Phù. Căng vú.

6 Tương tác thuốc

Dydrogesterone tương tác với các thuốc khác:

  • Các chất cảm ứng enzyme gan làm tăng chuyển hoá và thải trừ dydrogesterone: barbiturate, Carbamazepine, Phenytoin, primidone, Rifampicin, ARV (ritonavir, neviparin, efavirenz…), và St. John's Wort (hypericum perforatum).
  • Các chất ức chế Protease HIV, ức chế sao chép ngược không phải nucleoside có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ trong huyết tương của dydrogesterone.
  • Ritonavir và nelfinavir là chất ức chế enzyme gan mạnh, nhưng khi sử dụng đồng thời với hormone steroid lại cho tác dụng cảm ứng, dẫn đến giảm nồng độ dydrogesterone.
  • Các chất ức chế enzyme gan (CYP3A4) làm giảm chuyển hoá và thải trừ dydrogesterone, làm tăng nồng độ thuốc trong huyết tương cũng như tăng độc tính.
  • Ulipristal có tác dụng đối kháng với tác dụng của progestin, vì vậy không nên dùng dydrogesterone trong vòng 12 ngày sau khi ngưng dùng ulipristal.

7 Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng thuốc đối với bệnh nhân bị dị ứng với Dydrogesterone.

Không nên chỉ định dydrogesterone cho bệnh nhân có vấn đề về di truyền như không dung nạp galactose, thiếu hụt một phần lactase hay kém hấp thu Glucose – galactose.

Trong trường hợp bệnh nhân bị sảy thai liên tiếp hoặc doạ sảy thai, cần xác định khả năng sống của thai nhi trước khi chỉ định dydrogesterone. Cần tiếp tục theo dõi sự sống và phát triển của thai nhi trong suốt quá trình điều trị.

Cần loại trừ các bệnh lý khác dẫn đến xuất huyết trước khi điều trị xuất huyết tử cung bất thường bằng dydrogesterone.

Dydrogesterone có thể gây buồn ngủ nhẹ hoặc hoa mắt chóng mặt, đặc biệt là sau khi uống vài giờ, vì vậy cũng cần cẩn trọng khi lái xe và vận hành máy móc.

Chưa có nghiên cứu về tính an toàn và hiệu quả của dydrogesterone ở thanh thiếu niên 12 - 18 tuổi.

Thời kỳ mang thai: Cẩn trọng chỉ định dydrogesterone cho phụ nữ có thai khi cần phải điều trị một số bệnh lý.

Thời kỳ cho con bú: Chưa xác định được khả năng bài tiết vào sữa mẹ của dydrogesterone cũng như nguy cơ của thuốc đối với trẻ nhỏ. Vì vậy không nên dùng dydrogesterone trong thời kỳ cho con bú.

8 Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. 

Không bảo quản trong phòng tắm. 

9 Quên liều

Dydrogesterone có độc tính rất thấp. Các triệu chứng có thể gặp khi quá liều thường nhẹ, bao gồm: buồn nôn , nôn, buồn ngủ và chóng mặt.

Cách xử lý khi quá liều: Không cần thiết điều trị đặc hiệu, chỉ cần cân nhắc điều trị triệu chứng.

Ebastin

Ebastin là hoạt chất của một loại thuốc kháng histamin thế hệ 2 thường được dùng để trị viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc mãn tính.

1 Dược lực học 

Ebastin dẫn xuất của piperaridin, là chất kháng Histamin có tác dụng kéo dài và không gây buồn ngủ.

Ebastin có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh dị ứng bao gồm viêm mũi và ngửa ngoài da.

2 Dược động học

Ebastin được hấp thu nhanh sau khi uống. Sau khi dùng liều 10 mg lặp đi lặp lại mỗi ngày một lần, trạng thái ổn định đạt được trong 3 đến 5 ngày với nồng độ đỉnh trong huyết tương từ 130 đến 160 mg/ml. Ebastin gần như được chuyển hóa hoàn toàn thành chất chuyển hóa acid có hoạt tính là Carebastin thông qua con đường CYP3A4. Sau khi uống một liều 10 mg, nồng độ đỉnh trong huyết tương của Carebastin đạt được ở 2,6 đến 4 giờ và đạt mức 80- 100 mg/ml.

Cả Ebastin và Carebastin có tỉ lệ gắn với protein huyết tương cao (trên 95%).

Thời gian bán thải của Carebastin là từ 15 đến 19 giờ với 66% thuốc được bài tiết trong nước tiểu chủ yếu dưới dạng các chất chuyển hóa liên hợp.

3 Chỉ định 

Ebastin được chỉ định để điều trị triệu chứng các trường hợp dị ứng như viêm mũi dị ứng (theo mùa hoặc quanh năm), có hoặc không kèm theo viêm kết mạc dị ứng, nổi mề đay vô căn mạn tính

4 Liều lượng và cách dùng 

4.1 Cách dùng

Dùng đường uống, uống xa bữa ăn

4.2 Liều lượng 

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

  • Viêm mũi dị ứng (theo mùa hoặc quanh năm), không/kèm viêm kết mạc dị ứng: 10mg-20mg/ngày.
  • Mề đay vô căn mạn tính: 10mg/ngày
  • Suy gan nhẹ tới vừa: Tối đa 10mg/ngày.

5 Chống chỉ định

  • Người có tiền sử quá mẫn với Ebastin
  • Suy gan nặng.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi (do thiếu dữ liệu về an toàn, hiệu quả)

6 Thận trọng 

Các tình trạng cần thận trọng khi dùng thuốc

  • Hội chứng QT dài, hạ Kali máu, đang điều trị với thuốc làm kéo dài QT hoặc ức chế CYP3A4 (azol, macrolid).
  • Suy thận.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú
  • Sự an toàn của Ebastin đối với phụ nữ có thai và cho con bú chưa được xác định nên cần thận trọng khi sử dụng cho đối tượng này.

7 Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Ebastin không gây tác dụng an thần đáng kể, tuy nhiên với một số người có thể bị gây buồn ngủ. Do đó nên thận trọng khi sử dụng Ebastin đối với người lái xe và vận hành máy móc.

8 Tương tác

  • Dùng đồng thời Ebastin với Ketoconazol hoặc Erythromicin làm tăng nồng độ và thời gian bán thải của Ebastine..
  • Khi sử dụng cùng với thức ăn, có sự tăng nhẹ nồng độ và AUC của Ebastin. Sự gia tăng này không làm thay đổi Tmax và không gây ra một hiệu quả lâm sàng đáng kể nào.
  • Không khuyến khích dùng đồng thời Ebastin với Ketoconazol, itraconazol, Erythromycin, Clarithromycin, josamycin: Do gia tăng nguy cơ xuất hiện các rối loạn nhịp thất ở những người nhạy cảm (hội chứng QT dài, bẩm sinh)

9 Tác dụng không mong muốn

Thường gặp: Đau đầu, khô miệng, buồn ngủ.

Ít gặp: Viêm họng, đau bụng, khó tiêu, suy nhược, chảy máu cam, viêm mũi, viêm xoang, buồn nôn và mất ngủ.

Rất hiếm gặp:

  • Hệ tim mạch: Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh.
  • Hệ tiêu hóa: Khô miệng, khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, ói mửa.
  • Rối loạn chung: Suy nhược, phù nề.
  • Rối loạn gan: Xét nghiệm gan bất thường.
  • Hệ thần kinh trung ương: Buồn ngủ, nhức đầu, chóng mặt, mở nhạy cảm.
  • Rối loạn tâm thần: Mất ngủ, căng thẳng.
  • Hệ sinh sản: Rối loạn kinh nguyệt.
  • Da và mô dưới da: Phát ban, nổi mề đay, viêm da.
  • Hệ miễn dịch: Biểu hiện dị ứng nặng.

10 Quá liều và xử trí 

Tác dụng an thần kiểu atropin có thể xảy ra (ức chế hệ thần kinh đối giao cảm).

Hướng xử trí:

Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho Ebastin.

Trong trường hợp quá liều: rửa dạ dày, giám sát các chức năng quan trọng bao gồm cả điện tâm đồ và diễu trị triệu chứng nên được thực hiện.

11 Các dạng bào chế phổ biến

Ebastin dùng theo đường uống dưới dạng bào chế viên nén hàm lượng 10mg hoặc 20mg, tiện sử dụng, mang theo và dễ dàng dùng khi cần, giúp duy trì việc dùng thuốc đều đặn, đảm bảo duy trì được hiệu quả, tình trạng bệnh nhanh phục hồi.

Enoxaparin (natri)

Tên chung quốc tế: Enoxaparin sodium. 

Mã ATC: B01AB05. 

Loại thuốc: Thuốc chống đông máu (thuốc chống huyết khối). 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Enoxaparin natri có hoạt tính kháng yếu tố Xa xấp xỉ 100 đvqt/mg tính theo tiêu chuẩn quy chiếu lần thứ nhất của WHO về Heparin trọng lượng phân tử thấp. 

Enoxaparin natri tiêm dưới da: 

Bơm tiêm nạp sẵn: 10 mg/0,1 ml, chứa 20, 30, 40, 60, 80, 100 mg. 

Bơm tiêm nạp sẵn: 15 mg/0,1 ml, chứa 120 và 150 mg. 

Lọ thuốc tiêm đa liều: 300 mg/3 ml. 

2 Dược lực học 

Enoxaparin natri là một heparin có trọng lượng phân tử thấp, khoảng 1/3 trọng lượng phân tử của heparin thông thường (chưa phân đoạn) (4.500/12.000 daltons). Khác với heparin không phân đoạn, enoxaparin có đặc điểm là có hoạt tính kháng Xa cao và hoạt tính kháng IIa (kháng thrombin) thấp. Tỷ lệ giữa hai hoạt tính này khoảng 3,3 - 5,3. Enoxaparin có tác dụng chống huyết khối tương đương với heparin không phân đoạn, nhưng lại ít có nguy cơ gây chảy máu hơn. 

Với liều dự phòng, enoxaparin không gây biến động nhiều về thời gian đông máu trong xét nghiệm aPTT. Thuốc ít ức chế ngưng tập tiểu cầu hơn heparin không phân đoạn. 

3 Dược động học 

Sau khi tiêm dưới da, thuốc hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn, đạt Sinh khả dụng gần 100%. Thể tích phân bố khoảng 4,3 lít (dựa trên hoạt tính kháng Xa). Thuốc chuyển hóa ở gan bằng quá trình khi sulfat và phân tách thành những mảnh có trọng lượng phân tử nhỏ hơn (ít hoạt tính).

Enoxaparin không liên kết với các protein liên kết heparin. Nửa đời thải trừ trong huyết tương, dựa trên hoạt tính kháng yếu tố Xa là từ 4,5 - 7 giờ dài hơn 2 - 4 lần so với heparin thông thường và không phụ thuộc vào liều và có thể kéo dài khi bị suy thận mạn tính nặng. Ở người cao tuổi, chức năng thận có thể giảm, đào thải thuốc có thể chậm, nhưng những thay đổi này không làm thay đổi liều và lần tiêm thuốc khi chức năng thận bị suy nhẹ. Cần phải đánh giá chức năng thận ở người trên 75 tuổi trước khi dùng thuốc.

Thời gian đạt đỉnh tác dụng sau khi tiêm dưới da là khoảng 3 - 5 giờ. Tác dụng kéo dài khoảng 24 giờ. Thuốc đào thải chủ yếu qua thận. Enoxaparin đào thải trong nước tiểu (40% liều; 10 % dưới dạng mảnh hoạt tính). 

So sánh với heparin thông thường (không phân đoạn), enoxaparin có sinh khả dụng lớn hơn (dựa vào hoạt tính kháng yếu tố Xa) sau khi tiêm dưới da, và nửa đời thải trừ dài hơn và có thể tiên đoán được đáp ứng chống đông máu, nên cách dùng enoxaparin cũng đơn giản hơn không cần giám sát bằng xét nghiệm thường xuyên và cho tiêm trong ngày cũng thưa hơn. 

Khối lượng phân tử, dược động học, hoạt tính in vitro và in vivo khác nhau giữa enoxaparin và heparin thông thường và các heparin có trọng lượng phân tử thấp khác, nên không thể dùng thay thế cho nhau trên cơ sở đơn vị với đơn vị (hoặc mg/mg) được. 

4 Chỉ định 

Dự phòng và điều trị thuyên tắc tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai. 

Dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu, đặc biệt là ở bệnh nhân phẫu thuật có nguy cơ tương đối, bệnh nhân phẫu thuật có nguy cơ cao (ví dụ như: phẫu thuật chỉnh hình). 

Dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân nằm viện. 

Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân không biến chứng ít nguy cơ tái phát. 

Điều trị thuyên tắc phổi ở bệnh nhân không biến chứng ít nguy cơ tái phát. 

Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như béo phì, thuyên tắc phổi triệu chứng, ung thư hoặc tái phát huyết khối tắc tĩnh mạch. 

Điều trị nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên (không có chỉ định can thiệp mạch vành qua da). 

Điều trị nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên (có chỉ định can thiệp mạch vành qua da nhưng phải ngừng thuốc trước can thiệp 8 giờ). 

Đau thắt ngực không ổn định; nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên. 

Phòng tạo cục máu đông ở tuần hoàn ngoài cơ thể. 

Đông máu nội mạch rải rác. 

5 Chống chỉ định 

Quá mẫn với thuốc, heparin hay các chế phẩm được chiết xuất từ lon. 

Xuất huyết cấp và nặng. 

Có tiền sử hoặc đang bị giảm tiểu cầu, có kết quả dương tính kháng thể kháng tiểu cầu trong thời gian đang dùng thuốc. 

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, sau chấn thương nặng, gây tê tủy sống hoặc ngoài màng cứng, hemophilia và các rối loạn xuất huyết khác, loét tiêu hóa, sau xuất huyết não, sau phẫu thuật mắt, thần kinh, tăng huyết áp nặng, giảm tiểu cầu hoặc có tiền sử giảm tiểu cầu do heparin.  

6 Thận trọng 

Có thể xảy ra mẫn cảm chéo khi đã bị mẫn cảm với heparin thông thường. 

Không trộn lẫn với thuốc tiêm, tiêm truyền khác. 

Những chống chỉ định và thận trọng với heparin cũng áp dụng với enoxaparin. Cần theo dõi số lượng tiểu cầu, làm xét nghiệm máu trong phân trong suốt thời gian dùng enoxaparin. 

Như với các thuốc chống đông máu khác, trong khi dùng enoxaparin, xuất huyết có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào. Phụ nữ có nguy cơ biến chứng xuất huyết nhiều hơn nam giới. Giảm hematocrit hay giảm huyết áp đều có thể là dấu hiệu xuất huyết, cần nhanh chóng phát hiện vị trí xuất huyết. 

Thận trọng khi dùng cho người bệnh mới gây tê hoặc gây tê trước trục não - tủy (gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống) vì có nguy cơ tụ máu ngoài màng cứng hoặc trong tủy sống dẫn đến liệt kéo dài hoặc vĩnh viễn. Cần cân nhắc nguy cơ so với lợi ích trước khi gây tê trục não - tủy; nguy cơ này tăng lên khi dùng đồng thời với những thuốc có ảnh hưởng đến cầm máu như các thuốc chống viêm không steroid hoặc khi dùng cathete ngoài màng cứng để lại trong cơ thể để làm giảm đau, khi chọc tủy sống hoặc chọc lặp lại ngoài màng cứng hoặc chọc gây tổn thương hoặc người bệnh có tiền sử phẫu thuật cột sống hoặc bị biến dạng cột sống. Phải giám sát chặt chẽ tình trạng chảy máu nếu dùng enoxaparin trong khi hoặc ngay sau khi chọc vào vùng thắt lưng để chẩn đoán, gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống. 

Dùng enoxaparin cho người mang van tim nhân tạo chưa được nghiên cứu đầy đủ. Ngày nay nhà sản xuất cho rằng nếu dùng enoxaparin cho phụ nữ mang thai có van tim nhân tạo, phải giám sát thường xuyên nồng độ đỉnh và đáy của kháng yếu tố Xa và có thể cần thiết phải điều chỉnh liều để duy trì nồng độ kháng yếu tố Xa 0,7 - 1,2 đơn vị/ml 4 giờ sau khi dùng thuốc. Không được dùng enoxaparin trừ phi nồng độ kháng yếu tố Xa được giám sát 4 - 6 giờ sau khi dùng thuốc. 

Không được dùng thay thế (đơn vị với đơn vị) với heparin hoặc bất cứ các heparin trọng lượng phân tử thấp khác. Sử dụng thận trọng ở người có tiền sử giảm tiểu cầu do heparin. Theo dõi chặt chẽ người bệnh về các dấu hiệu hoặc triệu chứng chảy máu. 

Rất thận trọng khi dùng trên người có nguy cơ chảy máu như viêm màng trong tim do vi khuẩn, bệnh ưa chảy máu, rối loạn chảy máu bẩm sinh hay mắc phải, người bệnh tăng huyết áp không kiểm soát được, các bệnh Đường tiêu hóa loạn sản mạch hoặc mới bị loét đường tiêu hóa, có bệnh sử đột quỵ xuất huyết, bị đái tháo đường đã tổn thương võng mạc, người mới phẫu thuật não, tủy sống và nhãn khoa, người đang dùng thuốc ức chế tiểu cầu và/hoặc đang dùng các thuốc chống đông máu dạng uống, người giảm tiểu cầu hoặc rối loạn chức năng tiểu cầu, người bị bệnh gan nặng. 

Người cao tuổi và người bị suy thận thải trừ thuốc chậm. 

Cần hiệu chỉnh liều và theo dõi cẩn thận đối với người nhẹ cân (nữ < 45 kg, nam < 57 kg vì có thể có nguy cơ chảy máu cao hơn với liều dự phòng) hay suy thận (ClCr < 30 ml/phút); ví dụ, bỏ liều tiêm tĩnh mạch tổng liều một lần ở người bệnh nhồi máu cơ tim ST chênh cao từ 75 tuổi trở lên. 

Vì lọ thuốc tiêm đa liều có chứa cồn benzylic nên phải dùng thận trọng ở người mang thai. 

Ở trẻ sơ sinh, cồn benzylic liều cao (> 100 mg/kg/ngày) đã gây độc tính tử vong (hội chứng thở hổn hển). 

Theo dõi xét nghiệm: Vì có nguy cơ giảm tiểu cầu nặng, đôi khi gây giảm tiểu cầu do heparin (nhưng nguy cơ thấp hơn khi dùng heparin trọng lượng phân tử thấp), nên cần phải theo dõi số lượng tiểu cầu. Cần theo dõi tăng Kali huyết, có thể tăng kali huyết do ức chế sản sinh aldosteron. 

Nếu dùng liều dự phòng, theo đúng liều hướng dẫn, không cần phải theo dõi xét nghiệm. 

Kiểm tra giá trị kháng yếu tố Xa, 6 giờ/lần, trong 2 ngày để hiệu chỉnh liều chi khi cần thiết. 

7 Thời kỳ mang thai 

Enoxaparin không qua nhau thai. 

Bản thân sự mang thai đã làm tăng nguy cơ huyết khối tắc mạch, nguy cơ này càng tăng lên ở phụ nữ mang thai có tiền sử bị huyết khối tắc mạch. Ở một số bệnh cảnh mang thai có nguy cơ cao bị ADR do thuốc bao gồm bệnh ưa chảy máu mắc phải hoặc di truyền và đang dùng van tim nhân tạo cơ học. Nên thường xuyên theo dõi nồng độ khủng yếu tố Xa và điều chỉnh liều lượng enoxaparin natri ở phụ nữ mang thai đang dùng van tim nhân tạo cơ học để đảm bảo có tác dụng chống đông ổn định. 

Tất cả người bệnh dùng thuốc chống đông như enoxaparin, kể cả phụ nữ mang thai đều có nguy cơ bị chảy máu. Xuất huyết có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào và có thể dẫn tới tử vong người mẹ và hoặc thai nhi. Phụ nữ mang thai dùng enoxaparin cần phải được theo dõi cẩn thận về dấu hiệu và triệu chứng chảy máu hoặc chống đông máu quá mức. Cần phải đặc biệt xem xét sử dụng một chất chống động tác dụng thấp hơn khi sắp đến ngày sinh. Cần phải báo cho người mang thai biết về nguy cơ tiềm ẩn đối với thai nhi và người mẹ nếu dùng enoxaparin trong khi mang thai. 

8 Thời kỳ cho con bú 

Không có chống chỉ định dùng enoxaparin ở người mẹ đang cho con bú, vì thuốc không chắc có thể hấp thu được ở hệ tiêu hóa của trẻ đang bú. Tuy nhiên vẫn phải dùng thận trọng cho các bà mẹ đang cho con bú. 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Chảy máu nặng xuất hiện chủ yếu khi có các yếu tố nguy cơ kết hợp (tổn thương thực thể dễ chảy máu; phối hợp một số thuốc như acid acetyl salicylic liều chống đau..., tuổi cao, suy thận, nhẹ cân), hoặc không tuân thủ cách điều trị được khuyến cáo, nhất là về thời gian điều trị và điều chỉnh liều theo cân nặng cơ thể. Trong thử nghiệm lâm sàng phẫu thuật thay thế khớp háng, chảy máu nặng xảy ra ở 4% người bệnh dùng enoxaparin so với 6% người bệnh dùng heparin không phân đoạn. 

9.1 Hiếm gặp 

Rụng tóc (khi dùng kéo dài), phản vệ, phù mạch, tăng kali huyết, phản ứng quá mẫn, phản ứng tại chỗ tiêm, loãng xương (rất ít nguy cơ), dương vật cương cứng kéo dài, tăng lipid huyết (khi ngừng dùng heparin trọng lượng phân tử thấp), hoại tử da, mề đay. 

9.2 Chưa xác định được tần suất 

Xuất huyết. 

Giảm tiểu cầu do heparin. 

Tăng kali huyết. 

Mẫn cảm chéo và dị ứng. 

9.3 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Nếu xảy ra xuất huyết, cần ngừng dùng thuốc. 

Chảy máu nặng chủ yếu là do kết hợp các nguy cơ và không tuân thủ cách điều trị đã được khuyến cáo. Cần phải chỉ định đúng và tuân theo các chỉ dẫn đã được khuyến cáo. Nếu thấy giảm tiểu cầu ở bất cứ mức độ nào, cần phải tiếp tục theo dõi tiểu cầu. Nếu thấy giảm tiểu cầu dưới 100.000/mm3, phải ngừng thuốc ngay. 

Nếu chảy máu nặng, có thể dùng protamin sulfat (xem mục Quá liều và xử trí) và nên ngừng điều trị. 

10 Liều lượng và cách dùng 

10.1 Cách dùng 

Liều lượng của enoxaparin và heparin thông thường hoặc các heparin trọng lượng phân tử thấp khác không thể thay thế cho nhau trên cơ sở đơn vị với đơn vị hoặc mg với mẹ. 

Enoxaparin tiêm dưới da sâu (trừ chỉ định trong thẩm phân máu). Không tiêm bắp. Ở một số bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên, có thể tiêm tĩnh mạch trực tiếp liều khởi đầu, sau đó tiêm dưới da. Thuốc cũng có thể tiêm tĩnh mạch ở một số bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim cấp không có ST chênh lên (có chỉ định can thiệp mạch vành qua da). Trong quá trình tiêm, bệnh nhân cần nằm ngửa. 

Không đẩy không khí trong bơm tiêm ra ngoài (để tránh mất thuốc). Tiêm ở tư thế người bệnh nằm, vào vùng trước - bên và sau - bên trái và phải thành bụng. Phải tiêm thẳng góc (không tiêm ngang) vào nếp gấp da, ngập chiều dài của kim trong suốt khi bơm thuốc. Mỗi lần tiêm, phải đổi vị trí. Không mát xa vùng tiêm sau khi tiêm để tránh bầm tím. 

10.2 Liều lượng 

Quy đổi liều: 2 mg tương đương 100 đơn vị. 

10.2.1 Người lớn

Điều trị thuyên tắc tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai: Tiêm dưới da (liều tinh dựa trên trọng lượng cơ thể lúc bắt đầu có thai): 40 mg, 2 lần/ngày (người bệnh < 50 kg); 60 mg, 2 lần/ngày (50 - 69 kg); 80 mg, 2 lần/ngày (70 - 89 kg); 100 mg, 2 lần/ngày (≥ 90 kg). 

Dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu, đặc biệt là ở bệnh nhân phẫu thuật có nguy cơ tương đối: Tiêm dưới da, liều 20 mg, tiêm khoảng 2 giờ trước phẫu thuật, sau đó, dùng liều 20 mg/ngày. 

Dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu, đặc biệt là ở bệnh nhân phẫu thuật có nguy cơ cao (ví dụ như phẫu thuật chỉnh hình): Tiêm dưới da, liều 40 mg, tiêm khoảng 12 giờ trước phẫu thuật, sau đó, dùng liều 40 mg/ngày. 

Dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân nằm viện: Tiêm dưới da, liều 40 mg/ngày. 

Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân không biến chứng ít nguy cơ tái phát; điều trị thuyên tắc phổi ở bệnh nhân không biến chứng ít nguy cơ tái phát: Tiêm dưới da; liều 1,5 mg/kg/ngày, cho đến khi có thể dùng thuốc chống đông đường uống. 

Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như béo phì, ung thư hoặc tái phát huyết khối tắc tĩnh mạch, huyết khối ở đầu chi; điều trị thuyên tắc phổi ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như béo phì, thuyên tắc phổi triệu chứng, ung thư hoặc tái phát huyết khối tắc tĩnh mạch: Liều tiêm dưới da: 1 mg/kg/12 giờ, cho đến khi có thể dùng thuốc chống đông đường uống. 

Điều trị nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên (không có chỉ định can thiệp mạch vành qua da): 

  • Người lớn (18 - 74 tuổi): Khởi đầu bằng tiêm tĩnh mạch 30 mg, sau đó tiêm dưới da 1 liều 1 mg/kg, sau đó duy trì bằng tiêm dưới da 1 mg/kg/12 giờ (tối đa 100 mg/liều, trong 2 liều tiêm dưới da đầu tiên), trong 8 ngày.
  • Người lớn từ 75 tuổi trở lên: Tiêm dưới da 750 microgam/kg/12 giờ (tối đa 75 mg/ liều, trong 2 liều đầu tiên). 

Điều trị nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên (có chỉ định can thiệp mạch vành qua da): 

  • Người lớn (18 - 74 tuổi): Khởi đầu bằng tiêm tĩnh mạch 30 mg, sau đó tiêm dưới da 1 liều 1 mg/kg, sau đó duy trì bằng tiêm dưới da 1 mg/kg/12 giờ (tối đa 100 mg/liều, trong 2 liều tiêm dưới da đầu tiên), trong vòng tối đa 8 ngày. Tiếp tục bằng 1 liều tiêm tĩnh mạch 300 microgam/kg vào lúc bắt đầu thủ thuật nếu liều tiêm dưới da cuối cùng cách thời điểm can thiệp trên 8 giờ.
  • Người lớn từ 75 tuổi trở lên: Tiêm dưới da 750 microgam/ kg/12 giờ (tối đa 75 mg/liều, trong 2 liều đầu tiên). Tiếp tục bằng 1 liều tiêm tĩnh mạch 300 microgam/kg vào lúc bắt đầu thủ thuật nếu liều tiêm dưới da cuối cùng cách thời điểm can thiệp trên 8 giờ. 

Đau thắt ngực không ổn định; nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên: Liều tiêm dưới da cho người lớn: 1 mg/kg/12 giờ, thường dùng trong 2 - 8 ngày (ít nhất 2 ngày). 

Phòng tạo cục máu đông ở tuần hoàn ngoài cơ thể: Để tráng thiết bị (liều dùng theo tờ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm). 

Đông máu nội mạch rải rác: Khởi đầu 40 mg mỗi 12 giờ. Điều chỉnh liều theo kết quả xét nghiệm anti-Xa. 

10.2.2 Trẻ em

Điều trị huyết khối tắc mạch: 

  • Dưới 2 tháng tuổi: 1,5 mg/kg (150 đơn vị/kg)/12 giờ.
  • Trên 2 tháng tuổi: 1 mg/kg (100 đơn vị/kg)/12 giờ. 

Dự phòng huyết khối tắc mạch: 

  • Dưới 2 tháng tuổi: 750 microgam/kg (75 đơn vị/kg)/12 giờ.
  • Trên 2 tháng tuổi: 500 microgam/kg (50 đơn vị/kg)/12 giờ. 

Ở trẻ em, nên căn cứ vào xét nghiệm anti-Xa để điều chỉnh liều

Liều dùng trong suy thận: Cần cẩn thận theo dõi khi dùng enoxaparin cho người bị suy thận nhẹ và vừa. Cần phải giảm liều ở người bị suy thận nặng (Clcr < 30 ml/phút). 

Liều dùng cho người nhẹ cân (nữ < 45 kg, nam < 57 kg): Có thể phải giảm liều, phải giám sát chặt các biểu hiện và triệu chứng xuất huyết. 

Liều dùng cho người béo phì: Hiệu quả và độ an toàn của enoxaparin trên người có BMI trên 30 kg/m2 chưa được xác lập, chưa có sự thống nhất về điều chỉnh liều ở đối tượng này. Cần theo dõi chặt chẽ những biểu hiện và triệu chứng của huyết khối tắc mạch trong quá trình điều trị. 

Đối với phụ nữ mang thai có van tim nhân tạo: Phải dùng nồng độ kháng yếu tố Xa để giám sát tác dụng chống đông máu của enoxaparin và phải điều chỉnh liều enoxaparin khi cần. Liều phải được điều chỉnh để duy trì nồng độ kháng yếu tố Xa 0,7 - 1,2 đơn vị/ml vào 4 giờ sau khi dùng enoxaparin. 

11 Tương tác thuốc 

Một số tương tác dược lực học có thể xảy ra làm tăng chảy máu khi dùng enoxaparin với các thuốc ức chế đông máu như: thuốc chống đông, chống kết tập tiểu cầu, NSAID, dipyridamol, sulfinpyrazon. Cần ngừng dùng các thuốc đó trước khi bắt đầu điều trị enoxaparin. Trong trường hợp cần thiết phải dùng phối hợp, cần theo dõi chặt chẽ lâm sàng và cận lâm sàng. 

12 Quá liều và xử trí 

12.1 Triệu chứng

Chủ yếu do xuất huyết nặng 

12.2 Xử trí

Nếu xuất huyết nặng do tiêm dưới da quá liều, có thể chỉ định dùng protamin sulfat, nhưng cần chú ý những điểm sau: 

Hiệu quả thấp hơn nhiều so với quá liều do heparin thông thường (không phân đoạn). 

Do ADR (giảm huyết áp nặng và đặc biệt sốc phản vệ) của protamin sulfat, nên cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi dùng thuốc. 

Để trung hòa phần lớn tác dụng của enoxaparin sau khi dùng quá liều, tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền protamin sulfat (Dung dịch 1%). Liều lượng phụ thuộc vào liều heparin trọng lượng phân tử thấp đã tiêm, thời gian kể từ khi tiêm thuốc và các xét nghiệm đông máu. Liều protamin sulfat để trung hòa phải bằng liều enoxaparin natri đã tiêm nếu đã dùng thuốc này trong 8 giờ trước đó (tức là phải cho 1 mg protamin sulfat để trung hòa 1 mg enoxaparin). Nếu đã dùng enoxaparin quá 8 giờ trước đó, có thể cho truyền 0,5 mg protamin sulfat đối với 1 mg enoxaparin natri đã dùng. Nếu thời gian hoạt hóa từng phần thromboplastin (aPTT) đo được sau lần truyền protamin sulfat đầu tiên 2 - 4 giờ vẫn kéo dài, thì có thể cho liều tiếp theo là 0,5 mg protamin sulfat cho 1 mg enoxaparin đã dùng. Nếu đã dùng enoxaparin quá 12 giờ có thể không cần sử dụng protamin sulfat. Tuy nhiên ngay cả sau những liều protamin sulfat cao hơn, thời gian hoạt hóa từng phần thromboplastin vẫn có thể kéo dài hơn trường hợp sau khi điều trị quá liều của heparin thông thường không phân đoạn, vì hoạt tính kháng yếu tố Xa không bao giờ trung hòa được hoàn toàn. Dùng protamin sulfat để xử lý quá liều enoxaparin chỉ trung hòa tối đa được khoảng 60% hoạt tính kháng yếu tố Xa. 

Có thể cần phải chia nhỏ tổng liều đã tính cho protamin thành 2 - 4 liều, chia đều trong 24 giờ. 

Dùng protamin sulfat có thể gây hạ huyết áp nặng và phản ứng phản vệ. Vì các phản ứng gây tử vong, thường giống với phản vệ, đã thấy xảy ra với protamin sulfat cho nên chỉ được cho dùng khi kỹ thuật hồi sức và xử lý sốc phản vệ đã được chuẩn bị sẵn sàng. 

Entecavir

Tên chung quốc tế: Entecavir.

Mã ATC: J05AF10.

Loại thuốc: thuốc kháng virus đường toàn thân, nhóm ức chế enzym sao mã ngược nucleosid/nucleotid.

1 Dạng thuốc và hàm lượng

Viên bao phim: 0,5 mg và 1 mg.

Dung dịch uống (pha sẵn để dùng): 0,05 mg/ml.

2 Dược lực học

Entecavir là một thuốc tổng hợp tương tự nucleosid purin dẫn xuất guanin có hoạt tính kháng virus viêm gan B ở người (HBV). Thuốc được các enzym trong tế bào phosphoryl hóa để tạo thành một chất chuyển hóa có hoạt tính là entecavir triphosphat. Bằng cách cạnh tranh với cơ chất tự nhiên deoxyguanosine triphosphat, entecavir triphosphat ức chế DNA polymerase của Virus viêm gan B ở người, do đó đã ngăn chặn được mọi giai đoạn hoạt tính của enzyme.

Phố tác dụng: Entecavir có hoạt tính in vitro và in vivo chống lại HBV, bao gồm cả một số chúng HBV kháng lamivudin, một số chủng HBV tái tổ hợp được mã hóa kháng adefovir. Thuốc cũng có tác dụng hạn chế in vitro chống một số virus ở người, bao gồm virus Herpes simplex typ 1 và 2 (HSV-1 và HSV-2), virus Varicella zoster và cytomegalovirus nhưng thuốc không chứng minh được có hiệu quả trong lâm sàng. Entecavir có một vài tác dụng đổi với HIV-1 (nồng độ entecavir cần thiết để ức chế virus sao chép khoảng 50% [EC50] đối với HIV-1 dao động từ 0,026 tới lớn hơn 10 microM).

Kháng thuốc: Ở người bệnh chưa dùng thuốc nucleosid, sau khi dùng entecavir tới 96 tuần, virus trở lại gây bệnh nặng lên do kháng thuốc xảy ra dưới 1% người bệnh. Ở người bệnh kháng lamivudin, virus bùng phát trở lại do kháng entecavir xảy ra ở 1% người bệnh sau 1 năm đầu và ở khoảng 10% người bệnh trong năm thứ hai điều trị.

Trong các nghiên cứu in vitro, các chủng kháng lamivudin giảm nhạy cảm với entecavir từ 8 - 30 lần. Mức độ giảm nhạy cảm với entecavir tăng lên (trên 70 lần) khi có sự thay thế Amino acid M204V/I (có kèm theo hoặc không sự thay thế amino acid rtL180M) và thay thế ở rtT184, st5202, hoặc rtM250. Các phối hợp biến đổi này có thể đi kèm với thay thế amino acid rt1169 trong enzym phiên mã ngược của virus.

Kháng chéo giữa một số thuốc tương tự nucleosid có tác dụng chống HBV đã được ghi nhận. Đã có báo cáo về trường hợp HBV kháng lamivudin và kháng telbivudin giảm nhạy cảm với entecavir in vitro. Tuy vậy, HBV tái tổ hợp chứa gen kháng thuốc Adefovir ở các vị trí thay thế rtA181V hoặc rtN236T vẫn còn nguyên nhạy cảm với entecavir in vitro. HBV phân lập từ người bệnh tái phát khi dùng lamivudin và thất bại điều trị với entecavir vẫn nhạy cảm với adefovir và kháng lamivudin.

3 Dược động học

3.1 Hấp thu

Entecavir hấp thu nhanh qua Đường tiêu hóa sau khi uống. Nồng độ đỉnh đạt được trong vòng 30 đến 90 phút sau khi uống một liều đơn và đạt được nồng độ ổn định sau 6 đến 10 ngày điều trị. Ở người khỏe mạnh, khi uống liều 0,5 mg, Cmax đạt khoảng 4,2 nanogam/ml; khi uống liều 1 mg, Cmax đạt khoảng 8,2 nanogam/ml. Thức ăn làm chậm và giảm hấp thu. Phải uống entecavir lúc đói (ít nhất 2 giờ sau hoặc 2 giờ trước bữa ăn). Sinh khả dụng của thuốc viên bằng sinh khả dụng của dung dịch uống nên hai dạng thuốc có thể thay thế nhau.

3.2 Phân bố

Dựa trên dược động học của entecavir, Thể tích phân bố biểu kiến ước tính lớn hơn toàn bộ lượng nước trong cơ thể. Điều này cho thấy entecavir phân bố rộng rãi trong các mô. Trên in vitro, tỷ lệ liên kết với protein huyết tương của entecavir khoảng 13%.

3.3 Chuyển hóa và thải trừ

Entecavir không là cơ chất, chất ức chế hay cảm ứng cytochrom P450. Nửa đời thải trừ cuối là 128 - 149 giờ. Chỉ số tích lũy thuốc khi dùng 1 lần/ngày là 2, cho thấy nửa đời tích lũy thuốc là 24 giờ. Thuốc đào thải chủ yếu qua thận nhờ lọc cầu thận và bài tiết tích cực qua ống thận. Khi ở trạng thái cân bằng, 62 - 73% liều dùng của thuốc đào thải qua nước tiểu dưới dạng không đổi. Một lượng nhỏ các chất liên hợp glucuronid và sulfat được tạo thành. Thẩm phân máu có thể loại bỏ được một phần entecavir.

4 Chỉ định

Điều trị nhiễm virus viêm gan B mạn tính ở người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên có chứng cử về sự nhân lên của virus đang hoạt động và có tăng enzym gan (ALT) dai dẳng, hoặc có bằng chứng mô học về bệnh đang ở thể hoạt động.

5 Chống chỉ định

Mẫn cảm với entecavir.

6 Thận trọng

Đợt bùng phát nghiêm trọng viêm gan B có thể xảy ra khi ngừng điều trị thuốc kháng viêm gan B, bao gồm cả entecavir. Cần giám sát chặt chẽ lâm sàng và cận lâm sàng người bệnh ngưng thuốc trong ít nhất 6 tháng. Nếu cần thiết, người bệnh có thể phải tiếp tục điều trị viêm gan B với phác đồ phù hợp.

Đợt cấp tự phát của viêm gan B mạn tính có thể xảy ra sau khi điều trị bằng entecavir khoảng 4 - 5 tuần, đặc trưng bằng tình trạng tăng ALT thoảng qua. Sau khi bắt đầu điều trị, nồng độ ALT có thể tăng trong khi tải lượng virus giảm. Trên người bệnh có chức năng gan còn bù, nồng độ trong huyết thanh của ALT tăng thường không kèm theo tăng bilirubin huyết tương hoặc không dẫn đến gan mất bù. Ở người bị bệnh gan tiến triển hoặc xơ gan, tình trạng gan mất bù có thể xảy ra, do đó cần theo dõi chặt chẽ khi điều trị.

Entecavir chưa được đánh giá trên người bệnh nhiễm đồng thời với HIV nhưng không đang điều trị HIV. Trên những người bệnh này, có dữ liệu dù hạn chế, cho thấy sự xuất hiện chủng HIV kháng thuốc ức chế enzym sao mã ngược nucleosid. Do vậy không nên dùng entecavir cho người bệnh đồng nhiễm HIV và HBV nếu người bệnh không được điều trị bằng liệu pháp kháng virus hoạt tính cao (HAART). Trước khi dùng entecavir, nên xét nghiệm HIV cho tất cả người bệnh. Các thuốc tương tự nucleosid có thể gây ra nhiễm toan lactic, gan to nhiều kèm gan nhiễm mỡ thậm chí tử vong khi dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc kháng retrovirus khác. Đa số các trường hợp xảy ra ở phụ nữ, người béo phì và điều trị lâu dài bằng các thuốc nucleosid ức chế enzym phiên mã ngược cũng có thể là yếu tố nguy cơ. Nhiễm toan lactic thường liên quan đến tình trạng mất bù của gan hoặc các bệnh lý trầm trọng khác. Cần dừng ngay entecavir ở bất cứ người bệnh nào có dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm gợi ý nhiễm toan lactic hoặc nhiễm độc gan nặng bao gồm gan to và gan nhiễm mỡ ngay cả khi transaminase không tăng.

Trên người bệnh suy thận, liều cần được hiệu chỉnh theo khuyến cáo. Tuy nhiên các liều này được đưa ra dựa trên ngoại suy từ dữ liệu hạn chế và chưa được đánh giá lâm sảng. Do vậy cần theo dõi đáp ứng virus chặt chẽ.

Người bệnh nhiễm HBV kháng lamivudin sẽ tăng khả năng kháng entecavir. Cần giám sát tải lượng virus chặt chẽ trên những người bệnh đã kháng lamivudin và cân nhắc điều chỉnh phác đồ nếu không đạt được đáp ứng tối ưu về virus sau 24 tuần điều trị. Khi bắt đầu điều trị trên những người bệnh này bằng entecavir, cân nhắc phác đồ phối hợp với một thuốc kháng virus khác thay vì dùng đơn độc.

7 Thời kỳ mang thai

Không có đủ dữ liệu về việc dùng entecavir cho phụ nữ mang thai. Nghiên cứu trên động vật cho thấy liều cao của thuốc gây độc tính với hệ sinh sản. Không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai trừ trường hợp thật sự cần thiết. Không có số liệu nào về tác dụng của entecavir đổi với lây truyền bệnh HBV từ mẹ sang con; do đó cần có biện pháp phù hợp để dự phòng cho trẻ nguy cơ lây nhiễm từ mẹ.

8 Thời kỳ cho con bú

Chưa biết entecavir có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Dữ liệu trên động vật cho thấy entecavir bài tiết vào sữa. Cần cân nhắc lợi ích/ nguy cơ để quyết định ngừng thuốc trong giai đoạn cho con bú hoặc ngừng cho trẻ bú khi mẹ đang điều trị bằng entecavir.

9 Tác dụng không mong muốn (ADR)

Trong thử nghiệm lâm sàng, 3% hoặc hơn người bệnh được bảo cáo có tác dụng không mong muốn như nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn. la chảy, khó tiêu, nôn, buồn ngủ và mất ngủ cũng đã được báo cáo.

9.1 Thường gặp

Thận: đái ra máu, tăng creatinin, Glucose niệu.

Tâm thần: mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt. Tiêu hóa: nôn, ỉa chảy, buồn nôn, khó tiêu.

Gan mật: tăng transaminase, tăng lipase, tăng Amylase, tăng

bilirubin huyết.

Toàn thân: mệt mỏi.

9.2 Ít gặp

Da: phát ban, rụng tóc.

9.3 Hiếm gặp

Miễn dịch: phản ứng phản vệ. Một số trường hợp nhiễm toan Acid Lactic được báo cáo thường kết hợp với tỉnh trạng gan mất bù hoặc một bệnh nội khoa nặng khác hoặc đang dùng một số thuốc khác. Dùng entecavir liên tục trung bình 96 tuần chưa thấy xuất hiện tác dụng không mong muốn nào mới.

10 Hướng dẫn cách xử trí ADR

Nói chung, các ADR nhẹ thường tự hết, không cần xử trí. Đối với viêm gan cấp nghiêm trọng xuất hiện khi ngừng entecavir, có thể cần áp dụng các biện pháp điều trị viêm gan B.

Đợt viêm gan cấp (ALT tăng) khi đang điều trị có thể hết khi tiếp tục điều trị.

Ngừng dùng entecavir nếu có các dấu hiệu lâm sàng hoặc cận lâm sàng của nhiễm toan lactic hoặc độc tính trên gan như gan to, gan nhiễm mỡ kể cả không có tăng enzym gan.

11 Liều lượng và cách dùng

11.1 Cách dùng

Phải do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định và theo dõi.

Thuốc uống vào lúc đói, ít nhất 2 giờ sau khi ăn và ít nhất 2 giờ trước bữa ăn kế tiếp. Dung dịch uống không được hòa với nước hoặc với bất cứ chất lỏng nào khác. Thìa đong sau khi uống phải rửa sạch bằng nước.

11.2 Liều lượng

Điều trị nhiễm virus viêm gan B mạn tính ở người lớn và trẻ em từ 16 tuổi trở lên có bệnh gan còn bù, nếu chưa từng điều trị bằng các thuốc tương tự nucleosid, uống 0,5 mg một lần mỗi ngày. Nếu có tiền sử phát hiện HBV máu trong khi điều trị bằng lamivudin hoặc có HBV mang đột biến kháng lamivudin hoặc telbivudin, uống 1 mg một lần mỗi ngày.

Điều trị nhiễm virus viêm gan B mạn tính ở người lớn có bệnh gan mất bù, uống 1 mg một lần mỗi ngày.

Trên trẻ em từ 2 tuổi trở lên và cân nặng ít nhất 10kg: Thuốc được uống 1 lần/ngày, dùng thuốc dạng dung dịch uống 0,05 mg/ml, với liều cho mỗi lần dùng được tính dựa vào cân nặng, theo bảng sau:

Cân nặngLiều dùngCân nặngLiều dùng
Từ 10 kg - 11 kg3 mlTrên 20 kg - 23 kg7 ml
Trên 11 kg - 14 kg4 mlTrên 23 kg - 26 kg8 ml
Trên 14 kg - 17 kg5 mlTrên 26 kg - 30 kg9 ml
Trên 17 kg - 20 kg6 mlTrên 30 kg10 ml

Trẻ em trên 30 kg có thể uống 10 ml dung dịch (0,5 mg) hoặc một viên 0,5 mg/lần/ngày. Trong trường hợp trẻ đã từng dùng lamivudin thì liều dùng được tăng lên gấp đôi, dùng 1 lần/ngày.

Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều. Tuy vậy, cần nhớ chức năng thận thường kém ở người cao tuổi.

Suy thận: Phải hiệu chỉnh liều dựa vào ClCr Nên hiệu chỉnh liều theo chế độ uống thuốc 1 lần mỗi ngày. Người bệnh thẩm phân máu phải uống liều entecavir sau buổi thẩm phân.

ClCr (ml/phút)Liều dùng thông thường (0,5 mg)Liều dùng khi có bệnh gan mất bù hoặc kháng lamivudin (1 mg)
≥ 500,5 mg ngày 1 lần1 mg ngày 1 lần
30-<500,25 mg ngày 1 lần* hoặc 0,5 mg mỗi 48 giờ0,5 mg ngày 1 lần hoặc 1 mg mỗi 48 giờ
10-<300,15 mg ngày 1 lần* hoặc 0,5 mg mỗi 72 giờ0,3 mg ngày 1 lần* hoặc 1 mg mỗi 72 giờ
<10 Chạy thận hoặc thẩm phân phúc mạc0,05 mg ngày 1 lần* hoặc 0,5 mg mỗi 7 ngày0,1 mg ngày 1 lần* hoặc 1 mg mỗi 7 ngày

* Đối với liều < 0,5 mg nên dùng dung dịch uống

Không cần hiệu chỉnh chỉnh liều trên người bệnh suy gan. Khi đạt được các đáp ứng điều trị về lâm sàng và đáp ứng về virus, cần điều trị bằng thuốc lâu dài, có thể suốt đời. Độ dài điều trị tối ưu với entecavir chưa được xác định. Cần tham khảo các hướng dẫn cập nhật về điều trị viêm gan virus B mạn tính để quyết định dừng thuốc.

12 Tương tác thuốc

Entecavir được đào thải chủ yếu qua thận, khi dùng cùng với các thuốc gây suy giảm chức năng thận hoặc cạnh tranh với entecavir để bài tiết tích cực qua ống thận có thể làm tăng nồng độ của entecavir và các thuốc dùng cùng.

Dùng entecavir cùng lamivudin, adefovir dipivoxil hoặc Tenofovir disoproxil fumarate không gây ra tương tác đáng kể. Dùng entecavir cùng thuốc khác thải trừ qua thận hoặc ảnh hưởng đến chức năng thận chưa được đánh giá. Do vậy cần giám sát người bệnh chặt chẽ để phát hiện ADR của các thuốc khi phải dùng phối hợp.

13 Tương kỵ

Dung dịch uống không được hòa vào nước, các dung môi khác hoặc với các thuốc khác.

14 Quá liều và xử trí

Dữ liệu về quá liều hiện nay còn hạn chế. Có người đã uống 20 mg/ ngày trong 14 ngày và có người uống 1 liều 40mg nhưng không có biểu hiện nhiễm độc. Khi uống quá liều, cần theo dõi diễn biến để xử trí. Sau khi uống 1 liều đơn 1 mg, quá trình lọc máu 4 giờ có thể loại bỏ được khoảng 13% liều entecavir.

Eperison

Tên chung quốc tế: Eperisone hydrochloride. 

Mã ATC: M03BX09. 

Loại thuốc: Thuốc giãn cơ vân. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén: 50 mg. 

2 Dược lực học 

Eperison hydroclorid làm giãn cơ vân và giãn mạch, do tác động của thuốc lên hệ thần kinh trung ương và trên cơ trơn mạch máu. Thuốc có hiệu quả điều trị ổn định trong việc cải thiện các triệu chứng có liên quan với chứng tăng trương lực cơ, do cắt đứt các vòng xoắn bệnh lý của sự co thắt cơ vân. 

Eperison hydroclorid có tác động chủ yếu trên tủy sống làm giảm các phản xạ tủy và gây giãn cơ vân do làm giảm sự nhạy cảm của thoi cơ thông qua hệ thống ly tâm gamma. Thêm vào đó, tác dụng giãn mạch của thuốc làm tăng tuần hoàn. Do đó, eperison cắt đứt vòng xoắn bệnh lý bao gồm co cơ gây rối loạn tuần hoàn máu, sau đó gây đau và làm tăng thêm trương lực cơ. 

Đã chứng minh eperison hydroclorid là một thuốc có hiệu quả lâm sàng trong việc cải thiện các triệu chứng của tăng trương lực cơ như co cứng của vai, đau đốt sống cổ, nhức đầu, hoa mắt, đau vùng thắt lưng và co cứng các đầu chi, có thể đi kèm với bệnh lý não tuỷ, hội chứng đốt sống cổ, viêm quanh khớp vai và đau cột sống, thắt lưng. 

3 Dược động học 

Eperison hydroclorid đã được sử dụng bằng đường uống ở những người lớn khỏe mạnh với liều 150 mg/ngày trong 14 ngày liên tục. Vào ngày thứ 1, 8 và 14, thời gian trung bình để đạt nồng độ huyết tương tối đa trong khoảng từ 1,6 đến 1,9 giờ. Nồng độ tối đa trung bình là 7,5 đến 7,9 nanogam/ml; nửa đời thải trừ là 1,6 đến 1,8 giờ, AUC là 19,7 đến 21,1 nanogam.giờ/ml. Thông số về nồng độ trong huyết tương của eperison hydroclorid được đo vào ngày thứ 8 và 14 không có sự thay đổi đáng kể so với ngày đầu tiên. 

4 Chỉ định 

Cải thiện các triệu chứng tăng trương lực cơ liên quan bệnh sau: hội chứng đốt sống cổ, viêm quanh khớp vai và đau cột sống thắt lưng. 

Liệt cứng liên quan đến những bệnh sau: bệnh mạch máu não, liệt cứng do tủy, thoái hóa đốt sống cổ, di chứng sau phẫu thuật (bao gồm cả u não tủy), di chứng sau chấn thương (chấn thương tủy, tổn thương đầu), xơ cứng cột bên teo cơ, bại não, thoái hóa tủy, bệnh mạch máu tủy và các bệnh lý não tủy khác. 

5 Chống chỉ định 

Mẫn cảm với thuốc. 

Phụ nữ cho con bú. 

6 Lưu ý và Thận trọng 

6.1 Thận trọng

Yếu sức, chóng mặt hay buồn ngủ có thể xảy ra khi dùng thuốc Ngừng dùng thuốc hay giảm liều khi có dấu hiệu đầu tiên của các triệu chứng đó. Bệnh nhân có rối loạn chức năng gan cần phải cẩn thận khi dùng thuốc. 

Tác dụng trên khả năng lái xe và sử dụng máy móc: Bệnh nhân dùng eperison hydroclorid không nên lái xe hoặc điều khiển máy móc. 

6.2 Thời kỳ mang thai 

Sự an toàn của eperison hydroclorid trong suốt thai kỳ chưa được biết rõ. Chỉ nên sử dụng thuốc này cho bệnh nhân mang thai hoặc phụ nữ nghi ngờ có thai, nếu kết quả điều trị mong đợi có giá trị hơn bất cứ nguy cơ nào có thể xảy ra đối với thai. 

6.3 Thời kỳ cho con bú 

Tránh sử dụng eperison hydroclorid cho phụ nữ đang cho con bú. Nếu cần thiết phải dùng thuốc, người mẹ phải ngưng cho con bú.

7 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

7.1 Tác dụng phụ nghiêm trọng 

Sốc phản vệ, phản ứng phản vệ (đỏ, ngứa, phù mạch, khó thở), hoại tử bì nhiễm độc (TEN), hội chứng Stevens-Johnson. 

7.2 Các tác dụng không mong muốn khác 

Gan: rối loạn chức năng gan (tăng AST, ALT, ALP...). 

Máu: thiếu máu. 

Tâm thần kinh: buồn ngủ, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, tê tay chân, co cứng hay tê cứng, run đầu chỉ. 

Tiêu hóa: buồn nôn và nôn, chán ăn, khô miệng, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, viêm miệng, đầy bụng, nấc cục. 

Chuyển hóa và dinh dưỡng: chán ăn, khát. 

Cơ, xương khớp: cứng khớp, giảm trương lực cơ. 

Tiết niệu: protein niệu, bí tiểu, tiểu không tự chủ. 

Da và mô dưới da: ban đỏ, phát ban, ngứa, hồng ban đa dạng. 

Toàn thân: mệt mỏi, yếu, toát mồ hôi. 

Ngoài ra thuốc có thể gây đổ mồ hôi, bốc hỏa, phù nề, đánh trống ngực. 

7.3 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Khi dùng eperison hydroclorid nên theo dõi các chức năng gan, thận và làm các xét nghiệm huyết học. Ngừng thuốc khi có dấu hiệu bất thường. Cần theo dõi các triệu chứng ngứa, mày đay, phù mặt hoặc khó thở. Ngưng thuốc hoặc điều trị phù hợp nếu cần. 

8 Liều lượng và cách dùng 

Thông thường đối với người lớn, uống mỗi ngày 3 viên 50 mg, chia làm 3 lần sau mỗi bữa ăn. Liều lượng được điều chỉnh theo tuổi của bệnh nhân và mức độ trầm trọng của triệu chứng. 

9 Tương tác thuốc 

Một báo cáo có đề cập đến tình trạng rối loạn điều tiết mắt xảy ra sau khi dùng thuốc đồng thời Methocarbamol với tolperison hydroclorid (một hợp chất có cấu trúc tương tự eperison hydroclorid). 

Ephedrin

Tên chung quốc tế: Ephedrine. 

Mã ATC: C01CA26, R01AA03, R01AB05, R03CA02, S01FB02.

Loại thuốc: Thuốc tác dụng trên hệ giao cảm. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Dùng dưới dạng muối hydroclorid hoặc sulfat. 

Ông tiêm: 30 mg/ml (dạng muối hydroclorid), 50 mg/ml (dạng muối sulfat). 

Viên nang (dạng muối sulfat): 25 mg. 

Viên nén (dạng muối hydroclorid): 15 mg, 30 mg. 

Thuốc nhỏ mũi (dạng muối hydroclorid): 0,5%; 1%.

2 Dược lực học 

Ephedrin là một amin giao cảm, thuốc tác dụng lên hệ giao cảm thông qua tác dụng trực tiếp lên thụ thể alpha và beta-adrenergic và gián tiếp thông qua tăng giải phóng noradrenalin ở tận cùng sợi hậu hạch giao cảm. Thuốc gây kích thích hệ TKTW, tim mạch và hô hấp, co thắt cơ trơn tiêu hóa và tiết niệu. Thuốc sử dụng trong điều trị do một số tác dụng sau: 

  • Trên hệ hô hấp: Ephedrin làm giãn cơ trơn phế quản do kích thích thụ thể beta2-adrenergic khi tiêm hoặc uống. Giãn phế quản sau khi uống xảy ra chậm hơn, nhưng kéo dài hơn so với tiêm dưới da hoặc hit qua miệng.
  • Khi nhỏ thuốc vào niêm mạc mũi, thuốc kích thích trực tiếp lên thụ thể alpha-adrenergic ở các tiểu động mạch của niêm mạc mũi, làm co mạch tại chỗ, giảm sưng và sung huyết, chống nghẹt mũi. Trên hệ tim mạch: Thuốc có tác dụng làm tăng huyết áp do tác dụng trên thụ thể beta - adrenergic ở tim, làm tăng co bóp cơ tim, tăng cung lượng tim, co mạch ngoại vi.
  • Trên tử cung: Thuốc thường làm giảm cơn co nhưng cũng có tác dụng kích thích tử cung. Dùng ephedrin để điều trị hạ huyết áp do gây tê tủy sống có thể cải thiện lưu lượng máu đến tử cung. 

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Ephedrin được hấp thu dễ dàng và hoàn toàn sau khi uống, tiêm bắp và tiêm dưới da. Sinh khả dụng khi dùng theo đường uống là 85%, dùng tại chỗ là 64%. 

3.2 Phân bố

Thể tích phân bố của thuốc khoảng 220 - 240 lít. Thuốc qua hàng rào nhau thai và phân bố vào sữa mẹ. 

3.3 Chuyển hóa

Một phần nhỏ thuốc được chuyển hóa chậm ở gan.

3.4 Thải trừ

Ephedrin đào thải nhiều qua nước tiểu, từ 22 - 99% dưới dạng không biến đổi hoặc norephedrin. Nửa đời thải trừ của thuốc khoảng 3 - 6 giờ, tùy thuộc vào pH của nước tiểu. Nước tiểu càng acid thì đào thải càng tăng và nửa đời càng ngắn, nửa đời thải trừ là 3 giờ khi acid hóa nước tiểu đến pH 5 và là 6 giờ khi pH nước tiểu khoảng 6,3. 

4 Chỉ định, chống chỉ định

4.1 Chỉ định

Dạng nhỏ mũi: Điều trị triệu chứng sung huyết mũi, thường đi kèm với cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm xoang. 

Dạng tiêm: Điều trị hạ huyết áp trong gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng. 

Dạng uống: Điều trị hoặc dự phòng co thắt phế quản trong hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (nhưng không phải là thuốc được chọn đầu tiên). 

4.2 Chống chỉ định 

Quá mẫn với ephedrin (cả dạng uống, tiêm, nhỏ mũi). 

Tránh phối hợp với IMAO hoặc trong vòng 14 ngày sau khi ngừng IMAO (dạng tiêm và nhỏ mũi). 

Dạng uống: Bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim, tăng huyết áp, cường giáp, phì đại tuyến tiền liệt. 

Dạng tiêm: Tránh phối hợp với các thuốc cường giao cảm gián tiếp như phenylpropanolamin, phenylephrin, pseudoephedrin, methylphenidat và các thuốc cường alpha giao cảm. 

Dạng nhỏ mũi: Sử dụng đồng thời với các thuốc chống nghẹt mũi khác có tác dụng trên hệ giao cảm, các thuốc chẹn beta giao cảm. 

Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc gây mê dẫn xuất halogen.

Bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, loạn nhịp tim, bệnh lý cơ tim và bệnh mạch máu ngoại vi, tăng huyết áp, cường giáp, trạng thái quá kích thích, u tủy thượng thận, tăng nhãn áp góc đóng, bị tiểu.

Sau phẫu thuật mũi xoang. 

Dùng thuốc thường xuyên. 

Trẻ em dưới 12 tuổi. 

5 Thận trọng 

5.1 Dạng uống

Thận trọng khi dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường, tăng nhãn áp góc đóng và suy thận. Thuốc có nguy cơ đe dọa tính mạng do các ảnh hưởng cấp tính trên tim mạch và kích thích thần kinh trung ương. 

5.2 Dạng nhỏ mũi 

Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân hen phế quản, đái tháo đường, phì đại tuyến tiền liệt, suy thận, bệnh nhân cao tuổi. 

Khi dùng dạng nhỏ mũi, không nên dùng nhiều lần và liên tục (tối đa 7 ngày) để tránh viêm mũi do thuốc và tránh bị sung huyết nặng trở lại. 

5.3 Dạng tiêm 

Thận trọng khi dùng thuốc trên bệnh nhân nhạy cảm với tác dụng của thuốc, đặc biệt trên bệnh nhân cường giáp. 

Thận trọng khi sử dụng thuốc trên bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch như thiếu máu cục bộ cơ tim, loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, rối loạn tắc nghẽn mạch bao gồm xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, phình mạch, đau thắt ngực. 

Thận trọng khi dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường, tăng nhãn áp góc đóng hoặc phì đại tuyến tiền liệt. 

Thận trọng trên bệnh nhân đang gây mê với cyclopropan, halothan hoặc các thuốc gây mê dẫn xuất halogen do có thể gây rung tâm thất. 

Thận trọng khi sử dụng thuốc trên các bệnh nhân đang dùng các glycosid tim, quinidin, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng do thuốc có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim. 

Thận trọng khi dùng thuốc trên các bệnh nhân đang điều trị với các thuốc hạ áp do ephedrin có thể làm tăng huyết áp. 

Tác dụng không mong muốn trên chuyển hóa có thể tăng lên khi phối hợp với việc dùng liều cao corticosteroid. Cần thận trọng khi phối hợp 2 loại thuốc này với nhau. 

Thận trọng khi sử dụng ephedrin với các thuốc như aminophylin hoặc dẫn xuất xanthin khác, các thuốc lợi tiểu, corticosteroid do có thể làm tăng nguy cơ hạ Kali huyết. 

Thận trọng khi dùng thuốc trên các bệnh nhân có tiền sử các bệnh lý tim mạch. 

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các vận động viên do có thể cho phản ứng dương tính với các test thử doping. 

6 Thời kỳ mang thai và cho con bú

6.1 Thời kỳ mang thai

Ephedrin đi qua nhau thai. Vào lúc sổ nhau, nồng độ thuốc trong thai bằng khoảng 70% nồng độ trong máu mẹ. Ephedrin trong tuần hoàn thai nhi có thể là nguyên nhân chính làm thay đổi nhịp tim thai. 

6.2 Chưa có bằng chứng là ephedrin có tác dụng gây quái thai ở người, nhưng không nên dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 

6.3 Thời kỳ cho con bú 

Ephedrin được bài tiết vào sữa mẹ. Thuốc gây kích thích, rối loạn giấc ngủ ở trẻ. Thuốc thải trừ chậm, trung bình 21 - 42 giờ sau khi dùng, vì vậy cần cân nhắc tránh dùng thuốc cho mẹ hoặc tránh cho trẻ bú mẹ trong vòng 2 ngày sau khi dùng thuốc. Quyết định này cần cân nhắc dựa trên lợi ích của việc dùng thuốc cho mẹ hoặc của việc cho trẻ bú mẹ. 

7 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

7.1 Thường gặp 

Tâm thần kinh: lú lẫn, trầm cảm, kích thích, bồn chồn, toát mồ hôi (dạng tiêm); lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu (cả dạng tiêm và uống), lệ thuộc thuốc khi sử dụng kéo dài (dạng uống). 

Tim mạch: hồi hộp, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh (cả dạng tiêm và uống); giảm tuần hoàn đến các chi (dạng uống). 

Hô hấp: khó thở (dạng tiêm). 

Tiêu hóa: buồn nôn, nôn (cả dạng tiêm và uống), khô miệng (dạng uống). 

7.2 Hiếm gặp 

Tim mạch: loạn nhịp tim (dạng tiêm), nhồi máu cơ tim (dạng uống). Thận tiết niệu: bí tiểu (dạng tiêm). 

7.3 Chưa xác định được tần suất 

Dạng tiêm 

Mẫu: thay đổi thời gian đông máu. 

Hệ miễn dịch: quá mẫn. 

Tâm thần kinh: rối loạn tâm thần, hoảng sợ, run, tăng tiết nước bọt. Mắt: tăng nhãn áp. 

Tim mạch: đau thắt ngực, nhịp tim chậm, ngừng tim, tụt huyết áp, xuất huyết não. 

Hô hấp: phù phổi. 

Tiêu hóa: chán ăn. 

Một số tác dụng không mong muốn khác: hạ kali huyết, thay đổi Glucose huyết. 

Đường uống: đái dầm về đêm ở trẻ, an thần ở trẻ em. 

Dạng nhỏ mũi có thể có ADR tương tự dạng uống và tiêm tuy nhiên chưa xác định được tần suất, ngoài ra dạng nhỏ mũi có thể có thêm một số ADR khác như: 

Tâm thần kinh: hoang tưởng, ảo giác. 

Da: viêm da, dựng lông. 

Cơ xương khớp: yếu cơ. 

Thận tiết niệu: khó tiểu tiện trên bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt, bí tiểu. 

Tại chỗ nhỏ mũi: kích ứng, khô mũi, đau, sung huyết hồi ứng, viêm mũi do thuốc. 

7.4 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Với các triệu chứng nhẹ, chỉ cần theo dõi và thưởng tự hết. Nếu xảy ra các ADR nghiêm trọng, cần ngừng dùng ephedrin và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp. 

8 Liều lượng và cách dùng 

8.1 Điều trị sung huyết mũi kèm theo cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi hay viêm xoang

Người lớn: Nhỏ 1 - 2 giọt vào mỗi bên mũi, 4 lần một ngày. Không dùng quá 7 ngày. 

Trẻ em 12 - 17 tuổi: Nhỏ 1 - 2 giọt vào mỗi bên mũi, 4 lần một ngày. Không dùng quá 7 ngày. Nên dùng loại thuốc nhỏ mũi chứa 0,5% ephedrin. 

8.2 Điều trị tụt huyết áp trong khi gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng 

Người lớn: Tiêm tĩnh mạch chậm 5 - 25 mg, nhắc lại sau 5 - 10 phút nếu cần. 

Trẻ em > 15 tuổi: Liều tương tự người lớn. 

Trẻ em < 15 tuổi: Tiêm tĩnh mạch chậm 0,1 - 0,2 mg/kg/liều, tối đa 25 mg. 

8.3 Dự phòng cơn co thắt phế quản trong trong hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 

Người lớn: Uống 15 - 60 mg, 3 lần/ngày.

Trẻ em 6 - 12 tuổi: Uống 30 mg, 3 lần/ngày.

Trẻ em 1 - 5 tuổi: Uống 15 mg, 3 lần/ngày.

Trẻ em dưới 1 tuổi: Không khuyến cáo. 

9 Tương tác thuốc

9.1 Các thuốc tránh phối hợp 

Các thuốc cường giao cảm gián tiếp (phenylpropanolamin, pseudoephedrin, phenylephrin, methylphenidat): Phối hợp với ephedrin làm tăng nguy cơ co mạch và các cơn tăng huyết áp cấp.

IMAO không chọn lọc: Không nên dùng cùng với ephedrin vì có nguy cơ tăng huyết áp kịch phát có thể gây tử vong và tăng thân nhiệt. 

Alkaloid cựa lúa mạch, các thuốc ức chế chọn lọc MAO-A, Linezolid, guanethidin và sản phẩm liên quan: Phối hợp với ephedrin làm tăng nguy cơ co mạch và các cơn tăng huyết áp cấp.

Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng (imipramin), các thuốc chống trầm cảm tác dụng trên hệ noradrenergic - serotoninergic (minalcipran, venlafaxin): Phối hợp với ephedrin làm tăng nguy cơ tăng huyết áp kịch phát đi kèm với loạn nhịp. 

Các thuốc nếu không thể tránh phối hợp, cần sử dụng thận trọng với việc giảm liều thuốc cường giao cảm 

Sibutramin, các thuốc gây mê dẫn xuất halogen: Phối hợp làm tăng nguy cơ tăng huyết áp kịch phát có thể có loạn nhịp.

9.2 Các thuốc cần thận trọng khi phối hợp 

Theophylin: Phối hợp với ephedrin gây mất ngủ, lo âu và rối loạn tiêu hóa. 

Corticosteroid: Ephedrin làm tăng đào thải dexamethason. 

Các thuốc chống động kinh: Phối hợp làm tăng nồng độ Phenytoin, Phenobarbital và primidon trong máu. 

Doxapram, oxytocin: Phối hợp làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.

Các thuốc hạ áp: Reserpin và Methyldopa làm giảm tác dụng tăng huyết áp của ephedrin. 

10 Tương kỵ 

Trong Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, ephedrin tương kỵ vật lý với hydrocortison và với một vài barbiturat. Tránh phối hợp ephedrin với các thuốc khác trong cùng 1 bơm kim tiêm. 

11 Quá liều và xử trí 

11.1 Triệu chứng

Buồn nôn, nôn, sốt, ảo giác, loạn nhịp thất, tăng huyết áp, ức chế hô hấp, co giật và hôn mê. Liều ephedrin gây tử vong trên người xấp xỉ 2 g, tương đương với nồng độ thuốc trong máu 3,5 - 20 mg/lit. 

11.2 Xử trí

Trong trường hợp ngộ độc do quá liều các thuốc đường uống, cần gây nôn và rửa dạ dày để giảm thiểu lượng thuốc hấp thu vào máu. Hiện chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho trường hợp quá liều, biện pháp chủ yếu điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng. Tiêm tĩnh mạch chậm Labetalol liều 50 - 200 mg đi kèm với kiểm soát điện tâm đồ có thể hỗ trợ quản lý nhịp nhanh thất. Khi có hạ kali huyết (< 2,8 mmol/lit) cần truyền Kali clorid đi kèm Propranolol và điều chỉnh tình trạng kiềm hóa hô hấp. Benzodiazepin và một thuốc an thần có thể cần được sử dụng để kiểm soát tình trạng kích thích thần kinh trung ương. Các thuốc hạ áp đường tiêm tĩnh mạch như nitrat, các thuốc chẹn kênh calci, natri nitroprusiat, labetalol hoặc phentolamin có thể được sử dụng trong trường hợp tăng huyết áp nặng tùy thuộc tính sẵn có, các điều kiện đi kèm và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. 

Epinephrin (adrenalin)

Tên chung quốc tế: Epinephrine. 

Mã ATC: A01AD01, B02BC09, C01CA24, R03AA01, R01AA14, S01EA01. 

Loại thuốc: Thuốc chủ vận không chọn lọc trên thụ thể alpha và beta adrenergic. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Ống tiêm: 0,1 mg/ml (1 : 10.000), 1 mg/ml (1 : 1.000) (dạng epinephrin tartrat, hàm lượng tính theo epinephrin). 

Bút tiêm định liều: 0,15 mg; 0,3 mg; 0,5 mg (dạng epinephrin tartrat, hàm lượng tỉnh theo epinephrin). 

Bình hít định liều: 0,125 mg/nhát xịt (dạng epinephrin).

Dung dịch tiêm phối hợp với thuốc gây tê (bupivacain, lidocain, prilocain): Nồng độ của epinephrin trong các chế phẩm phối hợp là 1: 200.000, 1 : 100.000 microgam/ml. 

2 Dược lực học 

Epinephrin là một catecholamin tự nhiên được tủy thượng thận tổng hợp để đáp ứng khi gắng sức hoặc căng thẳng. Epinephrin kích thích mạnh và trực tiếp lên thụ thể alpha và thụ thể beta của hệ giao cảm, ngoại trừ ở tuyến mồ hôi và động mạch vùng mặt. Epinephrin tác động lên thụ thể beta thông qua kích thích sản xuất adenosin-3’,5’-monophosphat vòng (cAMP) do hoạt hóa enzym adenyl cyclase và tác động lên thụ thể alpha thông qua ức chế hoạt động của adenyl cyclase. 

Trên hô hấp: Epinephrin làm giãn cơ trơn phế quản nhờ kích thích thụ thể beta2 và gây co các tiểu động mạch phế quản nhờ kích thích thụ thể alpha khi dùng đường tiêm hoặc đường hít. Trên bệnh nhân bị co thắt phế quản, thuốc có tác dụng làm giãn phế quản, giảm tắc nghẽn, phù nề và làm tăng dung tích sống. Tuy nhiên, tình trạng giảm oxy động mạch có thể không cải thiện, nhịp thở tăng nhưng không đáng kể. Epinephrin ức chế giải phóng histamin và đối kháng tác dụng của histamin, do đó thuốc có thể làm đảo ngược tác dụng co thắt phế quản, giãn mạch và phù nề do histamin. Trên tim mạch: Epinephrin tác động lên thụ thể beta1 trên tim làm tăng tần số và tăng lực bóp cơ tim, làm tăng cung lượng tim, làm cơ tim tăng tiêu thụ oxy, làm tăng công năng của tim và làm giảm hiệu suất của tim. 

Epinephrin làm tăng tính cảm ứng của cơ tim và có thể làm thay đổi nhịp thất, đặc biệt khi dùng liều cao hoặc khi tim đã nhạy cảm với epinephrin do trước đó đã dùng các thuốc như digitalis hoặc một số thuốc gây mê hoặc do nhồi máu cơ tim cấp. Rối loạn nhịp tim bao gồm ngoại tâm thu thất hoặc rung thất có thể xảy ra. Trên bệnh nhân ngừng tim, epinephrin có thể chuyển vô tâm thu thành nhịp xoang. 

Epinephrin trực tiếp làm co các động mạch vành, nhưng tác dụng này được bù trừ nhờ giãn mạch vành gián tiếp do tăng tác dụng chuyển hóa tim thứ phát khi tim được kích thích, kết quả là tăng lưu lượng mạch vành. 

Epinephrin kích thích tim làm tăng áp lực nhĩ trái, đồng thời gây co mạch dẫn đến tái phân bố dòng máu từ tuần hoàn chung đến tuần hoàn phổi. Vì vậy, có thể làm tăng áp lực động mạch phổi, tăng áp lực mao mạch phổi và dẫn đến phù phổi. 

Epinephrin gây co các tiểu động mạch ở da, niêm mạc và nội tạng sau khi dùng đường tiêm nhờ tác dụng lên thụ thể alpha nên làm giảm lưu lượng máu qua da, đặc biệt ở bàn tay và bàn chân. Ở liều thấp, epinephrin làm giãn các tiểu động mạch ở cơ xương do kích thích các thụ thể beta-adrenergic, trong khi ở liều cao hơn thuốc kích thích các thụ thể alpha và gây co các tiểu động mạch này. Ở liều điều trị thông thường, tác dụng làm giãn mạch chiếm ưu thế, lưu lượng máu đến cơ xương tăng lên và tổng sức cản ngoại vi giảm. Huyết áp tâm thu tăng lên vừa phải, chủ yếu do tăng cung lượng tim; tuy nhiên huyết áp tâm trương có thể giảm do giãn mạch. Ở liều cao, epinephrin gây co mạch ở cơ xương, làm tăng sức cản ngoại vi và tăng cả huyết áp tâm thu và tâm trương. 

Epinephrin gây co mạch thận, đặc biệt sau khi tiêm tĩnh mạch, ban đầu làm giảm lưu lượng máu đến thận và tăng sức cản mạch thận. Lượng nước tiểu và sự bài tiết natri, Kali và clorid đều giảm. Sau đó, lưu lượng máu đến thận và lượng nước tiểu có thể tăng lên do huyết áp tăng. Khi liều epinephrin qua đường tĩnh mạch hay động mạch quá lớn có thể gây suy thận cấp, do epinephrin được giữ lại ở các mạch thận vì co mạch. 

Trên chuyển hóa: Epinephrin làm tăng tốc độ phân giải glycogen ở gan, giảm hấp thu Glucose vào mô và gây giảm tiết insulin, dẫn đến tăng đường huyết. Sự phân giải glycogen ở cơ cũng tăng làm nồng độ Acid Lactic trong máu tăng. Tăng kali huyết thoáng qua có thể xảy ra và tiếp đó là hạ kali kéo dài hơn. Epinephrin có thể gây tăng mức tiêu thụ oxy 20 - 30% ở liều tiêm thông thường. Nhiệt độ cơ thể có thể tăng, một phần do co mạch ở da. Nồng độ acid béo tự do trong máu tăng do tăng phân giải lipid (lipolysis) trong mô mỡ. Nồng độ cholesterol, Phospholipid và lipoprotein tỷ trọng thấp trong máu thường cũng tăng. 

Trên thần kinh: Epinephrin không gây ảnh hưởng trực tiếp lên các tiểu động mạch não hoặc lưu lượng máu não. Tuy nhiên, lưu lượng máu não và mức tiêu thụ oxy có thể tăng thứ phát do tăng huyết áp. Epinephrin không phải là thuốc kích thích TKTW mạnh nhưng có thể gây bồn chồn, sợ hãi, đau đầu và run, có thể do tác động từ ngoại vi. 

Trên tiêu hóa: Epinephrin làm giãn cơ trơn Đường tiêu hóa nhờ kích thích thụ thể alpha hay beta nhưng gây co cơ vòng môn vị và cơ vòng manh tràng do kích thích thụ thể alpha. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ thoáng qua và thường chỉ xuất hiện trên liều gây đáp ứng rõ rệt trên tim mạch. 

Trên tử cung: Ảnh hưởng của epinephrin lên tử cung có thể do tác động lên cả thụ thể alpha, beta ở nội mạc tử cung và thay đổi theo ảnh hưởng của nội tiết tố, đường dùng và liều dùng của thuốc. Epinephrin ức chế cơn co tử cung tự phát hoặc do oxytocin ở phụ nữ mang thai nên có thể làm chậm quá trình chuyển dạ. Ở liều gây giảm co tử cung, epinephrin có thể gây mất trương lực cơ tử cung kéo dài cùng với xuất huyết. 

Trên mắt: Epinephrin gây giãn đồng tử khi tiêm, bao gồm cả tiêm nội nhãn cầu. 

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Phần lớn epinephrin khi dùng đường uống bị bất hoạt bởi enzym phần giải ở ruột và bị chuyển hóa khi qua gan lần đầu, do đó nồng độ thuốc không đủ đạt được tác dụng dược lý khi dùng đường uống. 

Khi dùng đường tiêm, epinephrin khởi phát tác dụng nhanh và có thời gian tác dụng ngắn. Nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương đạt được nhanh hơn khi dùng đường tiêm bắp so với đường tiêm dưới da. Tác dụng làm giãn phế quản khởi phát trong vòng 1 giờ sau khi tiêm dưới da và kéo dài trong 4 giờ. Tác dụng gây tăng huyết áp khi điều trị sốc khởi phát trong vòng 5 phút sau khi dùng đường tĩnh mạch và huyết áp được nâng bù trong vòng 15 phút. Thuốc đạt nồng độ ổn định trong vòng 10 - 15 phút sau khi truyền tĩnh mạch liên tục. Khi tiêm nội nhãn cầu, không ghi nhận nồng độ thuốc đáng kể trong huyết tương. 

Khi hít bằng miệng, epinephrin được hấp thu với lượng nhỏ và thuốc gây tác dụng chủ yếu ở đường hô hấp. Tác dụng giãn phế quản xuất hiện trong vòng 1 phút sau khi hít. 

3.2 Phân bố

Epinephrin có thể qua hàng rào nhau thai nhưng không qua hàng rào máu - não. Thuốc được phân bố vào sữa mẹ.

3.3 Chuyển hóa

Epinephrin trong cơ thể bị bất hoạt rất nhanh do được nhập vào và chuyển hóa ở tận cùng tế bào thần kinh giao cảm. Epinephrin được chuyển hóa ở gan và các mô nhờ các enzym catechol- O-methyltransferase (COMT) và monoamin oxidase (MAO). Các chất chuyển hóa chính là metanephrin và acid vanillymandelic (VMA) đều không có hoạt tính. Các mô góp phần chủ yếu để thải loại epinephrin ngoại sinh bao gồm: Gan (32%), thận (25%), cơ xương (20%), mạc treo ruột (12%). 

3.4 Thải trừ

Epinephrin được bài xuất theo nước tiểu chủ yếu dưới dạng các chất chuyển hóa không còn hoạt tính. Nửa đời thải trừ của thuốc khi dùng đường tĩnh mạch là dưới 5 phút. 

4 Chỉ định 

Các phản ứng dị ứng cấp tỉnh ở người lớn và trẻ em bao gồm phản vệ do côn trùng đốt, thực phẩm, thuốc, hóa chất dùng trong chẩn đoán, các chất gây dị ứng khác hoặc các trường hợp vô căn.

Hồi sức tim phổi ở người lớn và trẻ em. 

Tụt huyết áp do sốc nhiễm khuẩn (septic shock) ở người lớn.

Làm giảm các triệu chứng của hen ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi đối với các triệu chứng hen nhẹ, bệnh hen không dai dẳng.

Khởi phát và duy trì tác dụng giãn đồng tử trong phẫu thuật nội nhãn.

Phối hợp với thuốc gây tê tại chỗ và gây tê tủy sống để làm giảm hấp thu toàn thân và kéo dài thời gian tác dụng của các thuốc này.

5 Chống chỉ định 

Không có chống chỉ định tuyệt đối epinephrin trong các trường hợp đe dọa tính mạng.

Chống chỉ định tương đối epinephrin trong các trường hợp: 

Bệnh nhân gây mê bằng cyclopropan hay các thuốc gây mê nhóm hydrocarbon halogen vì nguy cơ rung thất. 

Đang dùng thuốc IMAO trong vòng 2 tuần. 

Giãn cơ tim, suy mạch vành. 

Glôcôm góc đóng. 

Bệnh nhân bị tổn thương não, bị sốc không phải do phản vệ hoặc sốc nhiễm khuẩn. 

Trong các trường hợp chống chỉ định các thuốc co mạch: Đái tháo đường, cường giáp, phụ nữ mang thai có huyết áp trên 130/80; ngoại trừ trường hợp dùng phối hợp với thuốc gây tê tại chỗ để giảm hấp thu và kéo dài thời gian tác dụng. 

Phụ nữ đang ở giai đoạn 2 chuyển dạ. 

Bệnh nhân quá mẫn với các amin giống giao cảm. 

Dùng đồng thời với thuốc tiêm gây tê tại chỗ ở một số vùng như ngón tay, ngón chân, tai vì tăng nguy cơ co mạch và bị kết vảy ở những mô đó. 

6 Thận trọng 

Bù thể tích tuần hoàn: Liệu pháp co mạch không thay thế liệu pháp bù thể tích máu, huyết tương, dịch tuần hoàn và điện giải trong trường hợp giảm thế tích tuần hoàn. Cần bù dịch đầy đủ nhất có thể trước khi dùng epinephrin để nâng huyết áp trong sốc. 

Tăng huyết áp: Khi epinephrin được dùng đường tĩnh mạch, cần điều chỉnh tốc độ truyền đồng thời theo dõi sinh hiệu, đặc biệt là huyết áp. Đáp ứng của từng bệnh nhân với epinephrin có thể khác nhau, tăng huyết áp mức nguy hiểm có thể xảy ra. Bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế MAO hoặc các thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể xuất hiện tăng huyết áp nghiêm trọng và kéo dài nếu sử dụng epinephrin. 

Dung dịch tiêm truyền đường tĩnh mạch: Cần lưu ý nồng độ epinephrin phù hợp khi dùng đường tĩnh mạch, vì ADR nghiêm trọng (như xuất huyết não) có thể xảy ra nếu dùng dung dịch epinephrin tiêm bắp để tiêm tĩnh mạch. Do những nguy cơ khi dùng đường tĩnh mạch, nên chỉ dùng epinephrin đường tĩnh mạch trong những trường hợp đặc biệt, như điều trị sốc phản vệ hoặc sốc nhiễm trùng, ngừng tim, hoặc bệnh nhân không đáp ứng với đường tiêm bắp. 

Thoát mạch và hoại tử mô: Khi epinephrin dùng đường truyền tĩnh mạch, cần kiểm tra thường xuyên vị trí truyền, tránh để epinephrin 

thoát mạch thấm vào các mô và gây hoại tử. Nếu nghi ngờ thoát mạch, cần thay đổi vị trí truyền. Để phòng hoại tử ở vị trí thoát mạch, tiêm vào vùng này 10 - 15 ml dung dịch muối chứa 5 - 10 mg phentolamin, là một thuốc chẹn adrenergic. Triệu chứng thiếu máu cục bộ sẽ được cải thiện ngay lập tức nếu thoát mạch xảy ra trong vòng 12 giờ. 

Đường tiễm và vị trí tiêm khi sốc phản vệ: Tiêm bắp là đường dùng ưu tiên trong điều trị sốc phản vệ. Tiêm dưới da có thể không đủ hiệu quả điều trị sốc. Đường tĩnh mạch phù hợp hơn trong các đơn vị điều trị tích cực hoặc cấp cứu. 

Vị trí thích hợp nhất để tiêm bắp epinephrin khi điều trị sốc phản vệ là tiêm vào cơ đùi bên do vị trí, kích thước và lưu lượng máu phù hợp. Không nên tiêm vào các cơ nhỏ hơn, ví dụ cơ delta, vì quả trình hấp thu thuốc có thể thay đổi. Không được tiêm epinephrin nhiều lần tại cùng một vị trí, vì thuốc gây co mạch và có thể gây hoại tử mô. Không được tiêm epinephrin vào mông, vì có thể không đạt được hiệu quả điều trị sốc phản vệ, và còn liên quan đến nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí Clostridia gây hoại thư sinh hơi. Không tiêm epinephrin vào ngón chân, ngón tay, bản chân, bàn tay vì epinephrin là thuốc gây co mạch mạnh, có thể gây giảm lưu lượng máu đến các vùng này và dẫn đến hoại tử mô. Phù phổi: Tiêm tĩnh mạch epinephrin có nguy cơ xuất hiện phủ phổi do thuốc gây co mạch ngoại vi, tăng sức co bóp cơ tim và tăng nhịp tim. Xử trí phù phổi bằng thuốc chẹn alpha-adrenergic tác dụng nhanh (phentolamin) và hỗ trợ hô hấp. 

Suy giảm chức năng thận: Dùng epinephrin đường tĩnh mạch ban đầu có thể gây co mạch thận và giảm lượng nước tiểu. 

Rối loạn nhịp tim và thiếu máu cục bộ: Epinephrin có thể gây rối loạn nhịp tim và đau thắt ngực, đặc biệt trên bệnh nhân có bệnh động mạch vành, bệnh mạch não, tăng huyết áp, hoặc bệnh nhân đang sử dụng các thuốc ảnh hưởng lên cơ tim. Điều trị loạn nhịp tim bằng thuốc chẹn beta-adrenergic (propranolol). 

Dung dịch tiêm nội nhãn cầu: Epinephrin phải được pha loãng trước khi tiêm nội nhãn cầu. Các chế phẩm tiêm epinephrin thường chứa natri bisulfit có thể gây tổn thương lớp nội mô giác mạc nếu không pha loãng trước khi sử dụng trên mắt. Tuy nhiên, ngay cả các chế phẩm epinephrin không chứa sulfit, nhà sản xuất vẫn khuyến cáo pha loãng trước khi tiêm nội nhãn. 

Nhiễm trùng tại vị trí tiêm truyền: Các trường hợp hiếm gặp về nhiễm trùng da và mô mềm nặng, bao gồm viêm mô hoại tử (necrotizing fasciilis) và hoại thư sinh hơi do Clostridia tại vị trí tiêm truyền đã được ghi nhận sau khi tiêm epinephrin để điều trị sốc phản vệ. Các bào tử vi khuẩn Clostridium ở trên bề mặt da được đưa vào các mô sau khi tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Sát trùng vị trí tiêm bằng cồn có thể làm giảm lượng vi khuẩn trên da nhưng không tiêu diệt được bào tử Clostridium. Để giảm nguy cơ nhiễm Clostridium, không được tiêm epinephrin vào mông. Cần tư vấn bệnh nhân đến gặp bác sĩ ngay nếu thấy xuất hiện các dấu hiện nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí tiêm. 

Bệnh nhân có nguy cơ cao với độc tính của epinephrin: Độc tính của epinephrin tăng ở bệnh nhân cường giáp; Parkison; đái tháo đường; bệnh tim cấu trúc, rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim tắc nghẽn nặng; suy vành; u tủy thượng thận; hạ kali huyết; tăng calci huyết; suy thận nặng; bệnh mạch não, tổn thương não hoặc xơ cứng động mạch; bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế MAO; bệnh nhân đang dùng đồng thời các thuốc hiệp đồng tác dụng hoặc làm tăng nhạy cảm cơ tim với các thuốc cường giao cảm, người cao tuổi và phụ nữ mang thai. 

Dùng epinephrin kéo dài có thể gây nhiễm toan chuyển hóa nặng do làm tăng nồng độ acid lactic trong máu. 

Epinephrin có thể làm tăng nhãn áp trên bệnh nhân có glôcôm góc đóng. 

Sử dụng epinephrin thận trọng trên bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt kèm bí tiểu. 

cần giám sát đường huyết vì epinephrin có thể gây hoặc làm nặng thêm chứng tăng đường huyết, đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường. Không sử dụng epinephrin cho phụ nữ trong giai đoạn 2 chuyển dạ. Không nên sử dụng hoặc phải sử dụng thận trọng epinephrin trên bệnh nhân được gây mê bằng halothan do làm tăng nguy cơ rung thất. Thuốc tiêm epinephrin có chứa natri metabisulfit có thể gây các phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng trên bệnh nhân nhạy cảm. 

7 Thời kỳ mang thai 

Tác dụng gây quái thai của epinephrin đã được ghi nhận trên động vật thực nghiệm. Trên người, chưa có dữ liệu đủ lớn về ảnh hưởng của epinephrin trong thai kỳ, tuy nhiên thuốc có thể gây thiếu oxy cho thai. Chỉ nên dùng epinephrin đường toàn thân trong thai kỳ khi những lợi ích thu được vượt trội những nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi. Sử dụng thận trọng epinephrin đường hít trong quá trình mang thai. 

Epinephrin thường ức chế cơn co tử cung tự nhiên hay do oxytocin nên có thể làm chậm quá trình chuyển dạ. Ở liều làm giảm cơn co tử cung, epinephrin có thể gây mất trương lực cơ tử cung kéo dài và xuất huyết. Do đó, không nên sử dụng epinephrin trong giai đoạn 2 chuyển dạ. Epinephrin dùng đường tiêm để duy trì huyết áp khi gây tê tủy sống trong khi sinh có thể gây tăng nhịp tim thai, vì vậy không nên dùng khi huyết áp của người mẹ vượt quá 130/80 mmHg.

8 Thời kỳ cho con bú 

Do epinephrin có Sinh khả dụng đường uống rất thấp và nửa đời thải trừ ngắn, nên epinephrin trong sữa mẹ dường như không ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ. 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Các ADR của epinephrin chủ yếu liên quan đến tác dụng kích thích cả thụ thể alpha và beta-adrenergic. Nguy cơ xuất hiện các ADR phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng bệnh nhân và liều dùng của thuốc. 

Tim mạch: nhịp tim nhanh, nhịp nhanh thất, rối loạn nhịp thất, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ các chi, đau thắt ngực, tăng huyết áp, đánh trống ngực. 

Tiêu hóa: nôn, buồn nôn. 

Chuyển hóa: hạ hoặc tăng đường huyết, kháng insulin, hạ kali huyết, nhiễm toan lactic. 

Thần kinh: đau đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, hồi hộp, dị cảm, run rẩy, buồn ngủ, ngất, đột qui, xuất huyết não, rối loạn thần kinh vận động (đặc biệt trên bệnh nhân Parkinson). 

Tâm thần: dễ kích động, lo lắng, ảo giác. 

Thận: suy giảm chức năng thận. 

Hô hấp: phù phổi, khò khè. 

Da và mô dưới da: toát mồ hôi, trắng nhợt dọc tĩnh mạch, hoại tử do thoát mạch. 

Mắt: giãn đồng tử. 

Tại vị trí tiêm truyền: thoát mạch. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Vô ý tiêm epinephrin vào ngón chân, ngón tay, bàn tay, bàn chân có thể gây ra các phản ứng tại chỗ như tím tái, lạnh, mất cảm giác, bầm tím, chảy máu, ban đo, tổn thương xương. Nếu xảy ra các dấu hiệu trên, cần đến bác sĩ ngay lập tức. 

Cần ngừng thuốc và hỏi ý kiến thầy thuốc khi có xuất hiện những dấu hiệu như tăng nhạy cảm hoặc nếu cảm giác khó chịu xuất hiện và tăng lên trong quá trình dùng thuốc khi phẫu thuật. 

Nếu có thoát mạch thì cần tiêm ngay càng sớm càng tốt (trong vòng 12 giờ) vào vùng có thoát mạch 10 - 15 ml dung dịch natri clorid chứa 5 - 10 mg phentolamin mesylat (dùng bơm tiêm và kim để tiêm dưới da), tiêm rộng vào vùng bị tổn thương (là vùng thấy lạnh, rắn và có màu tái). 

Trong khi dùng thuốc, cần theo dõi chức năng phổi, nhịp tim, huyết áp, dấu hiệu thoát mạch. 

Trong quá trình truyền thuốc liên tục, cần theo dõi chức năng tim và huyết áp. 

Khi điều trị tụt huyết áp, cần đánh giá thể tích nội mạch. 

10 Liều lượng và cách dùng 

10.1 Cách dùng 

Tiêm bắp và tiêm dưới da: Sử dụng dung dịch tiêm epinephrin 1 mg/ml (1 : 1 000) hoặc bút tiêm epinephrin hàm lượng 0,15 mg; 0,3 mg; 0,5 mg. Tránh tiêm vào mông, nên tiêm vào mặt ngoài đời. Không tiêm nhiều lần tại cùng một vị trí vì thuốc gây co mạch và có thể dẫn đến hoại tử. 

Tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tủy xương: Sử dụng dung dịch tiêm epinephrin 0,1 mg/ml (1 : 10.000) hoặc dung dịch được pha loãng từ dung dịch epinephrin 1 mg/ml (1 : 1.000). 

Cách pha loãng dung dịch epinephrin để xử trí tụt huyết áp do sốc nhiễm khuẩn: Lấy 1 ml (1 mg) dung dịch epinephrin từ ống tiêm 1 : 1.000 pha loãng với 1.000 ml dung môi chứa glucose 5% (dung dịch glucose 5% hoặc dung dịch glucose 5% và Natri clorid, không dùng dung dịch muối đơn độc). Dung dịch epinephrin sau pha loãng có nồng độ 1 microgam/1 ml. Trước khi sử dụng thuốc vận mạch thì cần bù dịch tuần hoàn đủ nhất có thể. Nên truyền epinephrin qua tĩnh mạch lớn nếu có thể. Các bệnh lý nghẽn mạch như xơ vữa động mạch, xơ cứng động mạch, viêm nội mạch do đái tháo đường, bệnh Buerger thường xuất hiện nhiều hơn ở phần dưới cơ thể, do đó tránh truyền thuốc qua tĩnh mạch chân ở bệnh nhân có các bệnh lý này hoặc người cao tuổi. 

Tiêm nội nhãn: Sử dụng dung dịch epinephrin đã được pha loãng. Cách pha loãng: Lấy 1 ml dung dịch epinephrin 1 : 1.000 pha loãng trong 100 - 1 000 ml dung dịch rửa mắt để được dung dịch epinephrin 1 : 100.000 - 1 : 1.000.000 (nồng độ 10 microgam/ml đến 1 microgam/ml). 

Hít bằng đường miệng: Dùng bình hít định liều. Đối với bình hít mới, trước khi sử dụng cần lắc bình và xịt thử khoảng 4 lần. Trước mỗi lần sử dụng, tháo nắp bình, lắc và xịt thử 1 lần. Trước khi hít, thở ra tối đa, ngậm chặt ống hít rồi đồng thời vừa hít vào sâu vừa xịt thuốc. Sau đó tiếp tục hít sâu và giữ hơi thở đến tối đa trước khi thở ra từ từ. Đợi 1 phút sau hit liều đầu, nếu triệu chứng không giảm thì hít liều thứ 2. Rửa sạch ống hít sau khi sử dụng.

10.2 Liều lượng 

10.2.1 Phản ứng dị ứng cấp tính bao gồm phản vệ ở người lớn và trẻ em

Ưu tiên dùng epinephrin đường tiêm bắp hơn tiêm dưới da trong điều trị phản ứng phản vệ khi có sốc, khả năng thuốc được hấp thu và đạt nồng độ đỉnh sau khi tiêm dưới da chậm hơn đường tiêm bắp. 

Người lớn: Hướng dẫn xử trí cấp cứu phản vệ của Bộ Y tế năm 2017 khuyến cáo liều epinephrin tiêm bắp là 0,5 - 1 mg (0,5 - 1 ml dung dịch 1 : 1 000), lặp lại sau 3 - 5 phút nếu cần. FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) khuyến cáo liều epinephrin tiêm bắp hoặc tiêm dưới da là 0,3 - 0,5 mg (0,3 - 0,5 ml dung dịch 1 : 1 000), lặp lại sau 5 - 10 phút nếu cần. 

Nếu tự sử dụng bút tiêm, liều tiêm bắp hoặc tiêm dưới da cho người dưới 60 kg là 0,3 mg; người trên 60 kg là 0,3 - 0,5 mg; tiêm nhắc lại sau 5 - 10 phút nếu cần. Nếu cần phải dùng hơn 2 liều liên tiếp, các liều tiếp theo phải được thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế. 

Trẻ em: Hướng dẫn xử trí cấp cứu phản vệ của Bộ Y tế năm 2017 khuyến cáo liều tiêm bắp cho trẻ có cân nặng > 30 kg là 0,5 mg (0,5 ml dung dịch 1 : 1.000); trẻ khoảng 20 kg là 0,3 mg (0,3 ml dung dịch 1 : 1 000); trẻ khoảng 10 kg là 0,25 mg (0,25 ml dung dịch 1 : 1 000); trẻ sơ sinh hoặc trẻ < 10 kg là 0,2 mg (0,2 ml dung dịch 1 : 1.000); lặp lại sau 3 - 5 phút nếu cần. FDA (Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) khuyến cáo liều tiêm bắp hoặc tiêm dưới da đối với trẻ trên 30 kg là 0,3 – 0,5 mg (0,3 - 0,5 ml dung dịch 1 : 1 000); trẻ dưới 30 kg là 0,01 mg/kg (0,01 ml/kg dung dịch 1: 1000) và liều tối đa là 0,3 mg (0,3 ml dung dịch 1 : 1.000); lặp lại sau 5 - 10 phút nếu cần. 

Nếu sử dụng bút tiêm, liều tiêm bắp hoặc tiêm dưới da cho trẻ > 30 kg là 0,3 mg; trẻ có cân nặng 15 - 30 kg là 0,15 mg; với trẻ có cân nặng thấp hơn cần dùng liều dưới 0,15 mg thì nên sử dụng chế phẩm khác; tiêm nhắc lại sau 5 - 10 phút nếu cần. Nếu cần phải dùng hơn 2 liều liên tiếp, các liều tiếp theo phải được thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế. 

Trường hợp phản ứng nghiêm trọng (như sốc phản vệ, ngừng tim, không đáp ứng với liều tiêm bắp), cần chuyển sang dùng đường tĩnh mạch do hấp thu thuốc có thể giảm khi dùng tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Hướng dẫn xử trí cấp cứu phản vệ của Bộ Y tế năm 2017 khuyến cáo tiêm tĩnh mạch chậm ở người lớn liều 0,05 - 0,1 mg (0,5 - 1 ml dung dịch 1 : 10 000), lặp lại sau 3 - 5 phút nếu cần và chuyển ngay sang truyền tĩnh mạch liên tục khi đã thiết lập được đường truyền. Không dùng đường tiêm tĩnh mạch cho trẻ em. Liều truyền tĩnh mạch khởi đầu cho người lớn và trẻ em là 0,1 microgam/kg/phút, cứ 3 - 5 phút điều chỉnh liều theo đáp ứng của bệnh nhân. 

10.2.2 Hồi sức tim phổi ở người lớn và trẻ em

Người lớn: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm tủy xương 1 mg (10 ml dung dịch 1 : 10 000), lặp lại sau mỗi 3 - 5 phút đến khi có mạch trở lại. Chỉ tiêm vào khí quản khi không thể tiếp cận với đường dùng nào, liều dùng là 2 - 2,5 mg (20 - 25 ml dung dịch 1 : 10 000). Trường hợp ngừng tim sau phẫu thuật tim, nên dùng epinephrin đường tĩnh mạch với liều 50 - 100 microgam (0,5 - 1 ml dung dịch 1 : 10 000) và thận trọng tăng liều đến khi có hiệu quả. 

Trẻ em: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm tủy xương 10 microgam/kg (0,1 ml/kg dung dịch 1 : 10 000), liều tối đa 1 mg (10 ml dung dịch 1 : 10 000), nhắc lại sau mỗi 3 - 5 phút cho đến khi tuần hoàn trở lại. Chỉ tiêm vào khí quản khi không thể tiếp cận với đường dùng nào, liều dùng là 100 microgam/kg (1 ml/kg dung dịch 1 : 10 000), liều tối đa là 2,5 mg (25 ml dung dịch 1 : 10 000). 

10.2.3 Tụt huyết áp do sốc nhiễm khuẩn ở người lớn

Truyền tĩnh mạch epinephrin với tốc độ 0,05 - 2 microgam/kg/phút và hiệu chỉnh liều mỗi 10 - 15 phút với mức hiệu chỉnh là 0,05 - 0,2 microgam/ kg/phút đến khi đạt được huyết áp mong muốn.

Thông thường cần truyền tĩnh mạch liên tục từ vài giờ đến vài ngày cho đến khi huyết động của bệnh nhân cải thiện.

Sau khi ổn định huyết động, ngừng thuốc bằng cách giảm liều từ từ sau mỗi 10 phút trong khoảng thời gian 12 - 24 giờ. 

10.2.4 Giảm triệu chứng hen ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi

Hít bằng miệng liều thuốc 0,125 mg/nhát xịt. Nếu triệu chứng không giảm sau 1 phút, hít thêm liều thứ hai. Khoảng cách mỗi lần dùng là 4 giờ. Liều tối đa là 8 nhát xịt/ngày. 

10.2.5 Khởi phát và duy trì giãn đồng tử trong phẫu thuật nội nhãn

Dung dịch epinephrin sau khi pha loãng được tiêm vào hốc mắt liều 0,1 ml ở nồng độ 1 : 100 000 - 1 : 400 000 (10 - 2,5 microgam/ml). 

10.2.6 Phối hợp với thuốc gây tê tại chỗ và gây tê tủy sống

Cách dùng và liều dùng phụ thuộc vào thuốc gây tê, gây mê trong các chế phẩm phối hợp. 

11 Tương tác thuốc 

Thuốc kích thích giao cảm/oxytocin: Làm tăng độc tính của epinephrin. Không nên dùng đồng thời. 

Thuốc chẹn alpha-adrenergic (như phentolamin): Đối kháng tác dụng gây co mạch và tăng huyết áp của epinephrin. 

Thuốc chẹn beta-adrenergic: Tác dụng làm tăng huyết áp của epinephrin tăng lên một cách đáng kể ở người bệnh dùng thuốc chẹn beta không chọn lọc như Propranolol. Có thể xảy ra phản ứng tăng huyết áp và/hoặc chậm nhịp tim đáng kể, nguy hiểm tới tính mạng. Thuốc chẹn beta không chọn lọc trên tim cũng đối kháng tác dụng trên tim và phế quản của epinephrin. 

IMAO: Thuốc IMAO làm tăng tác dụng trên huyết áp của epinephrin. 

Thuốc gây mê: Dùng epinephrin trên người bệnh bị gây mê bằng các thuốc mê cyclopropan hay hydrocarbon halogen có nguy cơ bị loạn nhịp tim, bao gồm cả nhịp nhanh thất và rung thất. 

Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Làm tăng tác dụng của epinephrin trên nhịp tim, làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim. 

Thuốc hạ huyết áp: Epinephrin gây tăng huyết áp và có thể làm đảo ngược tác dụng của các thuốc hạ huyết áp, đặc biệt các thuốc chẹn alpha nhu guanethidin. 

Phenothiazin: Phenothiazin làm đảo ngược tác dụng tăng huyết áp của epinephrin. Không dùng epinephrin để đối kháng tác dụng hạ áp của phenothiazin. 

Thuốc làm giảm kali huyết: Các thuốc làm tăng tác dụng hạ kali huyết của epinephrin bao gồm corticosteroid, lợi tiểu thải kali, aminophylin và theophylin. 

Thuốc hạ đường huyết: Epinephrin gây tăng đường huyết, có thể làm giảm tác dụng của Insulin và các thuốc uống hạ đường huyết. 

12 Tương kỵ 

Epinephrin bị biến đổi nhanh chóng bởi các chất oxy hóa và các chất kiềm như Natri bicarbonat, halogen, nitrat, nitrit, các muối Sắt, đồng và Kẽm. Ngoài ra, thuốc tương kỵ với các thuốc aminophylin, ampicilin, pantoprazol, micafugin. 

13 Quá liều và xử trí 

Triệu chứng: Khi quá liều, hoặc vô tình tiêm epinephrin vào mạch, có thể gây tăng huyết áp nghiêm trọng, dẫn đến các biến cố trên tim, mạch, não như xuất huyết não, rối loạn nhịp nhanh, hoại tử cơ tim, phù phổi cấp, suy thận và tử vong. 

Xử trí: Dùng các thuốc chẹn alpha tác dụng nhanh (phentolamin), thuốc chẹn beta (propranolol), thuốc giãn mạch tác dụng nhanh (nhóm nitrat). 

Erythromycin

Tên chung quốc tế: Erythromycin. 

Mã ATC: D10AF, J01FA01, S01AA17. 

Loại thuốc: Kháng sinh nhóm macrolid. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Erythromycin được sử dụng dưới dạng base, dạng muối, hoặc ester, nhưng liều lượng và hàm lượng biểu thị dưới dạng base. 

1 g erythromycin base tương đương với dạng muối hoặc ester như sau: 1,44 g erythromycin estolat; 1,17 g erythromycin ethylsuccinat, 1,31 g erythromycin gluceptat; 1,49 g erythromycin lactobionat; 1,08 g erythromycin propionat; 1,39 g erythromycin stearat. 

Nang giải phóng chậm (chứa pellets bao tan trong ruột): 250 mg, 333 mg, 500 mg. 

Viên nén giải phóng chậm (bao tan trong ruột): 250 mg, 333 mg, 500 mg. 

Viên nén, nang, viên bao: 250 mg, 500 mg. 

Cổm pha hỗn dịch uống: 200 mg/5 ml (100 ml, 200 ml). 

Hỗn dịch uống: 200 mg/5 ml (480 ml), 400 mg/5 ml (100 ml, 480 ml), 125 mg/5 ml, 500 mg/5 ml. 

Bột pha hỗn dịch uống (dạng erythromycin ethylsuccinat): 200 mg/5 ml (100 ml, 200 ml). 

Thuốc tiêm: Thuốc tiêm bột (dưới dạng erythromycin lactobionat): 500 mg, 1 g. 

Dạng dùng tại chỗ: 

  • Thuốc mỡ tra mắt: 0,5% (1g, 3,5 g).
  • Gel, thuốc mỡ (bôi tại chỗ): 2% (25 g, 30 g, 60 g).
  • Dung dịch bôi 2% (60 ml) để điều trị trứng cá. 

2 Dược lực học 

2.1 Cơ chế tác dụng

Erythromycin là kháng sinh nhóm macrolid, có phổ tác dụng rộng, chủ yếu là kìm khuẩn đối với nhiều vi khuẩn Gram dương và phổ hẹp hơn với Gram âm cũng như một số vi khuẩn khác bao gồm Mycoplasma spp., Chlamydiaceae và Rickettsia spp., Spirochaetes. Cơ chế tác dụng của erythromycin và các macrolid khác là gắn thuận nghịch với tiểu đơn vị 50S của ribosom vi khuẩn nhạy cảm, kết quả là ức chế tổng hợp protein và từ đó ức chế tế bào vi khuẩn phát triển. 

Tác dụng chính của erythromycin là kìm khuẩn nhưng có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao đối với các chủng rất nhạy cảm. Vì macrolid xâm nhập ngay vào các tế bào bạch cầu và đại thực bào, nên có tiềm năng tác dụng hiệp đồng với cơ chế phòng vệ của người trên in vivo. Tác dụng của thuốc tăng lên ở pH kiềm nhẹ (khoảng pH 8,5), đặc biệt với các vi khuẩn Gram âm. 

2.2 Phổ kháng khuẩn 

Tỷ lệ kháng thuốc có thể khác nhau tùy theo địa lý. Vì vậy cần phải có thông tin về mô hình kháng thuốc tại địa phương, đặc biệt là đối với việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng. 

2.2.1 Vi khuẩn Gram dương

Các vi khuẩn gây bệnh bao gồm các cầu khuẩn Gram dương, các Streptococcus nhu Streptococcus pneumoniae, Streptococcus Pyogenes.

Tuy nhiên, kháng thuốc đã tăng ở cả hai loại vi khuẩn này, đặc biệt đối với Streptococcus pneumoniae kháng penicillin.

Hầu hết các chủng Staphylococcus aureus vẫn còn nhạy cảm, mặc dù sự đề kháng tăng lên nhanh. Một vài chủng Enterococci cũng vẫn nhạy cảm. 

Nhiều vi khuẩn Gram dương khác còn nhạy cảm với erythromycin trong đó có: Bacillus anthracis, Corynebacterium diphteria, Erysipelothrix rhusioparthiae, Listeria monocytogenes.

Thuốc có tác dụng trung bình với các vi khuẩn kỵ khí như Clostridium spp., độ nhạy cảm thay đổi ở chủng Nocardia nhưng erythromycin vẫn còn tác dụng với Propionibacterium acnes.  

2.2.2 Vi khuẩn Gram âm

Erythromycin có tác dụng với các cầu khuẩn Gram âm như Neisseria meningitidis, N. gonorrheae và Moraxella (Branhamella) catarrhalis. 

Các vi khuẩn Gram âm khác có độ nhạy cảm thay đổi nhưng thuốc vẫn còn tác dụng hữu hiệu là: Bordetella spp., vài chủng Brucella, Flavobacterium, Legionella spp. và Pasteurella, Haemophilus ducreyi được ghi nhận còn nhạy cảm, nhưng II. influenzae lại ít nhạy cảm.

Các Enterbacteriaceae nói chung không nhạy cảm, thường kháng thuốc, tuy vậy một vài chủng nhạy cảm với thuốc ở pH kiềm. 

Các vi khuẩn yếm khí Gram âm: Helicobacter pylori và nhiều chủng Campylobacter jejuni còn nhạy cảm. Hầu hết các chủng Bacteroides fragilis và nhiều chủng Fusobacterium đều kháng erythromycin. 

Các vi khuẩn khác nhạy cảm với thuốc gồm có: Actinomyces, Chlamydia, Rickettsia spp., Spirochete như Treponema pallidum và Borrelia burgdorferi, một số Mycoplasma (nhất là M. pneumoniae) và một số Mycobacteria cơ hội như Mycobacterium scrofulaceum và M. kansasii; nhưng M. intracellulare lại thường kháng, kể cả M. fortuitum. 

2.3 Sự kháng thuốc 

Kháng thuốc của nhóm macrolid thường liên quan đến quá trình làm thay đổi vị trí địch của thuốc.

Cơ chế kháng thuốc có thể qua trung gian nhiễm sắc thể hoặc plasmid. Vi khuẩn kháng thuốc sinh ra một enzym methyl hóa adenin trong ribosom RNA, dẫn tới ức chế sự gắn kết của thuốc với ribosom. 

Kháng chéo đã xảy ra giữa erythromycin, các macrolid khác, các lincosamid và streptogramin B. 

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Erythromycin base dễ bị phá hủy trong môi trường acid dạ dày, vì vậy sự hấp thu thay đổi và không ổn định. 

Dạng base thường bào chế viên bao phim hoặc viên bao tan trong ruột, dạng muối ổn định trong môi trường acid. Thức ăn có thể làm giảm sự hấp thu của dạng base hoặc dạng stearat, tuy nhiên mức độ còn phụ thuộc vào công thức bào chế. Dạng ester thường được hấp thu nhanh hơn và ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn. 

Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được từ 1 - 4 giờ sau khi dùng một liều thuốc, tùy theo dạng thuốc. Đạt nồng độ đỉnh khoảng 0,3 - 1,0 microgam/ml với liều 250 mg erythromycin base và từ 0,3 - 1,9 microgam/ml với liều 500 mg. Đối với dạng stearat cũng như vậy. Nồng độ đỉnh có thể cao hơn khi dùng 4 lần trong ngày. Nồng độ đỉnh khoảng 0,5 microgam/ml đạt được sau khi uống liều 250 mg dạng estolat hoặc 500 mg dạng ethylsuccinat. Với liều tiêm tĩnh mạch 200 mg gluceptat hoặc lactobionat nồng độ đỉnh đạt được là 3 – 4 microgam/ml. 

Sinh khả dụng của erythromycin thay đổi từ 30 đến 65% tùy theo loại muối. Thuốc phân bố rộng khắp các dịch và mô, bao gồm cả dịch rỉ tai giữa, dịch tuyến tiền liệt, tinh dịch. Nồng độ cao được thấy ở gan, lách và đại thực bào. Thuốc thấm kém qua hàng rào máu - não và có nồng độ thấp ở dịch não tủy. 

3.2 Phân bố

 Từ 70 đến 75% dạng base và khoảng 95% dạng ester của estolat, propionat gắn với protein. Erythomycin qua nhau thai, nồng độ thuốc trong huyết tương của bào thai thay đổi bằng khoảng 5 - 20% của người mẹ. Thuốc phân bố vào sữa, nồng độ bằng khoảng 50% nồng độ trong huyết tương. 

3.3 Chuyển hóa

Erythromycin một phần được chuyển hóa ở gan tạo thành dạng bất hoạt, chất chuyển hóa này chưa được xác định. 

3.4 Thải trừ

Nửa đời vào khoảng 1,5 - 2,5 giờ, có thể kéo dài hơn ở người bệnh suy thận, đã có báo cáo khoảng 4 -7 giờ ở người bị suy thận nặng. 

Erythromycin đào thải chủ yếu ở dạng không biến đổi qua mật và tái hấp thu ở ruột. Thải trừ qua nước tiểu từ 2 đến 15% dưới dạng không biến đổi.

Erythomycin hầu như không được thải loại bởi thẩm phân máu hoặc thẩm tích màng bụng. 

4 Chỉ định 

Điều trị các nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm như: Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm amiđan, áp xe quanh amidan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang, nhiễm khuẩn thứ phát ở bệnh cúm và cảm lạnh thông thường. 

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: viêm khí quản, viêm phế quản cấp tính và mạn tính, viêm phổi (viêm phổi thùy, viêm phế quản phổi, Viêm phổi không điển hình nguyên sinh), bệnh giãn phế quản, bệnh Legionnaire. 

Nhiễm khuẩn tai: viêm tai giữa và viêm tai ngoài, viêm xương chũm. 

Nhiễm khuẩn mắt: viêm bờ mi. 

Nhiễm khuẩn răng miệng/nha khoa: viêm nướu răng. 

Nhiễm khuẩn da và mô mềm: mụn bọc và ung nhọt, viêm quanh móng, áp xe, mụn trứng cá, lở loét, viêm tế bào, viêm quầng. 

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: viêm túi mật, viêm ruột do Staphylococus và Campylobacter. 

Nhiễm khuẩn khác: viêm tủy xương, viêm niệu đạo, viêm vùng chậu, lậu, giang mai, bệnh hột xoài (viêm nhiễm do Chlamydia), bạch hầu, ho gà, viêm tuyến tiền liệt, bệnh tinh hồng nhiệt. 

Erythromycin có thể dùng thay thế tetracyclin, thuận lợi hơn tetracyclin là có thể dùng cho người mang thai và các trẻ nhỏ, vì vậy rất có ích để trị các bệnh viêm phổi không điển hình do Chlamydia hoặc do Haemophilus influenzae. 

Erythromycin có thể dùng thay thế penicilin cho người bệnh dị ứng với penicilin, bao gồm một số bệnh lý khác nhau như bệnh do Leptospira, Listeria, viêm tai giữa, viêm vùng khung chậu, nhiễm khuẩn do tụ cầu, liên cầu, giang mai, liên cầu nhóm A, dự phòng thấp khớp. 

Cả dạng uống và dùng tại chỗ đều được dùng điều trị bệnh trứng cá và trứng cá đỏ. 

5 Chống chỉ định 

Quá mẫn cảm với thuốc. 

Chống chỉ định phối hợp erythromycin với các thuốc sau: Alkaloid co mạch nhóm cựa lõa mạch (dihydroergotamin, ergotamin, methylergometrin, methysergid), Alfuzosin, Colchicin, dapoxetin, dronedaron, eplerenon, ivabradin, lomitapid, mizolastin, ombitasvir, paritaprevir, pimozid, quetiapin, ranolazin, Simvastatin, Ticagrelor, astemizol, terfenadin, Domperidon, cisaprid, pimozid. 

6 Thận trọng 

Cần sử dụng rất thận trọng các dạng erythromycin cho người bệnh đang có bệnh gan hoặc suy gan, nhất là phải tránh dạng erythromycin estolat. Dùng nhiều lần estolat hay dùng quá 10 ngày làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan. Cần giảm liều estolat đối với người bệnh bị suy thận nặng. Nên kiểm tra theo dõi chức năng gan khi dùng thuốc. 

Cũng cần phải rất thận trọng khi dùng với người bệnh loạn nhịp tim và có các bệnh khác về tim. Trong trường hợp này, tương tác thuốc có thể gây tác dụng phụ chết người. 

Erythromycin lactobionat cần sử dụng rất thận trọng cho người bệnh bị suy thận nặng, phải giảm liều, đặc biệt đối với người bệnh đã có biểu hiện ngộ độc. 

Erythromycin có thể làm chứng nhược cơ của người bệnh nặng thêm. 

Erythromycin cần sử dụng thận trọng với người cao tuổi do nguy cơ về tác dụng phụ tăng. 

Dùng erythromycin dài ngày có thể dẫn tới bội nhiễm nấm và vi khuẩn, đặc biệt nhiễm Clostridium difficile gây ỉa chảy và viêm kết tràng. 

Khi mẹ dùng macrolid (trong đó có erythromycin) trong thời kỳ cho con bú có thể gây ra chứng hẹp môn vị phì đại ở trẻ em. 

Nên tránh phối hợp erythromycin với các statin được chuyển hóa bởi CYP3A4 (atorvastatin) bất cứ khi nào có thể. Trong trường hợp cần sử dụng đồng thời erythromycin với atorvastatin, nên dùng liều thấp Atorvastatin và phải theo dõi các dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh cơ. 

Dung dịch tiêm có chứa alcol benzylic làm chất bảo quản gây độc cho hệ thần kinh, nên không được dùng cho trẻ em. 

7 Thời kỳ mang thai 

Erythromycin đi qua nhau thai. Mặc dù không có các bằng chứng về ngộ độc thai và quái thai trong các nghiên cứu trên động vật, nhưng chưa có các nghiên cứu thỏa đáng và được kiểm tra chặt chẽ về việc dùng erythromycin cho người mang thai hoặc khi sinh đẻ. Vì vậy, không dùng erythromycin cho người mang thai, trừ khi không còn liệu pháp nào thay thế và phải theo dõi thật cẩn thận. Không dùng erythromycin estolat do làm tăng nguy cơ độc với gan và tăng tác dụng phụ đối với người mẹ và bào thai. 

8 Thời kỳ cho con bú 

Erythromycin tiết vào sữa mẹ. Thuốc cần dùng thận trọng cho phụ nữ cho con bú. 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Erythromycin, dạng muối và ester của thuốc thường dung nạp tốt và hiếm có các phản ứng không mong muốn nặng. Tần suất không rõ ràng và tỷ lệ có thể khác nhau tùy theo công thức thuốc. Khoảng 5 - 15% người bệnh dùng erythromycin có ADR. Phổ biến nhất là các tác dụng phụ về tiêu hóa. Tác dụng trên Đường tiêu hóa liên quan đến liều và xuất hiện nhiều ở người trẻ hơn người cao tuổi.

Tuần hoàn: kéo dài thời gian QT, xoắn đinh. 

TKTW: cơn động kinh. 

Da: ngoại ban, ngứa, hội chứng lyell, hội chứng Stevens-Johnson. 

Tiêu hóa: đau bụng, chán ăn, ỉa chảy, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, chứng khó tiêu. Chứng hẹp môn vị phì đại ở trẻ em, viêm đại tràng màng giả, viêm tụy. 

Gan: vàng da ứ mật (hầu như với dạng estolat), viêm gan, xét nghiệm chức năng gan bất thường (transaminase tăng, bilirubin huyết thanh tăng). 

Tại chỗ: viêm tĩnh mạch và đau ở chỗ tiêm. 

Thần kinh cơ và xương: yếu cơ. 

Toàn thân: phản ứng dị ứng, quá mẫn, tăng huyết áp, mày đay. 

Tai: điếc có hồi phục. 

Rối loạn thận và tiết niệu: viêm thận kẽ. 

Dạng dùng tại chỗ: ngứa, khô da, ban đỏ, tróc vảy. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Một số tác dụng không mong muốn có thể hồi phục, cách xử trí là ngừng thuốc. 

Tránh dùng erythromycin estolat hoặc erythromycin ethylsuccinat cho người bệnh có bệnh viêm gan do điều trị bằng erythromycin. Để tránh đau và kích ứng tĩnh mạch, chỉ nên tiêm truyền tĩnh mạch liên tục hoặc không liên tục dung dịch có chứa không quá 0,5% erythromycin, tiêm tĩnh mạch không liên tục trong vòng 20 phút đến 60 phút (xem mục Cách dùng). Chỉ dùng tiêm truyền tĩnh mạch khi thật cần thiết để tránh các tai biến về tim mạch. 

10 Liều lượng và cách dùng 

10.1 Cách dùng 

Viên nén bao phim hoặc nang giải phóng chậm hấp thu tốt và có thể cho uống không liên quan tới thức ăn. Viên nén hoặc nang giải phóng chậm có chứa hạt nhỏ (pellet) bao tan trong ruột hấp thu tốt khi uống sau bữa ăn ít nhất 30 phút, tốt nhất là nên uống trước hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Nên uống nguyên cả viên thuốc, không chia nhỏ hoặc nghiền viên. Thuốc có thể uống với thức ăn để giảm kích ứng dạ dày nhưng không được uống với sữa hoặc đồ uống có tính acid. Dạng viên nang không được nhai. 

Những người bệnh không thể dùng đường uống hoặc ốm nặng có thể dùng tiêm tĩnh mạch (dạng lactobionat, gluceptat) với liều tương tự liều uống. Để giảm nguy cơ gây kích ứng, viêm tĩnh mạch huyết khối, chỉ nên tiêm truyền tĩnh mạch liên tục hoặc không liên tục dung dịch có chửa không quá 0,5% erythromycin; tiêm tĩnh mạch không liên tục trong vòng 20 phút đến 60 phút. Truyền nhanh có thể làm tăng chủng loạn nhịp tim và hạ huyết áp. 

Cách pha dung dịch tiêm 500 mg (hoặc 1000 mg): Pha 10 ml (hoặc 20 ml trong ủng với 1 000 mg) nước cất (hoặc dung dịch Natri clorid 0,9%), lắc đều được dung dịch thuốc 50 mg/ml. Sau đó pha với dung dịch truyền (dung dịch natri clorid 0,9%, ringer lactat hoặc Glucose 5%) vừa đủ 100 ml sẽ được dung dịch thuốc có nồng độ 5 mg /ml. 

Cách tiêm: Mỗi lần tiêm tĩnh mạch một phần tư liều trong ngày trong 20 – 60 phút. 

10.2 Người lớn 

Liều uống tương ứng với erythromycin là 250 mg/lần, cách 6 giờ một lần hoặc 333 mg cách 8 giờ một lần hoặc 500 mg/lần, cách 12 giờ lần. Đối với các nhiễm khuẩn nặng có thể tăng tới 4 g/ngày, chia làm nhiều lần; chú ý khi dùng liều trên 1g/ngày phải chia đều liều uống thành 3 lần hoặc nhiều lần hơn. 

Liều tiêm thông thường 2 g/ngày. Có thể tăng liều lên 3 - 4 g trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng. 

Viêm mắt ở trẻ em và người lớn: Bôi thuốc lên vị trí mắt bị viêm (khoảng 1,25 cm), 2 – 6 lần/ngày. 

Bôi tại chỗ: Trứng cá: Bôi vào diện tích da bị tổn thương 2 lần/ngày (sau khi đã rửa sạch và lau khô nhẹ). 

10.3 Trẻ em 

Liều thường dùng khoảng 30 - 50 mg/kg/ngày, chia 2 – 4 lần. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, liều có thể tăng lên gấp đôi, nhưng không vượt quá 4 g/ngày. Chú ý khi dùng liều trên 1 g/ngày phải chia đều liều uống ít nhất làm 3 lần. 

Dựa theo tuổi: Liều thường dùng cho trẻ từ 1 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi: 125 mg/lần, ngày 4 lần; trẻ em từ 2 - 8 tuổi: 250 mg/lần, ngày 4 lần. Trẻ trên 8 tuổi: 250 mg - 500 mg/lần, ngày 4 lần hoặc có thể cho dùng liều như liều thường dùng của người lớn. Tăng liều gấp đôi với nhiễm khuẩn nặng. 

Đối với trẻ sơ sinh khuyến cáo dùng liều như sau: (Theo khuyến cáo của Viện trẻ em Hoa Kỳ): Trẻ sơ sinh nặng dưới 1,2 kg và dưới 1 tuần tuổi dùng 10 mg/kg uống cách 12 giờ một lần; trẻ một tuần tuổi hoặc lớn hơn và cân nặng bằng hoặc trên 1,2 kg dùng liều uống 10 mg/kg, cách 8 giờ /lần. Hoặc (theo Dược thư Anh): Trẻ sơ sinh: Uống 12,5 mg/kg hoặc tiêm tĩnh mạch 10 - 12,5 mg/kg, cách 6 giờ/lần. 

Điều chỉnh thuốc cho người suy thận 

Liều erythromycin tối đa là 1,5 g/ngày được khuyến cáo cho người lớn bị suy thận nặng. 

11 Tương tác thuốc 

Erythromycin ức chế hệ enzym cytochrom P450, có thể làm giảm chuyển hóa ở gan đối với các thuốc bị chuyển hóa bởi hệ enzym này, bao gồm một số các thuốc sau: carbamazepin, cyclosporin, hexobarbital, Phenytoin, alfentanil, disopyramid, lovastatin và bromocriptin; do vậy, dùng đồng thời sẽ làm giảm thải trừ và tăng nồng độ các thuốc này trong huyết thanh. Cần theo dõi và điều chỉnh liều cho người bệnh.  

Erythromycin bị chuyển hóa bởi isoenzym CYP3A, sử dụng đồng thời với các chất ức chế isoenzym CYP3A (fluconazol, ketoconazol, itraconazol, Diltiazem, Verapamil...) có thể làm tăng nồng độ erythromycin trong huyết thanh, liên quan đến tăng tỷ lệ đột tử do tim mà nguyên nhân có thể do tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và loạn nhịp thất nghiêm trọng. Tránh dùng đồng thời erythromycin với các thuốc chống nấm trên cũng như các thuốc ức chế CYP3A. 

Do nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ nặng, tránh sử dụng đồng thời erythromycin với các thuốc cisaprid, dabigatran etexilat, disopyramid, các kháng sinh nhóm lincosamid, Nilotinib, pimozid, silodosin, tetrabenazin, Thioridazin, topotecan, ziprasidon. Erythromycin có thể ức chế chuyển hóa của carbamazepin và acid valproic, làm tăng nồng độ các thuốc này trong huyết tương và làm tăng độc tỉnh. Nên thay thế kháng sinh khác đối với người bệnh đang dùng carbamazepin. 

Erythromycin có thể làm tăng tác dụng và độc tính của các thuốc sau: alfentanil, các benzodiazepin, thuốc chẹn kênh calci, carbamazepin, glycosid tim, Cilostazol, cisaprid, clozapin, colchicin, corticosteroid (toàn thân), cyclosporin, Rivaroxaban, salmeterol, dẫn xuất của xanthin, các chất đối kháng vitamin K, zopiclon, ziprasidon. 

Tác dụng của erythromycin có thể tăng khi dùng đồng thời với các thuốc: alfuzosin, Ciprofloxacin, Dasatinib, gadobutrol. 

Erythromycin có thể làm giảm tác dụng của Clopidogrel, zafirlukast, vắc xin thương hàn. 

Tránh dùng rượu do làm giảm hấp thu erythromycin và tăng tác dụng phụ của rượu. 

Erythromycin làm tăng nồng độ của Digoxin, disopyramid trong máu, kéo dài khoảng thời gian QT và chứng tim đập nhanh. Erythromycin làm tăng nồng độ của quinidin trong máu và tăng độc tính cho tim. 

Các thuốc kìm khuẩn có thể ảnh hưởng đến tác dụng diệt khuẩn của penicilin trong điều trị viêm màng não hoặc các trường hợp cần có tác dụng diệt khuẩn nhanh. Tốt nhất là tránh phối hợp. 

Erythromycin có thể đẩy hoặc ngăn chặn không cho Cloramphenicol hoặc Lincomycin gắn với tiểu đơn vị 50S của ribosom vi khuẩn, do đó đối kháng tác dụng của những thuốc này. 

Erythromycin làm giảm sự thanh thải của các xanthin như aminophylin, theophylin, Cafein, do đó làm tăng nồng độ của những chất này trong máu. Nếu cần, phải điều chỉnh liều. 

Erythromycin có thể kéo dài quá mức thời gian prothrombin và làm tăng nguy cơ chảy máu khi điều trị kéo dài bằng warfarin, do làm giảm chuyển hóa và Độ thanh thải của thuốc này. Cần phải điều chỉnh liều warfarin và theo dõi chặt chẽ thời gian prothrombin. Erythromycin làm giảm độ thanh thải của Midazolam hoặc triazolam và làm tăng tác dụng của những thuốc này. 

Dùng liều cao erythromycin với các thuốc có độc tính với thính giác ở người bệnh suy thận có thể làm tăng tiềm năng độc tính với thính giác của những thuốc này. 

Phối hợp erythromycin với các thuốc có độc tính với gan có thể làm tăng tiềm năng độc với gan. 

Erythromycin ức chế chuyển hóa của ergotamin và làm tăng tác dụng co thắt mạch của thuốc này. 

Thận trọng khi dùng erythromycin cùng với lovastatin vì có thể làm tăng nguy cơ tiêu cơ vân. 

12 Tương kỵ 

Độ bền của các dẫn xuất erythromycin phụ thuộc pH. Sự phân hủy xảy ra rất nhanh ở pH lớn hơn 10 hoặc thấp hơn 5,5. Tương kỵ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, nồng độ các dung dịch và các dung dịch để pha loãng. Tương kỵ có thể xảy ra khi chế phẩm erythromycin phối hợp với các thuốc hoặc các thành phẩm khác có tính acid hay kiềm cao. Đã có những thông báo về tương kỵ giữa các dạng pha tiêm của erythromycin (như gluceptat hoặc lactobionat) với amikacin; aminophylin; barbiturat; một số Cephalosporin như cephazolin, cephalothin, cloramphenicol; colistin sulfomethat natri; Heparin natri; metaraminol; metoclopramid; phenytoin; streptomycin; tetracyclin và một số vitamin. 

13 Quá liều và xử trí 

13.1 Triệu chứng

Giảm thính lực, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. 

13.2 Xử trí

Rửa dạ dày, các biện pháp điều trị hỗ trợ. Trong trường hợp dùng quá liều, nên ngừng dùng erythromycin. Erythromycin không thể bị loại trừ bằng thẩm phân phúc mạc hoặc thẩm tách máu. 

Erythropoietin

Erythropoietin có tác dụng như một yếu tố tăng trưởng, kích thích hoạt tính gián phân các tế bào gốc dòng hồng cầu và tế bào tiền thân sớm hồng cầu (tiền nguyên hồng cầu).

1 Tổng quan

Tên chung quốc tế

  • Erythropoietin
  • Erythropoietin thuốc biệt dược : Erythropoietin (thuốc Erythropoietin 2000 IU), Hemax 2000 IU, Ior Epocim – 2000, Thuốc tiêm tiền chất Epokine, Heberitro 2000 IU/mL, Erihem, Erihos, Eriprove, Eritin, Erythrogen, Vintor, Tobaject, Pronivel, Betahema  , Epocassa , Epotiv Eng . , Relipoietin, Reliporex , Hemapo, Thuốc tiêm tiền chế Eripotin, Thuốc tiêm tiền chế Mirafo, Beta-poietin, Wepox, Erythropoietin người tái tổ hợp để tiêm, Nanokine.

Loại thuốc

  • Thuốc kích thích tạo hồng cầu.

Dạng thuốc và hàm lượng

  • Thuốc nước để tiêm 2000 đvqt/ml; 4000 đvqt/ml; 5000 đvqt/ml; 10000 đvqt/ml.

Mã ATC

  • B03X A01.

2 Erythropoietin là gì?

2.1 Dược lực học

Erythropoietin là một hormon thiết yếu để tạo hồng cầu từ mô dòng hồng cầu trong tủy xương. Phần lớn hormon này do thận sản xuất để đáp ứng với thiếu oxygen mô, một phần nhỏ (10% đến 14%) do gan tổng hợp (gan là cơ quan chính sản xuất ra erythropoietin ở bào thai). Erythropoietin tác dụng như một yếu tố tăng trưởng, kích thích hoạt tính gián phân các tế bào gốc dòng hồng cầu và các tế bào tiền thân sớm hồng cầu (tiền nguyên hồng cầu). Hormon này cũng còn có tác dụng gây biệt hóa, kích thích biến đổi đơn vị tạo quần thể hồng cầu (CFU) thành tiền nguyên hồng cầu.

Erythropoietin và epoetin alfa tham gia vào quá trình điều hòa sự biệt hóa hồng cầu và duy trì mức độ sinh lý của khối lượng hồng cầu lưu hành. Nó được báo cáo là làm tăng số lượng hồng cầu lưới trong vòng 10 ngày kể từ khi bắt đầu, sau đó là tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố và hematocrit, thường trong vòng 2 đến 6 tuần. Tùy thuộc vào liều dùng, tốc độ tăng huyết sắc tố có thể khác nhau. Ở những bệnh nhân chạy thận nhân tạo, không quan sát thấy đáp ứng sinh học lớn hơn ở liều vượt quá 300 Đơn vị/kg 3 lần mỗi tuần.

Epoetin alfa phục vụ để phục hồi tình trạng thiếu hụt erythropoietin trong các tình trạng bệnh lý và lâm sàng khác khi quá trình sản xuất erythropoietin bình thường bị suy giảm hoặc tổn hại. Ở bệnh nhân thiếu máu bị suy thận mãn tính (CRF), sử dụng epoetin alfa kích thích tạo hồng cầu bằng cách tăng số lượng hồng cầu lưới trong vòng 10 ngày, sau đó là tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố và hematocrit, thường trong vòng 2 đến 6 tuần . Epoetin alfa đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc tăng hematocrit ở bệnh nhân nhiễm HIV được điều trị bằng zidovudine và bệnh nhân ung thư thiếu máu đang trải qua hóa trị liệu.

2.2 Cơ chế hoạt động 

Erythropoietin hoặc epoetin alfa ngoại sinh liên kết với thụ thể erythropoietin (EPO-R) và kích hoạt các đường dẫn truyền tín hiệu nội bào. Ái lực (Kd) của EPO đối với thụ thể của nó trên tế bào người là 100 đến 200 pM. Khi liên kết với EPO-R trên bề mặt của các tế bào tiền thân hồng cầu, một sự thay đổi về hình dạng được tạo ra khiến các phân tử tyrosine protein kinase 2 (JAK2) thuộc họ Janus liên kết với EPO-R lại gần nhau. Các phân tử JAK2 sau đó được kích hoạt thông qua quá trình phosphoryl hóa, sau đó phosphoryl hóa gốc tyrosine trong miền tế bào chất của EPO-R đóng vai trò là vị trí gắn cho các protein tín hiệu nội bào chứa miền 2 tương đồng Src. Các protein tín hiệu bao gồm STAT5 mà một khi được phosphoryl hóa bởi JAK2, sẽ tách ra khỏi EPO-R, làm giảm dần và chuyển vị trí vào nhân nơi chúng đóng vai trò là yếu tố phiên mã để kích hoạt các gen mục tiêu tham gia vào quá trình phân chia hoặc biệt hóa tế bào, bao gồm cả chất ức chế quá trình chết theo chương trình Bcl-x. Việc ức chế quá trình chết theo chương trình bằng con đường JAK2/STAT5/Bcl-x được kích hoạt bằng EPO là rất quan trọng trong quá trình biệt hóa hồng cầu. Thông qua quá trình phosphoryl tyrosine qua trung gian JAK2, erythropoietin và epoetin alfa cũng kích hoạt các protein nội bào khác liên quan đến sự tăng sinh và sống sót của tế bào hồng cầu, chẳng hạn như Shc, phosphatidylinositol 3-kinase (PI3K) và phospholipase C-γ1.

2.3 Dược động học

Hấp thu: Thời gian để đạt được nồng độ đỉnh qua đường tiêm dưới da chậm hơn so với đường tiêm tĩnh mạch, dao động từ 20 đến 25 giờ và nồng độ đỉnh luôn thấp hơn nhiều so với đỉnh đạt được khi sử dụng đường tiêm tĩnh mạch (5–10% những người quan sát thấy khi tiêm tĩnh mạch).  Sinh khả dụng của erythropoietin tiêm dưới da thấp hơn nhiều so với sản phẩm tiêm tĩnh mạch và khoảng 20-40%.

Phân bố: Ở những người tình nguyện khỏe mạnh, Thể tích phân bố của epoetin alfa tiêm tĩnh mạch nhìn chung tương tự như thể tích huyết tương (khoảng 40–63,80 mL/kg), cho thấy sự phân bố ngoài mạch máu bị hạn chế.

Chuyển hóa: Liên kết của erythropoietin và epoetin alfa với EPO-R dẫn đến quá trình nội hóa tế bào, kéo theo sự thoái biến của phối tử. Erythropoietin và epoetin alfa cũng có thể bị giáng hóa bởi con đường nhặt rác của lưới nội mô hoặc hệ bạch huyết.

Thải trừ: Erythropoietin và epoetin alfa được loại bỏ thông qua sự hấp thu và thoái biến thông qua các tế bào biểu hiện EPO-R, và cũng có thể liên quan đến các con đường tế bào khác trong mô kẽ, có thể thông qua các tế bào trong con đường nhặt rác của lưới nội mô hoặc hệ thống bạch huyết. Chỉ một lượng nhỏ epoetin alfa không đổi được tìm thấy trong nước tiểu.

3 Chỉ định - Chống chỉ định

3.1 Chỉ định

Thuốc Erythropoietin được chỉ định ở bệnh nhân người lớn và trẻ em cho:

  • Điều trị thiếu máu do bệnh thận mãn tính (CKD) ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo và không chạy thận nhân tạo.
  • Điều trị thiếu máu do zidovudine ở bệnh nhân nhiễm HIV.
  • Điều trị thiếu máu do ảnh hưởng của hóa trị liệu ức chế tủy đồng thời, và khi bắt đầu, sẽ có tối thiểu hai tháng hóa trị liệu theo kế hoạch.
  • Giảm truyền hồng cầu đồng loại ở những bệnh nhân trải qua phẫu thuật tự chọn, không do tim, không mạch máu.

3.2 Chống chỉ định

Tăng huyết áp không kiểm soát được.

Quá mẫn với Albumin hoặc sản phẩm từ tế bào động vật có vú.

4 Liều dùng - Cách dùng

Tác dụng điều trị của erythropoietin phụ thuộc vào liều; tuy nhiên liều cao hơn 300 đơn vị/kg, tuần ba lần không cho kết quả tốt hơn. Liều erythropoietin tối đa an toàn chưa được xác định. Dùng thêm Sắt hoặc L - Carnitine làm tăng đáp ứng với erythropoietin, do đó có thể giảm liều thuốc cần dùng để kích thích tạo hồng cầu.

4.1 Thiếu máu ở người bệnh suy thận mạn tính

Ðiều trị thiếu máu bằng erythropoietin cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh nhưng rất tốn kém.

Tiêm tĩnh mạch: Liều ban đầu thường dùng là 50 - 100 đơn vị/kg, tuần ba lần. Cần giảm liều erythropoietin khi hematocrit đạt mức 30% tới 36% hay khi cứ mỗi hai tuần thì hematocrit tăng lên được trên 4%. Nếu sau 8 tuần điều trị mà hematocrit không tăng lên được 5 đến 6% và vẫn thấp hơn mức cần đạt thì cần phải tăng liều. Hematocrit không được tăng cao hơn 36%. Cần tính toán liều theo từng người bệnh; liều duy trì là từ 12,5 đến 525 đơn vị/kg, tuần ba lần. Hematocrit tăng phụ thuộc vào liều, nhưng nếu dùng liều cao hơn 300 đơn vị/kg, tuần ba lần, cũng không cho kết quả tốt hơn. Liều dùng để điều trị thiếu máu ở người bệnh mắc bệnh thận ở giai đoạn cuối là từ 3 đơn vị/kg/liều đến 500 đơn vị/kg/liều, tuần ba lần; bắt đầu với liều thấp rồi tăng dần từng nấc tùy theo đáp ứng huyết học. Liều có thể tăng gấp hai lần liều trước và cách nhau từ 1 đến 2 tuần.

Tiêm dưới da: Erythropoietin thường được dùng với liều ban đầu từ 50 - 100 đơn vị/kg, tuần ba lần. Cần giảm liều erythropoietin khi hematocrit đạt mức 30% tới 36% hay tăng trên 4% trong vòng 2 tuần. Cần phải tăng liều nếu sau 8 tuần điều trị mà hematocrit không tăng được 5 đến 6% và vẫn thấp hơn mức cần đạt. Hematocrit tăng phụ thuộc vào liều nhưng dùng liều cao hơn 300 đơn vị/kg, tuần ba lần cũng không cho kết quả tốt hơn. Cần tính liều theo từng trường hợp; mỗi tháng không nên thay đổi liều quá 1 lần, trừ khi có chỉ định lâm sàng. Có thể giảm liều duy trì mỗi tuần xuống từ 23% đến 52% khi tiêm dưới da hơn là tĩnh mạch (vì thuốc được hấp thu từ đường dưới da chậm hơn). Liều tiêm dưới da để duy trì nồng độ hemoglobin ở mức 9,4 đến 10 g/decilít là từ 2800 đến 6720 đơn vị mỗi tuần; so với 8350 đến 20300 đơn vị mỗi tuần khi tiêm tĩnh mạch.

Erythropoietin có thể tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch; nên dùng đường tĩnh mạch ở người bệnh phải thẩm phân. Tiêm dưới da phải mất nhiều ngày hơn để đạt tới nồng độ hemoglobin cần đạt so với tiêm tĩnh mạch.

Cũng có thể tiêm erythropoietin vào bắp thịt (cơ delta) với liều từ 4000 đến 8000 đơn vị, tuần một lần; hematocrit có thể tăng lên 30% đến 33%. Tiêm bắp ít đau hơn tiêm dưới da.

Liều khuyên dùng ở trẻ: Liều dùng ban đầu là 150 đơn vị/kg tiêm dưới da, tuần 3 lần; nếu hematocrit tăng lên đến mức 35%, giảm liều từng nấc 25 đơn vị/kg/liều và ngừng dùng thuốc nếu hematocrit đạt tới mức 40%. Cách dùng này an toàn và hiệu quả đối với trẻ em suy thận giai đoạn cuối thẩm phân màng bụng.

4.2 Ðiều chỉnh liều trong khi thẩm phân

Lọc máu: Erythropoietin được dùng 12 giờ sau khi chạy thận nhân tạo xong.

Thẩm phân phúc mạc: Cách dùng hữu hiệu là dùng thuốc một, hai hoặc ba lần một tuần. Sau khi dùng 2000 đến 8000 đơn vị, mỗi tuần một lần trong thời gian từ 2 đến 10 tháng, trung bình hematocrit tăng lên từ 20% đến 30%. Hoặc có thể dùng liều từ 60 đến 120 đơn vị/kg, tiêm dưới da một tuần hai lần. Liều tiếp sau đó phải dựa theo đáp ứng hemoglobin. Liều cần dùng để duy trì nồng độ hemoglobin ở mức từ 11 đến 11,5 g/decilit là từ 12,5 đến 50 đơn vị/kg, 3 lần/tuần.

Khả dụng sinh học của erythropoietin dùng theo đường tiêm dưới da (22%) gấp 7 lần đường tiêm vào phúc mạc (3%); 3 đến 4 ngày sau khi tiêm dưới da, thuốc vẫn còn trong huyết thanh.

4.3 Thiếu máu ở người bệnh điều trị bằng zidovudin

Liều ban đầu được khuyên dùng để điều trị thiếu máu cho người bệnh nhiễm HIV điều trị bằng zidovudin là 100 đơn vị/kg tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da, 3 lần/tuần trong 8 tuần. Nếu sau 8 tuần mà kết quả chưa tốt thì có thể tăng thêm từ 50 đến 100 đơn vị cho mỗi kg, 3 lần/ngày.

4.4 Thiếu máu do hóa trị liệu ung thư

Cần phải bắt đầu với liều 150 đơn vị/kg tiêm dưới da, ba lần/tuần. Nếu sau 8 tuần mà kết quả chưa tốt thì có thể tăng liều lên tới mức 300 đơn vị/kg. Dùng liều cao hơn cũng không tăng hiệu quả. Trong quá trình điều trị, nếu hematocrit cao hơn 40% thì phải tạm ngừng dùng erythropoietin cho đến khi hematocrit giảm xuống thấp hơn 36%, sau đó cần giảm 25% liều và điều chỉnh lại.

4.5 Người bệnh phẫu thuật

Erythropoietin được chỉ định để điều trị người bệnh thiếu máu (hemoglobin từ 10 đến 13 g/decilit) chuẩn bị phẫu thuật chọn lọc (không phải tim hoặc mạch máu) nhằm giảm nhu cầu phải truyền máu dị gen; hoặc người bệnh có nguy cơ cao mất máu nhiều cần phải được truyền máu trước, trong, và sau phẫu thuật. Liều khuyên dùng là 300 đơn vị/kg/ngày, tiêm dưới da 10 ngày trước khi mổ, vào hôm mổ và 4 ngày sau phẫu thuật. Một cách khác là tiêm dưới da 600 đơn vị/kg, tuần một lần (trước ngày mổ 21, 14, và 7 ngày) thêm liều thứ tư vào hôm mổ. Cần phải bổ sung sắt.

Erythropoietin tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch (300 đơn vị/kg/ngày cho đến khi có đáp ứng thích hợp, sau đó 150 đơn vị/kg, cách một ngày) trong 3 đến 10 ngày, kết hợp với folic, Cyanocobalamin, uống hoặc tiêm sắt và tăng cường dinh dưỡng có thể làm hemoglobin hay hematocrit tăng mỗi ngày lên 5% hoặc hơn nữa.

Với những người bệnh bị thiếu máu rất nặng, nguy hiểm đến tính mạng mà không muốn hoặc không thể truyền máu được thì vẫn có thể cho dùng erythropoietin, mặc dù điều này chỉ có ý nghĩa nhân đạo vì không có gì đảm bảo trước là người bệnh có thể hồi phục.

5 Tác dụng không mong muốn

Tác dụng không mong muốn tương đối nhẹ và thường phụ thuộc vào liều. Tiêm tĩnh mạch hay gây ra tác dụng phụ hơn tiêm dưới da.

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Toàn thân: Nhức đầu, phù, ớn lạnh và đau xương (triệu chứng giống cảm cúm) chủ yếu ở vào mũi tiêm tĩnh mạch đầu tiên.
  • Tuần hoàn: Tăng huyết áp, huyết khối nơi tiêm tĩnh mạch, cục đông máu trong máy thẩm tích, tiểu cầu tăng nhất thời.
  • Máu: Thay đổi quá nhanh về hematocrit, tăng Kali huyết.
  • Thần kinh: Chuột rút, cơn động kinh toàn thể.
  • Da: Kích ứng tại chỗ, trứng cá, đau ở chỗ tiêm dưới da.

Hiếm gặp, ADR <1/1000

  • Tuần hoàn: Tăng tiểu cầu, cơn đau thắt ngực.
  • Vã mồ hôi. 

6 Tương tác thuốc

Dùng các thuốc ức chế men chuyển đồng thời với erythropoietin có thể làm tăng nguy cơ bị tăng kali huyết, đặc biệt ở người bệnh giảm chức năng thận.

7 Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng thuốc đối với bệnh nhân bị dị ứng với Erythropoietin.

Phải kiểm soát liều lượng cẩn thận tránh tăng quá nhanh hematocrit và hemoglobin, không để vượt quá các giá trị khuyến cáo vì sẽ tăng nguy cơ tăng huyết áp và các trường hợp huyết khối.

Thận trọng với những bệnh nhân:

  • Người bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim.
  • Người bệnh tăng trương lực cơ mà không kiểm soát được chuột rút, có tiền sử động kinh,
  • Người bệnh tăng tiểu cầu.
  • Có bệnh về máu kể cả thiếu máu hồng cầu liềm, các hội chứng loạn sản tủy, tình trạng máu dễ đông.

Cần theo dõi thường kỳ số lượng tiểu cầu, nồng độ hemoglobin và nồng độ kali huyết thanh.

Thời kỳ mang thai: Không có bằng chứng rõ ràng cho thấy epoetin qua nhau thai. Vì thiếu máu và cần thiết truyền máu nhiều lần cũng gây nguy cơ đáng kể cho mẹ và thai nhi, nên chỉ dùng epoetin trong thời kỳ mang thai khi lợi ích dùng epoetin trội hơn nguy cơ được biết.

Thời kỳ cho con bú: Vì không biết epoetin có bài tiết vào sữa hay không nên phải dùng thuốc thận trọng trong thời kỳ cho con bú.

8 Bảo quản

Phải bảo quản các lọ thuốc epoetin ở nhiệt độ từ 2 đến 8 °C. Không được để đông lạnh hoặc lắc.

Lọ đơn liều 1 ml không có chất bảo quản: Dùng một liều mỗi lọ. Không lấy thuốc lần thứ hai; vứt bỏ thuốc còn lại không dùng.

Lọ đơn liều (loại trừ loại lọ chứa 40 000 đơn vị/ml) ổn định ở nhiệt độ phòng trong 2 tuần. Lọ đơn liều chứa 40 000 đơn vị/ml ổn định ở nhiệt độ phòng trong 1 tuần.

Lọ đa liều 1 ml hoặc 2 ml có chất bảo quản. Bảo quản lọ thuốc ở 2 - 8 °C sau khi lấy thuốc lần đầu và giữa các lần lấy thuốc. Vứt bỏ thuốc còn lại sau khi lấy lần đầu 21 ngày.

Lọ đa liều (có chất bảo quản) ổn định ở nhiệt độ phòng trong 1 tuần.

Bơm tiêm chứa sẵn thuốc chứa 20 000 đơn vị/ml có chất bảo quản ổn định ở nhiệt độ 2 - 8 °C trong 6 tuần.

Dung dịch thuốc pha loãng 1:10 và 1:20 (1 phần epoetin và 19 phần Natri clorid) ổn định ở nhiệt độ phòng trong 18 giờ.

Trước khi tiêm dưới da, có thể pha loãng các dung dịch thuốc không có chất bảo quản với nước muối kìm khuẩn 0,9% (chứa rượu benzyl) với tỉ lệ 1:1. Các dung dịch pha loãng theo tỉ lệ 1:10 trong dung dịch dextrose (D10W) có chứa 0,05% hoặc 0,1% albumin người ổn định trong 24 giờ.

Esomeprazol

Tên chung quốc tế: Esomeprazol. 

Mã ATC: A02BC05. 

Loại thuốc: Thuốc ức chế tiết acid dạ dày thuộc nhóm ức chế bơm proton. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Thuốc dùng ở dạng muối magnesi hoặc natri, nhưng hàm lượng tính theo esomeprazol. 

Viên nén bao tan trong ruột (dạng muối magnesi): 20 mg; 40 mg.

Viên nang (dạng muối magnesi): 20 mg; 40 mg chứa các hạt bao tan trong ruột. 

Cốm bao tan ở ruột pha hỗn dịch uống (dạng muối magnesi): gói 2,5 mg, 5 mg, 10 mg, 20 mg, 40 mg. 

Bột đông khô pha tiêm (dạng muối natri): lọ 20 mg, 40 mg. 

2 Dược lực học 

Esomeprazol là dạng đồng phân S của omeprazol, có cấu trúc và tác dụng tương tự như omeprazol. Sau khi hấp thu vào cơ thể, esomeprazol đi tới tế bào thành của niêm mạc dạ dày và tích lũy tại tiểu quản tiết acid của tế bào. Tại đây, thuốc được hoạt hóa trong môi trường acid và tạo liên kết hóa trị bền vững, không hồi phục với H+/K+/ATPase, enzym có vai trò tiết proton H+ vào trong lòng dạ dày.

Quá trình tiết acid dạ dày chỉ hồi phục khi bơm proton mới được tạo ra, nhờ vậy thuốc có tác dụng kéo dài tới 24 giờ, mặc dù nửa đời thải trừ tương đối ngắn. Do ức chế giai đoạn cuối cùng của sự bài tiết acid dạ dày, thuốc có hiệu quả giảm tiết acid do mọi nguyên nhân, bao gồm cả giảm tiết acid dạ dày kích thích và cơ bản. 

Các thuốc ức chế bơm proton không tiệt trừ được nhưng có tác dụng ức chế Helicobacter pylori. Trị liệu phối hợp esomeprazol với các kháng sinh có thể tiệt trừ hiệu quả vi khuẩn này. 

3 Dược động học 

Esomeprazol không bền trong môi trường acid nên được bào chế dưới dạng bao tan ở ruột. Thuốc hấp thu nhanh sau khi uống, đạt nồng độ cao nhất trong huyết tương sau 1 - 2 giờ. Sinh khả dụng của esomeprazol tăng lên khi dùng nhắc lại, đạt khoảng 68% khi dùng liều 20 mg và 89% khi dùng liều 40 mg. Thức ăn làm chậm và giảm hấp thu esomeprazol, tuy nhiên không ảnh hưởng đáng kể tới mức độ ức chế acid tại dạ dày.

Khoảng 97% esomeprazol gắn vào protein huyết tương.

Thuốc bị chuyển hóa chủ yếu ở gan nhờ hệ enzym cytochrom P450, cụ thể là isoenzym CYP2C19 thành các chất chuyển hóa hydroxy và desmethyl không còn hoạt tính, phần còn lại được chuyển hóa qua isoenzym CYP3A4 thành esomeprazol sulfon. Khi dùng nhắc lại, chuyển hóa bước đầu qua gan và Độ thanh thải của thuốc giảm, có thể do isoenzym CYP2C19 bị ức chế. Tuy nhiên, không có hiện tượng tích lũy thuốc khi dùng mỗi ngày 1 lần.

Nửa đời thải trừ trong huyết tương của thuốc khoảng 1,3 giờ. Khoảng 80% liều uống được thải trừ dưới dạng các chất chuyển hóa không có hoạt tính trong nước tiểu, phần còn lại được thải trừ trong phân. Ở người suy gan nặng, AUC ở trạng thái ổn định cao hơn 2 - 3 lần so với người có chức năng gan bình thường, vì vậy có thể phải xem xét giảm liều esomeprazol ở những người bệnh này. 

4 Chỉ định, chống chỉ định

4.1 Chỉ định

Loét dạ dày - tá tràng. 

Phòng và điều trị loét dạ dày - tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid. 

Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. 

Hội chứng Zollinger-Ellison. 

Xuất huyết do loét dạ dày - tá tràng nặng, sau khi điều trị bằng nội soi (để phòng xuất huyết tái phát). 

4.2 Chống chỉ định 

Quá mẫn với esomeprazol hoặc các thuốc ức chế bơm proton khác.

5 Thận trọng 

Trước khi dùng thuốc ức chế bơm proton, phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày vì thuốc có thể che lấp triệu chứng, làm chậm chẩn đoán ung thư. 

Thận trọng khi dùng ở người bị bệnh gan, người mang thai hoặc cho con bú. 

Dùng esomeprazol kéo dài có thể gây viêm teo dạ dày hoặc tăng nguy cơ nhiễm khuẩn (như viêm phổi mắc phải tại cộng đồng). Có thể tăng nguy cơ tiêu chảy do Clostridium difficile khi dùng các thuốc ức chế bơm proton, đặc biệt ở người bệnh có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ nhiễm Clostridium difficile. 

Khi dùng các thuốc ức chế bơm proton, đặc biệt khi dùng liều cao (nhiều lần/ngày) và kéo dài (≥ 1 năm), có thể làm tăng nguy cơ gãy xương chậu, xương cổ tay hoặc cột sống do loãng xương. Cơ chế của hiện tượng này chưa được giải thích, nhưng có thể do giảm hấp thu calci không hòa tan do tăng pH dạ dày. Khuyến cáo dùng liều thấp nhất có tác dụng trong thời gian ngắn nhất có thể, phù hợp với tình trạng lâm sàng. Những bệnh nhân có nguy cơ gãy xương do loãng xương nên dùng đủ calci và Vitamin D, đánh giá tình trạng xương và điều trị nếu cần. 

Hạ magnesi huyết (có hoặc không có triệu chứng) hiếm khi gặp ở người bệnh dùng thuốc ức chế bơm proton kéo dài (ít nhất 3 tháng hoặc trong hầu hết các trường hợp dùng kéo dài trên 1 năm). 

6 Thời kỳ mang thai 

Chưa có nghiên cứu đầy đủ khi dùng esomeprazol ở người mang thai. Nghiên cứu trên động vật không cho thấy bằng chứng về suy giảm khả năng sinh sản hoặc độc hại đối với thai của esomeprazol. Có thể sử dụng esomeprazol trong thời kỳ mang thai khi thực sự cần thiết. 

7 Thời kỳ cho con bú 

Không có nhiều dữ liệu về sử dụng esomeprazol trong thời kỳ cho con bú. Esomeprazol là đồng phân S của omeprazol, do omeprazol phân bố vào trong sữa mẹ, có khả năng esomeprazol cũng được tiết vào sữa mẹ. Kinh nghiệm hạn chế cho thấy omeprazol liều thấp (dưới 20 mg/ngày) cho nồng độ trong sữa mẹ rất thấp và không gây ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ. Cân nhắc lợi ích và nguy cơ cho trẻ và mẹ khi quyết định sử dụng thuốc trong thời gian đang cho con bú.

8 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

8.1 Thường gặp 

Toàn thân: đau đầu, chóng mặt, ban ngoài da. 

Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khô miệng. 

8.2 Ít gặp 

Toàn thân: mệt mỏi, mất ngủ, buồn ngủ, phát ban, ngứa, dị cảm. Rối loạn thị giác. 

8.3 Hiếm gặp 

Toàn thân: sốt, toát mồ hôi, phù ngoại biên, mẫn cảm với ánh sáng, rụng tóc, phản ứng quá mẫn (bao gồm mày đay, phù mạch, co thắt phế quản, sốc phản vệ). 

TKTW: kích động, trầm cảm, lú lẫn, ảo giác. 

Hô hấp: nhiễm khuẩn hô hấp. 

Huyết học: giảm toàn thể huyết cầu, tăng bạch cầu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu. 

Gan: tăng enzym gan, viêm gan, vàng da, suy chức năng gan.

Tiêu hóa: rối loạn vị giác, viêm miệng. 

Chuyển hóa: hạ magnesi huyết, hạ natri huyết, rối loạn chuyển hóa porphyrin. 

Cơ xương: đau khớp, đau cơ, loãng xương, gãy xương. 

Tiết niệu: viêm thận kẽ. 

Nội tiết: chứng vú to ở nam. 

Da: ban bọng nước, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, viêm da. 

Do làm giảm độ acid của dạ dày, các thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở Đường tiêu hóa. 

8.4 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Phải ngừng thuốc khi có biểu hiện ADR nặng. 

9 Liều lượng và cách dùng 

Esomeprazol được dùng dưới dạng muối magnesi, natri hoặc strontium, liều thuốc được tính theo esomeprazol: 22,2 mg esomeprazol magnesi hoặc 21,3 mg esomeprazol natri hoặc 24,7 mg esomeprazol strontium tương đương với 20 mg esomeprazol. 

9.1 Cách dùng

9.1.1 Đường uống

Esomeprazol không ổn định trong môi trường acid, nên phải uống thuốc dưới dạng viên nén, nang hoặc cốm pha hỗn dịch uống chứa các hạt bao tan trong ruột để không bị phá hủy ở dạ dày và làm tăng sinh khả dụng. 

Phải nuốt cả viên thuốc hoặc các hạt, không được nghiền nhỏ hoặc nhai. Tuy nhiên, nếu người bệnh khó nuốt, có thể mở viên nang, do từ từ các hạt thuốc bên trong nang vào một thìa canh nước đun sôi để nguội hoặc nước sốt táo, nước cam và nuốt ngay sau khi trộn. Uống thuốc ít nhất một giờ trước bữa ăn. 

Bệnh nhân cho ăn qua xông: trộn các hạt trong viên nang với 50 ml nước trong xilanh 60 ml có đầu nối cathete, lắc trong 15 giây, cho bệnh nhân dùng ngay và tráng xông với một ít nước nữa. Không dùng cho bệnh nhân nếu sau khi lắc thấy có các hạt bị hòa tan hoặc bị rã ra.

9.1.2 Đường tiêm 

Esomeprazol tiêm (dạng muối natri): Tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất trong 3 phút hoặc truyền tĩnh mạch trong 10 - 30 phút. 

Hoàn nguyên thuốc với 5 ml Natri clorid 0,9% (hoặc ống dung môi đi kèm, nếu có) tiêm tĩnh mạch chậm trong ít nhất 3 phút. Để truyền tĩnh mạch, có thể hoàn nguyên thuốc với 5 ml dung môi (natri clorid 0,9%, Glucose 5%, Ringer lactat (hoặc ống dung môi đi kèm, nếu có), sau đó pha loãng tới 50 ml bằng dung môi tương ứng và truyền trong 10 - 30 phút. 

Không được truyền esomeprazol đồng thời, cùng đường truyền với các thuốc khác. Cần tráng đường truyền bằng natri clorid 0,9%, glucose 5% hoặc Ringer lactat trước và sau khi truyền esomeprazol. 

9.2 Liều lượng 

9.2.1 Người lớn 

Điều trị loét dạ dày - tả tràng do nhiễm Helicobacter pylori: Phối hợp esomeprazol cùng với kháng sinh. Uống esomeprazol mỗi lần 20 mg, ngày 2 lần, trong 14 ngày hoặc mỗi lần 40 mg, ngày 2 lần, trong 10 ngày. Tùy tỷ lệ kháng thuốc ở từng địa phương để lựa chọn phác đồ phù hợp là 3 hoặc 4 thuốc phối hợp với nhau (amoxicilin, clarithromycin, metronidazol, tinidazol, tetracyclin, Levofloxacin, Bismuth). 

Điều trị loét dạ dày do dùng thuốc chống viêm không steroid: Uống mỗi ngày 20 mg trong 4 - 8 tuần. Dự phòng loét dạ dày ở những người có nguy cơ cao về biến chứng ở dạ dày - tá tràng, nhưng có yêu cầu phải tiếp tục điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid: Uống mỗi ngày 20 mg hoặc 40 mg. 

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản nặng có viêm trợt thực quản: Uống 40 mg, ngày 1 - 2 lần, trong 4 tuần, có thể uống thêm 4 tuần nữa nếu cần. Hoặc cách khác, bắt đầu uống mỗi ngày 20 hoặc 40 mg, trong 4 - 8 tuần, có thể uống thêm 4 - 8 tuần nữa nếu tổn thương chưa lành. Trường hợp nặng có thể tăng liều tới 80 mg/ngày, chia 2 lần. 

Điều trị duy trì sau khi đã khỏi viêm trợt thực quản hoặc để điều trị triệu chứng trong trường hợp không có viêm trợt thực quản: 20 mg, uống mỗi ngày 1 lần. 

Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison: Tùy theo từng cá thể và mức độ tăng tiết acid của dịch dạ dày, liều dùng mỗi ngày có thể cao hơn trong một số trường hợp, dùng một lần hoặc chia làm 2 lần trong ngày. Liều khởi đầu uống 40 mg, ngày 2 lần, sau đó điều chỉnh liều khi cần thiết. Đa số người bệnh có thể kiểm soát được bệnh ở liều 80 - 160 mg mỗi ngày, mặc dù có trường hợp đã phải dùng đến 240 mg mỗi ngày. Các liều lớn hơn 80 mg/ngày phải chia làm 2 lần uống. 

Để phòng ngừa xuất huyết tái phát trong loét dạ dày - tá tràng sau khi được điều trị bằng nội soi: Truyền tĩnh mạch 80 mg esomeprazol trong 30 phút, sau đó truyền tĩnh mạch liên tục 8 mg/ giờ, trong 72 giờ rồi chuyển sang dùng đường uống, 40 mg, ngày 1 lần, trong 4 tuần. 

9.2.2 Trẻ em  

Điều trị ngắn hạn (tới 6 tuần) viêm trợt thực quản do trào ngược dạ dày - thực quản (GERD) ở trẻ 1 - 11 tuổi: cân nặng 3 - 5 kg: uống 2,5 mg, 1 lần mỗi ngày; cân nặng 5 - 7,5mg: uống 5 mg, 1 lần mỗi ngày, cân nặng 7,5 - 12 mg, uống 10 mg, 1 lần mỗi ngày. Trẻ dưới 20 kg: uống 10 mg, 1 lần mỗi ngày, trong 8 tuần và trẻ trên 20 kg uống 10 - 20 mg, 1 lần mỗi ngày, trong 8 tuần. 

Trào ngược dạ dày thực quản không có viêm thực quản ở trẻ 1 - 11 tuổi: uống 10 mg, 1 lần mỗi ngày, cho tới 8 tuần. 

Trẻ em từ 12 tuổi trở lên có thể dùng liều như người lớn. Độ an toàn và hiệu quả của esomeprazol dùng đường uống để điều trị ngắn hạn bệnh trào ngược dạ dày - thực quản ở trẻ dưới 1 tuổi hoặc dùng trong các trường hợp khác chưa được xác lập. Với trẻ không uống được thuốc, có thể điều trị GERD bằng đường tĩnh mạch. Trẻ từ 1 tháng - dưới 1 tuổi: tiêm tĩnh mạch 0,5 mg/kg, 1 lần mỗi ngày. Trẻ 1 - 17 tuổi, cân nặng dưới 55 kg: tiêm tĩnh mạch 10 mg 1 lần mỗi ngày, cân nặng trên 55 kg: tiêm tĩnh mạch 20 mg, 1 lần mỗi ngày. Esomeprazol cũng có thể được truyền tĩnh mach. 

9.2.3 Đối tượng đặc biệt 

Không cần phải giảm liều thuốc ở người suy gan nhẹ và trung bình, người bệnh suy thận hoặc người cao tuổi, nhưng cần thận trọng ở người suy thận nặng vì kinh nghiệm sử dụng ở những bệnh nhân này còn hạn chế.

Suy gan nặng có thể cân nhắc dùng 20 mg một ngày. Riêng khi dùng để phòng ngừa xuất huyết tái phát trong loét dạ dày - tá tràng sau khi được điều trị bằng nội soi ở người suy gan nặng: Lúc đầu truyền tĩnh mạch 80 mg esomeprazol trong 30 phút, sau đó có thể truyền tĩnh mạch liên tục 4 mg/giờ, trong 72 giờ. 

10 Tương tác thuốc 

Do ức chế bài tiết acid, esomeprazol làm tăng pH dạ dày, ảnh hưởng đến sinh khả dụng của các thuốc hấp thu phụ thuộc pH: ketoconazol, muối Sắt, digoxin. 

Esomeprazol tương tác dược động học với các thuốc chuyển hóa bởi hệ enzym cytochrom P450, isoenzym CYP2C19 ở gan.

Dùng đồng thời esomeprazol với Cilostazol làm tăng nồng độ cilostazol và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó, xem xét giảm liều cilostazol.

Dùng đồng thời esomeprazol với voriconazol có thể làm tăng nồng độ của esomeprazol hơn gấp 2 lần, xem xét giảm liều ở những bệnh nhân dùng liều cao esomeprazol (240 mg/ngày) như khi điều trị hội chứng Zollinger-Ellison, với các chỉ định sử dụng liều thấp, có thể không cần giảm liều. 

Dùng esomeprazol với các thuốc gây cảm ứng CYP2C19 và CYP3A4 như rifampin làm giảm nồng độ esomeprazol nên tránh dùng đồng thời. 

Có thể tăng nguy cơ hạ magnesi huyết khi dùng esomeprazol cùng các thuốc cũng gây hạ magnesi huyết như thuốc lợi tiểu thiazid hoặc lợi tiểu quai. Kiểm tra nồng độ magnesi trước khi bắt đầu dùng thuốc ức chế bơm proton và định kỳ sau đó. 

Atazanavir: Có thể làm giảm hấp thu atazanavir khi uống cùng với esomeprazol, dẫn đến giảm tác dụng kháng virus. Không nên dùng đồng thời thuốc ức chế bơm proton và atazanavir. 

Clopidogrel: Dùng cùng thuốc ức chế bơm proton làm giảm nồng độ trong huyết tương của chất chuyển hóa có hoạt tính của Clopidogrel, làm giảm tác dụng kháng tiểu cầu. 

Digoxin: Hạ magnesi huyết do dùng kéo dài thuốc ức chế bơm proton làm cơ tim tăng nhạy cảm với Digoxin, có thể làm tăng nguy cơ độc với tim của digoxin. Ở người bệnh đang dùng digoxin, kiểm tra nồng độ magnesi trước khi bắt đầu dùng thuốc ức chế bơm proton và định kỳ sau đó. 

Sucralfat: Ức chế hấp thu và làm giảm sinh khả dụng của thuốc ức chế bơm proton. Dùng các thuốc ức chế bơm proton ít nhất 30 phút trước khi dùng sucralfat. 

Tacrolimus: Tăng nồng độ trong huyết thanh của Tacrolimus. 

Warfarin: Tăng INR và thời gian prothrombin khi dùng warfarin đồng thời với thuốc ức chế bơm proton, có thể gây chảy máu bất thường và tử vong. Theo dõi INR và thời gian prothrombin khi dùng đồng thời esomeprazol và warfarin. 

Dùng đồng thời esomeprazol và Clarithromycin làm tăng nồng độ esomeprazol và 14-hydroxyclarithromycin trong máu. Dùng đồng thời esomeprazol và Diazepam làm giảm chuyển hóa diazepam và tăng nồng độ diazepam trong huyết tương. 

11 Quá liều và xử trí 

Chưa có báo cáo về quá liều esomeprazol ở người. 

Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho esomeprazol. Chủ yếu điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Thẩm tách máu không có tác dụng tăng thải trừ thuốc vì thuốc gắn nhiều vào protein. 

Etifoxin chlohydrat

Hoạt chất Etifoxine được sử dụng trong lâm sàng nhằm mục đích điều trị rối loạn lo âu, bảo vệ thần kinh, dẻo dai thần kinh và chống viêm.

1 Tổng quan

1.1 Mô tả hoạt chất Etifoxine

CTCT: C17H17CIN2O.

Tên IUPAC: 6-clo- N -etyl-4-metyl-4-phenyl-1 H -3,1-benzoxazin-2-imin.

2 Etifoxine Hydrochloride là thuốc gì?

2.1 Dược lực học

Etifoxine là thuốc giải lo âu không chứa benzodiazepine có tác dụng chống co giật. Liều Etifoxine thông thường là 50-200 mg/ngày trong thời gian không quá 12 tuần. Các triệu chứng của quá liều là thờ ơ và buồn ngủ quá mức. Nó có thể tăng hiệu lực của các loại thuốc khác có thể làm suy yếu hệ thống thần kinh trung ương. Nó cũng khuếch đại ảnh hưởng của đồ uống có cồn.

2.2 Cơ chế tác dụng 

Cơ chế hoạt động chính xác của Etifoxine (6-chloro-2-ethylamino-4-methyl-4-phenyl-4H-3, 1-benzoxazine hydrochloride) vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Cơ chế đã biết của Etifoxine là sự kích hoạt trực tiếp thụ thể GABA A thông qua một vị trí khác với mô típ liên kết benzodiazepine cổ điển. Etifoxine kích thích sản xuất Neurosteroid để điều chỉnh thụ thể GABA A sau khi gắn với protein dịch mã 18 kDa (TSPO) màng ngoài ty thể, trước đây được gọi là thụ thể benzodiazepine ngoại vi (PBR).

Etifoxine được biết là hoạt động tốt hơn trên các thụ thể GABA A chứa tiểu đơn vị β 2 hoặc β3. Do đó, tác dụng tăng cường của nó nên được tối đa hóa ở những vùng não nơi các tiểu đơn vị này chiếm ưu thế so với đồng dạng β1. Các nghiên cứu sâu hơn sẽ được yêu cầu để xác định dư lượng axit amin nào làm cơ sở cho sự ưa thích của Etifoxine đối với các thụ thể chứa β 2/3.

Etifoxine, với tư cách là một phối tử của TSPO, đã được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo sợi trục, điều chỉnh phản ứng viêm và cải thiện khả năng phục hồi chức năng kể từ năm 2008. Nó cũng kích thích sự phát triển của tế bào thần kinh và sự phát triển của tế bào thần kinh có nguồn gốc từ glia. Do đó, nó mang lại lợi ích trong việc sửa chữa dây thần kinh bằng mảnh ghép dây thần kinh acelluar. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để áp dụng vào thực hành lâm sàng, bao gồm cả bệnh đa xơ cứng.

2.3 Dược động học

Hấp thu: Nhanh qua tiêu hóa. Sau 2-3 giờ, Etifoxine đạt nồng độ đỉnh.

Phân bố: Etifoxine vào được nhau thai.

Chuyển hóa: Nhanh ở gan. Một trong những chất chuyển hóa, Eiethyl-Etifoxine, có hoạt tính.

Thải trừ: Thời gian bán hủy của nó là khoảng 6 giờ và thời gian bán hủy của chất chuyển hóa có hoạt tính của nó là gần 20 giờ. Etifoxine đào thải ở nước tiểu, mật.

3 Chỉ định - Chống chỉ định

3.1 Chỉ định

Etifoxine là một loại thuốc nhóm benzoxazine chủ yếu được sử dụng như một loại thuốc giải lo âu, nhưng nó cũng có các đặc tính bảo vệ thần kinh, dẻo dai thần kinh và chống viêm; những hiệu ứng này được cho là phát sinh do điều chế dẫn truyền thần kinh GABAergic và tổng hợp neurosteroid.

3.2 Chống chỉ định

Người suy hô hấp nặng.

Người <18 tuổi.

Người mẫn cảm với Etifoxine.

Người suy gan, thận nghiêm trọng.

Người sốc.

Người nhược cơ.

4 Ứng dụng trong lâm sàng

Các thuốc benzodiazepin được sử dụng rộng rãi trong điều trị chứng lo âu, mất ngủ, khởi mê và duy trì mê cũng như các rối loạn động kinh. Tuy nhiên, chúng có một tác dụng phụ phổ biến, chẳng hạn như chứng quên trước liên quan đến liều lượng, an thần và suy giảm hoạt động tâm thần vận động. Một nghiên cứu so sánh cho thấy rằng mặc dù sự cảnh giác, hoạt động tâm thần vận động và khả năng hồi phục tự do bị suy giảm đáng kể bởi lorazepam (2mg), nhưng cả liều Etifoxine (50 và 100 mg) đều không tạo ra tác dụng như vậy. Trong một nghiên cứu khác, Etifoxine (150 mg/ngày) cho thấy tác dụng giải lo âu và hồi phục trí nhớ tốt hơn với ít triệu chứng cai nghiện hơn so với lorazepam (0,5-1 mg/ngày).

Etifoxine làm giảm hoạt hóa hormone giải phóng corticotropin (CRH) do căng thẳng gây ra. Do đó, nó có thể hữu ích trong việc điều trị những bệnh nhân lo lắng được lựa chọn với các triệu chứng tự trị thay đổi

Giảm đau liên quan đến hóa trị liệu bằng Etifoxine là kết quả của 3α-reduced neurosteroids dựa trên TSPO. Etifoxine cũng kích thích tổng hợp allopregnanolone trong tủy sống để tạo ra thuốc giảm đau trong bệnh lý đơn dây thần kinh thực nghiệm. Nó có thể làm giảm đau trong bệnh viêm đơn khớp thực nghiệm bằng các tác động kết hợp bảo vệ ức chế cột sống và hạn chế quá trình viêm trung tâm. Các quá trình này bao gồm kích hoạt microglia và ức chế cột sống. Nó không chỉ khuếch đại sự ức chế GABAergic ở cột sống, mà còn ngăn chặn sự mất ức chế glycinergic do prostaglandin E2 gây ra và phục hồi quá trình xử lý đau cột sống bình thường. Tuy nhiên, cả 3 nghiên cứu đều được thực hiện bởi cùng một nhà nghiên cứu và cần xác minh lâm sàng.

5 Liều dùng - Cách dùng

5.1 Liều dùng của Etifoxine

Người lớn: 150-200mg/2-3 lần/ngày.

5.2 Cách dùng của Etifoxine

Thuốc dùng đường uống.

Thuốc dùng vài ngày đến vài tuần.

==>> Xem thêm về hoạt chất: Điều trị rối loạn lo âu với Paroxetin

6 Tác dụng không mong muốn

Giai đoạn đầu có thể buồn ngủ.

Etifoxine cho thấy ít tác dụng phụ gây mất trí nhớ trước, an thần, suy giảm hiệu suất tâm thần vận động và hội chứng cai nghiện hơn so với các thuốc benzodiazepin.

7 Tương tác thuốc

Rượu: Khiến Etifoxine tăng tác dụng an thần.

Không nên dùng Etifoxine chung với:

  • Thuốc điều trị cao huyết áp.
  • Thuốc an thần.
  • Dẫn xuất Morphin.
  • Thuốc ngủ.
  • Thuốc chống trầm cảm làm dịu.
  • Thuốc an thần gây nghiện Benzodiazepine.
  • Thuốc chống co thắt Baclofene.
  • Thuốc điều chỉnh miễn dịch Thalidomide.

==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Điều trị các triệu chứng trầm cảm với Imipramin

8 Thận trọng

Etifoxine nên tránh khi tiêu thụ đồ uống có cồn. Đã có báo cáo về viêm gan cấp tính liên quan đến Etifoxine.

Ngừng dùng thuốc khi:

Có rối loạn gan nghiêm trọng.

Dị ứng.

Phản ứng trên da.

Dùng đúng liều chỉ định.

9 Etifoxine không thua kém Clonazepam trong việc giảm các triệu chứng lo âu trong điều trị rối loạn lo âu

Mục tiêu: Để xác định liệu Etifoxine, một loại thuốc không phải benzodiazepine thuộc họ benzoxazine, có kém hơn so với Clonazepam trong điều trị rối loạn lo âu hay không.

Phương pháp: Tổng cộng có 179 bệnh nhân tình nguyện được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu (DSM-IV), từ 18 đến 64 tuổi, đã tham gia vào nghiên cứu này. Nhóm thử nghiệm nhận được 150 mg/ngày Etifoxine và nhóm đối chứng 1mg/ngày Clonazepam, cả hai đều được chia thành 3 liều hàng ngày trong 12 tuần. Điều trị này đã được hoàn thành bởi 87 người tham gia và 70 người sẵn sàng theo dõi sau 24 tuần kể từ khi bắt đầu điều trị. Mục tiêu chính là so sánh không thua kém giữa Etifoxine và Clonazepam trong việc giảm các triệu chứng lo âu (HAM-A) sau 12 tuần điều trị. Các kết quả phụ bao gồm đánh giá tác dụng phụ của thuốc (UKU), các triệu chứng lo âu sau 24 tuần điều trị và cải thiện lâm sàng (CGI). Phân tích dữ liệu bao gồm nhiều quy nạp dữ liệu bị thiếu. Tác dụng của Etifoxine đối với HAM-A, UKU và CGI đã được đánh giá với mục đích điều trị và phân tích độ nhạy của kết quả đã được tiến hành. Tính không kém hơn sẽ được tuyên bố bởi sự khác biệt trung bình đã chuẩn hóa (SMD) giữa Clonazepam và Etifoxine không vượt trội so với 0,31 nghiêng về Clonazepam.

Kết quả: Sử dụng dữ liệu đã loại trừ, Etifoxine cho thấy không thua kém Clonazepam trong việc giảm các triệu chứng lo âu ở tuần thứ 12 (SMD = 0,407; KTC 95%, 0,069, 0,746) và theo dõi trong 24 tuần (SMD = 0,484; 95 % CI, 0,163, 0,806) và ít tác dụng phụ hơn (SMD = 0,58; 95% CI, 0,287, 0,889). Phân tích của LOCF cho thấy rằng Etifoxine không thua kém Clonazepam trong việc giảm các triệu chứng lo âu và các triệu chứng bất lợi ngay cả khi không có thay đổi nào được chỉ định do kết quả của người tham gia đã rút lui. Không thua kém có thể được tuyên bố để cải thiện lâm sàng (SMD = 0,326; 95% CI, - 0,20, 0,858).

Kết luận: Etifoxine không thua kém Clonazepam về giảm các triệu chứng lo âu, tác dụng phụ và cải thiện lâm sàng.

10 Các dạng bào chế phổ biến

Thuốc chủ yếu ở dạng viên nang 50mg để người dùng có thể tiện lấy liều dùng phù hợp với tình trạng, nhu cầu được chỉ định. Viên nang người lớn dễ uống cũng như có thể thuận lợi mang theo nên được xem là lựa chọn sử dụng rất phù hợp.

Biệt dược gốc của Etifoxine là: Thuốc Stresam Etifoxine Hydrochloride 50mg.

Các thuốc khác chứa Etifoxine là: Lefeixin,...

Etoricoxib

Etoricoxib là nhóm thuốc chống viêm không steroid được chỉ định trong nhiều trường hợp khác nhau bao gồm đau sau phẫu thuật, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp.

1 Dược lý và cơ chế tác dụng

1.1 Dược lực học

Một trong những triệu chứng chính đi kèm với phần lớn các bệnh thấp khớp là đau. Đây là lý do tại sao thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được bác sĩ chuyên khoa thấp khớp hoặc bác sĩ chăm sóc chính kê toa cho hầu hết bệnh nhân mắc bệnh thấp khớp.

Etoricoxib thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid. Nó là một chất ức chế chọn lọc cyclooxygenase-2 (COX-2) đường uống. Cyclooxygenase là một loại enzyme chịu trách nhiệm sản xuất prostaglandin. Nó xảy ra dưới dạng hai isoenzyme: COX-1 và COX-2. COX-2 là một isoenzym gây viêm chịu trách nhiệm tổng hợp các chất trung gian tuyến tiền liệt gây đau, viêm và sốt. Các nghiên cứu dược lý cho thấy etoricoxib, tương tự như các coxib khác, gây ức chế hoạt tính COX-2 phụ thuộc vào liều mà không ảnh hưởng đến hoạt tính COX-1.

1.2 Dược động học

Tốc độ hấp thu của etoricoxib ở mức vừa phải khi dùng đường uống (nồng độ thuốc tối đa trong huyết tương đạt được sau khoảng 1 giờ), và mức độ hấp thu tương tự ở liều uống và tiêm tĩnh mạch.

Etoricoxib gắn kết nhiều với protein, chủ yếu với Albumin huyết tương, và có Thể tích phân bố biểu kiến ​​là 120L ở người.

Diện tích dưới đường cong nồng độ trong huyết tương theo thời gian (AUC) của etoricoxib tăng tỷ lệ với việc tăng liều uống trong khoảng từ 5 đến 120mg.

Thời gian bán thải khoảng 20 giờ ở những đối tượng khỏe mạnh cho phép dùng liều một lần mỗi ngày.

Etoricoxib được thải trừ sau quá trình biến đổi sinh học thành acid carboxylic và các chất chuyển hóa glucuronide được bài tiết qua nước tiểu và phân, với một lượng nhỏ thuốc (<1%) được thải trừ dưới dạng không đổi qua nước tiểu.

Etoricoxib được chuyển hóa chủ yếu bởi isoenzyme cytochrome P450 (CYP3A4.

Nồng độ trong huyết tương (AUC) của etoricoxib dường như không khác biệt ở những bệnh nhân suy thận mạn tính so với những người có chức năng thận bình thường.

So với các đối tượng khỏe mạnh, đã có báo cáo rằng AUC tăng khoảng 40% ở bệnh nhân suy gan trung bình.

2 Công dụng và chỉ định

Etoricoxib đã được đánh giá để kiểm soát một số tình trạng bệnh cụ thể, bao gồm đau, viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp, và đã cho thấy hiệu quả tương tự so với các NSAID truyền thống (bao gồm naproxen, Diclofenac và Ibuprofen) trong những tình trạng này.

3 Chống chỉ định

Quá mẫn với etoricoxib.

Người bệnh loét dạ dày tá tràng tiến triển, xuất huyết đường tiêu hóa.

Người bệnh sau khi điều trị bằng Aspirin hoặc NSAID xuất hiện các phản ứng không mong muốn bao gồm co thắt phế quản, nổi màu đay, dị ứng,...

Phụ nữ có thai.

Phụ nữ cho con bú.

Chức năng gan suy giảm.

Suy giảm chức năng thận.

Bệnh nhân thiếu máu cục bộ.

4 Liều dùng và cách dùng

4.1 Liều dùng Etoricoxib

Dùng etoricoxib một lần mỗi ngày, đúng như chỉ định của bác sĩ.

4.1.1 Thoái hóa khớp

Liều dùng được khuyến cáo là 30mg etoricoxib/ lần x 1 lần/ngày.

Một số trường hợp đặc biệt, có thể tăng liều lên 60mg/lần x 1 lần/ngày.

Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp

Liều dùng thông thường là 60mg etoricoxib/lần x 1 lần/ngày.

Một số trường hợp đặc biệt, có thể cần tăng liều lên 90mg/lần x 1 lần/ngày.

Sau khi ổn định, có thể giảm liều xuống 60mg/lần/ngày cho người bệnh.

4.1.2 Viêm cấp tính

Liều thông thường được khuyến cáo là 120mg/lần x 1 lần/ngày.

4.1.3 Đau răng

Liều thông thường được khuyến cáo là 90mg/lần x 1 lần/ngày, thời gian điều trị tối đa là 3 ngày.

5 Tác dụng không mong muốn

Etoricoxib đã được chứng minh làm giảm đáng kể độc tính trên Đường tiêu hóa so với nhiều NSAID truyền thống. Tác dụng phụ trên thận của etoricoxib có vẻ tương tự như tác dụng phụ của các NSAID khác và tác dụng phụ trên tim mạch của chất ức chế COX-2 chọn lọc này cần được xem xét kỹ lưỡng hơn trên lâm sàng.

Thường gặp:

  • Tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, đau bụng.
  • Viêm xoang, viêm họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên.
  • Đau đầu, nhồi máu cơ tim, chóng mặt, đau lưng, phù ngoại biên.

Ít gặp:

  • Viêm dạ dày, đau thắt ngực, loét đường tiêu hóa, chảy máu cam, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Hiếm gặp:

  • Nghẽn mạch phổi, tắc ruột, chảy máu tiêu hóa, viêm da, vàng da, giảm bạch cầu, giảm Glucose huyết,...

6 Tương tác thuốc

Một số tương tác có ý nghĩa trên lâm sàng bao gồm:

Thuốc ức chế enzym chuyển AngiotensinNSAID nói chung có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của các thuốc ức chế men chuyển
Thuốc lợi tiểuGiảm thải trừ natri của các thuốc lợi tiểu furosemid và thiazid trên một số bệnh nhân
AspirinTăng tỷ lệ xuất hiện biến chứng trên đường tiêu hóa
FluconazoleTăng nồng độ etoricoxib trong huyết tương
WarfarinTăng thời gian prothrombin

7 Thận trọng

Tuy được báo cáo là ít gây phản ứng phụ trên đường tiêu hóa, nhưng vẫn cần thận trọng khi sử dụng etoricoxib ở những bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày tá tràng, chảy máu tiêu hóa.

Người bệnh có tiền sử co thắt phế quản, xuất hiện phản ứng dị ứng sau khi điều trị bằng NSAID hoặc aspirin.

Bệnh nhân lớn tuổi, người bệnh suy nhược dễ xuất hiện các biến chứng trên đường tiêu hóa.

NSAID nói chung bao gồm cả etoricoxib có thể gây độc tính cho thận do đó cần thận trọng cho những người bệnh suy tim, suy gan, suy thận.

8 Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú

Thời kỳ mang thai: Các dữ liệu trên động vật cho thấy, etoricoxib gây độc đối với thai nhi, đóng ống động mạch sớm do đó chống chỉ định sử dụng etoricoxib trong thời gian mang thai.

Thời kỳ cho con bú: Không sử dụng etoricoxib trong giai đoạn này để đảm bảo an toàn.

===> Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm hoạt chất cùng nhóm: Celecoxib - chống viêm, giảm đau cho bệnh nhân viêm xương khớp

9 Một số biệt dược và dạng bào chế phổ biến của Etoricoxib

Hiện nay trên thị trường, Etoricoxib được bào chế chủ yếu dưới dạng viên nén hoặc viên nang cứng hàm lượng 30mg, 60mg, 90mg và 120mg.

Thuốc Arcoxia 30mgArcoxia 60mgArcoxia 90mg, Arcoxia 120mg là những biệt dược nổi tiếng với thành phần chứa etoricoxib được chỉ định trong các trường hợp đau, viêm, thoái hóa khớp.

Fenofibrat

Tên chung quốc tế: Fenofibrate.

Mã ATC: C10AB05.

Loại thuốc: Thuốc hạ lipid huyết (nhóm fibrat).

1 Dạng thuốc và hàm lượng

Dạng bào chế không vi hạt: Viên nang 100 mg, 200 mg, 300 mg.

Dạng bào chế vi hạt chuẩn: Viên nang 67 mg, 200 mg,

Dạng bào chế có Sinh khả dụng cải tiến (dạng vi hạt hoặc không vi hạt): Viên nang: 43 mg, 130 mg; 30 mg, 90 mg; 50 mg, 150 mg; viên nén: 40mg, 120 mg; 48 mg, 145 mg; viên nén bao phim: 54 mg, 160 mg.

2 Dược lực học

Fenofibrat là một dẫn chất của acid fibric có tác dụng hạ lipid huyết. Có sự giảm cholesterol của các lipoprotein tỷ trọng thấp và rất thấp (LDL, VLDL) là những thành phần gây xơ vữa mạch và tăng cholesterol của lipoprotein tỷ trọng cao (HDL). Mối liên quan giữa tăng cholesterol máu và xơ vữa động mạch đã được xác lập và cả mối liên quan giữa xơ vữa động mạch và nguy cơ mạch vành. Nồng độ HDL hạ có liên quan đến nguy cơ mạch vành cao. Nồng độ triglyceride cao cũng có liên quan đến tăng nguy cơ tim mạch. Mặc dù các fibrat có thể làm giảm nguy cơ các sự cố bệnh mạch vành ở người có HDL-cholesterol thấp hoặc triglyceride cao nhưng các statin (các chất ức chế HMG-CoA reductase) nên được ưu tiên dùng trước. Các fibrat chỉ là thuốc điều trị hàng đầu đối với những người bệnh có nồng độ triglycerid máu cao hơn 10 mmol/lit hoặc người không dung nạp được statin.

Fenofibrat cũng làm giảm acid uric huyết ở người bình thường và người tăng acid uric huyết do làm tăng đào thải acid uric ra nước tiểu.

3 Dược động học

Fenofibrat được hấp thu ngay ở Đường tiêu hóa khi uống cùng với thức ăn. Hấp thu thuốc của một số dạng bào chế có thể bị giảm khi không uống cùng thức ăn. Thuốc nhanh chóng thủy phân thành acid fenofibric là chất có hoạt tính, chất này được gắn tới 99% vào Albumin huyết tương và nồng độ đỉnh trong huyết tương xuất hiện khoảng 5 giờ sau khi uống. Ở người có chức năng thận bình thường nửa đời trong huyết tương của acid fenofibric vào khoảng 20 giờ nhưng thời gian này tăng lên rất nhiều ở người mắc bệnh thận, acid fenofibric tích lũy đáng kể ở người suy thận uống fenofibrat hàng ngày. Acid fenofibric đào thải chủ yếu qua nước tiểu (70% trong vòng 24 giờ), dưới dạng liên hợp glucuronic, dưới dạng khử của acid fenofibric và chất liên hợp glucuronic của nó. Hầu hết các sản phẩm được đào thải trong vòng 6 ngày.

4 Chỉ định

Phối hợp với chế độ ăn và các biện pháp khác để điều trị tăng lipid huyết thể hỗn hợp khi không dung nạp hoặc chống chỉ định với statin.

Phối hợp với chế độ ăn và các biện pháp khác để điều trị tăng triglycerid huyết nặng.

Phối hợp với statin để điều trị tăng lipid hỗn hợp nếu triglycerid và HDL-cholesterol không được kiểm soát đầy đủ ở bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao.

5 Chống chỉ định

Quá mẫn với fenofibrat.

Suy gan (bao gồm xơ gan ứ mật tiên phát và chức năng gan thường dai dẳng không rõ nguyên nhân).

Suy thận nặng (eGFR < 30 ml/phút/1,73 m3).

Tiền sử bệnh túi mật.

Viêm tụy cấp hoặc mạn trừ trường hợp viêm tụy cấp do tăng triglycerid máu nặng.

Có phản ứng dị ứng ánh sáng khi điều trị với các fibrat hoặc Ketoprofen.

6 Thận trọng

Tăng aminotransferase huyết thanh (AST, ALT) vượt quá 3 lần mức bình thường được thông báo ở khoảng 5% người bệnh dùng fenofibrat trong thử nghiệm. Viêm gan hoạt động mạn tính và viêm gan ứ mật xảy ra sớm sau vài tuần hoặc xảy ra muộn sau vài năm kể từ khi bắt đầu dùng fenofibrat; xơ gan kết hợp với viêm gan hoạt động mạn tính cũng được thông báo ở một số hiếm trường hợp. Phải kiểm tra chức năng gan trước khi điều trị và theo dõi chức năng gan định kỳ (3 tháng một lần trong 12 tháng đầu) trong quá trình điều trị.

Nếu nồng độ aminotransferase huyết thanh vượt quá 3 lần mức bình thường thì phải ngừng điều trị fenofibrat. Fenofibrat, cũng như các dẫn chất acid fibric khác (như gemfibrozil) có thể làm tăng bài xuất cholesterol vào mật, dẫn đến bệnh sỏi mật. Nếu kiểm tra túi mật thấy có sỏi thì phải ngừng fenofibrat. Viêm cơ, bệnh cơ và/hoặc tiêu cơ vân đã được thông báo ở người bệnh dùng fenofibrat hoặc các dẫn chất acid fibric khác. Tiêu cơ vân và các biến chứng khác cũng đã được thông báo ở người bệnh dùng fenofibrat cùng với một số thuốc hạ lipid huyết khác, thí dụ các statin (các chất ức chế HMG-CoA reductase). Các bệnh nhân dùng fenofibrat phải được hướng dẫn báo cáo ngay khi thấy đau cơ không rõ nguyên nhân, hoặc nhạy cảm đau, yếu, đặc biệt nếu kèm khó ở hoặc sốt. Phải theo dõi định kỳ enzym creatin kinase (CK hoặc CPK) ở những người bệnh có những tác dụng phụ đó. Phải ngừng điều trị fenofibrat, nếu CPK huyết thanh tăng cao rõ rệt hoặc nghi ngờ hoặc chẩn đoán là viêm cơ hoặc bệnh cơ.

Một số hiếm trường hợp ban da nặng phải nhập viện và dùng liệu pháp corticosteroid, bao gồm hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử biểu bì nhiễm độc đã được thông báo khi dùng fenofibrat. Mày đay và ban da cũng được thông báo ở khoảng 1% người bệnh trong các thử nghiệm lâm sàng dùng liệu pháp fenofibrat.

Đã từng gặp viêm tụy ở người bệnh điều trị bằng fenofibrat và các dẫn chất acid fibric khác.

Giảm nhẹ và vừa hemoglobin, hematocrit và bạch cầu đã gặp người bệnh dùng fenofibrat. Những thông số này thường trở nên bình thường trong quá trình điều trị dài hạn. Đã gặp một số hiện trường hợp giảm tiểu cầu và mất bạch cầu hạt trong các đợt kiểm tra sau khi thuốc đã được bán ra thị trường. Cần phải định kỳ đếm huyết cầu trong 12 tháng đầu điều trị fenofibrat.

Ảnh hưởng của fenofibrat đến tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do tim mạch hoặc không do tim mạch chưa được xác định. Tuy nhiên vì fenofibrat về mặt hóa học, dược lý và lâm sàng đều giống các dẫn xuất acid fibric khác, một số tác dụng không mong muốn của clofibrate (hiện không còn bán trên thị trường) và của Gemfibrozil, thí dụ tăng tỷ lệ sỏi mật, viêm túi mật cần phải mổ, biến chứng sau cắt bỏ túi mật, ung thư, viêm tụy, cắt bỏ ruột thừa, bệnh túi mật và tăng tử vong toàn bộ có thể cũng xảy ra với fenofibrat. Như vậy, các điều thận trọng liên quan đến liệu pháp fibrat cần được theo dõi.

Tính an toàn và hiệu quả của fenofibrat chưa được xác định ở trẻ em dưới 18 tuổi.

7 Thời kỳ mang thai

Không nên dùng trong thời kỳ mang thai.

8 Thời kỳ cho con bú

Không có dữ liệu. Tuy nhiên, vì an toàn không nên dùng fenofibrat cho người cho con bú.

9 Tác dụng không mong muốn (ADR)

9.1 Thường gặp

Tiêu hóa: chướng bụng, chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn.

Gan: tăng aminotransferase (liên quan đến liều).

9.2 Ít gặp

TKTW: nhức đầu, hoa mắt.

Mạch máu: thuyên tắc mạch như mạch phổi và các tĩnh mạch sâu.

Tiêu hóa: viêm tụy.

Gan: sỏi đường mật, ứ mật.

Da: phát ban, ngứa, nổi mề đay, rụng tóc.

Cơ xương: đau cơ, viêm cơ, co cơ, yếu cơ.

Sinh dục: rối loạn chức năng cương dương.

Phản ứng nhạy cảm ánh sáng.

Thận: suy thận.

9.3 Hiếm gặp

Máu: giảm bạch cầu.

Gan: viêm gan.

Bệnh thần kinh ngoại vi.

9.4 Hướng dẫn cách xử trí ADR

Tạm ngừng dùng thuốc.

10 Liều lượng và cách dùng

10.1 Cách dùng

Điều trị fenofibrat phải phối hợp với chế độ ăn hạn chế lipid. Thường phải uống cùng với thức ăn để cải thiện sinh khả dụng, mặc dù điều này không nhất thiết với mọi dạng bào chế. Thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau với sinh khả dụng khác nhau. Vì vậy liều lượng là riêng biệt cho từng chế phẩm.

10.2 Liều lượng

Dạng bào chế vi hạt: Viên nang 67mg để dùng nhiều lần mỗi ngày, viên nang 200 hoặc 267 mg để dùng 1 lần/ngày.

  • Liều dùng khởi đầu: Dùng nang 67 mg/lần x 3 lần/ngày hoặc nang 200 mg/lần/ngày.
  • Liều có thể giảm xuống 67 mg/lần × 2 lần/ngày hoặc tăng lên 67 mg/lần × 4 lần/ngày hoặc 267 mg/lần/ngày, tùy theo đáp ứng.

Các chế phẩm có sinh khả dụng cải tiến có thể dùng với liều khoảng từ 30 mg đến 160 mg, một lần mỗi ngày.

Dạng bào chế không vi hạt: Liều khởi đầu từ 200 - 300 mg/ngày, chia làm nhiều lần, sau đó điều chỉnh tùy theo đáp ứng, tới khoảng 200 - 400 mg/ngày; 100 mg fenofibrat không vi hạt tương đương điều trị với 67 mg của dạng vi hạt chuẩn.

Trẻ em: Kinh nghiệm dùng fenofibrat ở trẻ em còn hạn chế và chỉ được dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Chỉ nên dùng fenofibrat cho trẻ em khi các statin hoặc thuốc gắn kết acid mật không phù hợp. Liều lượng phụ thuộc vào dạng bào chế. Với dạng fenofibrat vi hạt chuẩn, trẻ em được dùng dạng nang 67 mg. Liều dùng cho trẻ em từ 4 - 15 tuổi là một nang 67 mg cho 20 kg cân nặng mỗi ngày. Trẻ em 15 - 18 tuổi có thể dùng theo liều người lớn.

Fenofibrat không vi hạt được một số nước cho phép dùng cho trẻ em từ 10 tuổi trở lên với liều uống mỗi ngày là 5 mg/kg cân nặng. Người suy thận: Không dùng cho người suy thận nặng (eGFR < 30 ml/phút/1,73 m3). Tuy nhiên dạng 67 mg fenofibrat vi hạt chuẩn hoặc 100 mg dạng không vi hạt được phép dùng cho bệnh nhân có Clcr từ 30 - 60 ml/phút. Dạng bào chế có sinh khả dụng cải tiến được phép dùng liều hàng ngày từ 30 đến 54 mg (tương đương với khoảng 67 mg fenofibrat vi hạt chuẩn) cho bệnh nhân suy thận, nhưng chống chỉ định dùng cho người suy thận nặng.

11 Tương tác thuốc

Các thuốc ức chế HMG-CoA reductase (statin) (ví dụ Pravastatin, Simvastatin, Fluvastatin..): Sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương cơ (như tăng creatin kinase, myoglobin niệu, tiêu cơ vân).

Cyclosporin: Làm tăng nguy cơ độc tính thận do cyclosporin.

Các thuốc chống đông uống: Làm tăng tác dụng chống đông và nguy cơ chảy máu (do tương tác đẩy nhau ra khỏi protein huyết tương). Điều chỉnh liều của thuốc chống đông uống trong thời gian điều trị fenofibrat và 8 ngày sau khi ngừng fenofibrat.

12 Quá liều và xử trí

Thẩm tách máu không có tác dụng loại bỏ thuốc khỏi cơ thể..

Fentanyl

Tên chung quốc tế: Fentanyl.

Mã ATC: N02AB03.

Loại thuốc: Thuốc giảm đau nhóm opioid.

1 Dạng thuốc và hàm lượng

Viên ngậm fentanyl citrat: 100 microgram, 200 microgram, 400 microgram, 600 microgram, 800 microgram, 1 200 microgram, 1 600 microgram fentanyl citrat.

Viên ngậm tại niêm mạc má fentanyl citrat: 100 microgram, 200 microgram, 300 microgram, 400 microgram, 600 microgram, 800 microgram.

Viên ngậm dưới lưỡi fentanyl citrat: 100 microgram, 200 microgram, 300 microgram, 400 microgram, 600 microgram, 800 microgram.

Thuốc tiêm (tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp) fentanyl citrat: 100 microgram/2 ml; 500 microgram/10 ml, 2 500 microgram/50 ml.

Miếng dán: miếng dán giải phóng 12 microgram/giờ/trong 72 giờ, 25 microgram/giờ/trong 72 giờ, miếng dán giải phóng 37,5 microgram/giờ/trong 72 giờ, miếng dán giải phóng 50 microgram/giờ/trong 72 giờ, miếng dán giải phóng 75 microgram/ giờ/trong 72 giờ, miếng dán giải phóng 100 microgram/giờ/trong 72 giờ.

Dung dịch xịt mũi fentanyl citrat: 50 microgram/liều, 100 microgam/ liều, 200 microgram/liều, 400 microgram/liều.

Dung dịch xịt dưới lưỡi: 100 microgram/liều, 200 microgram/liều, 400 microgram/liều, 600 microgram/liều, 800 microgram/liều, 1 200 microgram/liều, 1 600 microgram/liều.

2 Dược lực học

Fentanyl là một opioid tổng hợp, có tác dụng như một opioid. Fentanyl được dùng trước, trong và ngay sau mổ để giảm đau. Thuốc còn được dùng để phòng hoặc làm giảm thở nhanh và giảm cơn sảng cấp sau mổ. Fentanyl citrat được dùng theo đường tiêm để giảm lo âu và tiết nhiều mồ hôi trước khi mổ và được dùng để bổ sung cho gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ. Fentanyl cũng rất có ích trong việc chuẩn bị cho các phẫu thuật nhỏ hoặc phẫu thuật ngắn ở bệnh nhân ngoại trú, cho các thủ thuật chẩn đoán hay trị liệu đòi hỏi bệnh nhân phải tỉnh táo hay chỉ cần vô cảm rất nông. Fentanyl là thuốc giảm đau mạnh kiểu gây ngủ Morphin, tác dụng giảm đau mạnh gấp 100 lần morphin. Fentanyl liều cao vẫn duy trì chức năng tim ổn định và làm giảm biến chứng nội tiết do stress. Fentanyl giảm đau nhanh tối đa khoảng 3 - 5 phút sau khi tiêm tĩnh mạch và kéo dài khoảng 1 - 2 giờ, đồng thời ức chế hô hấp. Giống như các dạng opioid khác, fentanyl có thể làm cơ co cứng và tim đập chậm.

3 Dược động học

3.1 Hấp thu

Fentanyl được hấp thu tốt qua da, qua niêm mạc miệng, qua đường tiêm. Sau khi tiêm tĩnh mạch liều tới 100 microgam, tác dụng của thuốc xuất hiện nhanh, tác dụng giảm đau tối đa đạt sau vài phút và kéo dài 30 - 60 phút. Nếu tiêm bắp, tác dụng của thuốc xuất hiện sau 7 - 15 phút và kéo dài 1 - 2 giờ. Tác dụng ức chế hộ hấp có thể tồn tại lâu hơn tác dụng giảm đau. Lượng fentanyl tồn dư trong cơ thể có thể làm tăng tác dụng của liều tiếp theo.

Khoảng 25% fentanyl được hấp thu qua niêm mạc miệng và chậm hơn ở niêm mạc ống tiêu hóa. Lượng thuốc được hấp thu ở ruột phụ thuộc vào từng cá thể (lượng nước bọt, nuốt nhiều hay ít). Sinh khả dụng và nồng độ đỉnh trong huyết tương của thuốc do hấp thu ở ruột thấp hơn so với theo đường niêm mạc miệng. Nói chung, sinh khả dụng khi dùng viên ngậm khoảng 50%. Các tác dụng an thần, chống lo âu, giảm đau xuất hiện sau 5 - 15 phút, đạt đỉnh sau 20 - 50 phút, các tác dụng dược lý (ví dụ ức chế hô hấp) có thể kéo dài vài giờ sau khi dùng một liều.

Sử dụng miếng dán có mục đích làm giải phóng fentanyl ở mức tương đối ổn định là 25 microgam/giờ (trên miếng dán có diện tích 10 cmhoặc 6,25 cm2). Tuy nhiên, lượng thuốc được hấp thu tùy thuộc vào từng người. Trước hết, thuốc ngấm và bão hòa vào da ngay dưới chỗ dán; sau đó đọng ở các lớp trên của da. Nồng độ thuốc trong huyết thanh tăng chậm, đạt mức ổn định sau 12 - 24 giờ và được duy trì tương đối hằng định trong thời gian dán thuốc còn lại (tổng thời gian là 72 giờ). Nồng độ đỉnh trong huyết thanh xuất hiện 24 - 72 giờ sau khi dán. Thân nhiệt tăng làm tăng nồng độ thuốc trong huyết thanh (nồng độ tăng thêm 1/3 khi thân nhiệt là 40 °C). Nồng độ ổn định trong huyết thanh của thuốc sau khi dán liên tiếp thay đổi theo cá thể, phụ thuộc vào tính thấm của da và Độ thanh thải thuốc của cơ thể.

3.2 Phân bố

Tái phân bố được cho là nguyên nhân chính khiến fentanyl có tác dụng ngắn. Sau khi tiêm tĩnh mạch, fentanyl từ máu nhanh chóng tới phổi và cơ vân rồi tới các mô mỡ ở sâu hơn. Sau đó, thuốc lại từ các nơi này được chuyển từ từ vào vòng đại tuần hoàn. Liều cao hoặc dùng nhiều liều nhắc lại có thể gây tích tụ thuốc và làm kéo dài tác dụng của thuốc. 80 - 85% thuốc gắn vào protein huyết tương (alpha-acid glycoprotein, Albumin và lipoprotein). Phần fentanyl tự do trong huyết tương tăng khi cơ thể bị nhiễm toan. Thể tích phân bố trung bình ở giai đoạn ổn định là 4 - 6 lít/kg. Fentanyl phân bố một phần trong dịch não tủy, nhau thai và một lượng rất nhỏ trong sữa.

3.3 Chuyển hóa

Fentanyl được chuyển hóa mạnh ở gan (bởi isoenzym CYP3A4) và ở niêm mạc ruột.

3.4 Thải trừ

Fentanyl chủ yếu được thải trừ (hơn 90%) bằng cách chuyển hóa sinh học thành các chất chuyển hóa không hoạt tính qua quá trình hydroxyl hóa và N-dealkyl hóa. Dưới 7% liều dùng được bài tiết dưới dạng không đổi qua nước tiểu, chỉ khoảng 1% được bài tiết dưới dạng không đổi qua phân. Các chất chuyển hóa chủ yếu được bài tiết qua nước tiểu. Tổng độ thanh thải trong huyết tương của fentanyl là 0,5 lít/giờ/kg (khoảng 0,3 - 0,7 lít/giờ/kg). Nửa đời thải trừ cuối cùng sau khi dùng dạng xịt dưới lưỡi là từ 5 đến 12 giờ, dung dịch xịt mũi là 3 - 4 giờ, viên ngậm tại niêm mạc má là 22 giờ, viên ngậm dưới lưỡi 11,5 - 25 giờ, viên ngậm là khoảng 7 giờ, truyền tĩnh mạch là 2 - 14 giờ, miếng dán là 20 - 27 giờ.

4 Chỉ định

Giảm đau nặng và đau cho bệnh nhân ung thư.

Chú ý

Dạng thuốc tiêm: Liều lượng thấp để giảm đau trong quá trình phẫu thuật ngắn. Liều cao như một thuốc giảm đau/ức chế hô hấp ở những bệnh nhân cần thở máy. Phối hợp với một loại thuốc an thần như một phần của liệu pháp giảm đau an thần. Trong điều trị các cơn đau dữ dội, chẳng hạn như cơn đau do nhồi máu cơ tim. Dạng viên ngậm, viên đặt dưới lưỡi, miếng dán, dung dịch xịt mũi đơn liều được dùng để giảm đau mạn tính ở bệnh nhân bị ung thư có dung nạp opiat.

Dạng miếng dán được dùng để điều trị đau mạn tính vừa, nặng cần giảm đau bằng opiat (ví dụ đau do ung thư) do các thuốc giảm đau khác không có tác dụng và cần dùng liên tục opiat trong thời gian dài. Chỉ dùng cho người có dung nạp opiat để tránh nguy cơ bị suy hô hấp có thể gây tử vong.

5 Chống chỉ định

Mẫn cảm với thuốc.

Suy hô hấp cấp, người hôn mê, tổn thương đầu, tăng áp lực nội sọ, nguy cơ liệt ruột.

5.1 Chống chỉ định bổ sung đối với viên ngậm, viên ngậm dưới lưỡi, xịt mũi

Hen phế quản cấp tính hoặc nặng trong điều kiện không được theo dõi hoặc không có thiết bị hồi sức, tắc nghẽn Đường tiêu hóa, đau cấp tính hoặc đau sau phẫu thuật (bao gồm đau đầu, đau nửa đầu hoặc đau răng), người không dung nạp opioid, điều trị cơn đau cấp tính tại phòng cấp cứu.

5.2 Chống chỉ định bổ sung với dạng tiêm

Bệnh tắc nghẽn đường thở. Dùng đồng thời với các chất ức chế monoamin oxidase hoặc trong vòng 2 tuần kể từ khi ngừng thuốc. Chống chỉ định bổ sung đối với miếng dán qua da

Hen phế quản cấp hoặc nặng trong điều kiện không được theo dõi hoặc không có thiết bị hồi sức; tắc nghẽn đường tiêu hóa; bệnh nhân cần điều trị ngắn hạn, kiểm soát cơn đau cấp tính hoặc đau từng cơn, đau sau phẫu thuật hoặc đau nhẹ; người không dung nạp opioid.

6 Thận trọng

Thận trọng cho tất cả các opioid: Suy vỏ thượng thận (khuyến cáo giảm liều), hen phế quản (tránh dùng trong hen cấp), co giật, người suy nhược (khuyến cáo giảm liều), có bệnh về đường mật, người già (khuyến cáo giảm liều), hạ huyết áp, suy giáp (khuyến cáo giảm liều), suy giảm chức năng hô hấp (tránh sử dụng ở bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), viêm ruột, nhược cơ, rối loạn tắc nghẽn ruột, phì đại tiền liệt tuyến, sốc, hẹp niệu đạo.

Phụ thuộc thuốc: Sử dụng lặp lại opioid có thể dẫn đến phụ thuộc về thể chất và tinh thần, mặc dù hiếm khi có vấn đề về điều trị, thận trọng khi kê đơn cho người có tiền sử phụ thuộc thuốc.

Chăm sóc giảm nhẹ: Để giảm đau trong trường hợp nặng, không nhất thiết vì thận trọng mà tránh dùng opioid để giảm đau.

Thận trọng trong u não, đái tháo đường, suy giảm nhận thức.

Với dạng hấp thu qua niêm mạc miệng: Tình trạng viêm niêm mạc có thể làm tăng hấp thu thuốc nên cần thận trọng trong quá trình chỉnh liều.

Với dạng miếng dán: Miếng dán fentanyl không phù hợp cho điều trị đau cấp hoặc bệnh nhân cần thay đổi giảm đau nhanh do miếng dán cần thời gian dài mới đạt trạng thái ổn định nên khó để chỉnh liều nhanh. Nguy cơ suy hô hấp tử vong, đặc biệt ở người trước đó chưa điều trị bằng thuốc giảm đau opioid mạnh, chỉ nên sử dụng ở người dung nạp opioid.

Dạng tiêm truyền tĩnh mạch: Thận trọng khi sử dụng các liều lặp lại trong phẫu thuật, ức chế hô hấp có thể tiếp diễn dai dẳng sau phẫu thuật và đôi khi thể hiện rõ trong thời gian đầu hậu phẫu khi không theo dõi sát bệnh nhân.

7 Thời kỳ mang thai

Thuốc giảm đau opioid có thể gây ức chế hô hấp ở thai nhi, tác dụng này có thể kéo dài; bởi vậy không dùng cho phụ nữ mang thai. Với phụ nữ sắp sinh (2 - 3 giờ trước khi sinh), fentanyl chỉ được chỉ định trong các trường hợp thật cần sau khi đã cân nhắc kỹ lợi ích và nguy cơ và phải theo dõi chặt chẽ tình trạng của mẹ và thai nhi. Có tài liệu khuyên không nên dùng.

8 Thời kỳ cho con bú

Fentanyl được bài tiết vào sữa mẹ. Do đó, không nên cho con bú trong vòng 24 giờ sau khi điều trị. Nên cân nhắc nguy cơ/lợi ích của việc cho con bú sau khi dùng fentanyl.

9 Tác dụng không mong muốn (ADR)

Khoảng 45% trường hợp điều trị với fentanyl có thể xuất hiện ADR

9.1 Rất thường gặp

Tiêu hóa: buồn nôn.

9.2 Thường gặp

TKTW: chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ.

Hô hấp: khó thở.

Da và mô mềm: tiết mồ hôi quá mức.

Tiêu hóa: viêm dạ dày, nôn, táo bón, khô miệng.

Toàn thân: mệt mỏi.

9.3 Ít gặp

Toàn thân: hội chứng cai thuốc, suy nhược, khó chịu.

Tổn thương, ngộ độc và tuân thủ điều trị: vô tình quá liều.

Miễn dịch: mẫn cảm.

Chuyển hóa và dinh dưỡng: chán ăn, giảm thèm ăn.

Tâm thần: trầm cảm, hoang tưởng, trạng thái bối rối, mất phương hướng, tình trạng tinh thần thay đổi, lo lắng, hưng phấn, chán chường, rối loạn cảm xúc, xáo trộn trong sự chú ý, mất ngủ.

TKTW: hay quên, loạn khứu giác, loạn vị giác, run rẩy, hôn mê, giảm xúc giác, rối loạn giấc ngủ.

Mắt: nhìn mờ.

Tim mạch: nhịp nhanh, nhịp chậm, hạ huyết áp.

Hô hấp: đau hầu họng, nghẹn họng.

Tiêu hóa: loét miệng, viêm loét lợi, loét môi, suy giảm khả năng làm rỗng dạ dày, đau bụng, khó tiêu, khó chịu ở dạ dày, rối loạn lưỡi, nhiệt miệng.

Da và mô mềm: tổn thương da, phát ban, dị ứng ngứa, ngứa, đổ mồ hôi đêm, tăng xu hướng bầm tím.

Cơ - xương - khớp: đau khớp, cứng cơ xương khớp.

Sinh dục: rối loạn chức năng cương dương.

9.4 Chưa xác định được tần suất

Toàn thân: đỏ bừng và nóng bừng, phù ngoại vi, sốt, hội chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh.

Tâm thần: ảo giác, lệ thuộc thuốc (nghiện thuốc), lạm dụng thuốc, mê sảng.

TKTW: co giật, suy giảm ý thức, mất ý thức.

Hô hấp: ức chế hô hấp.

Tiêu hóa: sưng lưỡi, tiêu chảy.

Da và mô mềm: mày đay.

9.5 Hướng dẫn cách xử trí ADR

Nhịp tim chậm: Dùng atropin.

Suy hô hấp: Trong khi mổ, nếu suy hô hấp vẫn còn sau khi mổ thì phải thông khí nhân tạo kéo dài. Ngoài ra có thể phải tiêm tĩnh mạch naloxon. Phải dò liều naloxon thật cẩn thận để đạt hiệu quả mong muốn mà không ảnh hưởng đến việc kiểm soát đau sau mổ hoặc không gây tác dụng không mong muốn khác như tăng huyết áp và nhịp tim nhanh. Liều khởi đầu có thể là 0,5 microgam.

Fexofenadin

Tên chung quốc tế: Fexofenadine hydrochloride.

Mã ATC: R06AX26.

Loại thuốc: thuốc kháng histamin H1, thế hệ thứ hai.

1 Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nang: 60 mg.

Viên nén: 30 mg, 60 mg, 120 mg,180 mg.

Viên nén phân tán trong miệng: 30 mg.

Hỗn dịch uống: 6 mg/ml (118 ml, 120ml, 240ml).

2 Dược lực học

Fexofenadin là thuốc kháng histamin thế hệ hai, có tác dụng đối kháng đặc hiệu và chọn lọc trên thụ thể H1, ngoại vi. Thuốc là một chất chuyển hóa có hoạt tính của terfenadin, cũng cạnh tranh với histamin tại các thụ thể Hở Đường tiêu hóa, mạch máu và đường hô hấp, nhưng không còn độc tính đối với tim do không ức chế kênh Kali liên quan đến sự tái cực tế bào cơ tim. Fexofenadin không có tác dụng đáng kể đối kháng acetylcholin, đối kháng dopamin và không có tác dụng ức chế thụ thể alpha, hoặc beta-adrenergic. Ở liều điều trị, thuốc không gây buồn ngủ hay ảnh hưởng đến TKTW. Thuốc có tác dụng nhanh và kéo dài do thuốc gắn chậm vào thụ thể H1, tạo thành phức hợp bền vững và tách ra chậm.

Fexofenadin cũng được dùng kết hợp với pseudoephedrin hydroclorid để điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.

3 Dược động học

3.1 Hấp thu

Thuốc hấp thu tốt sau khi uống và bắt đầu tác dụng sau 60 phút. Cmax đạt được sau 2 - 3 giờ. Thức ăn giàu chất béo làm giảm Cmax khoảng 17% và kéo dài thời gian đạt Cmax (đến khoảng 4 giờ). Tác dụng kháng histamin kéo dài hơn 12 giờ.

3.2 Phân bố

Tỉ lệ liên kết với protein huyết tương của thuốc là 60 - 70%, chủ yếu với Albumin và alpha-acid glycoprotein. Không rõ thuốc có qua nhau thai hoặc bài tiết vào sữa mẹ hay không, nhưng khi dùng terfenadin đã phát hiện được fexofenadin là chất chuyển hóa của terfenadin có trong sữa mẹ. Fexofenadin không qua hàng rào máu - não.

3.3 Chuyển hóa

Fexofenadin rất ít bị chuyển hóa (khoảng 5%, chủ yếu ở niêm mạc ruột; chỉ có khoảng 0,5 - 1,5% được chuyển hóa ở gan nhờ hệ enzym cytochrom P450 thành chất không có hoạt tính). Khoảng 3,5% liều fexofenadin chuyển hóa qua pha II (không liên quan đến hệ enzym cytochrom P450) thành dẫn chất methyl ester. Chất chuyển hóa này chỉ thấy ở trong phân nên có thể có sự tham gia của các vi khuẩn đường ruột vào chuyển hóa này.

3.4 Thải trừ

Nửa đời thải trừ của fexofenadin khoảng 14,4 giờ, kéo dài hơn (31 - 72%) ở người suy thận. Thuốc thải trừ chủ yếu qua phân (xấp xỉ 80%) và nước tiểu (11 - 12%) dưới dạng không đổi. Loại bỏ thuốc bằng thẩm phân máu không hiệu quả.

Dược động học ở người suy thận so với người khỏe mạnh: 

  • Clcr 41 - 80 ml/phút: Cmax cao hơn 87%, t1/2 kéo dài hơn 59%.
  • Clcr 11 - 40 ml/phút: Cmax cao hơn 111%, t1/2 kéo dài hơn 72%.
  • Clcr ≤10 ml/phút (ở người đang thực hiện thẩm phân): Cmax cao hơn 82% và t1/2 kéo dài hơn 31%.

4 Chỉ định

Điều trị triệu chứng trong viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn.

5 Chống chỉ định

Quá mẫn với fexofenadin.

6 Thận trọng

Tuy fexofenadin ít gây buồn ngủ, nhưng vẫn cần thận trọng khi lái xe hoặc điều khiển máy móc.

Cần thận trọng và điều chỉnh liều thích hợp khi dùng thuốc cho người cao tuổi (trên 65 tuổi), người suy thận.

Độ an toàn và hiệu quả của thuốc ở trẻ em dưới 6 tuổi chưa được xác định.

Cần ngừng fexofenadin ít nhất 24 - 48 giờ trước khi tiến hành các thử nghiệm da.

Dùng fexofenadin làm bệnh vẩy nến nặng lên.

Mặc dù fexofenadin không gây độc cho tim như terfenadin, nhưng fexofenadin đã gây kéo dài khoảng QT, ngất và rối loạn nhịp thất ở ít nhất một bệnh nhân mắc bệnh tim mạch.

7 Thời kỳ mang thai

Không có bằng chứng thuốc gây quái thai ở người. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc kháng histamin ở phụ nữ mang thai, thuốc chỉ được dùng khi lợi ích cho mẹ vượt trội nguy cơ cho con.

8 Thời kỳ cho con bú

Phần lớn thuốc kháng histamin thấy trong sữa mẹ với lượng khác nhau, mặc dù chưa có bằng chứng thuốc gây hại cho trẻ bú mẹ, nhưng nên tránh dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú.

9 Tác dụng không mong muốn (ADR)

Các ADR của thuốc không bị ảnh hưởng bởi liều dùng, tuổi, giới và chủng tộc của bệnh nhân.

9.1 Rất thường gặp

TKTW: đau đầu (5 - 11%).

Tiêu hóa: nôn.

9.2 Thường gặp

TKTW: buồn ngủ, mệt mỏi, mất ngủ, chóng mặt.

Tiêu hóa: buồn nôn, khó tiêu, ỉa chảy.

Khác: dễ bị nhiễm virus, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đau bụng trong kỳ kinh nguyệt, ngứa họng, ho, sốt, viêm tai giữa, viêm xoang, đau lưng.

9.3 Ít gặp

Thần kinh: sợ hãi, rối loạn giấc ngủ, ác mộng.

Tiêu hóa: khô miệng, đau bụng.

9.4 Hiếm gặp

Da: ban, mày đay, ngứa.

Phản ứng quá mẫn: phù mạch, tức ngực, khó thở, đỏ bừng, phản vệ.

9.5 Hướng dẫn cách xử trí ADR

ADR của thuốc thường nhẹ, chỉ 2,2% người bệnh phải ngừng thuốc do ADR của thuốc.

10 Liều lượng và cách dùng

10.1 Cách dùng

Thuốc dùng đường uống. Thời điểm uống thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn. Uống thuốc không cần chú ý đến bữa ăn, nhưng không được uống quá gần (trong 15 phút) với các thuốc kháng acid chứa magnesi và nhôm. Không uống với nước hoa quả vì có thể làm giảm sinh khả dụng của thuốc.

Sinh khả dụng của nang fexofenadin tương đương với viên nén.

10.2 Liều lượng

10.2.1 Điều trị triệu chứng trong viêm mũi dị ứng theo mùa

Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi: 60 mg × 2 lần/ngày, hoặc 120 mg x 1 lần/ngày, hoặc 180 mg × 1 lần/ngày.

Trẻ em 6 - dưới 12 tuổi: 30mg x 2 lần/ngày.

10.2.2 Mày đay mạn tính vô căn

Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi: 60 mg × 2 lần/ngày hoặc 180 mg × 1 lần/ngày.

Trẻ em từ 6 tuổi - dưới 12 tuổi: 30 mg × 2 lần/ngày.

10.2.3 Người suy thận và người già

Trẻ em ≥ 12 tuổi và người lớn bị suy thận, người già: Bắt đầu dùng từ liều 60mg uống 1 lần/ngày, điều chỉnh liều theo chức năng thận.

Trẻ em từ 6 - dưới 12 tuổi bị suy thận: 30mg x 1 lần/ngày.

11 Tương tác thuốc

Các thuốc nên tránh phối hợp với fexofenadin: aclidinium, Azelastin (mũi), cimetropium, eluxadolin, glucagon, glycopyrolat Ipratropium (hít qua miệng), levosulpirid, orphenadrin, paraldehyd, Kali clorid, thalidomid, Tiotropium, umeclidinium, thuốc kháng acid chứa nhôm, magnesi.

Erythromycin và ketoconazol: Làm tăng nồng độ fexofenadin trong huyết tương nhưng không làm thay đổi khoảng QT.

Verapamil, các chất ức chế p-glycoprotein: Nồng độ fexofenadin có thể bị tăng.

Cồn, thuốc an thần, chất kháng cholinergic: Fexofenadin có thể làm tăng nồng độ các chất này.

Chất ức chế acetylcholinesterase, betahistin: Fexofenadin có thể làm giảm nồng độ các chất này (ở TKTW).

Chất ức chế acetylcholinesterase, amphetamin, các chất kháng acid, nước ép bưởi, rifampin: Fexofenadin có thể bị giảm nồng độ bởi các chất này (ở TKTW).

12 Tương kỵ

Nước hoa quả (cam, Bưởi chùm, táo) có thể làm giảm sinh khả dụng của fexofenadin tới 36%. Tránh dùng fexofenadin với cồn ethylic (rượu) vì làm tăng nguy cơ an thần (ngủ).

13 Quá liều và xử trí

13.1 Triệu chứng

Thông tin về độc tính cấp của fexofenadin còn hạn chế. Tuy nhiên, buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng đã được báo cáo.

13.2 Xử trí

Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Sử dụng các biện pháp thông thường (như gây nôn, rửa dạ dày) để loại bỏ phần thuốc còn chưa được hấp thu ở ống tiêu hóa. Điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Thẩm phân máu không loại bỏ được fexofenadin. 

Flunarizin

Tên chung quốc tế: Flunarizine

Mã ATC: N07CA03.

Loại thuốc: Thuốc chẹn kênh calci.

1 Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nang chứa flunarizin dạng hydroclorid: 5 mg flunarizin tương đương với 5,9 mg flunarizin hydroclorid.

2 Dược lực học

Flunanzin là thuốc có hoạt tính chẹn kênh calci, kháng histamin và an thần. Thuốc ngăn chặn sự quá tải calci ở tế bào, bằng cách làm giảm calci tràn vào quá mức qua màng tế bào. Flunarizin không tác động trên sự co bóp cơ tim, không ức chế nút xoang nhĩ hoặc nhĩ thất, không làm tăng tần số tim, không có tác dụng chống tăng huyết áp.

3 Dược động học

3.1 Hấp thu

Flunarizin được hấp thu qua Đường tiêu hóa < 80%, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương trong vòng 2 - 4 giờ sau khi uống và đạt trạng thái ổn định ở tuần thứ 5 - 6. Trong điều kiện độ acid dịch vị dạ dày giảm, Sinh khả dụng của flunarizin có thể thấp hơn.

3.2 Phân bố

Flunarizin gắn với protein huyết tương >99%. Thể tích phân bố lớn, khoảng 78 lít/kg ở những người khỏe mạnh và khoảng 207 lít/kg ở những bệnh nhân động kinh, có mức độ phân bố cao ngoài mạch. Thuốc nhanh chóng qua hàng rào máu - não, nồng độ thuốc ở não gấp khoảng 10 lần so với nồng độ trong huyết tương.

3.3 Chuyển hóa

Flunarizin được chuyển hóa qua gan thành ít nhất 15 chất chuyển hóa. Đường chuyển hóa chính là qua CYP 2D6.

3.4 Thải trừ

Flunarizin được thải trừ chủ yếu qua phân theo đường mật dưới dạng thuốc gốc và các chất chuyển hóa. Sau khi uống 24 – 48 giờ, có khoảng 3 - 5% liều được thải trừ qua phân dưới dạng thuốc gốc và các chất chuyển hóa, < 1% được bài tiết qua đường tiết niệu. Nửa đời thải trừ thay đổi nhiều từ 5 - 15 giờ ở hầu hết các bệnh nhân sau khi dùng liều điều trị. Ở một số người, nồng độ trong huyết tương của flunarizin có thể đo được (> 0,5 nanogam/ml) trong thời gian kéo dài (cho đến 30 ngày), điều này có thể do sự phóng thích thuốc từ các mô khác.

Dùng liều nhắc lại: Nồng độ trong huyết tương của flunarizin đạt được trạng thái ổn định sau khoảng 8 tuần dùng liều nhắc lại, một lần mỗi ngày và cao hơn khoảng 3 lần so với liều đơn.

4 Chỉ định

Dự phòng chứng đau nửa đầu.

Điều trị triệu chứng chóng mặt tiền đình do rối loạn chức năng hệ thống tiền đình.

5 Chống chỉ định

Không dùng flunarizin ở bệnh nhân có tiền sử trầm cảm hoặc triệu chứng Parkinson hoặc các rối loạn ngoại tháp khác.

6 Thận trọng

Điều trị với flunarizin có thể làm tăng triệu chứng trầm cảm, ngoại tháp và làm bộc phát hội chứng Parkinson, đặc biệt ở những bệnh nhân dễ có nguy cơ như người cao tuổi. Do vậy, nên dùng thận trọng ở những bệnh nhân này.

Trong một số trường hợp hiếm, sự mệt mỏi có thể tăng lên trong khi điều trị với flunarizin. Trong trường hợp này, nên ngừng điều trị. Không được vượt quá liều quy định. Bệnh nhân phải được khám đều đặn theo định kỳ, đặc biệt trong giai đoạn điều trị duy tri, để có thể phát hiện sớm triệu chứng ngoại tháp hay trầm cảm và ngừng điều trị. Nếu trong điều trị duy trì không đạt hiệu quả thì ngừng điều trị.

Vì buồn ngủ có thể xảy ra, đặc biệt lúc bắt đầu điều trị nên phải thận trọng trong các hoạt động như lái xe hoặc vận hành máy móc

7 Thời kỳ mang thai

Chưa có nghiên cứu xác nhận sự an toàn của flunarizin khi dùng trên phụ nữ mang thai. Do đó không sử dụng thuốc này trên phụ nữ mang thai, trừ khi lợi ích vượt trội so với khả năng nguy cơ cho thai.

8 Thời kỳ cho con bú

Không biết flunarizin có phân bố vào sữa người hay không. Nên cân nhắc hoặc tránh sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú hoặc dùng thuốc và ngừng cho con bú. 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR)

9.1 Thường gặp hoặc rất thường gặp

TKTW: buồn ngủ, mệt mỏi.

Tiêu hóa: tăng ngon miệng, tăng cân.

9.2 Ít gặp

TKTW: triệu chứng ngoại tháp (vận động chậm, cứng đơ, ngồi nằm không yên, loạn vận động, run), trầm cảm.

Tiêu hóa: khô miệng.

9.3 Hiếm gặp hoặc rất hiếm gặp

Tiêu hóa: buồn nôn, đau dạ dày.

Khác: tăng tiết sữa.

9.4 Chưa xác định được tần suất

TKTW: lo lắng.

Da: phát ban.

Cơ xương: đau cơ.

10 Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi xảy ra ADR, ngừng dùng flunarizin, các triệu chứng sẽ khỏi hoàn toàn hoặc giảm bớt một phần. Hãy tiến hành việc điều trị triệu chứng và hỗ trợ nếu cần.

11 Liều lượng và cách dùng

11.1 Dự phòng đau nửa đầu

Liều khởi đầu: Uống vào buổi tối.

Bệnh nhân ≤ 65 tuổi: 10 mg/ngày.

Bệnh nhân > 65 tuổi: 5 mg/ngày.

Nếu trong giai đoạn điều trị này, xảy ra các triệu chứng trầm cảm, ngoại tháp, hoặc ADR, nên ngừng điều trị. Nếu sau 2 tháng không có sự cải thiện đáng kể, bệnh nhân được xem như là không đáp ứng và nên ngừng điều trị.

Điều trị duy trì:

  • Nếu bệnh nhân đáp ứng tốt và nếu cần điều trị duy trì thì nên giảm liều xuống trong 5 ngày với liều hàng ngày như nhau và 2 ngày nghỉ mỗi tuần.
  • Nếu điều trị duy trì phòng ngừa thành công và dung nạp tốt thì có thể ngừng điều trị trong 6 tháng và chỉ bắt đầu điều trị lại nếu tái phát.

11.2 Chóng mặt

Liều hàng ngày tương tự như dùng cho đau nửa đầu, nhưng điều trị khởi đầu chỉ kéo dài cho đến khi kiểm soát được triệu chứng, thường là dưới 2 tháng. Nếu không có sự cải thiện đáng kể sau 1 tháng đối với chóng mặt mạn tính, 2 tháng đối với chóng mặt tư thế, bệnh nhân được xem là không đáp ứng và nên ngừng điều trị.

11.3 Liều lượng ở bệnh nhân suy gan

Vì thuốc được chuyển hóa với mức độ lớn ở gan nên cần điều chỉnh liều lượng ở các bệnh nhân này. Liều khởi đầu: 5 mg/ngày, uống vào buổi tối.

12 Tương tác thuốc

Việc dùng đồng thời rượu, thuốc an thần và thuốc ngủ với flunarizin làm tăng tác dụng phụ buồn ngủ. Flunarizin không bị chống chỉ định ở bệnh nhân đang dùng thuốc chẹn beta.

Dược động học của flunarizin không bị ảnh hưởng bởi topiramat. Trạng thái dược động học ổn định của topiramat không bị ảnh hưởng bởi flunarizin.

Việc sử dụng lâu dài flunarizin không ảnh hưởng đến nồng độ trong huyết tương của phenytoin, carbamazepin, valproat hay Phenobarbital. Nồng độ trong huyết tương của flunarizin thường thấp hơn một ít ở những bệnh nhân động kinh đang sử dụng các thuốc trị động kinh loại này so với những người khỏe mạnh dùng liều tương tự. Độ gắn kết với protein huyết tương của carbamazepin, valproat và Phenytoin không bị ảnh hưởng khi dùng đồng thời flunarizin.

13 Quá liều và xử trí

13.1 Triệu chứng

Dựa vào tính chất dược lý của thuốc, buồn ngủ và suy nhược có thể xảy ra. Có vài trường hợp quá liều cấp (liều cao đến 600 mg uống 1 lần) đã được báo cáo, đã quan sát thấy các triệu chứng: Buồn ngủ, nhịp tim nhanh, kích động.

13.2 Xử trí

Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Trong vòng 1 giờ sau khi uống quá liều, nên rửa dạ dày. Có thể dùng than hoạt nếu thấy thích hợp.

Fluticason propionat

Tên chung quốc tế: Fluticasone propionate. 

Mã ATC: DO7AC17, 01AD08, 03BA05 dạng đơn độc)

ROLAD58, R03AK11, R03AK06 (dạng phối hợp). 

Loại thuốc: Corticosteroid dùng tại chỗ. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Thuốc xịt mũi: 27,5 microgam hoặc 50 microgam fluticason propionat/lần xịt; dạng phối hợp: fluticason propionat 50 microgam và Azelastin 137 microgam/lần xịt. 

Thuốc dạng hít định liều: Dạng phun sương mỗi liều: 44 microgam, 110 microgam và 220 microgam fluticason propionat; thuốc bột: 50 microgam/liều, 100 microgam/liều, 250 microgam/liều; thuốc bột phối hợp fluticason - salmeterol xinafoạt mỗi liều: 100 microgam fluticason và 50 microgam salmeterol xinafoat; 250 microgam fluticason và 50 microgam salmeterol xinafoat; 500 microgam fluticason và 50 microgam salmeterol xinafoat mỗi lần hít, 100 microgam fluticason furoat và 50 microgam vilanterol; 50 microgam fluticason propionat và 5 microgam Formoterol fumarat, 125 microgam fluticason propionat và 5 microgam formoterol fumarat, 250 microgam fluticason propionat và 10 microgam formoterol fumarat. 

Thuốc dùng ngoài: kem 0,05%; thuốc mỡ 0,005%. 

2 Dược lực học 

Fluticason propionat là một corticosteroid tổng hợp có nguyên tử fluor gắn vào khung steroid. Fluticason propionat có tính kích thích chọn lọc cao với receptor glucocorticoid nên chủ yếu có tác dụng của glucocorticoid, tác dụng không đáng kể đối với receptor của androgen, estrogen hoặc mineralocorticoid. Tác dụng điều trị của fluticason propionat chủ yếu là tác dụng tại chỗ, ít có tác dụng toàn thân mặc dù khi sử dụng đường hít thì tỷ lệ thuốc nuốt vào theo Đường tiêu hóa cao hơn so với tỷ lệ thuốc đến được niêm mạc mũi hoặc niêm mạc phế quản. 

Tác dụng của các corticosteroid dùng tại chỗ là sự phối hợp 3 tính chất quan trọng: Chống viêm, chống ngứa và tác dụng co mạch. Từ nghiên cứu in vitro cho thấy fluticason propionat có khả năng gắn với receptor glucocorticoid và khởi đầu biểu hiện gen cao gấp 3 - 14 lần so với dexamethason. Nửa đời sinh học của phức hợp fluticason propionat - receptor glucocorticoid là khoảng 10 giờ. Khả năng chống viêm của fluticason propionat khi sử dụng tại chỗ được xác định bằng thử nghiệm co mạch cao hơn 13 lần so với triamcinolon acetonid, 9 lần so với fluocinolon acetonid, 3 lần so với Betamethason valerat, 2 lần so với betamethason dipropionat. Cơ chế chống viêm của fluticason propionat chưa được biết đầy đủ, cơ chế chính cho thấy giảm số lượng một số tế bào đóng vai trò quan trọng trong quá trình viêm ở niêm mạc như bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa acid, TCD4, tế bào mast và bạch cầu ưa base; giảm giải phóng các hoạt chất trung gian và các enzym proteolytic gây viêm; giảm phản ứng với các dị nguyên. 

Ngoài ra, fluticason propionat có tác dụng giống các corticosteroid giảm viêm bằng cách làm ổn định màng lysosom của bạch cầu, ức chế tập trung đại thực bào trong các vùng bị viêm, giảm sự bám dính của bạch cầu với nội mô mao mạch, giảm tính thấm thành mao mạch, giảm các thành phần bổ thể, đối kháng tác dụng của histamin và sự giải phóng kinin từ các cơ chất, giảm tăng sinh các nguyên bào sợi, giảm lắng đọng Collagen và sau đó giảm tạo thành sẹo ở mô. 

Các corticosteroid, đặc biệt là các corticosteroid có fluor có tác dụng chống phân bào ở nguyên bào sợi da và biểu bì. 

Với các tác dụng giảm viêm mạnh khi dùng tại chỗ và ít tác dụng không mong muốn toàn thân nêu trên, fluticason propionat được sử dụng dạng hít trong điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi quanh năm, viêm mũi không dị ứng, dự phòng cơn hen và kiểm soát bệnh hen phế quản, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và dạng kem bôi da trong một số bệnh viêm da mạn tính. 

3 Dược động học 

Cho đến nay, rất ít dữ liệu về dược động học của fluticason propionat khi sử dụng đường hít. 

Fluticason propionat khi dùng đường hít hấp thu kém qua đường hô hấp và đường tiêu hóa, thuốc nhanh chóng được chuyển hóa qua gan, dẫn đến sinh khả dụng toàn thân rất thấp, do đó làm giảm nguy cơ tác dụng phụ toàn thân. 

Khi dùng fluticason propionat bôi trên da bình thường còn nguyên vẹn, chỉ một lượng nhỏ thuốc tới được chân bì và sau đó vào hệ tuần hoàn chung. Tuy nhiên, sự hấp thu tăng lên đáng kể khi da bị mất lớp keratin, bị viêm hoặc/và bị các bệnh khác ở biểu bì (như vảy nến, eczema). 

Tùy theo mức độ thấm, lượng thuốc bôi và tình trạng da ở chỗ bôi thuốc, thuốc được hấp thu nhiều hơn ở bìu, hố nách, mi mắt, mặt và da đầu và được hấp thu ít hơn ở cẳng tay, đầu gối, khuỷu tay, lòng bàn tay và gan bàn chân. Thậm chí sau khi rửa chỗ bôi thuốc, corticosteroid vẫn được hấp thu trong thời gian dài, có thể do thuốc được giữ lại ở lớp sừng. 

Sinh khả dụng tương đối của thuốc sau khi phun mũi trung bình là dưới 2%. Nếu được hít theo đường miệng thì thuốc vào máu qua phổi và sinh khả dụng của thuốc là 18%. 

Qua da, niêm mạc mũi và phổi, lượng thuốc được hấp thu sẽ phân bố vào cơ, gan, da, ruột và thận. Một lượng nhỏ thuốc được hấp thu vào hệ tuần hoàn sẽ được chuyển hóa chủ yếu ở gan thành các chất không hoạt tính. Thuốc được thải trừ chủ yếu qua phân dưới dạng không thay đổi và dưới dạng chất chuyển hóa qua thận, một lượng nhỏ chất chuyển hóa (dưới 5%) được đào thải qua nước tiểu. 

4 Chỉ định 

Dự phòng và kiểm soát bệnh hen phế quản. 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) (kết hợp với thuốc chủ vận beta 2 tác dụng kéo dài). 

Viêm mũi dị ứng quanh năm và viêm mũi dị ứng theo mùa. 

Viêm mũi không dị ứng. 

Polyp mũi. 

Các bệnh về da, bao gồm: 

  • Eczema: Eczema atopi (dị ứng di truyền), eczema tiết bã, eczema hình đĩa. 

  • Viêm da, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh. 

  • Vảy nến (ngoại trừ dạng vảy nến mảng lan rộng). 

  • Liken phẳng, lupus ban đỏ hình đĩa. 

Bệnh khác: Fluticason propionat còn được dùng theo đường uống để điều trị viêm đại tràng loét, bệnh Crohn (tuy nhiên, cho đến nay chưa thấy dạng bào chế viên uống trên thị trường Việt Nam). 

5 Chống chỉ định 

Tiền sử quá mẫn với fluticason propionat. 

Nhiễm nấm ở vùng bôi thuốc. Loét ở vùng bôi thuốc. Herpes, thủy đậu. 

Không sử dụng thuốc bôi da cho trứng cá đỏ. 

Không sử dụng thuốc với mục đích làm giãn phế quản trong cơn hen cấp cho người bệnh hen phế quản. 

6 Thận trọng 

Ngừng thuốc đột ngột có thể làm cơn hen xuất hiện trở lại. 

Mặc dù sử dụng fluticason propionat ít có nguy cơ tác dụng không mong muốn toàn thân, nhưng nguy cơ ức chế trục tuyến yên - dưới đồi - thượng thận có thể xảy ra khi sử dụng liều cao, kéo dài, do đó cần tránh sử dụng liều cao hơn liều khuyến cáo. 

Sử dụng đồng thời dạng thuốc xịt mũi fluticason propionat với những corticosteroid dùng theo đường hít và/hoặc theo đường toàn thân có thể làm tăng nguy cơ cường vỏ tuyến thượng thận và/hoặc ức chế trục dưới đồi - tuyến yên - thượng thận. 

Có thể gây suy tuyến thượng thận khi dùng lượng lớn thuốc và bôi da trên diện rộng, dài ngày hoặc băng kín. 

Thận trọng với người bệnh suy giảm chức năng tế bào T hoặc những người bệnh đang điều trị bằng thuốc suy giảm miễn dịch khác. 

Không dùng tra mắt vì có nguy cơ bị glôcôm gây ra bởi corticosteroid. 

Nguy cơ trên mũi họng hoặc đường hô hấp: Những người sử dụng fluticason propionat vài tháng hoặc lâu hơn có thể bị nhiễm nấm Candida hoặc những tác dụng phụ của thuốc lên niêm mạc mũi (khi dùng thuốc phun mũi) hoặc nhiễm nấm Candida ở họng (khi dùng theo đường hít để điều trị hen). Khi nhiễm nấm phát triển, cần điều trị tại chỗ hoặc toàn thân cho người bệnh. 

Có nguy cơ bị viêm mũi teo trong điều trị viêm mũi bằng fluticason propionat trong thời gian dài, vì vậy phải khám định kỳ mũi 6 - 12 tháng/lần với những bệnh nhân điều trị kéo dài. 

Nên thận trọng khi dùng corticosteroid theo đường hô hấp cho người nhiễm lao thể ẩn hoặc lao hoạt động ở đường hô hấp. Vì glucocorticoid ức chế quá trình lành vết thương, những người vừa mới bị loét vách mũi, phẫu thuật mũi hoặc chấn thương mũi không nên sử dụng fluticason propionat cho đến khi lành vết thương.

Nguy cơ khi sử dụng thuốc trên da: 

Khi dùng fluticason propionat trên mảng da rộng không nên băng kín vì tăng nguy cơ nhiễm độc toàn thân. 

Những người bệnh bị vảy nến cần được theo dõi cẩn thận vì bệnh có thể nặng lên hoặc tạo vảy nến có mủ. 

Dùng fluticason propionat trên các vết thương nhiễm khuẩn mà không cho thêm kháng sinh thích hợp có thể làm cho nhiễm khuẩn lan rộng. 

Nguy cơ viêm teo da ở những bệnh nhân sử dụng fluticason propionat kéo dài. 

Đối với trẻ em: 

Trẻ em dễ bị suy giảm trục tuyến yên - dưới đồi - thượng thận và mắc hội chứng dạng Cushing hơn người lớn vì tỷ lệ diện tích da/ cân nặng lớn hơn. Biểu hiện của suy tuyến vỏ thượng thận bao gồm chậm lớn, không tăng cân. Do vậy, khi dùng cho trẻ em phải hạn chế ở liều tối thiểu cần thiết đủ đạt hiệu quả điều trị. 

7 Thời kỳ mang thai 

Khi cần thiết dùng cho người mang thai có bệnh về da, nên dùng hạn chế với liều thấp nhất. Fluticason propionat còn được sử dụng cho người mang thai bị bệnh hen vì hen gây thiếu oxy dẫn đến nguy hiểm cho bào thai. Glucocorticoid với liều điều trị bình thường có nguy cơ thấp gây quái thai ở người. Liều cao corticosteroid dùng toàn thân có thể có nguy cơ thấp gây giảm sản thượng thận ở trẻ sơ sinh, nhưng có lẽ không có nguy cơ này khi dùng bất kỳ một dạng nào theo đường hít, đặc biệt khi dùng fluticason propionat.

8 Thời kỳ cho con bú 

Không nên bôi thuốc lên vú mẹ trước khi cho trẻ bú. 

Khi điều trị thuốc tại chỗ cho người mẹ cho con bú, thuốc không gây tác hại cho trẻ bú sữa mẹ. 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Fluticason propionat ít gây tác dụng phụ, nhưng như tất cả các corticosteroid dùng tại chỗ, thuốc có thể gây quá mẫn hoặc kích thích tại chỗ. 

9.1 Thường gặp 

9.1.1 Khi phun thuốc mũi

Đường hô hấp: chảy máu cam, nóng rát mũi, nước mũi có máu, viêm họng, kích thích mũi và ngạt mũi. 

Khác: đau đầu. 

9.1.2 Khi sử dụng thuốc theo đường hit để điều trị hen

Đường hô hấp: nhiễm nấm Candida họng miệng, kích thích họng, viêm họng, giọng khàn, ngạt mũi, viêm xoang, chảy nước mũi, đau xoang mũi, tổn thương ở miệng giống nhiễm Candida, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. 

Khác: đau đầu. 

9.2 Ít gặp 

9.2.1 Khi phun thuốc mùi

Đường hô hấp: hắt hơi, chảy mũi, khô mũi, viêm xoang, viêm phế quản, loét mũi, tổn thương vách mũi. 

Khác: chóng mặt, bệnh về mắt, vị khó chịu, buồn nôn, nôn, nổi mày đay. 

9.2.2 Khi sử dụng thuốc trên da

Da: teo da, vân da, nhiễm khuẩn thứ phát, nốt sần, viêm da ở mặt, da nhạy cảm, ngửa, khô da, bỏng, kích ứng, viêm nang, mụn trứng cá, trứng cả đỏ, giảm sắc tố da. 

9.3 Hiếm gặp 

9.3.1 Khi phun thuốc mũi, hoặc hút thuốc

Đường hô hấp: nhiễm nấm Candida ở mũi và/hoặc họng, co thắt phế quản. 

Khác: đục thủy tinh thể, glocom. 

9.3.2 Khi bôi thuốc trên da

Nội tiết: suy vỏ thượng thận. 

Da: nổi ban, rậm lông, nhạy cảm. 

Nguy cơ tăng tác dụng phụ toàn thân và các phản ứng phụ tại chỗ nếu dùng thuốc thường xuyên, bôi trên diện rộng, hoặc dùng trong thời gian dài cũng như khi điều trị các vùng dễ bị hãm hoặc băng kín chỗ bôi thuốc. 

9.4 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Hít thuốc, khi đường hô hấp tăng phản ứng, có thể gây kích ứng không đặc hiệu, vì vậy cần phải hít Salbutamol hoặc terbutalin để thông thoáng đường thở trước khi hít glucocorticoid. 

Khản tiếng do nhiễm nấm Candida ở họng miệng là tác dụng phụ thường gặp. Có thể giảm nguy cơ nhiễm nấm Candida bằng cách súc miệng và họng với nước sau mỗi lần hút thuốc và bằng cách dùng buồng hít để giảm đọng thuốc ở khoang miệng. Cần quan tâm đặc biệt đối với những người bệnh chuyển từ dùng corticosteroid toàn thân sang dùng fluticason propionat đường hô hấp và cần theo dõi cẩn thận khả năng suy tuyến thượng thận cấp vì đã xảy ra tử vong do suy thượng thận ở người bị hen khi chuyển từ dùng corticosteroid toàn thân sang dùng corticosteroid theo đường hít ít có tác dụng toàn thân hơn. 

Giống như với các thuốc khác điều trị hen dùng theo đường hít, có thể xảy ra co thắt phế quản có thở khò khè tăng lên ngay lập tức sau khi dùng fluticason propionat. Nếu xảy ra co thắt phế quản sau khi dùng thuốc, phải điều trị ngay bằng thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh theo đường hít, ngừng fluticason propionat và thiết lập điều trị thay thế. Nếu có dấu hiệu suy trục dưới đồi - tuyến yên thượng thận như hạ huyết áp, buồn nôn, nôn, chóng mặt hoặc yếu mệt, nên ngừng thuốc hoặc giảm số lần dùng. 

Ngừng thuốc nếu thấy có kích ứng da hoặc viêm da tiếp xúc trong lúc điều trị. 

10 Liều lượng và cách dùng 

10.1 Trước khi sử dụng thuốc

Đọc kỹ và làm theo đúng những hướng dẫn sử dụng thuốc đính kèm với mỗi sản phẩm thuốc. 

10.2 Điều trị kiểm soát bệnh hen

Thường dùng dạng bột hít hoặc dạng phun sương hít định liều để kiểm soát bệnh hen. Liều ban đầu tùy vào tình trạng bệnh hen nhẹ hay nặng, thường từ 100 microgam đến tối đa 500 microgam/lần, 2 lần/ngày, thay đổi liều tùy theo mức độ đáp ứng. Thuốc có thể dùng dưới dạng phun khí dung qua máy khí dung (cho những bệnh nhân hen nặng mạn tính). 

Trẻ 4 - 16 tuổi: liều ban đầu 50 - 100 microgam, 2 lần hàng ngày, khi cần có thể điều chỉnh liều dùng của thuốc tăng đến 200 microgam/ lần, 2 lần mỗi ngày. Có thể sử dụng dạng khí dung qua máy khi dung trong điều trị đợt hen cấp với liều 1 mg 2 lần mỗi ngày.

Trẻ em dưới 4 tuổi: Không nên sử dụng. 

10.3 Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Thường dùng dạng phối hợp fluticason propionat phối hợp với thuốc chủ vận beta 2 tác dụng kéo dài, liều thường dùng fluticason propionat dạng phun sương hít định liều 500 microgam mỗi lần, 2 lần mỗi ngày. 

10.4 Điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm

Người lớn: Liều ban đầu khuyến cáo là 200 microgam/ngày (100 microgam cho mỗi bên mũi) dùng một lần hàng ngày hoặc có thể tăng liều (liều mỗi lần như trên) dùng 2 lần mỗi ngày (dùng lúc 8 giờ sáng và 8 giờ tối), sau một số ít ngày đầu dùng thuốc có thể giảm liều và duy trì ở liều 50 microgam mỗi bên mũi, dùng một lần/ngày. 

Tổng liều tối đa cho một ngày không nên vượt quá 200 microgam.

Trẻ em 4 - 12 tuổi: Liều ban đầu là 50 microgam/mỗi bên mũi/ ngày (100 microgam/ngày), nếu đáp ứng không đủ hoặc bệnh nặng có thể dùng liều 200 microgam/ngày chia làm 2 lần, sau đó giảm xuống 100 microgam/ngày. 

Tổng liều tối đa cho một ngày không nên vượt quá 200 microgam.

10.5 Điều trị các bệnh về da bằng các thuốc bôi da

Eczema: Bôi lên vùng da bị bệnh một lớp mỏng kem 0,05% hoặc thuốc mỡ 0,005%, 1 - 2 lần mỗi ngày, tùy theo tình trạng nặng hay nhẹ, trong 4 tuần. Nếu tình trạng bệnh ổn định, bôi tuần 2 lần trong 16 tuần. 

Các bệnh viêm da mạn tính khác cũng có thể dùng dạng thuốc bôi da. Cần tuân thủ đúng nguyên tắc sử dụng corticosteroid trên da. Khi cần băng kín, phải rửa sạch vùng da cần bôi thuốc, bôi thuốc rồi băng bằng loại băng thích hợp, có thể dùng miếng gạc nóng, ẩm. Không nên băng khi bôi thuốc cho trẻ em hoặc bôi trên mặt. Thuốc dạng kem đặc biệt thích hợp với bề mặt ẩm hoặc rỉ nước và các nếp gấp của cơ thể. Thuốc mỡ thích hợp cho loại da khô, vết thương có vảy. 

10.6 Điều trị polyp mũi

Nhỏ 200 microgam vào mỗi lỗ mũi, ngày 1 - 2 lần trong ít nhất 4 - 6 tuần. 

10.7 Điều trị viêm đại tràng loét, bệnh Crohn

Uống 5 mg/lần, 4 lần mỗi ngày, một số trường hợp có thể dùng liều cao hơn (nếu có dạng viên uống). 

11 Tương tác thuốc 

Fluticason propionat được chuyển hóa ở gan bởi CYP3A4, khi sử dụng đồng thời với các thuốc ảnh hưởng tới các enzym cytochrom P450 ở gan sẽ làm rối loạn chuyển hóa fluticason. Do đó cần lưu ý khi sử dụng fluticason propionat đồng thời với các thuốc có khả năng ức chế CYP3A4. 

Ritonavir: Sẽ làm tăng nồng độ (Cmax và AUC) của fluticason propionat trong huyết tương. Hội chứng Cushing và suy tuyến thượng thận có thể xảy ra, do đó cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi sử dụng đồng thời 2 thuốc này. 

Ketoconazol: Có thể ức chế chuyển hóa fluticason propionat do ức chế hệ enzym CYP3A4, do đó làm tăng nồng độ fluticason trong huyết tương dẫn tới ức chế trục tuyến yên - dưới đồi - thượng thận. Khi sử dụng đồng thời nhiều dạng fluticason (ví dụ dạng xịt mũi phối hợp với dạng hít định liều hoặc corticosteroid đường toàn thân có thể dẫn tới cường cortison và/hoặc ức chế trục tuyến yên - dưới đồi - thượng thận. 

12 Quá liều và xử trí 

12.1 Triệu chứng

Quá liều mạn tính của thuốc có thể dẫn đến những biểu hiện của cường vỏ tuyến thượng thận, ức chế chức năng của trục dưới đồi - tuyến yên - thượng thận như mệt mỏi, yếu cơ, thay đổi tâm thần, đau cơ và khớp, tróc da, khó thở, chán ăn, buồn nôn và nôn, sốt, tăng Glucose huyết, tăng huyết áp và mất nước.

12.2 Xử trí

Điều trị triệu chứng và hỗ trợ, ngừng dùng fluticason propionat. Có thể cần phải giảm dần liều điều trị trước khi ngừng hẳn. 

Iohexol

Mã ATC: V08AB02. 

Loại thuốc: Chất cản quang chứa iod, không ion hóa. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Thuốc tiêm iohexol 140 mg iod/ml; lọ 50 ml, 200 ml. 

Thuốc tiêm iohexol 180 mg iod/ml; lọ 10 ml, 15 ml, 50 ml. 

Thuốc tiêm iohexol 210 mg iod/ml; lọ 15 ml, 50 ml, 100 ml. 

Thuốc tiêm iohexol 240 mg iod/ml; lọ 10 ml, 20 ml, 50 ml, 200 ml. 

Thuốc tiêm iohexol 300 mg iod/ml; lọ 10 ml, 20 ml, 40 ml, 50 ml, 75 ml, 100 ml, 200 ml. 

Thuốc tiêm iohexol 350 mg iod/ml; lọ 20 ml, 40 ml, 50 ml, 100 ml, 200 ml. 

Tất cả các chế phẩm trên đều chứa 1,21 mg tromethamin và 0,1 mg calci dinatri edetat. 

2 Dược lực học 

Iohexol là một thuốc cản quang chứa iod, không ion hóa. Thuốc có khả năng tăng hấp thu X-quang khi thuốc đi qua cơ thể, vì vậy làm hiện rõ cấu trúc cơ thể. Mức độ cản quang của thuốc tỷ lệ thuận với toàn lượng (nồng độ và thể tích) chất cản quang có iod trên đường tia X. 

Truyền nhỏ giọt iohexol vào bàng quang, thận, niệu quản, tử cung và vòi tử cung cho phép nhìn thấy những vùng này. 

Sau khi tiêm trong ống tủy sống vào khoang dưới màng nhện, iohexol khuếch tán vào dịch não tủy và cho phép nhìn thấy khoang dưới màng nhện ở đầu và ống sống. 

Sau khi tiêm vào mạch máu, iohexol cản quang làm mạch này hiện rõ trên dòng chảy và cho phép nhìn thấy cấu trúc bên trong cho đến khi máu bị pha loãng đáng kể. 

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Khi truyền nhỏ giọt vào bàng quang, có một lượng nhỏ iohexol được hấp thu qua bằng quang. Khi truyền nhỏ phot vào tử cung, phần lớn iohexol trong khoảng từ cùng thoát xuống âm đạo ngay sau khi kết thúc thủ thuật. Tuy nhiên, bất cứ chất cản quang nào còn lại trong tử cùng hoặc không mảng bụng đều được hấp thu toàn thân trong vòng 60 phút. Nếu các ống, vòi trứng bị tắc nghẽn và giãn nở thì có thể tới 24 giờ iohexol chưa được hấp thu. Khi tiêm trong ống tủy sống, iohexol khuếch tán lên phía trên nhờ dịch nào tủy, thấm vào các bao rễ dây thần kinh, nhánh rễ dây thần kinh và các vùng hẹp của khoang dưới màng nhện. Iohexol cũng vào dịch ngoài tế bào mô não và mặt ngoài màng mềm mô này và tiểu não kề sát các vùng dưới màng nhện. Ở người có tuần hoàn dịch não tủy bình thường, iohexol từ dịch não tủy vào máu trong vòng vài giờ.

3.2 Phân bố

Sau khi tiêm tĩnh mạch iohexol phân bố nhanh khắp dịch ngoài tế bào, không đọng lại đáng kể trong các mô, không qua hàng vào máu - nào, nhưng có tích tụ trong mô kề các khối u ác tính ở nào gho khối a phá vỡ hàng rào máu - nào.

Dưới 2% thuốc liên kết với protein huyết tương. Nửa đời của thuốc ở người có chức năng thận bình thường là khoảng 2 giờ khi dùng trong mạch, khoảng 3,4 giờ khi tiêm trong ống tủy. Nồng độ định trong huyết thanh đạt ngay sau khi tiêm vào mạch, nhưng sụt xuống nhanh vì iohexol phân bố khắp các ngăn ngoài mạch máu. Nồng độ đỉnh trong huyết thanh khi tiêm trong ống tủy là 2 - 6 giờ. Thời gian đạt tác dụng cản quang tốt nhất thay đổi tùy theo thủ thuật và vùng tiến hành chụp X-quang, đối với chụp X-quang tủy sống thông thường: đạt ngay và trong vòng 30 phút; đối với chụp X-quang tủy sống cắt lớp điện toán: 1 giờ (vùng ngực), 2 giờ (vùng số), 3 – 4 giờ (bể đáy); đối với chụp X-quang động mạch: đạt ngay đối với chụp thận đường tĩnh mạch: 5 đến 15 phút, 

3.3 Chuyển hóa

Iohexol chuyển hóa không đáng kể. 

3.4 Thải trừ

Dùng trong ống tủy sống: Thải trừ chủ yếu qua thận (88% liều thải trừ không thay đổi trong vòng 24 giờ). 

Dùng trong mạch: Chủ yếu qua lọc cầu thận (80 - 90% liều thải trừ không thay đổi trong 24 giờ). 

Trong ống dẫn mật hoặc trong bao hoạt dịch: Hấp thu vào mô xung quanh và thải trừ qua thận và ruột, như khi tiêm trong mạch. 

Uống: Chỉ 0,1 - 0,5% liều uống thải trừ qua thận; thải trừ qua thận có thể tăng lên khi có thủng ruột hoặc tắc ruột. 

Ở người suy thận, iohexol thải trừ kéo dài tùy theo mức độ nặng nhẹ, vì thế kéo dài thời gian có iohexol trong huyết tương, bài tiết qua túi mật và vào ruột non cũng có thể tăng.

4 Chỉ định 

Chụp X-quang ống sống (vùng thắt lưng, ngực, cổ và toàn cột ống sống) ở người lớn và trẻ em. 

Chụp X-quang tim mạch (chụp động mạch vành hoặc buồng tim). 

Chụp X-quang hệ mạch (động mạch chủ, động hoặc tĩnh mạch); Chụp động mạch chủ (cùng động mạch chủ, động mạch chủ lên, động mạch chủ bụng cùng các nhánh); chụp các động mạch khác não hoặc các động mạch ngoại biên), chụp tĩnh mạch ngoại biên để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu, để chẩn đoán và đánh giá các u và bệnh về mạch máu (bẩm sinh hay mắc phải); chụp động mạch não để xác định u, di căn, nhồi máu não, phình động mạch, dị dạng động tĩnh mạch. 

Chụp X-quang đường tiết niệu qua đường tĩnh mạch. 

Chụp X-quang một số thoát vị. 

Chụp cắt lớp điện toán não (để xác định u, nhồi máu não hoặc nhiễm khuẩn). 

Chụp cắt lớp điện toàn cơ thể để đánh giá và phát hiện các tổn thương ở gan, tụy, thận, động mạch chủ, trung thất, vùng chậu, khoang bụng và khoảng sau màng bụng. 

Chụp X-quang ống tụy qua nội soi tụy ngược dòng.

Chụp X- quang hệ thống đường mật - tụy qua nội soi mật ngược đồng. 

Chụp X-quang khớp (trong bao hoạt dịch). 

Chụp X-quang tử cung - buồng trứng 

Chụp cắt lớp điện toán bụng (hỗ trợ): Cho iohexol pha loãng quá đường miệng, phối hợp với lohexol tiêm tĩnh mạch. 

Chụp X-quang dạ dày - một Uống lohexol không pha loãng để kiểm tra suốt Đường tiêu hóa, 

5 Chống chỉ định 

Người mẫn cảm với iohexol. 

Người có tiền sử sốc phản vệ hoặc phản ứng muộn ngoài da với thuốc tiên có chứa iod. 

Nhiễm độc tuyến giáp rõ. 

Chụp tử cung - vòi trứng ở người mang thai. 

Đối với tất cả các thủ thuật (đặc biệt khi cần tiêm vào trong ống tủy hoặc mạch máu). Chống chỉ định iohexol ở người có tiền sử dị ứng hoặc hơn, người suy thận nặng, bị đái tháo đường, trẻ em và người cao tuổi, mẫn cảm với iod. 

Tiêm trong ống tủy (dưới màng nhện): Chống chỉ định iohexol ở người nghiện rượu mạn, người bị chảy máu dưới màng nhện, người có tiền sử động kinh, người bị nhiễm khuẩn toàn thân hoặc cục bộ nặng, hoặc bị xơ cứng lan tỏa, 

Tiêm trong mạch: Chống chỉ định ở người cường giáp và ở người bị bệnh hồng cầu liềm, u tế bào ưa crôm. 

Sử dụng chụp tim mạch: Chống chỉ định ở người suy tim khởi phát, người bị tăng huyết áp động mạch phổi nặng. Đau thắt ngực không ổn định. 

Chụp X-quang động mạch não: Chống chỉ định ở người bị xơ cứng động mạch lâu ngày (nặng), người suy tim mất bù, người mới bị nghẽn mạch não, người tăng huyết áp nặng, lão suy hoặc mới bị huyết khối. 

Chụp X-quang niệu quản qua đường tĩnh mạch: Chống chỉ định ở người vô niệu - đái tháo đường. 

Chụp X-quang tử cung - buồng trứng: Chống chỉ định trong thời gian có kinh, nhiễm khuẩn, mang thai; ít nhất 6 tháng sau khi sinh hoặc 30 ngày sau khi cắt lọc một mẫu mô hình nón ở cổ tử cung. 

6 Thận trọng 

Như mọi thuốc cản quang chứa iod, iohexol có thể gây phản ứng từ nhẹ đến nặng thậm chí gây tử vong. Những phản ứng này xảy ra nhanh (dưới 60 phút) hoặc chậm (tới 7 ngày), không dự báo trước được và thường gặp nhiều hơn ở những người bệnh có tiền sử dị ứng, tình trạng lo âu, hoặc có tiền sử mẫn cảm với sản phẩm có iod. Không thể phát hiện được phản ứng bằng test dùng iod. Do đó phải luôn có thuốc và các phương tiện cấp cứu ngay. 

Cần rất thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ em và người cao tuổi. Thận trọng khi dùng sản phẩm cản quang có Iod với tuyến giáp, khi dùng cho người không dung nạp các sản phẩm cản quang có iod. người suy thận, người phải lọc máu, rối loạn chức năng tuyến giáp, rối loạn về TKTW (xem trong chuyên luận Iobitridol). 

Tiêm thuốc trong ống tủy sống (dưới màng nhện): Rất thận trọng khi chỉ định cho người có tiền sử động kinh hoặc suy gan, thận nặng. 

Bệnh nhân điều trị thuốc chống co giật không nên ngừng điều trị Sau khi chụp, bệnh nhân nên nằm tối đa 8 tiếng và được theo dõi tiếp 24 giờ sau đó, nếu không có chỉ định khác. 

Dùng iohexol dễ chụp tử cung - vòi trứng, có thể tăng nguy cơ biến chứng ở người bị nhiễm khuẩn đường sinh dục, làm nặng thêm bệnh viêm vùng chậu cấp tính. Nên thận trọng cả ngay sau khi phẫu thuật tử cung hoặc cổ tử cung để tránh nguy cơ gây biến chứng. 

Khi tiêm vào mạch, iohexol có thể làm huyết áp tăng nhanh ở người có u tế bào và crôm; phải duy trì liều iohexol ở mức tối thiểu và phải theo dõi huyết áp trong quá trình tiến hành; cũng nên điều trị trước bằng thuốc chẹn alpha - adrenergic, thí dụ phentolamin. Dùng iohexol chụp X quang động mạch não, có thể tăng nguy cơ huyết khối và nghẽn mạch ở người bị homocystin hiệu 

Dùng chụp X-quang động mạch ngoại vi, hexol có thể này có thắt mạnh tĩnh hoặc động mạch trong bệnh Buerger, có thể tăng nguy cơ biến chứng ở người thiếu máu cục bộ nặng do nhiễm khuẩn ngược dòng. 

Dùng chụp X-quang thận qua đường tĩnh mạch, iohexol có thể tăng nguy cơ suy thận cấp ở người đái tháo đường 

Dùng chụp X quang khớp, cohexol có thể tăng nguy cơ biến chứng ở người bị nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc gần khớp khảo sát.

7 Thời kỳ mang thai 

Nghiên cứu trên động vật chưa thấy dấu hiệu gây quái thai. Chế phẩm có iod có thể làm suy tuyến giáp trạng của thai nhi khi dùng cho người mẹ đã có thai trên 14 tuần. Cần cân nhắc kỳ lợi ích/nguy cơ để quyết định dùng thuốc.

Hơn nữa, cũng không nên dùng X-quang ổ bụng trong thời kỳ mang thai vì nguy cơ của tia X gây ra cho thai nhi. 

Không nên truyền nhỏ giọt vào tử cung trong thời kỳ mang thai hoặc ít nhất 6 tháng sau khi sinh vì thủ thuật có thể làm tăng nguy cơ biến chứng như gây nhiễm khuẩn trong tử cung. 

Chống chỉ định chụp tử cung - vòi trứng cho phụ nữ mang thai.

8 Thời kỳ cho con bú 

Mặc dù chưa biết iohexol bài tiết trong sữa mẹ tới mức độ nào, nhưng khuyên không nên cho con bú trong ít nhất 24 giờ sau khi dùng iohexol. 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Như mọi thuốc cản quang chứa iod khác, thuốc này có thể dẫn đến các phản ứng không dung nạp ở mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng hoặc gây tử vong và không dự đoán trước được ADR. Thường xảy ra nhiều hơn ở những người bệnh có tiền sử dị ứng, trạng thái lo âu hoặc nhạy cảm đặc biệt ở lần thử nghiệm trước với sản phẩm có iod. 

9.1 Thường gặp hoặc rất thường gặp 

Toàn thân: nhức đầu nhẹ hoặc vừa, đau lưng, chóng mặt, đau. 

Tiêu hóa: buồn nôn và nôn nhẹ hoặc vừa (tiêm dưới màng nhện hoặc mạch máu); ỉa chảy nhẹ và tạm thời (khi uống); đau bụng hoặc dạ dày, khó chịu (tiêm vào túi mật hoặc tử cung). 

Thần kinh: kích ứng màng não (cứng gáy) (chỉ khi dùng đường ống tùy). 

Tuần hoàn: nhịp tim chậm (chụp X quang tim mạch) 

Cơ xương: đau khớp hoặc làm bệnh đau khớp nặng lên, sưng khớp (tiềm vào trong bao hoạt dịch). 

9.2 Ít gặp

Toàn thân; nhức đầu nặng, mệt mỏi thất thường hoặc yếu cơ, vã mà hối (tiêm vào dưới màng nhện), sốt (tiêm mạch máu, túi mật), 

Tiêu hóa: chán ăn (tiêm vào dưới màng nhện), vị kim loại (tiềm mạch máu), căng giãn thận - bể thận (viêm túi mật, tử cung), 

Thần kinh: cảm giác nóng thất thường và nhẹ, ù tai (tiêm vào dưới màng nhện); ngủ gà (tiêm vào dưới màng nhện, mạch máu, túi mật, tử cung). 

Mất tăng nhạy cảm với ánh sáng (tiêm vào dưới màng nhện), nhìn mở hoặc có các thay đổi thị giác khác (tiêm mạch máu). 

Tiết niệu - sinh dục, tiểu tiện khó (tiêm vào dưới màng nhện) 

Da: mày đay (viêm mạch máu), 

Tại chỗ; đau hoặc nóng rãi tại chỗ tiêm (tiêm mạch máu). 

9.3 Hiếm gặp hoặc rất hiếm gặp 

Phản ứng mẫn cảm: phản ứng dụng phản vệ phản ứng dị ứng giả có biểu hiện như ớn lạnh liên tiếp, sốt liên tiếp, và mồ hôi, ban da hoặc máy day, nghẹt mũi, hắt hơi, sưng mặt hoặc da, phù thành quản, thở khò khè, nặng ngực hoặc rối loạn thở (tất cả các đường dùng thuốc). 

Lưu ý: Phản ứng dị ứng giá có tính chất tạm thời và có thể là những biểu hiện khởi đầu của phần mở dạng phản vệ nặng hơn 

Tuần hoàn: Hạ huyết áp nặng (tiêm vào dưới màng nhận hoặc tiêm mạch máu), nhiễm độc tim, gây nhịp thất nhanh hoặc rung thất, viêm tĩnh mạch huyết khối, nhịp tim chậm (tiêm mạch máu), ngừng tim. 

Thần kinh: Viêm màng não vô khuẩn (tiêm vào dưới màng nhện), có giải (tiềm mạch máu) 

Hô hấp: Cơ thắt phế quản hoặc phủ phổi (tiêm vào dưới màng nhận hoặc tiêm mạch máu). 

10 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Phản ứng giống dị ứng nhẹ: Tiêm tĩnh mạch thuốc kháng histamin như diphenhydramin hydroclorid (trừ người bệnh động kinh). 

Phản ứng nặng hoặc đe dọa tính mạng. Theo dõi cẩn thận các dấu hiệu sống và tiến hành điều trị cấp cứu kể cả hô hấp nhân tạo với oxygen, nếu cần, đối với suy hô hấp và ép tím trong trường hợp ngừng tìm. 

Phản ứng dạng phản về hoặc phản ứng giống dị ứng cấp. Truyền tĩnh mạch chậm 0,1 mg adrenalin (1 : 10 000). 

Co thắt phế quân vừa và nhẹ: Tiêm dưới da 0,1 - 0,2 mg adrenalin (1: 1.000), trừ trường hợp hạ huyết áp khi đang dùng thuốc chẹn beta. Trường hợp hết sức khẩn cấp, truyền tĩnh mạch chậm 0,1 mg adrenalin (1 : 10 000), sau đó truyền liên tục với tốc độ khởi đầu 0,001 mg/phút, tăng tốc độ đến 0,004 mg/phút, nếu cần. (Lưu ý: Người bệnh đang dùng các chất chẹn beta-adrenergic không nên cho dùng adrenalin vì gây nguy cơ kích thích alpha-adrenergic quá mức, có thể dẫn đến tăng huyết áp, nhịp tim chậm phản xạ và blốc tim. Ở những người bệnh này, thay adrenalin bằng dùng isoproterenol để khắc phục co thắt phế quản và noradrenalin để giải quyết hạ huyết áp). 

Ngừng tim: Tiêm tĩnh mạch 0,1 - 1 mg adrenalin. 

Để phục hồi lại huyết áp, truyền tĩnh mạch các dịch và/hoặc thuốc tăng huyết áp. Nếu do hạ huyết áp mà cần thuốc tăng huyết áp, thì truyền chậm noradrenalin 0,008 - 0,012 mg/phút hoặc phenylephedrin 0,1 - 0,18 mg/phút, đã được pha loãng thích hợp. Nếu hạ huyết áp do cường đối giao cảm (phản ứng đối giao cảm vận - mạch), thì tiêm tĩnh mạch 1 mg atropin, sau một đến hai giờ tiêm nhắc lại nếu cần. 

Để kiểm soát cơn co giật, tiêm tĩnh mạch chậm 5 - 10 mg Diazepam, hoặc tiêm bắp hoặc tĩnh mạch Phenobarbital natri với tốc độ không được quá 30 - 60 mg/phút. 

Điều trị trước bằng corticosteroid và/hoặc thuốc kháng histamin có thể giảm thiểu tỷ lệ và tính nghiêm trọng của phản ứng ở những người có tiền sử phản ứng nặng với chất cản quang hoặc có những nguy cơ cao (như hơn hoặc có tiền sử dị ứng, mất nước, tiền sử động kinh, u tế bào ưa chrom). Một vài công trình nghiên cứu cho thấy rằng dùng thêm Ephedrin có tác dụng tốt để phòng ngừa các phản ứng dạng phản vệ (trừ những người có tiền sử tăng huyết áp hoặc có bệnh tim mạch). 

11 Liều lượng và cách dùng 

Liều lượng và hàm lượng dùng thay đổi tùy theo loại kiểm tra, kỹ thuật và đường dùng chất cản quang. Liều dùng chụp X quang trung bình được khuyến cáo như sau: 

11.1 Dùng trong ống tủy sống 

11.1.1 Người lớn 
11.1.2 Cách dùng: Phải tiêm chậm trong thời gian 1 - 2 phút. Không được vượt quá 3 060 mg iod và không được vượt quá 300 mg iod/ml mỗi lần làm thủ thuật.

Chụp tủy sống vùng thắt lưng (tiêm vùng thắt lưng): 10 - 17 ml Dung dịch 180 mg iod/ml; hoặc 7 - 12,5 ml dung dịch 240 mg iod/ml. Chụp tủy sống vùng cổ: 7 – 12,5 ml dung dịch 180 mg iod/ml, tiêm vùng C1 - C2; hoặc 6 - 12,5 ml dung dịch 240 mg iod/ml, tiêm vùng thắt lưng tiêm vùng C1 - C2, hoặc 6 - 10 ml dung dịch 300 mg iod/ml, tiêm vùng thắt lưng hoặc 4 × 10 ml dung dịch 300 mg iod/ml, tiêm vùng C1 - C2. 

Chụp tủy sống vùng ngực, tiêm vùng thắt lưng/cố; 6 × 12,5 ml dung dịch 240 mg iod/ml; hoặc 6 - 10 ml dung dịch 300 mg iod/ml. 

Chụp tủy sống toàn bộ cột sống (tiêm vùng thắt lime); 6- 12,5 ml dung dịch 240 mg iod/ml hoặc 6 - 10 ml dung dịch 300 mg iod/ml.

11.1.3 Trẻ em

Cách dùng: Tiêm chậm vào trong ống sống 1 - 2 phút. Không được vượt quá 2.700 mg iod và không được vượt quá 180 mg iod/ml mỗi lần làm thủ thuật.

Dùng dung dịch 180 mg iod/ml, tổng liều được khuyến cáo cho chụp tùy vùng thắt lưng, ngực, cổ, và/hoặc toàn bộ cột sống là: 0 tới <3 tháng tuổi: 2 - 4 ml: 3 tháng tuổi tới < 36 tháng tuổi: 4 - 8 ml; 3 tuổi tới <7 tuổi: 5 - 10 ml; 7 tuổi tới < 13 tuổi: 5 - 12 ml; 13 - 18 tuổi: 6 - 15 ml. 

11.2 Dùng trong mạch 

11.2.1 Người lớn 

Dùng loại dung dịch 140/300/350 mg iod/ml. 

Chụp tâm thất: Tiêm 40 ml (30 - 60 ml); có thể nhắc lại nếu cần nhưng không quả 250 ml. 

Chụp chọn lọc động mạch vành: 5 ml (3 - 14 ml) mỗi lần tiêm. Nghiên cứu động mạch chủ gốc và quai động mạch chủ: 50 ml (20 – 75 ml) khi dùng đơn chất. 

Chụp động mạch phổi: 1 ml/kg. 

Dùng kết hợp trong chụp động mạch: Tổng liều không quá 5 ml/kg hoặc 250 ml. 

Chụp động mạch chủ và chọn lọc động mạch: Động mạch chủ: 50 - 80 ml; động mạch nhánh chính bao gồm nhánh bụng, động mạch màng treo ruột: 30 - 60 ml; động mạch thận: 5 - 15 ml, tổng không được quá 291 ml với dung dịch 300 mg iod/ml hoặc 250 ml với dung dịch 350 mg iod/ml nếu tiêm nhắc lại. 

Chụp động mạch não. Động mạch cảnh chung: 6 - 12 ml. 

Động mạch cảnh trong: 8 - 10 ml. 

Động mạch cảnh ngoài: 6 - 9 ml. 

Động mạch đốt sống: 6 - 10 ml. 

11.2.2 Trẻ em 

Dùng loại dung dịch 240/300/350 mg iod/ml. 

Chụp tâm thất: 1 - 1,5 ml/kg dung dịch 350 mg iod/ml, không quá 5 ml/kg hoặc 250 ml khi cần tiêm lặp lại nhiều lần; hoặc 1,5 - 2 ml/kg dung dịch 300 mg iod/ml, không quá 6 ml/kg hoặc 291 ml khi cần tiêm lặp lại nhiều lần. 

Chụp động mạch phổi: 1 ml/kg. 

Chụp động mạch cảnh và động mạch có lựa chọn: 1 ml/kg liều đơn, không quá 5 ml/kg hoặc 250 ml khi cần tiêm lặp lại nhiều lần. 

11.3 Chụp CT cắt lớp toàn cơ thể 

11.3.1 Người lớn 

CT não: Tiêm: 70 - 150 ml dung dịch 300 mg iod/ml hoặc 80 ml dung dịch 350 mg iod/ml. Tiêm truyền nhỏ giọt: 120 - 250 ml dung dịch 240 mg iod/ml. 

CT cơ thể: Tiêm 50 - 200 ml dung dịch 300 mg iod/ml hoặc 60 - 100 ml dung dịch 350 mg iod/ml. 

11.3.2 Trẻ em 

CT não: Tiếm: 1 - 2 ml/kg, không quá 28 g iod với dung dịch 240 mg iod/ml hoặc 35 g iod với dung dịch 300 mg iod/ml. Tiêm truyền nhỏ giọt: 120 – 250 ml dung dịch 240 mg iod/ml. 

CT cơ thể: Tiêm 50 - 200 ml dung dịch 300 mg iod/ml; 60 - 100 ml dung dịch 350 mg iod/ml. 

11.4 Chụp mạch số hóa xóa nền 

Người lớn 

Thường tiêm 30 - 50 ml dung dịch 350 mg iod/ml, tiêm 7,5 - 30 ml/ giây bằng bơm tiêm áp suất.

Tiêm trong động mạch (dung dịch 140 mg iod/ml) cho đâu, cổ, bụng, thận và mạch ngoại vi, tiêm cả liều 1 lần hoặc nhiều lần vào trong động mạch: Động mạch chủ: 20 – 45 ml, tiêm với tốc ( 8 – 20 ml/giây, động mạch cảnh: 5 - 10 ml, 3 - 6 m/giây; động mạch dùi: 9 - 20 ml, 3 – 6 ml/giây; động mạch đốt sống: 4 - 10 ml, 2 - 8 ml/giây; động mạch thận: 6 - 12 ml, 3 – 6 ml/giây; nhánh khác của động mạch chủ: 8 - 25 ml, 3 - 10 ml/giây. 

11.5 Chụp đường tiết niệu qua đường tĩnh mạch 

Người lớn: 200 - 350 mg iod/kg trọng lượng cơ thể, dùng dung dịch 300/350 mg iod/ml. 

Trẻ em: 0,5 - 3 ml/kg (thường dùng là 1 - 1,5 ml/kg), dùng dung dịch 300 mg iod/ml, trẻ nhỏ và trẻ em phụ thuộc nhiều vào tuổi và cần nặng. Không được vượt quá 3 ml/kg. 

Uống: 

Người lớn (dùng dung dịch 240/300/350 mg iod/ml): 

Chụp đường tiêu hóa: Uống 50 - 100 ml dung dịch 350 mg iod/ml không pha loãng, phụ thuộc vào tính chất thủ thuật và kích cỡ người bệnh. 

Chụp CT cắt lớp ổ bụng (uống phối hợp với tiêm tĩnh mạch): Liều uống dùng cách 20 - 40 phút trước liều tiêm tĩnh mạch. Uống 500 - 1 000 ml dung dịch 6 - 9 mg iod/ml, phối hợp với tiêm tĩnh mạch 100 - 150 ml dung dịch 300 mg iod/ml. 

Trẻ em: (dùng dung dịch 180/240/300 mg iod/ml) 

Chụp đường tiêu hóa: < 3 tháng: 5 - 30 ml dung dịch 180 mg iod/ml 3 tháng - 3 tuổi: Cho tới 60 ml dung dịch 180/240/300 mg iod/ml; 4 - 10 tuổi: Cho tới 80 ml dung dịch 180/240/300 mg iod/ml > 10 tuổi: Cho tới 100 ml dung dịch 180/240/300 mg iod/ml. 

Chụp CT cắt lớp ổ bụng: 

Liều uống dùng cách 30 - 60 phút trước liều tiêm tĩnh mạch. 

Uống 180 – 750 ml dung dịch 9 - 21 mg iod/ml (được pha loãng từ dung dịch 300 mg iod/ml) cho uống làm một lần hoặc trong 30 - 45 phút, dùng phối hợp với tiêm tĩnh mạch 1 - 2 ml/kg thể trọng dung dịch 240 hoặc 300 mg iod/ml. Tổng liều uống không được quá 5 g iod đối với trẻ em < 3 tuổi, 10 g iod đối với trẻ em từ 3 - 18 tuổi. Tổng liều tiêm tĩnh mạch không được vượt quá 3 mg/kg thể trọng.

11.6 Chụp X-quang bàng quang - niệu đạo ngược dòng 

Liều người lớn thường dùng: Truyền nhỏ giọt vào bàng quang 50 300 ml dung dịch chứa 10% iod hoặc 50 - 600 ml dung dịch 5% iod, tùy theo tuổi và dung tích của bàng quang. 

11.7 Chụp tử cung - vòi trứng

Liều người lớn thông thường: Nhỏ giọt vào tử cung 15 - 20 ml dung dịch 240 hoặc 300 mg iod/ml. 

12 Tương tác thuốc 

Metformin: Nhiễm Acid Lactic có thể xảy ra do suy thận chức năng gây ra do thăm khám X-quang ở người bệnh đái tháo đường. Phải ngừng điều trị Metformin 48 giờ trước khi làm thủ thuật X-quang và chỉ dùng lại khi chức năng thận trở lại bình thường. 

Các thuốc cản quang: Thuốc cản quang có iod làm rối loạn (trong nhiều tuần) mô tuyến giáp hấp thu iod phóng xạ, dẫn đến giảm một phần hiệu quả điều trị bằng 131I. Khi dự kiến chụp tia nhấp nháy thận dùng thuốc tiêm có phóng xạ được ống thận tiết, thì nên thực hiện trước khi tiêm thuốc cản quang iod. 

Thuốc chẹn beta, thuốc co mạch, thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin, thuốc đối kháng thụ thể angiotensin: Các thuốc này làm giảm hiệu quả của cơ chế bù của tim mạch đối với rối loạn huyết áp. Thầy thuốc phải có thông tin trước khi tiêm thuốc cản quang iod và chuẩn bị sẵn phương tiện cấp cứu. 

Thuốc lợi tiểu: Nguy cơ thiếu nước do thuốc lợi tiểu, phải tiếp nước trước để giảm nguy cơ suy thận cấp. 

Interleukin 2: Tăng nguy cơ phản ứng với các thuốc cản quang khi mới sử dụng interleukin 2 (đường tĩnh mạch), gây phát ban da, hiếm hơn là hạ huyết áp, đi tiểu ít, thậm chí suy thận. 

Thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc chống nôn và thuốc an thần phenothiazin có thể làm giảm ngưỡng co giật khi tiêm iohexol trong ống tủy. 

Các thuốc uống để chụp X-quang túi mật có thể làm tăng nguy cơ gây độc với thận khi cần tiêm mạch máu iohexol ngay sau đó, đặc biệt ở người bệnh suy chức năng gan. 

Tiêm iohexol trong ống tủy hoặc trong mạch đồng thời với dùng các thuốc gây độc thận khác có thể tăng khả năng nhiễm độc thận. Tương tác cận lâm sàng 

Nồng độ chất cản quang có iod cao trong huyết tương và nước tiểu làm nhiễu (rối loạn) định lượng in vitro của bilirubin, protein và các chất vô cơ (sắt, đồng, calci, phosphat). Khuyến cáo không nên định lượng nồng độ các chất này trong 24 giờ sau khi làm xét nghiệm. 

13 Tương kỵ 

Iohexol tương kỵ với nhiều loại thuốc. Vì vậy, không trộn thuốc khác vào chung bơm tiêm với iohexol, dùng ống tiêm riêng biệt. 

14 Quá liều và xử trí 

Chỉ xảy ra khi dùng liều rất cao. Cần bù nước và chất điện giải. Theo dõi chức năng thận trong ít nhất 3 ngày. Thẩm phân máu có thể được làm, nếu cần. Điều trị triệu chứng và hỗ trợ. 

Dược thư quốc gia Việt Nam